Điền trang của Đậu gia có vị trí rất đẹp. Phía đông có con sông nhỏ chảy dài từ bắc xuống nam; phía Tây là khu vực đồng ruộng thấp hơn điền trang một chút, khi hạn hán có thể dẫn nước vào ruộng, nếu úng lụt như hiện nay thì đào kênh mương ở hướng nam, nước sẽ theo hướng đó chảy về phía điền trang Lang gia.
“Không đào mương được.” Đậu Chiêu nghĩ đến tình cảnh nhìn thấy lúc mới đến, nói, “Cả vùng Thực Định này đều biến thành ao đầm cả rồi, đào mương thoát nước không giải quyết được vấn đề. Hơn nữa, việc làm mất miếng ăn của người ta thế này không khéo sẽ dẫn đến tranh chấp giữa hai nhà. Bà con xa không bằng láng giềng gần. Ruộng nhà chúng ta và của Lang gia nằm sát cạnh nhau, bao nhiêu năm nay chưa từng xung đột, không thể vì việc lần này mà bị người Lang gia chỉ lưng mắng mỏ được.”
Những người ngồi đây đều là bậc cha chú có uy tín trong thôn, lại hiểu rõ việc nhà nông. Lúc đầu họ e ngại Đậu Chiêu còn nhỏ tuổi, sẽ ép họ đào kênh thoát nước hoặc lấy hạt giống dành cho vụ đông ra để đối phó với nhiệm vụ Tổ mẫu giao phó. Giờ nghe nàng nói thế liền thở phào. Lúa mì vụ đông chắc chắn là mất trắng, giờ cần tính toán thiệt hại.
Một số người im lặng nhìn Đậu Chiêu.
Đậu Chiêu cũng hiểu tâm tư của họ, nói: “Lúc đi, Thôi di thái thái từng dặn đi dặn lại rằng mọi người ở đây đã mười mấy năm cùng lão nhân gia trồng trọt hoa màu, không cần biết bao giờ tạnh mưa, có thể thu lượm được gì hay không, tô năm nay sẽ được miễn. Mọi người về hãy báo với từng nhà là không cần lo lắng nữa.”
Nét mặt ai nấy đều nhẹ nhõm hẳn, hết lời ca ngợi tấm lòng Bồ Tát của Thôi di thái thái, tán thưởng sự thuần phác của Đậu Chiêu, lời cảm ơn vang lên không ngớt.
Thấy không còn sớm, Đậu Chiêu mời trà rồi tiễn khách.
Trần Khúc Thủy vội vàng đi vào: “Tứ tiểu thư, có tin từ kinh đô về, Hoàng thượng hạ chỉ, Lương Kế Phương nhậm chức Thủ Phụ nội các.”
Đậu Chiêu hơi ngạc nhiên. Nàng vẫn có ấn tượng với người này. Sau vụ cung biến Liêu vương, hắn bị giết trên điện Kim Loan. Lúc ấy nàng chỉ là một phụ nhân quanh quẩn trong nhà, mối bận tâm chính là những việc củi gạo dầu muối bình thường. Khi nghe người ta kể lại cũng chỉ cảm thán mấy câu chứ không biết gì về người đã chết. Nhưng có thể chết trên điện Kim Loan hẳn là một người cốt cách khí khái.
Nàng mời Trần Khúc Thủy ngồi xuống.
Trần Khúc Thủy than: “Không ngờ lại là ông ta nhậm chức Thủ Phụ. Quả thực là bom nổ chậm, làm cho tất cả trở tay không kịp.”
Đậu Chiêu nói: “La lịch của ông ấy ra sao?” Nếu có quan hệ với Ngũ bá phụ thì khả năng Ngũ bá phụ được vào Nội các sẽ tăng mạnh.
Trần Khúc Thủy thở dài: “Tiến sĩ năm Nhân Thìn, thi Thứ cát sĩ xong thì học việc ở Hình bộ. Về sau từng bước leo lên, từ một viên quan Hình bộ thăng lên Hình bộ Thị lang, là môn sinh của Tả Ngự sử Đô sát viện Phan Đồ Xương. Phan Đồ Xương bất hòa với Diệp Thế Bồi. Tằng Di Phân bị Diệp Thế Bồi bức bách đến cùng cực, vì hận Diệp Thế Bồi, hắn thúc đẩy cho Lương Kế Phương vào nội các.
Lương Kế Phương hiểu rất rõ bản thân, tuy vào nội các hơn mười năm rồi vẫn khép nép vâng dạ, chưa từng có chủ ý riêng. Lần nhậm chức này cũng bởi Diệp Thế Bồi đã cao tuổi, Diêu Thời Trung và Đới Kiến đấu đá lẫn nhau ngươi chết ta sống không ngừng khiến Hoàng Thượng bận lòng, dứt khoát để Lương Kế Phương làm Thủ Phụ.” Nói tới đây, ông ủ dột thở dài, “Đúng là cái số!”
Đậu Chiêu động lòng.
Lương Kế Phương là Tiến sĩ năm Nhâm Thìn, tuổi tác tính ra vào khoảng năm mươi sáu mươi, không hơn kém Trần Khúc Thủy là bao. Thế mà ông ấy sa sút thành phụ tá cho nàng, còn Lương Kế Phương lại làm một Thủ Phụ cao quý. Sao không cảm khái cho được!
Ngẫm nghĩ một lát, nàng an ủi Trần Khúc Thủy.
“Tôi thấy chưa chắc.” Đậu Chiêu nhíu mày nói. “Người khác tôi không biết, chỉ nói về mấy người ông nhắc đến thôi. Diệp Thế Bồi không cần nói nữa, có thể ép Tằng Di Phân vào đường cùng là biết thủ đoạn và mưu lược của ông ta không hề tầm thường. Đới Kiến có Uông Uyên chống lưng mà Diêu Thời Trung lại có thể đấu đá ngang sức với ông a, chứng tỏ cũng là loại vớ vẩn thôi. Dưới trướng Lương Kế Phương có nhiều nhân vật lợi hại như thế, có trấn áp được hay không còn phải xét lại.”
Quả nhiên, Trần Khúc Thủy nghe xong mặt mũi tươi tỉnh lên nhiều.
Đậu Chiêu mỉm cười. Hai người trò chuyện vài câu rồi Trần Khúc Thủy đứng dậy cáo từ. Tố Tâm kiểm tra cửa nẻo, Tố Lan đốt hương đuổi côn trùng trong phòng, Cam Lộ buông màn hầu hạ Đậu Chiêu nghỉ ngơi.
Trời càng mưa càng to, tiếng mưa rơi rào rào. Đậu Chiêu nằm trên giường mà có cảm giác như nằm trên thuyền. Nàng nghĩ đến Kỷ Vịnh, không thể ngủ được. Rốt cuộc hắn ta có phải pháp sư Viêm Thông không?
Nàng cứ canh cánh trong lòng, nhân vật kinh tài tuyệt diễm như hắn không thể là kẻ vô danh tiểu tốt, tám, chín phần mười chính là vị pháp sư Viêm Thông mà ngay cả Uông Uyên cũng phải nhường nhịn vài phần đó. Nhưng vì sao hắn phải xuất gia? Một người kiêu căng tự đại có phần quá mức như hắn không thể bị ép bức phải xuất gia được. Hắn thích Phật Pháp ư? Hay là… Nàng nghĩ tới pháp sư Viêm Thông… Nếu Kỷ Vịnh là người đó thì hắn còn gây chuyện ra nông nỗi này làm gì!
Nghĩ thế, cảm giác trong lòng Đậu Chiêu trở nên thật hỗn tạp, khó nói, bất giác trở mình loạt xoạt.
Chợt nghe bên ngoài loáng thoáng có động tĩnh, nàng giật thót cả người. Từ khi bị Bàng Côn Bạch bắt cóc, Đậu Chiêu đặc biệt mẫn cảm đối với mấy chuyện này. Nếu Bàng Côn Bạch không tham lam tài sản của nàng thì sao nàng có thể trở về nguyên vẹn.
“Tố Tâm!” Nàng ngồi dậy vén màn, “Ngươi đi xem thử, hình như ta nghe thấy tiếng động gì đó.”
Tố Tâm cũng nghe thấy nên khi Đậu Chiêu gọi nàng đã lay Tố Lan nằm bên cạnh dậy, đang định mặc áo xuống giường.
“Tiểu thư, người đừng lo.” Nàng trấn an Đậu Chiêu, “Để tôi đi kiểm tra.”
Đậu Chiêu gật đầu.
Tố Lan ngồi xuống cạnh giường, ngáp ngủ: “Tiểu thư, có Đoạn đại thúc và Trần đại ca rồi, không có chuyện gì đâu.”
Vừa dứt lời, Tố Tâm quay về báo: “Tiểu thư, có người tìm chỗ trọ.”
“Có người tìm chỗ trọ?” Đậu Chiêu nhíu mày, liếc nhìn cái phễu tính giờ trên bàn, “Giờ này lại đi tìm chỗ nghỉ sao? Đối phương có mấy người? Làm nghề gì?”
Tố Tâm do dự đáp: “Một vị thiếu niên công tử, xưng là thương nhân, đưa theo một tiên sinh phòng thu chi và bốn, năm tùy tùng…” Nàng nói xong, Đậu Chiêu dường như nghe thấy tiếng trẻ sơ sinh khóc. Nàng sởn gai ốc nói: “Tiếng gì vậy?” Giọng nghèn nghẹt.
Có một khoảng thời gian. Đậu Chiêu thường xuyên vô duyên vô cớ nghe thấy tiếng trẻ con khóc, mãi đến khi sinh Nhân thư nhi rồi, tâm tư toàn bộ đều đặt vào con gái, tiếng khóc kia mới không vang lên bên tai nàng nữa.
Với Tố Tâm, Đậu Chiêu luôn là người bình tĩnh, lý trí, cứng cỏi, kiên cường, bât kể lúc nào cũng phóng khoáng khéo léo, trấn định tự nhiên. Nàng chưa bao giờ thấy một Đậu Chiêu như bây giờ, mặt mày hoảng hốt như trẻ con bị giật mình vậy. Nàng vội ôm Đậu Chiêu vào lòng, giọng nói cũng trở nên dịu dàng hơn: “Vị công tử kia còn mang theo một đứa bé sơ sinh, nói đó là thứ đệ của y, kế mẫu mắc bệnh qua đời. Y phụng mệnh phụ thân thuận đường đưa thứ đệ về nhà.”
Đậu Chiêu lập tức trấn định, ngồi thẳng lưng, nghĩ một lát rồi nói: “Mặc quần áo cho tôi, phải đi xem mới được.”
Thấy Tố Tâm đắn đo, Đậu Chiêu liền biết có sự lạ. Nàng trầm giọng hỏi: “Xảy ra chuyện gì rồi?”
Tố Tâm gạt bỏ sự do dự đáp: “Đoạn đại thúc nói, vị công tử này tuy còn trẻ nhưng cước bộ nhẹ nhàng, trông vẻ nhàn hạ lại nghiêm túc kiên định, giơ tay nhấc chân tự nhiên như núi cao nước chảy, rõ ràng từng học môn võ đặc thù nào đó. Mấy tên hộ vệ đi theo trông thì tầm thường nhưng ai cũng trầm ổn và giấu nghề, tiến thoái nhịp nhàng, giữa màn mưa như trút nước mà không loạn. Trong đó có một người tựa như bảo kiếm giấu trong hộp vậy, liếc mắt một cái, trong mắt tỏa ra sát khí dày đặc, tuyệt đối là cao thủ thượng thừa. Người như vậy thừa sức làm cấm quân ở kinh thành, sao phải hạ mình làm hộ vệ cho người khác? Còn đứa trẻ kia nữa, chưa đến trăm ngày tuổi, còn chưa ngẩng được đầu lên sao lại đi xa cùng anh trai, lẽ nào nhà họ không sợ đứa bé không chịu được vất vả trên đường mà chết non sao? Còn cả vú nuôi đi cùng, chắc chỉ mười tám mười chín tuổi, da dẻ trắng trẻo, hai tay mềm mại, nhìn là biết chưa phải làm việc nặng bao giờ. Những người này ăn mặc khá bình thường nhưng khí độ thì không lừa được người ta, khắp nơi đều bộc lộ ra sự kỳ quái. Đoạn đại thúc dặn chúng ta cẩn thận một chút, đóng chặt cửa, không được tùy tiện ra vào. Tối nay sẽ do ông và Trần đại ca đích thân tuần đêm.”
Đậu Chiêu thần sắc chăm chú.
Tố Lan lại ngáp một cái, trêu chọc: “Nhỡ đâu là một đôi tiểu phu thê đang bỏ trốn! Đoạn đại thúc cẩn thận quá rồi.”
“Lại nói hươu nói vượn.” Tố Tâm mắng muội muội, “Tâm tư muội thật là vạn năm không đổi. Phải như Đoạn đại thúc ấy mới làm người ta yên tâm được.” Nghe thế Tố Lan thè lưỡi ra.
Lòng Đậu Chiêu như bị khuấy động, xúc động không kiềm chế được. Nàng xuống giường: “Ta phải đi xem.” Ngữ khí vô cùng kiên định.
Tố Tâm đắn đo hồi lâu rồi nói với Đậu Chiêu: “Vậy người nhất định phải đi sau tôi.”
Đậu Chiêu gật đầu. Tố Tâm hầu hạ nàng mặc quần áo, phủ thêm một tấm áo tơi rồi vẫn lấy thêm cả ô, cùng Đậu Chiêu đi xuyên qua hành lang gấp khúc đến sân trước.
Hai cỗ xe ngựa màu đen và mấy thớt ngựa đứng giữa sân, mấy hộ vệ lạ mặt bất chấp mưa lớn đang dùng vải dầu phủ lên xe ngựa. Mưa lớn thế mà mấy thớt ngựa lại đứng im không động đậy.
Đoạn Công Nghĩa thì đang đứng với thiếu niên nọ trong hành lang Đông sương phòng, hướng ra phía các hộ vệ bận rộn ngoài sân đình và trò chuyện.
Thiếu niên đó đứng quay lưng về phía nàng, sắc trời mờ tối, không nhìn rõ màu sắc y phục của hắn, vóc người tầm trung, thân hình gầy gò thẳng tắp như cây tùng, lưng dài, eo nhỏ, đường nét cơ thể tuyệt đẹp.
Người đàn ông ăn vận như văn sĩ bên cạnh hắn thì hoàn toàn đối lập: tuổi chừng bốn mươi, tướng mạo bình thường, chỉ có đôi mắt sáng như sao lóe ra ánh nhìn cơ trí. Thấy Đậu Chiêu, hắn cúi đầu nói mấy câu với thiếu niên kia.
Thiếu niên đó và Đoạn Công Nghĩa đều quay sang nhìn nàng.
Một tia chớp chợt lóe sáng trên trời, cả sân đều sáng bừng lên như ban ngày.
Thiếu niên ấy có đôi mày đen rậm, mắt sâu mà tĩnh, khuôn mặt trắng xanh, ngũ quan tinh xảo, tất cả đều in vào mắt Đậu Chiêu. Nàng cảm thấy mình như bị sét đánh trúng, nổ đùng đoàng trong đầu, không biết mình đang ở nơi nào.
Có người hoảng hốt gọi tên nàng, đôi tay dịu dàng mà vững chắc đỡ lấy vai nàng.
“Tống Mặc, ” nàng lẩm bẩm, “Sao ta lại gặp Tống Mặc thế này…”
“Không đào mương được.” Đậu Chiêu nghĩ đến tình cảnh nhìn thấy lúc mới đến, nói, “Cả vùng Thực Định này đều biến thành ao đầm cả rồi, đào mương thoát nước không giải quyết được vấn đề. Hơn nữa, việc làm mất miếng ăn của người ta thế này không khéo sẽ dẫn đến tranh chấp giữa hai nhà. Bà con xa không bằng láng giềng gần. Ruộng nhà chúng ta và của Lang gia nằm sát cạnh nhau, bao nhiêu năm nay chưa từng xung đột, không thể vì việc lần này mà bị người Lang gia chỉ lưng mắng mỏ được.”
Những người ngồi đây đều là bậc cha chú có uy tín trong thôn, lại hiểu rõ việc nhà nông. Lúc đầu họ e ngại Đậu Chiêu còn nhỏ tuổi, sẽ ép họ đào kênh thoát nước hoặc lấy hạt giống dành cho vụ đông ra để đối phó với nhiệm vụ Tổ mẫu giao phó. Giờ nghe nàng nói thế liền thở phào. Lúa mì vụ đông chắc chắn là mất trắng, giờ cần tính toán thiệt hại.
Một số người im lặng nhìn Đậu Chiêu.
Đậu Chiêu cũng hiểu tâm tư của họ, nói: “Lúc đi, Thôi di thái thái từng dặn đi dặn lại rằng mọi người ở đây đã mười mấy năm cùng lão nhân gia trồng trọt hoa màu, không cần biết bao giờ tạnh mưa, có thể thu lượm được gì hay không, tô năm nay sẽ được miễn. Mọi người về hãy báo với từng nhà là không cần lo lắng nữa.”
Nét mặt ai nấy đều nhẹ nhõm hẳn, hết lời ca ngợi tấm lòng Bồ Tát của Thôi di thái thái, tán thưởng sự thuần phác của Đậu Chiêu, lời cảm ơn vang lên không ngớt.
Thấy không còn sớm, Đậu Chiêu mời trà rồi tiễn khách.
Trần Khúc Thủy vội vàng đi vào: “Tứ tiểu thư, có tin từ kinh đô về, Hoàng thượng hạ chỉ, Lương Kế Phương nhậm chức Thủ Phụ nội các.”
Đậu Chiêu hơi ngạc nhiên. Nàng vẫn có ấn tượng với người này. Sau vụ cung biến Liêu vương, hắn bị giết trên điện Kim Loan. Lúc ấy nàng chỉ là một phụ nhân quanh quẩn trong nhà, mối bận tâm chính là những việc củi gạo dầu muối bình thường. Khi nghe người ta kể lại cũng chỉ cảm thán mấy câu chứ không biết gì về người đã chết. Nhưng có thể chết trên điện Kim Loan hẳn là một người cốt cách khí khái.
Nàng mời Trần Khúc Thủy ngồi xuống.
Trần Khúc Thủy than: “Không ngờ lại là ông ta nhậm chức Thủ Phụ. Quả thực là bom nổ chậm, làm cho tất cả trở tay không kịp.”
Đậu Chiêu nói: “La lịch của ông ấy ra sao?” Nếu có quan hệ với Ngũ bá phụ thì khả năng Ngũ bá phụ được vào Nội các sẽ tăng mạnh.
Trần Khúc Thủy thở dài: “Tiến sĩ năm Nhân Thìn, thi Thứ cát sĩ xong thì học việc ở Hình bộ. Về sau từng bước leo lên, từ một viên quan Hình bộ thăng lên Hình bộ Thị lang, là môn sinh của Tả Ngự sử Đô sát viện Phan Đồ Xương. Phan Đồ Xương bất hòa với Diệp Thế Bồi. Tằng Di Phân bị Diệp Thế Bồi bức bách đến cùng cực, vì hận Diệp Thế Bồi, hắn thúc đẩy cho Lương Kế Phương vào nội các.
Lương Kế Phương hiểu rất rõ bản thân, tuy vào nội các hơn mười năm rồi vẫn khép nép vâng dạ, chưa từng có chủ ý riêng. Lần nhậm chức này cũng bởi Diệp Thế Bồi đã cao tuổi, Diêu Thời Trung và Đới Kiến đấu đá lẫn nhau ngươi chết ta sống không ngừng khiến Hoàng Thượng bận lòng, dứt khoát để Lương Kế Phương làm Thủ Phụ.” Nói tới đây, ông ủ dột thở dài, “Đúng là cái số!”
Đậu Chiêu động lòng.
Lương Kế Phương là Tiến sĩ năm Nhâm Thìn, tuổi tác tính ra vào khoảng năm mươi sáu mươi, không hơn kém Trần Khúc Thủy là bao. Thế mà ông ấy sa sút thành phụ tá cho nàng, còn Lương Kế Phương lại làm một Thủ Phụ cao quý. Sao không cảm khái cho được!
Ngẫm nghĩ một lát, nàng an ủi Trần Khúc Thủy.
“Tôi thấy chưa chắc.” Đậu Chiêu nhíu mày nói. “Người khác tôi không biết, chỉ nói về mấy người ông nhắc đến thôi. Diệp Thế Bồi không cần nói nữa, có thể ép Tằng Di Phân vào đường cùng là biết thủ đoạn và mưu lược của ông ta không hề tầm thường. Đới Kiến có Uông Uyên chống lưng mà Diêu Thời Trung lại có thể đấu đá ngang sức với ông a, chứng tỏ cũng là loại vớ vẩn thôi. Dưới trướng Lương Kế Phương có nhiều nhân vật lợi hại như thế, có trấn áp được hay không còn phải xét lại.”
Quả nhiên, Trần Khúc Thủy nghe xong mặt mũi tươi tỉnh lên nhiều.
Đậu Chiêu mỉm cười. Hai người trò chuyện vài câu rồi Trần Khúc Thủy đứng dậy cáo từ. Tố Tâm kiểm tra cửa nẻo, Tố Lan đốt hương đuổi côn trùng trong phòng, Cam Lộ buông màn hầu hạ Đậu Chiêu nghỉ ngơi.
Trời càng mưa càng to, tiếng mưa rơi rào rào. Đậu Chiêu nằm trên giường mà có cảm giác như nằm trên thuyền. Nàng nghĩ đến Kỷ Vịnh, không thể ngủ được. Rốt cuộc hắn ta có phải pháp sư Viêm Thông không?
Nàng cứ canh cánh trong lòng, nhân vật kinh tài tuyệt diễm như hắn không thể là kẻ vô danh tiểu tốt, tám, chín phần mười chính là vị pháp sư Viêm Thông mà ngay cả Uông Uyên cũng phải nhường nhịn vài phần đó. Nhưng vì sao hắn phải xuất gia? Một người kiêu căng tự đại có phần quá mức như hắn không thể bị ép bức phải xuất gia được. Hắn thích Phật Pháp ư? Hay là… Nàng nghĩ tới pháp sư Viêm Thông… Nếu Kỷ Vịnh là người đó thì hắn còn gây chuyện ra nông nỗi này làm gì!
Nghĩ thế, cảm giác trong lòng Đậu Chiêu trở nên thật hỗn tạp, khó nói, bất giác trở mình loạt xoạt.
Chợt nghe bên ngoài loáng thoáng có động tĩnh, nàng giật thót cả người. Từ khi bị Bàng Côn Bạch bắt cóc, Đậu Chiêu đặc biệt mẫn cảm đối với mấy chuyện này. Nếu Bàng Côn Bạch không tham lam tài sản của nàng thì sao nàng có thể trở về nguyên vẹn.
“Tố Tâm!” Nàng ngồi dậy vén màn, “Ngươi đi xem thử, hình như ta nghe thấy tiếng động gì đó.”
Tố Tâm cũng nghe thấy nên khi Đậu Chiêu gọi nàng đã lay Tố Lan nằm bên cạnh dậy, đang định mặc áo xuống giường.
“Tiểu thư, người đừng lo.” Nàng trấn an Đậu Chiêu, “Để tôi đi kiểm tra.”
Đậu Chiêu gật đầu.
Tố Lan ngồi xuống cạnh giường, ngáp ngủ: “Tiểu thư, có Đoạn đại thúc và Trần đại ca rồi, không có chuyện gì đâu.”
Vừa dứt lời, Tố Tâm quay về báo: “Tiểu thư, có người tìm chỗ trọ.”
“Có người tìm chỗ trọ?” Đậu Chiêu nhíu mày, liếc nhìn cái phễu tính giờ trên bàn, “Giờ này lại đi tìm chỗ nghỉ sao? Đối phương có mấy người? Làm nghề gì?”
Tố Tâm do dự đáp: “Một vị thiếu niên công tử, xưng là thương nhân, đưa theo một tiên sinh phòng thu chi và bốn, năm tùy tùng…” Nàng nói xong, Đậu Chiêu dường như nghe thấy tiếng trẻ sơ sinh khóc. Nàng sởn gai ốc nói: “Tiếng gì vậy?” Giọng nghèn nghẹt.
Có một khoảng thời gian. Đậu Chiêu thường xuyên vô duyên vô cớ nghe thấy tiếng trẻ con khóc, mãi đến khi sinh Nhân thư nhi rồi, tâm tư toàn bộ đều đặt vào con gái, tiếng khóc kia mới không vang lên bên tai nàng nữa.
Với Tố Tâm, Đậu Chiêu luôn là người bình tĩnh, lý trí, cứng cỏi, kiên cường, bât kể lúc nào cũng phóng khoáng khéo léo, trấn định tự nhiên. Nàng chưa bao giờ thấy một Đậu Chiêu như bây giờ, mặt mày hoảng hốt như trẻ con bị giật mình vậy. Nàng vội ôm Đậu Chiêu vào lòng, giọng nói cũng trở nên dịu dàng hơn: “Vị công tử kia còn mang theo một đứa bé sơ sinh, nói đó là thứ đệ của y, kế mẫu mắc bệnh qua đời. Y phụng mệnh phụ thân thuận đường đưa thứ đệ về nhà.”
Đậu Chiêu lập tức trấn định, ngồi thẳng lưng, nghĩ một lát rồi nói: “Mặc quần áo cho tôi, phải đi xem mới được.”
Thấy Tố Tâm đắn đo, Đậu Chiêu liền biết có sự lạ. Nàng trầm giọng hỏi: “Xảy ra chuyện gì rồi?”
Tố Tâm gạt bỏ sự do dự đáp: “Đoạn đại thúc nói, vị công tử này tuy còn trẻ nhưng cước bộ nhẹ nhàng, trông vẻ nhàn hạ lại nghiêm túc kiên định, giơ tay nhấc chân tự nhiên như núi cao nước chảy, rõ ràng từng học môn võ đặc thù nào đó. Mấy tên hộ vệ đi theo trông thì tầm thường nhưng ai cũng trầm ổn và giấu nghề, tiến thoái nhịp nhàng, giữa màn mưa như trút nước mà không loạn. Trong đó có một người tựa như bảo kiếm giấu trong hộp vậy, liếc mắt một cái, trong mắt tỏa ra sát khí dày đặc, tuyệt đối là cao thủ thượng thừa. Người như vậy thừa sức làm cấm quân ở kinh thành, sao phải hạ mình làm hộ vệ cho người khác? Còn đứa trẻ kia nữa, chưa đến trăm ngày tuổi, còn chưa ngẩng được đầu lên sao lại đi xa cùng anh trai, lẽ nào nhà họ không sợ đứa bé không chịu được vất vả trên đường mà chết non sao? Còn cả vú nuôi đi cùng, chắc chỉ mười tám mười chín tuổi, da dẻ trắng trẻo, hai tay mềm mại, nhìn là biết chưa phải làm việc nặng bao giờ. Những người này ăn mặc khá bình thường nhưng khí độ thì không lừa được người ta, khắp nơi đều bộc lộ ra sự kỳ quái. Đoạn đại thúc dặn chúng ta cẩn thận một chút, đóng chặt cửa, không được tùy tiện ra vào. Tối nay sẽ do ông và Trần đại ca đích thân tuần đêm.”
Đậu Chiêu thần sắc chăm chú.
Tố Lan lại ngáp một cái, trêu chọc: “Nhỡ đâu là một đôi tiểu phu thê đang bỏ trốn! Đoạn đại thúc cẩn thận quá rồi.”
“Lại nói hươu nói vượn.” Tố Tâm mắng muội muội, “Tâm tư muội thật là vạn năm không đổi. Phải như Đoạn đại thúc ấy mới làm người ta yên tâm được.” Nghe thế Tố Lan thè lưỡi ra.
Lòng Đậu Chiêu như bị khuấy động, xúc động không kiềm chế được. Nàng xuống giường: “Ta phải đi xem.” Ngữ khí vô cùng kiên định.
Tố Tâm đắn đo hồi lâu rồi nói với Đậu Chiêu: “Vậy người nhất định phải đi sau tôi.”
Đậu Chiêu gật đầu. Tố Tâm hầu hạ nàng mặc quần áo, phủ thêm một tấm áo tơi rồi vẫn lấy thêm cả ô, cùng Đậu Chiêu đi xuyên qua hành lang gấp khúc đến sân trước.
Hai cỗ xe ngựa màu đen và mấy thớt ngựa đứng giữa sân, mấy hộ vệ lạ mặt bất chấp mưa lớn đang dùng vải dầu phủ lên xe ngựa. Mưa lớn thế mà mấy thớt ngựa lại đứng im không động đậy.
Đoạn Công Nghĩa thì đang đứng với thiếu niên nọ trong hành lang Đông sương phòng, hướng ra phía các hộ vệ bận rộn ngoài sân đình và trò chuyện.
Thiếu niên đó đứng quay lưng về phía nàng, sắc trời mờ tối, không nhìn rõ màu sắc y phục của hắn, vóc người tầm trung, thân hình gầy gò thẳng tắp như cây tùng, lưng dài, eo nhỏ, đường nét cơ thể tuyệt đẹp.
Người đàn ông ăn vận như văn sĩ bên cạnh hắn thì hoàn toàn đối lập: tuổi chừng bốn mươi, tướng mạo bình thường, chỉ có đôi mắt sáng như sao lóe ra ánh nhìn cơ trí. Thấy Đậu Chiêu, hắn cúi đầu nói mấy câu với thiếu niên kia.
Thiếu niên đó và Đoạn Công Nghĩa đều quay sang nhìn nàng.
Một tia chớp chợt lóe sáng trên trời, cả sân đều sáng bừng lên như ban ngày.
Thiếu niên ấy có đôi mày đen rậm, mắt sâu mà tĩnh, khuôn mặt trắng xanh, ngũ quan tinh xảo, tất cả đều in vào mắt Đậu Chiêu. Nàng cảm thấy mình như bị sét đánh trúng, nổ đùng đoàng trong đầu, không biết mình đang ở nơi nào.
Có người hoảng hốt gọi tên nàng, đôi tay dịu dàng mà vững chắc đỡ lấy vai nàng.
“Tống Mặc, ” nàng lẩm bẩm, “Sao ta lại gặp Tống Mặc thế này…”
/278
|