Cuộc Chiến Chinh Đoạt

Chương 3

/23


Tay Diêu Ngạn run rẩy làm đổ cả hộp cơm. Cơm rơi vung vãi khắp nơi, vài hạt bám lên quần soóc, vài hạt rơi trên bắp đùi trắng nõn, một ít nước canh nóng hổi còn lại chảy từ trên chân cô xuống bên dưới xe.

Cô hít sâu gạt cơm vào hộp. Một bàn tay bất thình lình đặt lên đùi Diêu Ngạn, chạm phải mu bàn tay của cô. Diêu Ngạn hét lên, hất bàn tay đó khỏi người mình: “Anh làm gì vậy?”.

Tưởng Nã cáu kinh gắt lên: “Tôi giúp em!”. Anh đặt tay lên đùi Diêu Ngạn, nhặt chỗ cơm bị đổ vào hộp. Nhìn bắp đùi trắng mịn ửng đỏ, anh quyết định gạt hết chỗ cơm vương vãi xuống sàn xe.

Diêu Ngạn phủi không ngừng, cô rút chân sát vào cửa xe: “Để tôi tự làm, anh thôi đi!”.

Tưởng Nã chìa tay về phía quần của cô. Anh không hề để ý chỗ dính cơm có nhạy cảm hay không. Cứ chỗ nào có cơm thì anh nhặt ra. Diêu Ngạn phủi cơm rất nhẹ nhàng, còn tay Tưởng Nã lại cứng rắn chẳng khác nào xi măng cốt thép.

Diêu Ngạn khóc dờ mếu dở, cô không ngừng lên tiếng phản đối. Cơm bết lại thành cục. Tưởng Nã đánh mạnh tay cô, nói: “Ngồi im!”. Bàn tay của anh tiếp tục phủi. Diêu Ngạn áp sát người vào ghế, cô xê dịch bắp đùi, Tưởng Nã sẩy tay, vô tình chạm phải nơi nhạy cảm của cô.

Diêu Ngạn ngừng thở vô thức khép chân, ngờ đâu lại kẹp theo một bàn tay lớn ngăm đen, cô hét thất thanh: “Lưu manh!”. Cô vung tay tát Tưỏng Nã một cái thật mạnh.

Cơn mưa dai dẳng như tấm lưới khổng lồ bao trùm lên toàn thị trấn, trùm lên cả tâm trí của con người.

Tưởng Nã thu tay về, anh đen mặt giữ chặt lấy xương quai xanh của Diêu Ngạn, ép cô dựa sát vào lưng ghế, cánh tay anh hằn rõ đường gân. Anh gắt gỏng chất vấn: “Em tát tôi?”.

Nhìn dáng vẻ hung hãn của anh, Diêu Ngạn run lẩy bẩy mở to mắt. Xương quai xanh tiếp giáp với cổ, tay anh lại đặt trên cổ Diêu Ngạn, chỉ cần một chút lực là có thể nghiền nát hơi thở của cô. Cô hé miệng nhưng không dám lên tiếng trả lời.

Tưởng Nã nhìn cô chằm chằm. Hơi thở của anh và cô đối diện nhưng anh không cảm nhận được hơi ấm từ cô. Biết Diêu Ngạn sợ, anh cong môi sán đến: “Chỉ được phép một lần này.” Giọng nói của anh trầm xuống. Khi nói chuyện miệng hai người kề sát, anh hôn môi cô. Diêu Ngạn nín thở, cau chặt mày.

Tưởng Nã mỉm cười, ngón tay thô ráp vuốt cổ cô. Anh mút môi Diêu Ngạn, nói giọng trầm thấp: “Em ngoan một chút, tôi sẽ đối xử tốt với em”. Ngắm miệng cô gần như vậy khiến anh nuốt khan, muốn hôn cô thật sâu. Nhưng nhớ miệng mình đầy dầu hạt cải, anh sợ Diêu Ngạn sẽ ghét anh. Hết cách, anh tỏ vẻ vô cảm lui về chỗ của mình.

Cô hít sâu một hơi, lồng ngực phập phồng mãnh liệt.

Tưởng Nã cầm đũa ăn tiếp, mặc kệ nước canh đổ đầy trên hộp. Sau khi ăn uống no nê, anh bỏ hộp vào túi nilon, ném ra ghế sau. Anh hỏi Diêu Ngạn: “Em có khăn giấy không?”.

Mặt Diêu Ngạn trắng đến mức không còn chút huyết sắc nào, cô run rẩy lấy khăn giấy trong túi đưa anh. Tường Nã nhìn nhìn, anh cầm khăn giấy lau đùi giúp cô, Diêu Ngạn bất giác run bắn. Tưởng Nã ghì chân cô, lau sạch cơm dính trên đó, lại lật mặt kia của tờ giấy chùi dầu mỡ dính trên miệng mình.

Cơn mưa ngớt dần, cần gạt nước vất vả làm việc hồi lâu mới khiến kính xe rõ ràng một chút. Tưởng Nã cũng không làm khó Diêu Ngạn, anh hỏi địa chỉ, chở cô về nhà.

Trái tim Diêu Ngạn dần bình ổn trở lại. về tới đầu ngõ Tưởng Nã lấy một chiếc ô trong xe đưa cô. Anh cảnh cáo: “Điện thoại hỏng thì mang đi sửa. Lần sau gọi không được, tôi sẽ đập nó giúp em!”.

Diêu Ngạn bấm bụng chịu đựng, cô gật đầu lấy lệ, chạy thục mạng vào màn mưa.

Đến khi hình bóng nho nhỏ biến mất hoàn toàn trong con ngõ tĩnh mịch, Tưởng Nã mới thôi nhìn theo, quay xe rời đi.

Trên đường về, chạy ngang qua siêu thị, Tưởng Nã thả chậm tốc độ. Phân vân vài giây, anh quyết định tấp xe vào lề đường, đội mưa chạy vào mua kẹo bạc hà và kẹo cao su đủ mùi đủ vị. Anh bóc một viên bỏ vào miệng, nhắc nhở bản thân phải luôn luôn mang theo, sẵn sàng mỗi khi cần đến.

Diêu Ngạn tắm rừa xong xuôi liền chui ngay vào chăn. Cô mơ thấy trong làn mưa dai dẳng, một đôi mắt thâm trầm dõi theo cô trong bóng tối, ác mộng đeo bám khiến cô không thể ngủ ngon giấc. Ngày hôm sau, cô mang theo đôi mắt thâm quầng đi làm, cố tình để quên điện thoại ở nhà.

Hết giờ làm về nhà, không nhìn thầy Tưởng Nã gọi điện, cô thả lỏng thần kinh căng thẳng cả ngày nhưng không dám một mình đến bệnh viện. Bà Diêu cũng đã khỏe, xót xa nhìn Diêu Ngạn bận bịu ngần ấy ngày, bà kêu cô ở nhà nghỉ ngơi, tự mình mang cặp lồng đền bệnh viện.

Buổi tối, bà Diêu về nhà, gọi Diêu Ngạn ra phòng khách hỏi chuyện: “Lần này cô con được đền một chiếc xe tải mới đúng không?”.

Diêu Ngạn không hiểu ý của bà: “Vâng”.

Bà Diêu lại hỏi: “Còn gia đình chúng ta? .

“Gia đình chúng ta là sao ạ?” Diêu Ngạn lấy làm lạ, cô bỗng vỡ lẽ: “Mẹ nghĩ gì thế?”.

Bà Diêu nóng nảy la ầm lên: “Nói vậy gia đình chúng ta không được gì hay sao?”. Bà đi tới đi lui, giở giọng ganh tị: “Thế mà mẹ cứ tưởng cô con phúc hậu nhân từ. Mẹ nghĩ cô còn sợ đám đó nên không báo cảnh sát, té ra là được lợi. Hứ, cô con có một chiếc xe mới tinh, vậy bố con chịu đòn oan à? Tại sao không có bồi thường gì hết hả?”

Diêu Ngạn ngăn bà: “Cô không phải người như vậy, dứt khoát không đối xử tệ bạc với bố! Dù không có đền bù, bố và cô cũng không dám báo cảnh sát. Bố và cô còn muốn lái xe ở Lý Sơn, tuyệt đối không dám đắc tội với đám người của Tưởng Nã”.

Bà Diêu vẫn còn tức giận nhưng cũng biết lời nói không tạo ra được một chiếc xe. Bà lẩm bẩm, tỏ vẻ hồ nghi: “Đám côn đồ đó nhìn cũng đâu ghê gớm như lời đồn. Nói không chừng có thể đòi hỏi chút ít lợi lộc”.

Diêu Ngạn cảm thấy bất an, cô gấp gáp chặn ngay ý nghĩ này của bà Diêu.

Mấy ngày nay, dượng của Diêu Ngạn phải một mình chạy xe. Mỗi lần ông chạy đi chạy về đều mệt lả người. Ông Diêu thấy vết thương đã hồi phục phần nào bèn đòi xuất viện, bà Diêu quắc mắt giận dữ không cho.

Ông Diêu không được phép ra viện còn người bị thương đưa vào đây lúc trước vì khám không ra bất cứ bệnh tật nào nên đành phải xuất viện. Diêu Ngạn và bà Diêu mua thuốc bổ gửi họ, họ cũng khách sáo đứng ngoài cổng bệnh viện chào tạm biệt.

Nhờ cơn mưa lớn gột sạch mọi thứ của ba ngày trước, thời tiết oi ả cũng có phần lắng dịu nhưng hơi nóng như thiêu đốt vẫn chưa lùi xa.

Diêu Ngạn leo lên xe đạp, bà Diêu gọi cô: “Chiều con hết giờ làm thì cứ thong thả rồi hãy về! Chọn số điện thoại di động nào dễ nhớ một chút, mẹ đi đưa cơm cho bố con đây”.

Diêu Ngạn gật đầu. Một xe cấp cứu sáng đèn gấp rút chạy vào bệnh viện, theo sau là vài ô tô và xe Jeep đen chạy lẫn trong đám đông. Diêu Ngạn thẫn thờ, cô lo lắng nhìn mấy lần mới đạp xe đi.

Chưa hết giờ nghỉ trưa Diêu Ngạn đã về đến chỗ làm. Mọi người trong đại sảnh hối hả lạ thường, ai ai cũng bàn ra tán vào chuyện mới xảy ra ban nãy.

Diêu Ngạn tò mò bước vào phòng nghiên cứu, các đồng nghiệp im bặt, kết thúc ngay câu chuyện đang nói. Nhìn thấy cô họ mới thở phào, vẫy tay gọi cô: “Này, hồi nãy em không ở công ty nên không biết chuyện gì xảy ra”. Không đợi Diêu Ngạn đặt câu hỏi, đồng nghiệp đã khẩn cấp kể lể: “Nghe nói Trần tổng mới tới cổng công ty thì bị đụng xe. Có người thấy chiếc xe đó núp trong góc từ trước, chắc chắn có âm mưu”.

Diêu Ngạn giật mình hoảng hốt: “Không thể nào! Mưu sát?”.

Đồng nghiệp trầm trọng hóa vấn đề: “Chắc là mưu sát. Mấy nhân viên gạo cội trong công ty từng nói Trần tổng phất lên nhờ làm ăn bất chính. Đợt trước…”, đồng nghiệp ngẫm nghĩ một lát mới nói tiếp: “Hình như trước khi em vào công ty, có người trông thấy cảnh sát đến nhà Trần tổng. Bọn chị suy đoán không biết có phải Trần tổng rửa tiền hay không”.

Diêu Ngạn lặng người nghe đồng nghiệp kể chuyện, cũng không biết thực hư thế nào. Thế nhưng nghĩ đến Trần Man Phát làm chủ một công ty như thế này, mà lại kết giao với đám Tưởng Nã, cô cũng nửa tín nửa ngờ.

Buổi chiều cùng ngày, vài Giám đốc chạy đi thiết đãi người ở sở cảnh sát đến điều tra. Vị đồng nghiệp tận mắt chứng kiến cũng bước ra khỏi phòng tiếp khách. Mọi người trong công ty rỉ tai nhiều ý kiến khác nhau. Diêu Ngạn vừa làm việc vừa nghe đồng nghiệp bàn tán. Đến giờ tan tầm, cô đẩy xe đạp định đi mua sim điện thoại mới thì di động của cô bất ngờ đổ chuông.

Cô ngơ ngác nhìn cái tên lóe sáng trên màn hình, ném phăng lời cảnh cáo được nghe vào ba ngày trước, cô quyết liệt bấm phím tắt.

Một tiếng còi chói tai vọng đến, Diêu Ngạn ngẩng đầu lên, cô run rẩy suýt đánh rơi di động xuống đất.

Cửa xe hạ xuống, Tưởng Nã đang nhóp nhép nhai kẹo vẫy tay gọi cô, anh lạnh nhạt nhìn Diêu Ngạn: “Lên đây!”.

Diêu Ngạn siết chặt ghi đông xe. Đồng nghiệp ở xung quanh khiến lòng dũng cảm của cô tăng vọt, cô hừ lạnh đạp xe chạy đi.

Tưởng Nã không ngờ cô dám làm trái ý anh. Anh cắn mạnh viên kẹo bạc hà trong miệng, vòng tay lái đuổi theo. Tưởng Nã tức thì phanh lại sát chiếc xe đạp của Diêu Ngạn, cản đường không cho cô đi.

Diêu Ngạn bất ngờ, cô la lên loạng choạng ngã xuống. Xe đạp đè lên chân cô, bánh xe lăn rì rì vài vòng rồi mới dừng lại.

Tưởng Nã lập tức xuống xe, để xe đạp sang một bên: “Có đâm trúng em không?”.

Diêu Ngạn đau buốt, cô xoa đầu gối, chống đất đứng dậy. Tưởng Nã tiện thể vòng tay dưới nách Diêu Ngạn, bế bổng cô lên chiếc xe Jeep. Diêu Ngạn đẩy anh: “Tôi không lên xe!”.

Liếc nhìn quần dài màu xám, anh chợt nhớ nhung đôi chân trắng mịn lúc cô mặc quần soóc. Anh nhìn Diêu Ngạn: “Ba ngày tôi không đến, em quên rồi phải không?”. Anh đẩy Diêu Ngạn vào xe, tiếp tục nói: “Mẹ em đòi tôi bồi thường thêm, em có muốn thế không?”.

Diêu Ngạn đang giãy mạnh tay nghe Tưởng Nã nói, cô ngây người. Tưởng Nã cười nhạt: “Mẹ em đưa ra một con số, nói bố em không thể làm việc trong một thời gian dài, sau này lại có di chứng, bắt tôi đưa ba vạn tệ”.

Anh vịn cửa xe nghiêng người tiến đến gần Diêu Ngạn đang ngơ ngác ngồi trên ghế lái phụ, nhướng mày hỏi cô: “Em cũng muốn như vậy?”. Anh vừa nói vừa nhấc chân còn bên ngoài vào trong, đóng sẩm cửa xe. Khi chuẩn bị bước lên xe, anh cũng không quên xe đạp, thuận tay để nó ra ghế sau. Xe Jeep nhanh chóng lao đi.

Tại một chỗ khác, Thẩm Quan thong dong đóng cửa sổ. Tài xế ngồi trước nhìn gương chiếu hậu, ông ta vừa nói vừa cười với Thẩm Quan: “Sếp Thẩm, nhìn có vẻ như sếp Tưởng quen cô bé kia!”.

Thẩm Quan cười châm biếm: “Dĩ nhiên quen. Anh ta đánh bố và cô của người ta nằm viện cơ mà”.

Tài xế hiểu ra, ông ta lại nói: “À, sếp Trần đã nhập viện, nghe nói nằm ở phòng điều trị tăng cường. Chiều nay còn có cảnh sát đến công ty điều tra”.

Thẩm Quan gõ đùi, anh ta tỏ vẻ thản nhiên: “Biết rồi, chạy đi”.

Tài xế nghe theo. Ô tô lăn bánh qua vết tích xe Jeep lưu lại trên đường trong ánh chiều tà.

Diêu Ngạn sờ vào cửa xe, dè chừng động tác của Tưởng Nã, chỉ cần Tưởng Nã khóa cửa lần nữa, cô sẽ lập tức mở cửa xe.

Vẻ mặt lạnh như băng và khóe miệng không hề nhếch lên của Tường Nã khiến cô e ngại. Khi Tưởng Nã cười, mọi người đều khiếp sợ; khi anh không cười, trông lại càng đáng sợ. Diêu Ngạn chịu không nổi cảm giác nặng nề hiện hữu trong không gian bức bí này, cô sợ sệt cất tiếng: “Mẹ tôi chỉ nhất thời hồ đồ. Tôi về sẽ khuyên mẹ. Mấy anh chỉ cần chịu chi phí như đã hứa trước đó là được”.

Tưởng Nã mỉm cười, lườm cô một cái: “Trong nhà em, em có quyền quyết định mọi chuyện?”.

Diêu Ngạn nhíu lông mày. Tưởng Nã tiếp tục đề tài ban nãy: “Tôi sẽ đưa đủ tiền dưỡng thương nhưng không đến ba vạn tệ. Tiền chia không sòng phẳng thì tìm cô em”.

Diêu Ngạn “Ờ” một tiếng. Thấy Tưởng Nã không nổi giận vì chuyện này, cô quay qua hỏi anh: “Anh chở tôi đi đâu?”.

Tưởng Nã nhìn thẳng phía trước: “Bệnh viện!”. Hôm nay, anh chỉ bớt chút thời gian ra ngoài. Rất nhiều công việc còn đang chờ anh. Nếu bà Diêu không tới tìm anh đòi bồi thường, anh cũng sẽ không chịu nổi mà đến tìm Diêu Ngạn.

Xe chạy đến chân núi đằng sau bệnh viện. Diêu Ngạn định xuống xe, Tưởng Nã túm vai cô, anh nói: “Gấp gáp cái gì”.

Anh giật túi xách của Diêu Ngạn, lấy điện thoại di động của cô ra xem. Lông mày anh nhướng lên, anh vừa cười mỉm vừa hỏi chuyện: “Hỏng chỗ nào? Đập đi rồi mua cái mới!”.

Diêu Ngạn ngạc nhiên tới mức ngẩn người, cô đáp gọn lỏn: “Đôi khi tín hiệu không tốt”.

Tưởng Nã chống tay lên lưng ghế Diêu Ngạn ngồi, anh ngừng cười ép sát cô: “Thế thì sau này không gọi được, tôi sẽ trực tiếp vào nhà tìm em!”.

Diêu Ngạn giật mình hốt hoảng, Tưởng Nã bổ sung: “Hoặc là em ngoan ngoãn nghe điện thoại, hoặc là tôi đến nhà em”.

Đôi lông mày nhíu chặt của Diêu Ngạn hơi run, không cam tâm nhưng vẫn phải “ừm” một tiếng đáp ứng yêu cầu của anh. Diêu Ngạn lẩn tránh hơi thở mỗi lúc một gần của anh, mắt cô không ngừng ngó ra ngoài xe, sẵn sàng mở miệng kêu cứu.

Tưởng Nã bóp má Diêu Ngạn, buộc cô ngừng nhìn ra ngoài. Diêu Ngạn phản kháng, Tưởng Nã liền tiến lại gần cắn cô một cái.

Cô đẩy ngực Tưởng Nã, nghiêng đầu né tránh, vừa kịp thốt ra hai tiếng “Tránh ra” thì gò má cô lập tức nhói lên đau đớn.

Anh trượt tìm miệng Diêu Ngạn, vừa hôn cô vừa thì thầm: “Tránh đi đâu, đây là xe của tôi”.

Diêu Ngạn cắn chặt răng ép Tưởng Nã đưa lưỡi ra ngoài nhưng tiếc rằng vô ích. Đầu lưỡi của anh thâm nhập vào cuốn lấy lưỡi cô. Cô đẩy anh, vội kêu lên: “Tôi không có hứng thú với anh!”. Giọng nói của cô lúng búng nhưng vẫn nghe thấy rõ.

Nụ hôn của Tưởng Nã chững lại, anh thẳng người chăm chú nhìn Diêu Ngạn.

Diêu Ngạn thẹn quá hóa giận, cắn răng nhắc lại: “Tôi không có hứng thú với anh. Anh không có quyền ép buộc tôi!”.

Tưởng Nã cười nhạt, vén mái tóc lòa xòa trên trán Diêu Ngạn ra sau tai giúp cô, rồi anh ghì trán cô lại, cất giọng trầm trầm: “Tôi có hứng thú với em là được!”. Anh áp sát Diêu Ngạn hơn: “Trước khi tôi hết hứng thú, em cứ nhìn xem tôi có quyền ép buộc em hay không!”. Nói hết câu, anh lại bóp cằm Diêu Ngạn, hôn cô mãnh liệt.

Diêu Ngạn cố trốn chiếc lưỡi vô tư khm phá trong miệng bàn tay chống trên ngực Tưởng Nã đấm thùm thụp. Cô kêu ú ớ, từng lỗ chân lông của cô đều chống lại anh.

Tưởng Nã vừa tận hưởng hành động đánh đấm “thân thiết”, vừa đói khát thưởng thức khuôn miệng đầy cám dỗ, tiếng phản kháng yếu ớt bên tai anh chỉ như chiếc lông vũ bay sượt qua.

Đúng lúc này, điện thoại Tưởng Nã bỗng đổ chuông phá vỡ thời gian nghỉ ngơi hiếm có của anh. Tưởng Nã nhíu mày ngừng hôn, rút di động ra nghe.

Đôi mắt Diêu Ngạn đỏ sậm, cô tức giận nhìn Tưởng Nã chòng chọc. Dù có nghìn vạn nhát dao băm vằm anh, cô cũng không thể hả giận. Tưởng Nã liếc nhìn cô, siết chặt cổ tay không cho cô chạy.

Nghe đối phương nói chuyện, Tưởng Nã biến sắc mặt: “Biết rồi, qua liền”.

Anh thả tay để cô xuống xe rồi vội nói: “Hai ngày nữa tôi tới tìm em!”.

Diêu Ngạn giận dữ đá xe Tưởng Nã một hồi, mới chịu lấy xe đạp phóng đi.

Tưởng Nã chạy tới phòng điều trị tăng cường, gặp Trần Lập ngồi lặng người trên ghế.

Tưởng Nã vỗ vai anh ta: “Bố chú sẽ không sao”.

Trần Lập vô hồn, chẳng biết có nghe vào tai hay không. Hồi lâu sau, giọng nói khản đặc của anh ta vang lên: “Trước đây hai người từng đến Nam Giang? Tiểu Hứa cũng bị thương ở Nam Giang?”.

Tưởng Nã tỏ vẻ đắn đo, anh nói: “Ừ, bố chú kêu đến phá một chỗ. Đối tác ở công ty nước giải khát đột nhiên rút hết tiền đầu tư, dồn bố chú vào đường cùng. Ông ấy phải bán hai dây chuyền sản xuất mới gom lại được tiền, giận quá nên muốn trả thù một chút”.

Trần Lập cười chua chát: “Vì vậy đối tác đó trả thù?”.

“Có thể là vậy.” Tưởng Nã ngồi xuống, anh thở dài, nói: “Chú đừng để mình ngã quỵ. Ngộ nhỡ bố chú không thể khỏe lại sớm, việc ở công ty còn cần chú xử lý”.

Trần Man Phát chi có một người con trai là Trần Lập. Dù có qua được cửa ải này hay không thì sau này cũng cần Trần Lập thừa kế gia nghiệp.

Cảnh sát lùng sục khu khai phá suốt hai ngày liền. Lời khai của người chứng kiến không khớp, màu sắc và kiểu xe ô tô gây tai nạn được mô tả quá khác nhau, xung quanh cũng không có camera giám sát, cánh sát khó có thể dùng làm bằng chứng.

Cảnh sát ra ra vào vào công ty khiến mọi người không thiếu đề tài bàn tán vào giờ nghỉ giải lao. Có một số người lo nghĩ không có Trần Man Phát làm chủ, công ty sẽ kinh doanh ra sao.

Tới ngày thứ ba, vần đề này cũng có đáp án. Trần Lập ra trận, Tưởng Nã mặc comple nghiêm túc đứng bên trái anh ta. Đôi mắt thâm trầm của anh quét khắp đám nhân sự cao cấp trong phòng họp, khác hoàn toàn với Tưởng Nã của ngày thường.

Diêu Ngạn không thể tin nổi vào hai mắt của mình. Cô mang hồ sơ phòng nghiên cứu vào cho Giám đốc, rón ra rón rén đi ra ngoài. Tưởng Nã cũng vờ như không nhìn thấy cô.

Về lại phòng, các đồng nghiệp vậy xung quanh cô hỏi chuyện: “Nghe nói ông chủ nhỏ rất trẻ tuổi và đẹp trai?”.

Một đồng nghiệp khác nói chen vào: “Họ nói sếp Tưởng đẹp trai hơn. Nhưng một người là bác sĩ, một người là côn đồ, so tới so lui ông chủ nhỏ vẫn chiến thắng!”.

Diêu Ngạn gượng cười: “Chắc vậy. Mấy chị cứ canh đúng giờ tan họp, xuống dưới xem không phải là được sao?”.

Diêu Ngạn lo lắng không yên. Cô nghĩ tránh thế nào cũng không được, đến bệnh viện cũng chạm mặt Tưởng Nã. Bây giờ ngoại trừ hạn chế đến những nơi Tưởng Nã thường lui tới cũng không còn cách gì khác.

Thẩm Quan đứng trước cửa sổ phòng làm việc. Anh ta nhìn nhóm người mặc comple chỉnh tề bước ra từ tòa nhà chính leo lên xe rời đi, để lại bãi đỗ xe trống trải trong tích tắc.

Anh ta vẫn đang nghe điện thoại, người ở đầu dây bên kia nói: “Mấy người từng ngồi tù chung với anh ta xem ảnh đều xác nhận chính là anh ta. Tưởng Nam đánh người mới vào tù. Ra tù, anh ta cũng bớt càn quấy, mẹ anh ta mất khi anh ta vừa được thà không bao lâu. Sau đó, Tưởng Nam làm ăn buôn bán. Anh ta đi đến đâu cũng kết giao với người này người kia, cuối cùng quyết định ở lại Lý Sơn làm ăn”.

Đôi lông mày của Thẩm Quan xếch ngược: “Liệu có tin được không?”.

Người trong điện thoại chần chừ nói: “Chắc được. Anh ta là một kẻ điên cuồng kiếm tiền”.

Thẩm Quan cười cười: “Mỗi tháng tôi chỉ cần vài chiếc xe chở đồ uống. Anh ta chạy đường dài kiểu này thì kiếm được bao nhiêu?”.

Người bên kia đầu dây cười ha hả, cất giọng suy tư: “Lẽ nào”.

Trong tòa nhà chính lại có thêm một người bước ra. Người đó bê thùng hàng đến nhà máy, đuôi tóc buột cao lắc lư nhịp nhàng theo mỗi bước chân, toát lên sức sống tươi mới dào dạt của mùa hạ. Thẩm Quan chen ngang lời anh ta: “Tôi tự biết”.

Anh ta gác máy, xách áo vest rời phòng làm việc.

Sau khi Diêu Ngạn giao thùng hàng cho công nhân, vài người kéo cô hỏi đông hỏi tầy, dò la chuyện liên quan đến ông chủ nhỏ trong phân xưởng ngùn ngụt hơi nước.

Diêu Ngạn bật cười: “Em làm sao biết nhưng ông chủ nhỏ nhìn rất được. Nếu nhà mọi người có con gái, giới thiệu được đấy”.

Họ cười ồ lên, có người hỏi cô: “Nghe nói sếp Tưởng cũng góp mặt, anh ta có làm nổi không? Chẳng phải anh ta chỉ lái xe tải thôi sao?”.

Miệng Diêu Ngạn cứng đờ, cô im lặng không nói. Lúc này bỗng có người nói xen vào: “Nói chuyện gì thế?”.

Họ đồng loạt hô lên: “Sếp Thẩm!”.

Diêu Ngạn cũng quay đầu nhìn, cô gật đầu chào anh ta: “Thẩm tổng!”.

Thẩm Quan gật gù, anh ta cười hỏi: “Ở đây vẫn còn cần phụ giúp sao?”.

Diêu Ngạn cũng cười đáp: “Không ạ. Nhân viên hành chính không cần giúp nữa. Phòng nhân sự đã tuyển đủ người mới, tôi chỉ mang đồ xuống đây”.

“Vậy giờ cô về hả? Cùng đi nào.” Thẩm Quan cất bước ra cửa, Diêu Ngạn cũng đi theo anh ta.

Ngoài trời nắng gay gắt, dường như còn ngửi được cả mùi khen khét. Thời tiết nóng khắc nghiệt biến mất vài ngày ngắn ngủi, rất nhanh sau đó lại âm thầm quay về.

Thẩm Quan hỏi cô: “Trời nóng thế này, nhà cô có dọn hàng bán ngoài cổng trường tiểu học không?”.

Diêu Ngạn lắc đầu: “Lớp học thêm mùa hè đã nghỉ. Nửa tháng nữa khai giảng năm học mới, nhà tôi mới lại dọn ra đó bán. Bây giờ, nhà tôi đến công viên gần sông bán hàng”.

Thẩm Quan hồi tưởng: “Con đường nằm sau chợ?”.

Diêu Ngạn cười: “Vâng, chính là công viên đó. Mang tiếng là công viên nhưng nhìn giống vỉa hè hơn”.

Thẩm Quan cười mỉm, trò chuyện cùng cô. Đi tới cổng tòa nhà chính, anh ta nói: “Khi nào rảnh rỗi tôi mời em ăn cơm”.

Diêu Ngạn hơi bất ngờ nhưng cô chỉ xem đây như lời mời xã giao lịch sự nên cũng ậm ừ cho qua.

Hết giờ làm, cô mua đồ ăn về nhà. Mới vào đến cửa, cô bỗng cảm thấy bầu không khí trong nhà khác thường.

Bà Diêu im thin thít ngồi trên ghế sofa, còn Diêu Yên Cẩn ngồi canh bàn ăn, thấy em gái bước vào nhà Diêu Yên Cẩn không dám lên tiếng.

Diêu Ngạn cất giọng ngờ vực: “Chuyện gì vậy mẹ?”.

Bà Diêu đứng dậy, mang đồ ăn trong tay Diêu Ngạn vào bếp, bà lạnh giọng nói: “Chị con lấy giấy xác nhận khuyết tật về rồi”.

Diêu Ngạn giật mình ngạc nhiên: “Mẹ nói sao cơ?”.

Bà Diêu chán chường bỏ đồ ăn xuống: “Mẹ cứ tưởng mấy ngày nay chị con hiểu chuyện. Nào ngờ nó quậy phá tưng bừng trong nhà máy đòi lấy giấy xác nhận khuyết tật”.

Diêu Yên Cẩn tranh luận ngay: “Tiền lương quá thấp. Con muốn đổi nhà máy khác. Có người làm ở đó kiếm được tới năm trăm tệ!”.

Diêu Ngạn hít sâu, nói lời từ tận đáy lòng: “Chị chưa từng tới nhà máy làm việc, họ trả lương là đã cho không chị tiền rồi. Được vậy cũng nhờ họ thấy gia đình chúng ta khó khăn. Chị đi đâu tìm được một nhà máy tốt đến thế? Năm trăm?”. Cô giơ tay lên: “Nhà máy nào tốt vậy? Em đi với chị”.

Diêu Yên Cẩn vội vàng nói: “Có mà. Anh ấy nói rất nhiều nhà máy ở Lô Xuyên trả lương cao. Nhà máy chỗ mình là trả lương thấp nhất”.

Diêu Ngạn ngẩn người: “Ai nói?”.

Diêu Yên Cẩn còn chưa trả lời câu hỏi của Diêu Ngạn, bà Diêu đã tức giận lên tiếng: “Còn ai vào đây? Hàng xóm nói với mẹ mấy lần bắt gặp Yên Yên cùng một lão già ra khỏi phòng khiêu vũ. Ngoại trừ lão già đó ra thì còn ai vào đây?”.

Giấy không gói được lửa. Diêu Ngạn đang phân vân không biết có nên nói cho bố mẹ biết hay không thì chuyện này đã đến tai bà Diêu.

Ở bên này, Tưởng Nã bàn bạc công việc với Trần Lập, biệt thự vô cùng yên ắng chỉ có mấy người giúp việc theo giờ đang quét dọn.

Trần Lập đang thu dọn một ít đồ dùng định mang đến bệnh viện thì bất ngờ có người nhấn chuông. Người giúp việc chạy nhanh ra mở cửa.

Tưởng Nã và Trần Lập quay đầu nhìn mấy người đàn ông đứng ngoài cửa. Người dẫn đầu nói: “Chúng tôi là cảnh sát Nam Giang, muốn hỏi một vài chuyện!”.

Trần Lập lặng người nhìn Tưởng Nã.

Tưởng Nã cười trấn an anh ta. Anh đứng dậy tiếp đón, kêu người giúp việc đi pha trà. Mấy vị cảnh sát kia khách sáo cản lại: “Không cần, không cần”.

Cảnh sát vào nhà, ngồi xuống sofa. Người giúp việc bưng trà lên, cảnh sát nói cảm ơn nhận lấy trà, rồi trực tiếp vào đề.

Lương Thịnh Hoa đối tác của công ty nước giải khát có mở một công ty ngoại thương và quán bar ở thành phố Nam Giang. Một tháng trước, hai chỗ này bỗng dưng bị đập phá. Khi ấy không ai làm việc trong công ty ngoại thương, camera giám sát đặt ở hành lang cũng chỉ ghi được góc áo, còn máy quay trong quán bar thì tương đối rõ. Sau đó cảnh sát bắt được mấy kẻ gây sự, thế nhưng họ đồng loạt khai vì say rượu cố tình gây hấn, không có chủ mưu. Cảnh sát dựa theo lời kể của Lương Thịnh Hoa tìm Trần Man Phát nhưng không ra manh mối, vì thế đành bỏ mặc vụ án. Nào ngờ một tháng sau lại xảy ra sự cố không ngờ tới.

“Hôm kia, Lương Thịnh Hoa nhảy lầu tự tử. Theo kết quả điều tra, chúng tôi kết luận sơ bộ đó là do có người cố ý gây ra. Chúng tôi cũng nghe nói ba ngày trước, bạn hợp tác của ông ta tức Trần Man Phát gặp tai nạn nằm viện?”

Đôi lông mày của Trần Lập nhíu chặt: “Đúng vậy. Ba ngày trước, bố tôi gặp tai nạn giao thông. Các anh muốn hỏi chuyện gì?”.

Cảnh sát nghe giọng điệu của anh ta không thoải mái, bèn cười xoa dịu bầu không khí: “Chúng tôi chủ yếu muốn hỏi vài vấn đề như thường ngày bố anh có đắc tội với người nào không? Đời sống cá nhân hay công việc có làm mất lòng ai hay không?”.

Thường ngày, Trần Lập chỉ lo chuyên tâm vào công việc ở bệnh viện, chưa bao giờ quan tâm chuyện công ty. Nghe cảnh sát nói, anh ta cũng ù ù cạc cạc. Ngược lại Tưởng Nã giải đáp thay anh ta: “Nhắc đến vấn đề này cũng có một chút. Trần tổng kinh doanh lớn thi thoảng cũng mâu thuẫn với nhà cung ứng nhưng tôi cũng không rõ lắm, chỉ có thể nói sơ sơ vậy thôi”.

Cảnh sát khôn khéo nêu câu hỏi, ghi chép từng việc theo lời kể của Tưởng Nã.

Đến khi bóng tối bao trùm, việc lấy lời khai mới kết thúc. Trần Lập và Tưởng Nã cùng đứng dậy tiễn khách. Trông thấy chiếc xe đã chạy xa, Trần Lập hỏi Tưởng Nã: “Anh còn biết chuyện gì nữa không?”.

Tưởng Nã cười cười nói: “Chỉ biết có nhiêu đó thôi. Chú cũng đâu phải không biết anh mới tới đây hơn nửa năm. Không phải chuyện gì chú Trần cũng nói anh nghe”.

Trần Lập cau mày bán tín bán nghi. Tưởng Nã nói: “Vụ này có lẽ cảnh sát chịu thua, chưa chắc tra ra được đầu mối. Thân phận kiểu như anh dễ xử lý hơn, chú có cần anh điều tra giúp không?”.

Trần Lập vỡ òa vì vui sướng, anh ta mừng còn không kịp.

Khói bếp và tiếng rau xào xèo xèo tạo thành bản hợp xướng trong ngõ nhỏ. Khói dầu mỡ trong không khí hòa cùng tiếng khóc chói tai và âm thanh quăng ném đồ đạc. Mấy người hàng xóm tay còn đang cầm xẻng lật tò mò chạy ra xem, không biết chuyện gì đang xảy ra.

Diêu Yên Cẩn cố chấp đòi theo người đàn ông kia đến Lô Xuyên, khiến bà Diêu nổi giận, bà cầm dép đánh cô.

Diêu Ngạn không kịp ngăn cản, bà Diêu đánh Diêu Yên Cẩn tới tấp. Diêu Yên Cẩn giữ chặt cánh tay đỏ ửng khóc nức nở. Diêu Ngạn vội ôm chặt bà Diêu rồi quay ra gọi chị: “Chị về phòng trước đi! Mau lên!”.

Diêu Yên Cẩn không chịu làm theo, cô hét đến lạc giọng: “Con muốn đi, muốn đi. Đến đó mới kiếm được nhiều tiền, dựa vào cái gì không cho con đi!”.

Bà Diêu giận dữ thở hồng hộc. Bà đẩy Diêu Ngạn, cầm dép ném Diêu Yên Cẩn, chiếc dép bay thẳng vào mặt cô: “Dựa vào cái gì? Dựa vào tôi là mẹ của cô, nuôi cô hơn hai mươi năm trời, cô chưa học bò đã lo học chạy? Chạy đi đâu? Người ta lừa gạt cô, cô còn muốn kiếm tiền nuôi người ta?”.

Diêu Yên Cẩn ghét nhất là người khác chê cô ngốc. Nghe bà Diêu nói vậy, cô càng khóc tức tưởi, đá văng chiếc dép mới đập vào mặt mình ban nãy. Tuy nhiên cô không dám đến gần bà Diêu, cô sợ bị đòn, đành lủi thủi chạy vào bàn ăn trút nỗi bất mãn.

Tiếng khóc từ từ lắng xuống thành tiếng thút thít. Diêu Ngạn dỗ dành bà Diêu ngồi lên sofa. Nhìn Diêu Yên Cẩn vừa lau nước mắt vừa làu bàu, cô cau mày, nói: “Chị đi rửa mặt đi. Em đi nấu cơm”.

Diêu Yên Cẩn nhìn em gái một cái, nhỏ giọng nói: “Chị muốn đi Lô Xuyên”.

Câu nói này lọt vào tai bà Diêu. Bà đứng bật dậy, chỉ tay về phía Diêu Yên Cẩn la mắng thậm tệ. Diêu Ngạn níu cánh tay vung lên của bà, quay sang hỏi chị: “Lô Xuyên? Em hỏi chị, chị biết Lô Xuyên ở đâu không?”.

Diêu Yên Cẩn ngẩng lên, đến chết vẫn mạnh miệng: “Chị biết”.

Diêu Ngạn cười cười: “Được! Vậy chị nói em biết đến Lô Xuyên bằng cách nào, bao lâu mới tới Lô Xuyên, Lô Xuyên ờ trong tỉnh hay ngoài tỉnh?”.

Diêu Yên Cẩn á khẩu, không trả lời được. Cô ấp úng cả buổi.

Diêu Ngạn vừa xoa dịu bà Diêu vừa dỗ dành Diêu Yên Cẩn, cuối cùng cũng dẹp được “khói lửa chiến tranh” trong nhà nhưng cả ba người vẫn chưa ai ăn uống. Bà Diêu đành lấy lại tình thần, sửa soạn cặp lồng đi vào bệnh viện.

Diêu Ngạn dặn dò bà: “Mẹ đừng đòi họ bồi thường”.

Bà Diêu nói với giọng thiếu kiên nhẫn: “Mẹ biết. Con nói tới nói lui mấy lần rồi đấy. Vả lại mấy ngày hôm nay cũng không gặp họ, chẳng biết trốn chỗ nào”.

Diêu Ngạn trầm mặc nhíu mày. Cô nghĩ thầm, có lẽ chỉ ở cách hai tầng lầu mà thôi.

Tưởng Nã đến bệnh viện một chuyến rồi quay về công ty vận chuyển hàng hóa. Hứa Châu Vi đã biết tin từ sớm, anh ta nổi lòng hiếu kỳ hỏi Tưởng Nã: “Tên họ Lương đó chết thật?”.

Tưởng Nã mặt mày sa sầm “Ừ” một tiếng. Anh lấy bật lửa châm thuốc, ngọn lửa nhỏ xíu xẹt xẹt sáng lên rồi tắt ngúm. Hứa Châu Vi móc bao diêm của mình ra châm lửa cho anh, anh ta nói: “Biết trước thế này, hồi đó chúng ta không cần ra tay. Dù sao chăng nữa cũng có người chỉnh ông ta, còn chỉnh đến nơi đến chốn”.

Tưởng Nã lườm anh ta một cái không hài lòng, anh vừa nhả khói vừa nói: “Đi chỗ khác, đừng quấy rầy anh”.

Hứa Châu Vi hằn học ra khỏi cửa. Tưởng Nã khóa trái cửa, mệt mỏi ngồi xuống ghế.

Mấy ngày liên tiếp sau đó, Tưởng Nã cũng không tìm Diêu Ngạn. Diêu Ngạn lấy số điện thoại di động mới gửi cho đồng nghiệp và bạn bè. Người bạn ở cùng phòng thời đại học của cô gọi điện: “Tranh thủ chưa nhập học, bọn mình tụ tập một buổi nhé!”.

Diêu Ngạn nói cười hân hoan: “Cậu vẫn còn nhập học à?”.

“Nè, tự an ủi nhau một chút đi chứ!” Bạn của Diêu Ngạn nói sơ sơ thời gian. Gia đình Diêu Ngạn gần đây lu bu nhiều việc, cô cũng không muốn chạy đến Nam Giang xa xôi, vì vậy cô viện cớ từ chối.

Đồng nghiệp đưa cốc đo lường kêu Diêu Ngạn rửa sạch, chị ta hỏi cô: “Họp mặt bạn học sao em không đi?”.

Diêu Ngạn trả lời lấy lệ. Nước xối ào ào xuống mu bàn tay cô bắn lên bọt nước sáng lấp lánh. Cảm giác mát mẻ kéo đến nhưng không xoa được nỗi thấp thỏm trong lòng cô.

Đến giờ tan tầm, cô và đồng nghiệp vừa tán gẫu vừa đi xuống dưới. Bắt gặp Tưởng Nã và Hứa Châu Vi rảo bước từ xa đi tới, cô chột dạ, nghiêng mình trốn sau lưng đồng nghiệp, hy vọng Tưởng Nã không nhìn thấy cô.

Đại sảnh ở tòa nhà chính không lớn lắm, ánh nắng chiếu rọi làm bóng của mọi người đổ dài xuống nền gạch. Tưởng Nã lắng nghe Hứa Châu Vi báo cáo, ánh mắt của anh dán chặt vào Diêu Ngạn. Mãi đến khi bưóc vào thang máy, anh mới thôi nhìn, thu hồi cảm giác bức người. Diêu Ngạn thở phào nhẹ nhõm.

Vừa tới chỗ đậu xe đột nhiên có người gọi cô từ phía sau: “Diêu Ngạn!”.

Diêu Ngạn nhìn lại, cô lấy làm khó hiểu: “Thẩm tổng?”.

Thẩm Quan bước xuống xe, anh ta cười với cô: “Về nhà à?”.

Diêu Ngạn cười trừ, tỏ ý mặc nhận. Thẩm Quan nói: “Lần trước tôi có nói mời em ăn cơm, chẳng biết hôm nay em có thời gian hay không?”.

Diêu Ngạn ngạc nhiên, cô tìm lý do thoái thác: “Nhà tôi có chút việc”.

Thẩm Quan mỉm cười: “Ừm, vậy hôm khác được chứ? Vốn dĩ có vài vấn đề liên quan đến phòng nghiên cứu, tôi muốn hỏi em”.

“Phòng nghiên cứu?”

Thẩm Quan đáp: “Đúng vậy. Tòa nhà phía đông nói không đủ nhân viên, tôi đang suy nghĩ không biết có nên mời một người làm bán thời gian hay không. Dẫu sao đồ uống hai bên cũng không liên quan đến nhau”.

Diêu Ngạn lập tức động lòng, có điều mới vừa rồi đã lỡ từ chối, cô không biết mở miệng thế nào cho phải. Thẩm Quan đọc được suy nghĩ của cô, anh ta cong môi cười: “Em về hỏi đồng nghiệp trong phòng nghiên cứu của , xem có người nào hứng thú hay không. Nếu em đồng ý, tuần sau có thể qua bên này phỏng vấn”.

Diêu Ngạn vui sướng vô cùng, gật đầu lia lịa.

Cửa sổ trên tầng cao nhất mở ra, hơi nóng ngoài trời ùa vào không gian mát lạnh bên trong. Diêu Ngạn ở bên dưới đạp xe mỗi lúc một xa dần. Hứa Châu Vi trách móc Tưởng Nã: “Anh Nã, anh trở nên cuồng công việc rồi đấy. Thỉnh thoảng cũng nên đón em Diêu tan sở!”.

Tưởng Nã dừng tay, để tài liệu xuống bàn, anh ưỡn thẳng lưng, cười cười nhìn anh ta: “Nếu chú nhớ thương em Diêu thì đi đi!”.

Hứa Châu Vi tỏ vẻ hoảng sợ: “Em nào muốn đoản mệnh”.

Tưởng Nã lạnh lùng lườm anh ta. Hứa Châu Vi nói: “Mấy ngày trước, Thẩm Quan có xuất hàng nhưng chúng ta không chặn lại. Đợt sau có nên ngăn cản không?”.

Tưởng Nã suy tư xem tài liệu. Điện thoại di động của anh bất chợt đổ chuông. Anh nhìn lướt qua dãy số gọi tới rồi bắt máy, cất giọng trêu đùa: “Anh đang nghĩ sao hôm nay thời tiết lại tốt đến vậy, hóa ra là chú nhớ đến anh”.

Người trong điện thoại di động cười ha hả, nói: “Chu choa, anh Nã vẫn nhớ thằng em Dương Quang này”. Hai người chào hỏi nhau, Dương Quang nói: “Anh Nã, em muốn nói chuyện này với anh. Mấy ngày trước có người tới Lô Xuyên hỏi thăm anh, đưa hình của anh cho Lão Lý với Tiểu Châu nhìn, anh cũng biết họ với em có quan hệ rất tốt mà. Sau đó, họ kể em nghe, em nghĩ nên nói anh biết”.

Tưởng Nã nhếch mép nói cảm ơn Dương Quang. Sau khi tắt máy, anh nói với Hứa Châu Vi: “Đợt tới chặn lại, bắt nộp tiền bảo kê. Mấy chiếc xe khác ở Lý Sơn cũng lâu rồi không thu tiền, cần nhắc nhở họ một chút”.

Hứa Châu Vi xoa tay, tỏ vẻ nôn nóng, muốn được luyện gân luyện cốt ngay lập tức.

Tối đến, bà Diêu lôi Diêu Yên Cẩn ra công viên ven sông dọn hàng. Diêu Yên Cẩn túm chặt cửa không chịu đi, lửa giận của bà Diêu bôc cháy ngùn ngụt: “Con nói đi, một anh chàng trắng trẻo sáng sủa thì con chê chướng mắt, lại đi thích cái loại già mà không nên nết. Nhìn ông ta còn già hơn bố con, con có biết suy nghĩ hay không?”.

Diêu Yên Cẩn vặn lại: “Anh ấy là người tốt, anh ấy đối xử tốt với con!”.

Tuy bà Diêu biết không thể đánh giá con người qua dáng vẻ bên ngoài nhưng ít nhất dáng vẻ cũng không được quá tệ, không thể để người ta nghĩ đó là anh em của ông Diêu. Nếu không mặt mũi nhà họ Diêu biết để ở đâu.

Diêu Ngạn khuyên bà: :”Mẹ đừng nhắc chuyện này nữa, qua một thời gian là đâu lại vào đấy ấy mà. Mẹ ở nhà với chị đi, để con dọn hàng”.

Bà Diêu giận đến run người, buồn bã giao túi vải cho Diêu Ngạn.

Nghỉ hè là thời điểm tượng thạch cao buôn bán được nhất. Đến lúc học sinh tựu trường, mấy mẹ con cô chỉ còn biết dọn ra bán vào dịp cuối tuần. Sạp hàng ngoài công viên gần sông đã trở thành địa điểm cố định. Diêu Ngạn chưa tới nơi đã thấy một đám trẻ con đang đợi.

Đèn đường hắt sáng dịu nhẹ, gợn gió mùa hè từ ven sông thổi vào chắt lọc không khí hanh khô ban ngày để lại cảm giác mát rượi dễ chịu. Diêu Ngạn sinh ra đã giỏi giang tháo vát. Trong lúc cô bận rộn buôn bán, một cơ thể đàn ông bất ngờ áp sát đến sau lưng cô.

Tưởng Nã thì thào với cô: “Em đổi số điện thoại di động à?”. Hơi nóng hổi của anh thổi vào tai Diêu Ngạn, xua tan cơn gió đêm mát lạnh, khiến hai tai Diêu Ngạn đỏ bừng.

Diêu Ngạn cứng đờ như có hàng nghìn hàng vạn con côn trùng đang đánh úp phía sau cô, tóc tai cô dựng đứng. Cô nghiêng người né tránh cái ôm thân thiết của Tưởng Nã. Hai chân của cô lảo đảo đứng bật dậy, va vào băng ghế khiến nó đổ xuống đất, bức tượng thạch cao nằm trên băng ghế bị gạt rơi xuống đất, một loạt các âm thanh hỗn độn xen lẫn với khung cảnh ổn ào xung quanh.

Tưởng Nã cong miệng nhìn cô. Anh từ từ đứng dậy, đặt tay lên đầu Diêu Ngạn giúp cô tỉnh táo trở lại: “Bán hàng!”.

Diêu Ngạn lắc đầu hất tay anh ra. Có người chờ lấy tiền thừa, cô luống cuống lục lọi hộp tiền lẻ. Một người khác lại hỏi giá tiền, Diêu Ngạn cũng mặc kệ Tưởng Nã ở sau lưng, cô ổn định tâm trạng bắt chuyện với khách.

Tưởng Nã xách một chiếc ghế đặt xuống đất. Diêu Ngạn ngoảnh đẩu liếc anh, nuốt giận khom người bán hàng.

Trên con sông nhỏ này hằng đêm đều có tàu chờ hàng đi ngang. Ánh đèn leo lét tỏa tới từ phương xa, người đi bộ tụ tập gần lan can nhìn bọt nước bắn tung tóe mang theo tùng đợt gió dịu mát.

Tưởng Nã lấy một bức tượng nhỏ, trừng mắt với đứa bé đang cắn cọ bên cạnh: “Cháu có tô không? Không tô thì đưa cọ cho chú!”.

Đứa bé đó rụt rè nhìn anh, hạ cọ xuống tô tượng, sau đó lại lén lút quan sát Tưởng Nã. Tưởng Nã ra vẻ hung dữ cuộn tay, anh bỏ bức tượng lại chỗ cũ, chống cằm ngắm Diêu Ngạn.

Diêu Ngạn dong dỏng cao, dáng người mảnh mai, nhìn rất yếu ớt. Chỉ cần nửa cánh tay là anh có thể ôm trọn cô. Ôm cô vào lòng, anh càng cảm thấy cô thật nhỏ bé, chỉ giống như đang bế thú cưng. Khuôn mặt cô lớn bằng bàn tay anh. Khi tay anh xòe ra chẳng những che được hơi thở, mà còn có thể bao phủ đôi mắt của cô.

Diêu Ngạn trong mắt anh giống như một con kiến nhỏ bé. Ngày nào cũng cực nhọc vác một hạt gạo, đầm đìa mồ hôi vật lộn với mặt đất nứt nẻ trong ánh nắng chói chang. Anh chỉ dùng một cây tăm là đủ khiến cô xoay mòng mòng, đông tây nam bắc đều do anh làm chủ. Diêu Ngạn có thể chạy nhưng không thoát được cây tăm của anh. Anh vô cùng muốn ôm con kiến bé xíu này về nhà chăm nuôi.

Đám người đông đúc tản dần. Ánh trăng cũng chuyển vị trí, soi bóng xuống giữa dòng sông tĩnh lặng, Diêu Ngạn thu dọn sạp hàng. Nhìn Tưởng Nã ngồi trên ghế, cô lúng túng giữ chặt bức tượng đang cầm trong tay, thấp thỏm suy nghĩ nên tìm từ nào để nói với anh.

Tưởng Nã bất ngờ hỏi cô: “Con mèo tôi tô lần trước đâu?”.

Diêu Ngạn kinh ngạc, láng máng nhớ đến con Doraemon bảy sắc cầu vồng, cô nấn ná không lên tiếng. Tưởng Nã nói: “Xem ra không còn rồi”. Anh ngồi xổm xuống cạnh Diêu Ngạn, cất giọng thong thả: “Tôi không thích người khác làm hỏng đồ của tôi, cũng không thích người của tôi không nghe lời tôi”.

Lông mày Diêu Ngạn nhíu chặt, cô không để tâm anh đang nói gì, cầm ghế xếp gọn lại, ném bóp tiền vào túi đựng tượng. Diêu Ngạn vừa đứng dậy, Tưởng Nã vòng tay ôm eo cô, cô khẽ hét lên: “Anh bỏ ra!”.

Tưởng Nã ôm chầm lấy cô, anh cười khúc khích: “Yêu ớt thì phản kháng ít thôi. Lấy điện thoại di động ra đây!”.

Diêu Ngạn tức tối nghiêng đầu, Tưởng Nã lại mò mẫm túi quần của cô.

Bàn tay nóng hổi dán lên quần bò ngắn khiến Diêu Ngạn hoảng hốt vặn chân tránh né. Ai ngờ Tưởng Nã lại đặt tay lên mông cô, mặc kệ cô la hét, một tay khác của anh đã lần đến miệng túi rút di động của cô ra bấm số điện thoại.

Dãy số mới đã hiển thị trên màn hình điện thoại, anh ôm lấy vai Diêu Ngạn, cúi thấp đầu cảnh cáo: ”Lần cuối cùng. Tái phạm lần nữa, tôi sẽ không tha cho em”. Anh vừa nói vừa dẫn cô đi như đôi tình nhân yêu nhau tha thiết.

Diêu Ngạn gạt bàn tay trên vai cô, cô giận sôi máu nhưng vẫn nhẫn nại chịu đựng. Cô ngửa đầu trừng mắt nhìn anh: “Tưởng Nã, tôi không quen anh. Anh đừng cứ suốt ngày bám lấy tôi được không? Nói thế nào anh cũng là một lão đại, muốn kiểu phụ nữ nào mà không có, anh đừng ép buộc tôi”.

Tưởng Nã dừng chân, anh cười cười, nói với cô: “Không quen? Hôn hai lần rồi mà còn không quen? Vậy thế nào mới là quen?”. Thấy mặt Diêu Ngạn đỏ bừng bừng, anh nói tiếp: “Em ngoan ngoãn một chút, tôi chán, tôi sẽ vứt bỏ em. Còn bây giờ…”. Anh nâng mặt Diêu Ngạn lên hôn mặc kệ người đi đường. Anh nói thầm: “Tôi vẫn rất thích em. Em theo tôi, tôi sẽ chiều chuộng em. Nếu em còn không nghe lời…”, vài chữ cuối cùng mắc lại trong miệng lưỡi quấn quýt. Diêu Ngạn cố chống bàn chân chới với của mình, nhăn mặt giận dữ.

Xe Jeep dừng ngoài đầu ngõ. Diêu Ngạn cúi gằm mặt mở cửa nhưng nó không hề nhúc nhích, cô chẳng nói chẳng rằng, nghiêng đầu nhìn ra ngoài cửa.

Tưởng Nã túm đuôi tóc của cô, anh nhoài người ôm cô: “Em giận?”. Diêu Ngạn vẫn tiếp tục im lặng, anh lại mỉm cười hôn má cô: “Xe tải mới đã đưa dượng em. Sau khi bố em xuất viện, kêu ông ấy nghỉ ngơi vài ngày rồi hãy lái xe. Thời gian này bên Lý Sơn hơi lộn xộn, tôi sẽ chiếu cố nhà em”.

Diêu Ngạn nhíu mày, bao nỗi chán ghét và căm tức trong lòng đều nén vào hai nắm tay siết chặt. Tưởng Nã bỗng đẩy mặt cô, bắt được cảm xúc chưa kịp rút khỏi mắt cô, anh quệt miệng cô, mắt anh sầm xuống: “Đừng tỏ thái độ nhất quyết sống chết. Tôi đã nói chờ tôi chán, tự nhiên sẽ vứt bỏ em”.

Anh buồn rầu mở cửa để cô đi: “Về đi!”.

Diêu Ngạn bước xuống, chạy vội vào ngõ, nháy mắt cô đã biến mất trong màn đêm. Tưởng Nã nhíu mày nhìn theo, anh buồn bực cào tóc, nhấn mạnh chân ga. Xe vút nhanh cuốn bụi và đá vụn bay mịt mù.

Diêu Ngạn bước vào nhà, cô bất giác lạnh toát người. Cô nhốt mình vào nhà vệ sinh, nhìn đôi môi đỏ tây trong gương, cô ứa nước mắt. Cô rất sợ tiếp theo không còn đơn giản là hôn môi. Cô từng nghĩ không biết tình yêu sau này của mình sẽ yên tĩnh như nước hay mãnh liệt giống lửa nhưng ngờ đâu cả hai đều không phải

Dẫu cho căm phẫn thế nào đến khi tỉnh táo lại, cô vẫn nhớ lời dặn của Tưởng Nã. Hai ngày sau, ông Diêu xuất viện. Diêu Ngạn bắt ông ở nhà nghỉ ngơi.

Ông Diêu không chịu: “Chỉ có một mình dượng con chống chọi, bố không đến giúp làm sao được”.

“Không phải không cho bố giúp nhưng bố phải nghỉ ngơi thêm một tuần”. Diêu Ngạn thấy ông không yên lòng, cô nói: “Hai ngày cuối tuần con có thể theo xe cùng dượng, dù sao con cũng biết làm việc của cô”.

Nghe Diêu Ngạn nói vậy, ông mới nhẹ lòng.

Tưởng Nã ở công ty nước giải khát bận rộn thu dọn tàn cục. Trần Lập làm bác sĩ lâu năm nhưng làm ăn lại không bằng một tên lưu manh giống Tưởng Nã. Anh ta lật tài liệu hai năm qua của công ty, hỏi Tưởng Nã: “Chúng ta không phải chỉ xuất hàng ra nước ngoài thôi à? Sao lại có hàng tiêu thụ tại Lô Xuyên và các tỉnh khác?”.

Tưởng Nã nhíu mày, rút tài liệu trên tay Trần Lập ra xem, anh nói: “Mấy cái này liên quan đến Lương Thịnh Hoa, bây giờ đã bán cho Thẩm Quan”.

Trần Lập tỏ ra đăm chiêu nói: “Thẩm Quan?”.

Tưởng Nã cười nheo mắt nhìn tòa nhà phía đông, anh nhấn mạnh: “Đúng vậy, Thẩm Quan”.

Lúc này, Thẩm Quan đang nhắm mắt nghe cấp dưới gọi điện báo cáo: “Nghe nói ở Lý Sơn bắt đầu thu tiền bảo kê. Tuần sau, chúng ta chuyển hàng, có cần chuẩn bị tiền trước không?”.

Thẩm Quan hơi hé mắt, anh ta cười mỉm: “Chuẩn bị đi, đòi bao nhiêu thì trả bấy nhiêu”. Gác máy, anh ta mới mở choàng mắt, trầm ngâm gõ bàn.

Qua giờ làm việc, Diêu Ngạn nhận được điện thoại của Tưởng Nã: “Đi ăn với tôi”. Không đợi cô trả lời, Tưởng Nã đã dập máy cái rụp.

Diêu Ngạn hít vào rồi thở ra, ôm trái tim loạn nhịp xách túi ra ngoài. Cô mới đến đầu cầu thang đã va trúng Hứa Châu Vi đang đi lên. Hứa Châu Vi ôm cô vào lòng, luôn mồm luôn miệng kêu ui da. Vài giây sau nhìn thấy người đó là Diêu Ngạn, anh ta như bị bỏng nước sôi thả ra ngay tức khắc, nở nụ cười chữa thẹn: “Ôi, chị dâu ạ? Tôi không phải cố tình, anh Nã kêu tôi tới đón chị”.

Diêu Ngạn lùi người ra sau: “Tôi có việc, để dịp khác”.

Hứa Châu Vi sải bước chắn ngang đường, anh ta vừa nói vừa cười lấy lòng: “Chị dâu, anh Nã đã có lòng đặt sẵn phòng ăn, đừng gây khó dễ cho tôi mà”.

Vài đồng nghiệp đi ngang qua hành lang, trông thấy Hứa Chầu Vi như gặp phải bệnh truyền nhiễm, họ lẩn đi xa, đến cả ánh mắt họ nhìn Diêu Ngạn cũng chất chứa sự hoài nghi. Mặt Diêu Ngạn nóng ran, cô đành theo Hứa Châu Vi đến bãi đỗ xe.

Xe Jeep đậu sẵn ngoài bãi, tài xế mở cửa giúp cô. Diêu Ngạn cảm thấy lạ lùng nhìn tài xế, lại nhìn xung quanh một vòng mới ngồi vào xe. Hứa Châu Vi đứng dựa vào thành xe, mắt anh ta không hề rời khỏi cô. Đên khi Tưởng Nã xuất hiện, anh ta cười thầm bỏ đi.

Ghế kế bên Diêu Ngạn lún xuống, Tưởng Nã vào xe ôm Diêu Ngạn hôn chụt một cái. Diêu Ngạn bị bất ngờ, cô kêu đẩy anh ra. Tưởng Nã ra hiệu cho tài xế lái xe, anh ôm Diêu Ngạn vào lòng, cất tiếng hỏi cô: “Em thích ăn gì? Tôi đã đặt chỗ ở ba nhà hàng”.

Diêu Ngạn vặn người muốn thoát khỏi vòng ôm của Tưởng Nã. Anh giả vờ muốn kéo cô lên đùi, cô sợ hết hồn không dám động đậy. Diêu Ngạn đỏ bừng mặt không dám nhìn tài xế.

Tưởng Nã độc thoại một mình, thỉnh thoảng lắm mới nghe thấy tiếng Diêu Ngạn khẽ “ừ” một tiếng đáp lời. Mỗi lần như vậy, anh rộn ràng niềm vui cắn miệng cô như khen thưởng, dọa Diêu Ngạn sợ điếng người, không dám trả lời nữa. Xe chạy đến một nhà hàng, Diêu Ngạn mới thốt ra một câu dài: “Tôi không thích nhà hàng này”.

Tưởng Nã nhướng mày lôi cô ra khỏi xe. Anh kéo cô vào phòng ăn đã đặt sẵn: “Sao vừa nãy ở trong xe không nói? Hôm nay ăn tạm ở đây, lần sau sẽ nghe theo ý em”.

Tốc độ làm việc của nhân viên nhà hàng rất nhanh, chỉ một lát sau thức ăn nóng sốt đã được mang lên. Diêu Ngạn thấp thỏm nắm đũa, ngồi nhích ra xa Tưởng Nã. Cô sợ Tưởng Nã ở trong không gian kín mít này sẽ làm gì đó với cô.

Ai biết được Tưởng Nã nói ăn đúng thật là chỉ có ăn mà thôi. Anh liên tục giơ đũa, vừa gắp thức ăn cho Diêu Ngạn, vừa tập trung lấp đầy bụng mình. Thấy Diêu Ngạn ngồi đờ ra, anh nhíu mày hỏi cô: “Đổ ăn không hợp?”.

Diêu Ngạn lắc đầu lia lịa, ăn một cách máy móc.

Sau khi ăn xong, anh đưa thẳng Diêu Ngạn về nhà, giải thích với cô: “Gần đây tôi hơi bận. Chờ tôi rảnh rỗi, tôi đưa em đi chơi”.

Diêu Ngạn chỉ mong anh cứ bận bịu mãi. Về được đến nhà, cô thấy như mình vừa sống sót sau tai nạn. Nhìn bản thân bình an vô sự trong gương, cô cảm thấy may mắn lại tránh được một kiếp. Buổi đêm, cô trằn trọc nhíu mày nghĩ cách. Đến khi ánh trăng đã buông xuống, cô mới mơ màng thiếp đi.

Hai ngày cuối tuần cô đi theo xe hàng với dượng, bà Diêu trách móc: “Không ngờ lại nhờ con làm mấy chuyện này. Họ có thể nhiều việc đến mức nào cơ chứ”.

Diêu Ngạn cười, cô nói với bà: “Con nên làm mà mẹ. Mấy ngày bố nằm viện, cô vẫn phát lương bình thường, bây giờ cũng vậy, con chỉ đi phụ hai ngày mà thôi”.

Bà Diêu đành chịu thua, sửa soạn nước uống và thức ăn cho cô.

Sau khi lên xe, Diêu Ngạn mới biết công việc mấy ngày qua đều lung tung hết cả. Dượng ghi chép sổ sách lẫn lộn, làm nhầm mục nhập và số lượng hàng hóa. Cô cúi đầu chỉnh sửa từng chỗ sai, gọi điện đối chiếu số lượng với bạn hàng. Đang định ghi tiếp mấy nét chữ cuối cùng, xe tải đột nhiên thắng gấp. Tiếng phanh xe ma sát mặt đường ken két vút qua tai, bụi bay tung tóe.

Diêu Ngạn ngước lên mới biết xe đã tới trung lộ Lý Sơn. Xe cộ trước mắt xếp thành hàng dài.

Một rào chắn và bốn cọc giao thông sọc trắng đỏ xếp trước cổng công ty vận chuyển hàng hóa. Đám đàn ông vạm vỡ cầm gậy sắt đứng cạnh vật chắn, đội nắng nói cười ha hả.

Hứa Châu Vi chỉ huy anh em thu tiền bảo kê của từng chiếc xe đi qua. Có người khom lưng nói: “Hôm qua tôi đã nộp rồi mà”. Hứa Châu Vi lật sổ ra xem, thấy biển số xe giống hệt cái đã ghi, anh ta phất tay cho qua.

Diêu Ngạn xuống xe, cô tiến lên trước nghe ngóng. Xe tải nổ máy rầm rầm tỏa hơi nóng ngùn ngụt dưới cái nắng gay gắt.

Hứa Châu Vi xoay đầu thấy Diêu Ngạn nói chuyện với một tài xế, anh ta cười nửa miệng chạy vội tới.

Tài xế nói với Diêu Ngạn: “Hai ngày liên tiếp đều thế này rồi, chắc còn kéo dài thêm vài ngày. Báo cảnh sát cũng bằng thừa, cứ bắt vào, thả ra lại tiếp tục. Quay lại càng thêm nhiều chiêu trò bắt chẹt mới!”.

Diêu Ngạn cau mày lắng nghe. Thoáng thấy Hứa Châu Vi đang đi tới, cô chán ghét xoay người bỏ đi. Hứa Châu Vi còn mấy bước nữa là đến chỗ Diêu Ngạn, thấy cô quay người bỏ đi, anh ta bực tức dừng chân. Anh ta bỏ qua mấy chiếc xe, nhắm thẳng tài xế vừa trò chuyện cùng Diêu Ngạn đòi tiền bảo kê.

Dượng thấy Diêu Ngạn quay lại, ông hỏi: “Sao rồi con? Thu tiền nữa à?”.

Diêu Ngạn gật đầu, dượng thở dài: “Xui xẻo thật. Hai ngày trước, dượng đâu có gặp người thu tiền bảo kê, không ngờ hôm nay lại đụng phải”.

Diêu Ngạn mím môi, không nói không rằng. Nghĩ ngợi một chút, cô vươn người ra ngoài cửa xe, cầm điện thoại di động lên chụp hình. Tiếng gậy sắt quét đến gần, dượng móc ví tiền ra chuẩn bị. Diêu Ngạn cau mày: “Dượng…”.

Dượng cười: “Đành phải vậy thôi con, thêm một chuyện chi bằng bớt một chuyện. Họ cũng không quá thiếu đạo đức, ít nhất vẫn bảo vệ chúng ta vận chuyển hàng ở Lý Sơn. Con đừng xen vào”.

Dượng xuống xe tải, đưa vài điếu thuốc, rút tiền ra nộp. Có hai người từng gặp ông ở bệnh viện, họ cười khách sáo, ghi lại biển số xe như thường lệ.

Buổi tối, Diêu Ngạn kiệt sức về tới nhà. Diêu Yên Cẩn ngáp ngắn ngáp dài hâm nóng thức ăn cho Diêu Ngạn rồi bơ phờ lết về phòng ngủ. Trông thấy dáng vẻ của chị, Diêu Ngạn cảm thấy buổn cười. Cô tính toán số tiền tiêu vặt còn dư của Diêu Yên Cẩn, rút một tờ tiền có mệnh giá lớn để trên tủ đầu giường chị.

Ngày hôm sau, Tưởng Nã ngủ đến khi mặt trời đứng bóng mới thức dậy. Nắng trưa chiếu vào giường, anh mở mắt ở trần đến bên cửa sổ. Trung lộ Lý Sơn bày chướng ngại vật chặn đường vài chiếc xe tải lớn.

Tưởng Nã khoanh tay đứng dựa cửa sổ, nheo mắt quan sát một chiếc xe thương mại dừng trên con đường nhỏ ở ngọn núi đối diện. Ánh sáng phản chiếu từ cửa xe không phải bình thường. Tưởng Nã lấy ống nhòm trong ngăn kéo ra nhìn, anh phát hiện rèm ở băng ghế sau vén lên phân nửa để lộ ống kính máy chụp hình.

Khóe miệng của anh trĩu xuống, anh bấm điện thoại: “Bảo mấy anh em đi thu gọn rào chắn, chú đi vòng qua bên kia tìm một chiếc xe thương mại đen”.

Hứa Châu Vi ngớ ra, anh ta cũng đưa mắt nhìn. Ý thức được điều gì đó, anh ta dập máy, sắp xếp mọi thứ đâu vào đấy. Bàn tay tài xế nộp tiền chìa ra phân nửa thì rụt lại một cách kỳ lạ. Những chiếc xe tải chờ hàng bình an rời khỏi trung lộ Lý Sơn.

Diêu Ngạn theo xe đến trung tâm vận chuyển hàng hóa đã quá trưa. Trước đống hàng hóa đặt chân máy quay có phóng viên cầm micro phỏng vấn, người đối diện xua tay từ chối. Diêu Ngạn vịn cửa thò người ra nhìn bên ngoài. Dượng dọn xong hàng hóa, ông leo lên xe lau mồ hôi: “Hình như đang hỏi công ty vận chuyển hàng hóa nhưng không ai dám nói”.

Diêu Ngạn mỉm cười nhưng không nói tiếng nào.

Tới trung lộ Lý San, phía trước thông suốt, cổng công ty vận chuyển hàng hóa mở rộng, nhìn hết sức bận rộn. Diêu Ngạn lấy đồ ăn vặt trong xe ra ăn, thoải mái ngồi điều hòa mát lạnh, cô sung sướng đến nói không nên lời.

Tất bật ngược xuôi suốt hai ngày, chớp mắt một cái đã tới thứ Hai. Diêu Ngạn phấn chấn đến phòng nghiên cứu. Bên tòa nhà phía đông thông báo trưa nay sẽ phỏng vấn, Diêu Ngạn mừng rỡ ra mặt, hai đồng nghiệp khác nhún vai: “Mấy chị không đi đâu. Dù sao ở đây cũng đã lâu, cấp trên biết cũng khó làm việc”.

Đồng nghiệp còn lại cũng hào hứng không kém Diêu Ngạn, lập tức in sơ yếu lý lịch, chuẩn bị đi phỏng vấn.

Sau khi ăn xong, Diêu Ngạn cùng đồng nghiệp đó đến tòa nhà phía đông. Người phỏng vấn là chủ nhiệm Ngô phòng nghiên cứu, ông ta đeo mắt kính gọng bạc, trông rất trí thức. Đồng nghiệp lớn hơn Diêu Ngạn hai tuổi, lý lịch tất nhiên đặc sắc, chuyên môn giỏi, ưu thế nổi trội. Diêu Ngạn cảm thấy không yên tâm.

Rời tòa nhà phía đông, đồng nghiệp nói: “Không chừng họ sẽ chọn em. Các công ty bên ngoài tuyển dụng đều thích người đã lập gia đình đã có con, hoặc chưa kết hôn chưa có con, giống như chị có gia đình nhưng chưa có con là họ chán nhất”.

Diêu Ngạn nở nụ cười: “Kết quả ra sao cũng được. Dù gì cũng chỉ là làm thêm, không cần thiết lắm” .

Chủ nhiệm Ngô đưa sơ yếu lý lịch cho Thẩm Quan, anh ta lật vài trang rồi hỏi: “Luôn học ở Nam Giang?”.

Chủ nhiệm Ngô gật đầu: “Đúng vậy, mới vừa tốt nghiệp, còn non nớt nhưng nhìn có vẻ nghe lời. Nói chuyện có chính kiến, chuyên môn cũng khá, chỉ thiếu kinh nghiệm”.

Thẩm Quan không hề quan tâm những điều này, anh ta nhíu mày suy tư, vứt sơ yếu lý lịch xuống: “Chọn cô ấy vào phòng nghiên cứu bên này”.,

Chủ nhiệm Ngô tỏ thái độ lừng chừng: “Không phải cần dùng người thạo việc bên đó sao?”.

Thẩm Quan cong môi trả lời: “Tôi cần người như vậy lúc nào?”.

Chủ nhiệm Ngô không hiểu dụng ý của Thẩm Quan. Ông ta cười ngượng, cầm sơ yếu lý lịch nghe theo lời anh ta, rồi lui ra ngoài.

Diêu Ngạn đi làm về vô tình đụng trúng ông cụ hàng xóm. Ông cụ cầm ghế trúc nhỏ định mang ra đường lán ngồi hóng gió, thấy Diêu Ngạn, ông hỏi cô: “Bé ba gọi điện cho cháu ông chưa?”.

Diêu Ngạn mỉm cười, trả lời câu hỏi của ông: “Dạ rồi. Cháu cảm ơn ông”.

Ông cụ khá đắc ý: “Lẽ ra cháu nên hỏi ông số điện thoại sớm một chút. Đường dây nóng kênh Nam Giang Sáu của cháu ông ngày nào cũng nghẽn mạch, tin tức xếp hàng dài dằng dặc đấy!”.

Đài truyền hình địa phương nghèo nàn, hiệu quả hình ánh không tốt, tỷ suất người xem vô cùng thấp. Trái lại các kênh lớn ở thành phố Nam Giang rất được hoan nghênh, nhất là kênh Nam Giang Sáu, mỗi ngày đều đưa nhiều tin tức xảy ra trong tỉnh, gần gũi với đời sống nhân dân. Tin nóng trong ngày còn có thể biến thành chuyện trà dư tửu hậu cho mọi người.

Diêu Ngạn cảm ơn ông cụ rối rít, khiến mặt mày ông cụ rạng rỡsung sướng.

Đang ăn tối, Diêu Ngạn bưng bát ra xem ti-vi. Từng tin tức lướt nhanh qua mắt cô. Đến khi phát thanh viên đọc tới bản tin quan trọng mà cô hằng mong đợi, cô mới tập trung theo dõi.

Hình ảnh quay lén dài chưa tới nửa phút. Nội dung quan trọng được cắt nối biên tập lại. Ba bốn chiếc xe chở hàng lớn dừng trước chướng ngại vật giăng trên đường, tài xế cùng mấy người trông giống côn đồ hút thuốc, mặc cả với nhau. Nhưng cuối cùng cũng không ghi được bằng chứng xác thực.

Phóng viên lia máy quay phỏng vấn vài tài xế nhưng mọi người đều viện cớ từ chối. Công ty vận chuyển hàng hóa nằm trên trung lộ Lý Sơn mở cửa làm ăn, người phụ trách cầm một đống hồ sơ đăng ký và giấy phép kinh doanh, ôn hòa lịch sự giải thích trước máy quay phim, trông dáng vẻ vô tội như người bị hãm hại. Diêu Ngạn nổi cáu, nếu trên màn hình ti-vi không phải là mấy tấm hình do chính cô chụp gửi cộng thêm việc phóng viên đưa ra các phân tích và lý lẽ rất hùng hồn thì cô thật sự nuốt không trôi cục tức này.

Bên trong công ty vận chuyển hàng hóa ở trung lộ Lý Sơn ồn ào náo nhiệt. Bài bạc cá độ đủ cả, còn có người ôm vài cô gái xinh đẹp lên tầng khóa cửa. Cửa sắt che được cảnh tượng lộn xộn nhưng không lấp nổi cơn thịnh nộ của Tưởng Nã.

Hứa Châu Vi dập máy, trình by với Tưởng Nã: “Ngày mai, công an khu vực và cảnh sát giao thông sẽ đến. Sự việc cũng không to tát lắm. Họ không ghi lại được gì, cũng không có tài xế nào dám hé răng ra khai”.

Mặt Tưởng Nã đanh lại: “Cắt hình ảnh trong bản tin vừa rồi cho anh”.

Hứa Châu Vi lập tức tuân lệnh.

Tưởng Nã mở máy vi tính, bật camera giám sát đặt ngoài đường, lục lọi tất cả hình ảnh quay lại của ba ngày trước đối chiếu từng cái. Hứa Châu Vi in tấm hình vừa cắt ra đưa Tưởng Nã. Anh ta gãi đầu nói: “Như vậy có thể tìm ra?”.

Tưởng Nã thản nhiên thốt ra một chữ: “ừ”.

Anh nói thêm: “Ba camera giám sát chúng ta lắp dọc đường có thể ghi lại tất cả. Theo anh thấy góc quay này hơi cách mặt đất, chắc chắn chụp từ trong xe tải”’.

Hứa Châu Vi kéo ghế qua ngồi, cùng xem xét với Tưởng Nã.

Thời gian chặn đường ngày đầu tiên là hai giờ chiều, bóng xe đổ về phía đông nam, Tưởng Nã nhìn một cái, lập tức loại trừ. Thời gian chặn đường ngày thứ hai là giữa trưa, cơ bản là giống ngày thứ ba. Tưởng Nã tập trung vào góc chụp, anh nhìn màn hình không chớp mắt. Anh chỉnh tới cảnh tượng quay vào ngày thứ ba. Sau mười hai giờ rưỡi trưa xuất hiện dòng xe tương tự, vài đàn em cũng đứng ở vị trí tương ứng. Về cơ bản, Tưởng Nã đã xác định được.

Dù máy quay hơi mờ nhưng khi đó xe tải ngừng lại rất lâu, tra xét tương đối dễ dàng. Tưởng Nã chỉnh tới chỉnh lui nhiều lần cũng tìm được vị trí đại khái, tạm thời xác định là chiếc xe tải thứ ba. Anh lật sổ ra hỏi: “Ghi chép theo thứ tự trước sau đúng không?”.

“Dạ vâng.” Hứa Châu Vi đột nhiên nói: “Ghi chép ở đoạn giữa hơi lộn xộn. Hôm kia, em còn gặp Diêu Ngạn, lẽ ra em định đến chào hỏi vài câu nhưng không được”.

Tưởng Nã cau mày: “Diêu Ngạn?”. Tay anh miết chặt tờ giấy: “Bắt đầu lộn xộn từ đâu. Chú nghĩ kỹ lại đi”.

Hứa Châu Vi vắt hết óc, kể lại vài vị trí đại khái. Tưởng Nã lật sổ, ngón tay chỉ vào con số nhìn quen quen, chính là biển số xe anh sai Hứa Châu Vi mua gắn vào chiếc xe tải bồi thường kia. Anh ném mạnh cuốn sổ, âm trầm nhìn tấm hình được cắt ra.

Diêu Ngạn ngủ một giấc ngon lành. Buổi sáng, cô cùng đồng nghiệp chỉnh sửa số liệu. Sau khi nhận được điện thoại của chủ nhiệm Ngô, cô vô cùng hăm hở. Đồng nghiệp chúc mừng cô: “Chị đã nói em có cơ hội mà. Bên kia cũng rất phóng khoáng, tới lúc đó em phải mời mấy chị ăn một bữa đấy nhé”.

Diêu Ngạn cười tươi: “Nhất định em sẽ mời mọi người. Địa điểm do mọi người quyết định”.

Làm bán thời gian cũng nhẹ nhàng. Tòa nhà phía đông không đủ phòng ban hành chính, rất nhiều người kiêm nhiều công việc khác nhau. Đồng nghiệp phòng nghiên cứu thường hay phàn nàn cũng vì họ vừa phải nghiên cứu sản phẩm mới, vừa phải chỉnh sửa các loại bảng biểu không liên quan tới chuyên môn.

Buổi trưa, Diêu Ngạn đến tòa nhà phía đông nhận việc. Thẩm Quan vừa vặn đi ngang qua, Diêu Ngạn lễ phép gật đầu: “Thẩm tổng!”.

Thẩm Quan gật đầu, anh ta cười, nói với Diêu Ngạn: “Bên này rất nhỏ. Tất cả nhân viên hành chính cũng chỉ hơn mười người, vất vả cho cô rồi”.

Diêu Ngạn nở nụ cười. Thẩm Quan nói tiếp: “Ở đây cũng mở được hơn một tháng rồi mà tôi chưa mời mọi người được bữa nào. Thứ Sáu này, tôi mời mọi người một bữa. Đi ăn đi hát, tất cả đểu phải đến”.

Mọi người tỏ vẻ thích thú, họ vừa trêu chọc vừa nịnh hót anh ta.

Buổi chiều hết giờ làm Diêu Ngạn chuyện trò tíu tít cùng đồng nghiệp rồi rời tòa nhà chính. Hứa Châu Vi ngồi cạnh tượng sư tử đá ngoài cổng, nhìn thấy cô xuất hiện, anh ta cười cười đứng dậy: “Anh Nã kêu em tới đón chị”.

Đồng nghiệp ngạc nhiên nhìn Diêu Ngạn. Diêu Ngạn lúng túng đáp: “Chị về trước đi ạ”.

Đồng nghiệp gật đầu, gượng cười tạm biệt Diêu Ngạn, bước vội đến chỗ lấy xe.

Thấy đồng nghiệp đã đi xa, cô vội quay gót bước sang hướng khác. Hứa Châu Vi nhanh chóng chặn lại, anh ta cười nói: “Chị dâu, chị đừng vậy mà. Chị khiến em khó xử quá!”.

Trong xe Jeep phía trước mù mịt khói thuốc. Tưởng Nã nhả khói, khoác tay lên cửa xe, tàn thuốc rơi lả tả, chất thành từng đám nhỏ. Anh nhìn cổng tòa nhà chính, vứt tàn thuốc xuống đất.

Diêu Ngạn mắt điếc tai ngơ nắm túi xách đi về trước. Hứa Châu Vi không dám đụng vào cô, anh ta chau mày ủ dột vừa giơ tay ngăn cản vừa khuyên bảo Diêu Ngạn. Trong lúc anh ta rầu rĩ, một cơn gió quét ngang làm Hứa Châu Vi loạng choạng, vừa đứng vững lại đã thấy Tưởng Nã vác Diêu Ngạn đang đấm đá la hét trên vai.


/23

THICH DOC TRUYEN

Đa số thông tin và hình ảnh trên website đều được sưu tầm từ các nguồn trên Internet. Website hay upload-er không sở hữu hay chịu trách nhiệm bất kỳ thông tin nào trên đây. Nếu làm ảnh hưởng đến cá nhân hay tổ chức nào, khi được yêu cầu, chúng tôi sẽ xem xét và gỡ bỏ ngay lập tức.

LIÊN HỆ ADMIN

[email protected]

DMCA.com Protection Status