Người trung niên đó họ Tiền tên Vượng, giống như Đường gia, cũng kinh doanh ngọc và trà, tiền nhiều thế lớn, không thua kém Đường gia bao nhiêu, có điều trong họ không nhiều đời có người từng làm quan như Đường gia , cho nên danh vọng không bằng.
Trước kia Đường Kính Chi còn hoài nghi chính kẻ này phái người tới cửa hiệu của mình gây chuyện thị phi, đuổi khách của Đường gia.
Muốn mua ngọc, trừ Đường gia thì hàng của Tiền gia là tốt nhất, chủng loại nhiều, thời gian qua cửa hiệu của Đường gia làm ăn sa sút, đoán chừng có quá nửa số khách chuyển sang mua hàng của Tiền gia rồi.
Lúc này Tiền Vượng cứ nói chuyện sau này y có làm quan hay không là có dụng ý gì?
Thăm dò mình sao?
Nếu như vẫn một mực nói sau này không làm quan, kẻ này không có kỵ nữa, coi Đường gia là hồng mềm, muốn bóp thể nào thì bóp? Nhưng nếu thay đổi chủ ý, sau này muốn làm quan, liệu có bị chúng coi là ẩn họa cần diệt trừ sớm không?
- Không phải đâu, theo bản quan thấy, nhất định Đường hiền chất du sơn nổi cảm hứng bất chợt, cho nên mới vô ý phá lời thề năm xưa thôi, con đường làm quan, hẳn là Đường hiền chất không hứng thú.
Đường Kính Chi chưa nghĩ ra phải trả lời thế nào thì Vương Mông đã xen vào trước.
Nhìn hai cái bộ mặt giả dối đó, Đường Kính Chi mắt đảo một vòng, lảng sang chủ đề khác:
- Vương đại nhân, chẩn tai là chuyện lớn, vãn bối chỉ là chuyện nhỏ, ngài xem gần như các vị gia chủ có tiếng ở Lạc Thành đều tới cả rồi, việc quyên góp, nên chăng là bắt đầu thôi chứ?
Nói thực với việc vào quan đồ tới nay thái độ của y vẫn cứ là kính nhi viễn chi, tránh được thì tránh, nếu chẳng phải bị ép tới hết cách, y không muốn bước vào cái chốn ăn thịt người không nhả xương đó.
Mặc dù tài danh của y không nhỏ, nhưng chuyện nhà mình chỉ có mình biết, y mà bước vào sĩ đồ là phá lời thề của mình, dù trong triều những người cùng bối phận với gia gia của y năm xưa vẫn còn, hơn nữa nay tới nay không ít người thành quan lớn, nhưng trở thành kẻ nói mà không giữ lời người ta tránh còn chẳng kịp chứ nói gì tới chiếu cố, cũng như y bỏ đường công danh làm thương nhân, những người đó đã dứt bỏ quan hệ với Đường gia lâu rồi, cho nên dù có mặc quan bào lên cả đời này cũng chẳng thể có được thành tựu lớn.
Vì thế y không tiếp cái đề tài này, không muốn kẻ địch biết dự tính của mình, mặc cho bọn chúng suy đoán lung tung, nói không chừng vì thế mà bọn chúng không dám làm xằng quá mức.
Có điều y không biết Vương Mông bị bên trên gây áp lực lớn, đã quyết định công khai quá chiêu với Đường gia. xem tại t_r.u.y.ệ.n.y_y
- Hiền chất nói phải lắm, hiện giờ chẩn tai mới là chuyện lớn nhất.
Vương Mông thấy Đường Kính Chi không định nói tính toán trong lòng ra, biết có hỏi cũng phí công, liền thuận tiện chuyển đề tài, hắn vén quan bào, đủng đỉnh đi ra đứng giữa đại sảnh tửu lâu.
- Kính Chi, bài thơ kia của đệ được lắm, hiện giờ đã truyền khắp từng nhà từng hộ ở Lạc Thành rồi.
Vương Mông vừa đi, một thanh niên chen tới, trên thương trường, dù là ai, có địch tất nhiên cũng có bạn.
Thanh niên này họ Giả tên Lâm, kinh doanh vải vóc, thế lực gia tộc cũng không nhỏ, mặc bộ trường bào màu lam hoa lệ, tuổi ước chừng hai mấy, dáng rất cao, hơn Đường Kính Chi hẳn một cái đầu, tướng mạo đường đường, hiện mặt đầy khâm phục.
Giả Lâm quen Đường Kính Chi qua làm ăn, khá hợp ý, cho nên kết bạn với nhau.
Kỳ thực Đường Kính Chi xuất thân người đọc sách, trải qua biến cố lớn mới gánh vác chuyện kinh doanh của gia đình, bản tính khinh thường thương nhân sặc mùi tiền, ít giao du tiếp xúc với giới thương nhân, đút lót quan quyền càng khinh không thèm làm, do đó dù y có được tiếng thiên tài kinh doanh cũng chỉ miễn cưỡng cầm cự Đường gia bề ngoài không suy bại, còn thực chất mối quan hệ lẫn ảnh hưởng đã đi xuống nhiều, phần nào là ẩn họa gây ra tình thế hôm nay của Đường gia.
Nếu Đường gia vẫn như xưa, quy tụ xung quanh quanh là một lực lượng lợi ích, Vương Mông đã chẳng dám đụng vào.
Qua đó cũng thấy thanh niên tên Già Lâm kia được Đường Kính Chi chấp nhận cũng là hiếm có.
- Chỉ một bài thơ thôi mà, có gì to tát đâu.
Đường Kính Chi gật đầu tỏ ý chào hỏi rồi tùy ý khoát tay.
Giả Lâm không vui:
- Cái gì mà nói là chỉ một bài thơ mà thôi? Đó là tuyệt tú có thể lưu truyền thiên cổ đấy! Nếu ca ca ta cũng có tài hoa như vậy, đêm nay đã vào được khuê phòng Đỗ Phiêu Phiêu trong Lưu Yên Các rồi.
Nói xong anh chàng công tử phong lưu có hạng của Lạc Thành cũng phải lộ ra vẻ mặt khao khát, đủ thấy Đỗ Phiêu Phiêu nhất định là phải rất xinh đẹp.
Lưu Yên Các là chốn phong nguyệt lớn nhất của Lạc Thành, ở Vương triều Minh Hà, mở kỹ viện không phải là phạm pháp, mà văn nhân tao khách, càng coi việc có thể qua đêm trong khuê phòng của hoa khôi nổi danh là chuyện đáng kiêu ngạo. Nghề kinh doanh thanh lâu kỹ viện được đẩy lên tầm rất cao, nhiều nơi không phải cứ có tiền là vào được mà tài tình, tướng mạo, gia thế không thể thiếu.
Hơn nữa còn phải được hoa khôi đồng ý mới xong.
Lưu Yên Các của Lạc Thành chính là một nơi như thế, đương nhiên sở dĩ có thể lập nên quy củ này chủ yếu vì ông chủ đứng sau Lưu Yên Các có thế lực khá lớn, cho dù là quan viên Lạc Thành vào đó cũng không dám sinh sự thị phi.
- Kính Chi, hay là tối nay ta mời khách, chúng ta tới Lưu Yên Các chơi tì chút?
Tỉnh lại, Giả Lâm rủ rê:
Đường Kính Chi lắc đầu, đáp nhỏ:
- Giả huynh đi một mình thôi, tiểu đệ vừa bệnh nặng mới lành đây, hơn nữa công việc bộn bề, không có thời gian cùng huynh tới đó phong lưu khoái hoạt đâu.
Trong nhà còn có cả đống thê thiếp chưa đối phó được, Đường Kính Chi làm gì có tâm tư tốn tiền tới kỹ viện tìm gái.
Giả Lâm có vẻ thất vọng, sau đó cẩn thận ngó nghiêng xung quanh, thấy không ai chú ý tới nơi này, nói nhỏ:
- Kính Chi, lần này đệ với giúp ca ca đấy, không dấu gì đệ, từ khi bài thơ kia của đệ truyền đi, Đỗ Phiêu Phiêu tuyên bố, nếu như ai có thể mời đệ tới Lưu Yên Các, cùng uống một bầu rượu với nàng, ngắm trăng một lần, nàng sẽ cho nha hoàn thiếp thân Đỗ Thi Thi bồi tiếp người đó một đêm.
Đỗ Phiêu Phiêu trừ xinh đẹp vô song, tài hoa càng truyền khắp Lạc Thành, mặc dù quen biết không ít thanh niên tài tuấn, năm nay cũng đã hai mươi, nhưng vẫn giữ được tấm thân băng thanh ngọc khiết, còn nha hoàn Đỗ Thi Thi của nàng cúng có mỹ mạo kinh người.
Đường Kính Chi nghe thế thì dở khóc dở cười, chỉ là một bài thơ thôi mà, trước tiên là Vương Mông và Tiền Vượng thăm dò, giờ lại tới Đỗ Phiêu Phiêu cuốn vào thế là quan thương kỹ đủ cả, đang định lần nữa lên tiếng từ chối đột nhiên bên tai có tiếng ho khẽ, nghe thấy tiếng này, toàn thân Giả Lâm run lên, mặt trắng bệch.
Người phát ra âm thanh kia là một trung niên mặc áo tím thẫm, tuổi trên buốn mươi, mặt mày trắng trẻo không râu, vóc người tương đương với Đường Kính Chi, là Giả Nam Sơn phụ thân của Giả Lâm.
Giả gia và Đường gia kinh doanh loại hàng khác nhau, không có va chạm về làm ăn, cho nên trước đây quan hệ giữa hai nhà không tệ.
- Tiểu chất bái kiến Giả thúc thúc.
Đường Kính Chi vội quay người lại, hành lễ với Giả Nam Sơn.
Giả Lâm không dám ho he một lời.
Giả Nam Sơn trừng mắt lên nhìn nhi tử rồi mới đưa tay đỡ Đường Kính Chi, có điều nụ cười trên mặt có vẻ không thật cho lắm:
- Kính Chi đừng khách khí như thế, hôm nay thấy sức khỏe cháu tốt hơn, ta cũng yên tâm rồi.
Nói xong lại quay sang nhi tử:
- Lâm Nhi, theo ta sang bên này, ta giới thiệu cho mấy người để con làm quen, sau này đặt tâm tư vào chuyện đàng hoàng, đừng suốt ngày từ sáng tới tối chỉ biết nghĩ tới các cô nương của Lưu Yên Các.
- Dạ.
Giả Lâm rất sợ phụ thân, cúi đầu đáp lời, thấy phụ thân quay đi mới đi qua nhét nhanh một tờ giấy vào trong tay Đường Kính Chi.
/609
|