Lấy tay tự lau đi nước mắt trên mặt, dù buồn như thế nào nó nhủ lòng không nên khóc lóc thảm thiết trước mặt người khác như vậy. Làm vậy được gì ngoài việc đổi lấy sự thương hại? Hạ Kiều My nó quyết không để ai cảm thấy bản thân đáng thương mà tội nghiệp.
Sau khi trấn tính được bản thân, nó lễ phép đáp: “Chỉ có vài trăm ngàn thôi nhưng mất điện thoại con không thể liên lạc về nhà báo bình an với mẹ để mẹ con yên tâm được.” - Nước mắt rơi xuống nó vội lấy tay gạt đi.
“Thôi không sao, con dùng đỡ điện thoại của cô này. Gọi cho mẹ mình đi, rồi từ từ qua kia đi làm kiếm tiền sắm lại chứ biết sao bây giờ. Thế có nhớ số của mẹ mình không?”
“Dạ nhớ. Con cảm ơn cô.”
Nó nhận lấy điện thoại từ cô chủ quán tốt bụng sau khi gọi mẹ mình nói mọi chuyện xong nó đưa điện thoại trả lại cô. Đồng thời lấy ra tiền trong ba lô, để ở nơi sâu nhất, cũng may là lúc nó vào đây mẹ nó đã nhắc nhở ở nơi đất chật người đông Thạch Sanh thì ít Lý Thông thì nhiều nên cất tiền ở hai nơi. Một ít mang trong người để khi cần rút ra cho tiện, phần nhiều cất ở trong ba lô đề phòng. Không ngờ ngày đầu đến đây nó đã gặp phải chuyện xui rủi như vậy.
Nó đưa trả điện thoại kèm tiền trả cho cô chủ quán nhưng cô từ chối, ngược lại còn cho thêm nó vài đồng: “Thôi được rồi, không cần đâu mất tiền như vậy rồi còn mấy đồng đâu mà trả với triên. Cô cho thêm vài trăm bọc vô đó, khi nào làm có ghé qua trả cô. Một mình nơi đất khách không có tiền thì sống thế nào được?”
“Dạ thôi con không dám nhận đâu ạ.”
“Có gì đâu mà không dám, cô thấy con còn nhỏ mà có hiếu như vậy cô thương lắm với lại đây cũng không phải là cho hẳn con khi nào làm có con qua trả lại cô. Ok không nè?” - Bà nở nụ cười thật tươi để nó không phải ái ngại.
“Dạ vậy con biết ơn cô nhiều lắm, con hứa sau này làm có chắc chắn sẽ hoàn lại số tiền này cho cô.”
Chú xe ôm ngồi nghe hai cô cháu lời qua tiếng lại nảy giờ cũng phần nào hiểu được hoàn cảnh của nó, chú nói: “Thôi chú chở đi giúp không lấy tiền bạc gì đâu. Thân con gái ở nơi đất khách một mình nhớ phải cẩn thận.”
Nó biết đây là hai người tốt bụng đã muốn giúp ai rồi thì khó mà từ chối. Hơn nữa, cô chú này nói đúng, ở đây cái gì cũng cần tiền, với số tiền ít ỏi trong người của nó sợ sẽ không sống nổi đến khi xin được việc làm, chờ được lãnh tháng lương đầu tiên. n tình của cô chú nó nguyện khác ghi vào dạ, chờ ngày báo đáp.
Chú xe ôm không những chở nó đến nơi cần đến mà còn giúp nó tìm được một nhà trọ giá bình dân, an ninh tương đối tốt. Trước khi đi còn không quên dặn dò: “Có gì khó khăn cứ gọi cho chú, giúp được chú nhất định không từ chối.”
“Vâng ạ, con cảm ơn chú nhiều lắm!”
***
Còn lại một mình, nó đóng cửa cẩn thận rồi bắt đầu lôi tất cả tài sản của mình ra kiểm kê lại một lần. Bắt đầu lên kế hoạch chi tiêu trong thời gian tới.
Đếm đi đếm lại số tiền trong túi còn không đến nổi một triệu đồng. Nó mang khuôn mặt thểu não thở dài, không biết bản thân có thể vượt qua được giai đoạn túng thiếu này không?
Vốn là người lạc quan, nó nhanh chóng vực dậy tinh thần: “Cố gắng lên! Mình nhất định làm được.”
Nghĩ rồi nó nhanh chóng bắt tay vào dọn dẹp phòng ốc và tự thưởng cho mình một giấc ngủ ngon. Thời gian qua cũng mệt đủ rồi.
Đêm đầu tiên ở nơi xứ lạ, nó không tránh khỏi cảm giác cô đơn và buồn tủi. Không có điện thoại trong tay, một mình với bốn bức tường nó lại bật khóc, nước mắt lại lăn dài trên mặt. Có một mình nó cũng chẳng buồn lau đi cứ để nước mắt thoải mái tuôn trào, rửa trôi hết muộn phiền.
Nó nhớ nhà lắm!
Nó nhớ mẹ mình giờ này thường hay gọi nó: “My coi ăn cơm trước rồi học bài ngủ sớm đi con.”
“My, con đã ngủ chưa? Đừng thức khuya quá mai không dậy đi học nổi đó nha!” - Nó nhớ mẹ lắm! Bà thường nói rất nhiều nhưng tất cả chỉ vì quan tâm lo lắng cho sức khoẻ của nó mà thôi.
Nó nhớ cậu em trai kháu khỉnh của mình, lúc nào cũng sai vặt nó một cách hết sức lịch sự: “Hai ơi, lấy giúp em cái đầu mót đi.”
“Hai ơi giải bài tập giùm em.”
“Hai ơi…”
Sau khi trấn tính được bản thân, nó lễ phép đáp: “Chỉ có vài trăm ngàn thôi nhưng mất điện thoại con không thể liên lạc về nhà báo bình an với mẹ để mẹ con yên tâm được.” - Nước mắt rơi xuống nó vội lấy tay gạt đi.
“Thôi không sao, con dùng đỡ điện thoại của cô này. Gọi cho mẹ mình đi, rồi từ từ qua kia đi làm kiếm tiền sắm lại chứ biết sao bây giờ. Thế có nhớ số của mẹ mình không?”
“Dạ nhớ. Con cảm ơn cô.”
Nó nhận lấy điện thoại từ cô chủ quán tốt bụng sau khi gọi mẹ mình nói mọi chuyện xong nó đưa điện thoại trả lại cô. Đồng thời lấy ra tiền trong ba lô, để ở nơi sâu nhất, cũng may là lúc nó vào đây mẹ nó đã nhắc nhở ở nơi đất chật người đông Thạch Sanh thì ít Lý Thông thì nhiều nên cất tiền ở hai nơi. Một ít mang trong người để khi cần rút ra cho tiện, phần nhiều cất ở trong ba lô đề phòng. Không ngờ ngày đầu đến đây nó đã gặp phải chuyện xui rủi như vậy.
Nó đưa trả điện thoại kèm tiền trả cho cô chủ quán nhưng cô từ chối, ngược lại còn cho thêm nó vài đồng: “Thôi được rồi, không cần đâu mất tiền như vậy rồi còn mấy đồng đâu mà trả với triên. Cô cho thêm vài trăm bọc vô đó, khi nào làm có ghé qua trả cô. Một mình nơi đất khách không có tiền thì sống thế nào được?”
“Dạ thôi con không dám nhận đâu ạ.”
“Có gì đâu mà không dám, cô thấy con còn nhỏ mà có hiếu như vậy cô thương lắm với lại đây cũng không phải là cho hẳn con khi nào làm có con qua trả lại cô. Ok không nè?” - Bà nở nụ cười thật tươi để nó không phải ái ngại.
“Dạ vậy con biết ơn cô nhiều lắm, con hứa sau này làm có chắc chắn sẽ hoàn lại số tiền này cho cô.”
Chú xe ôm ngồi nghe hai cô cháu lời qua tiếng lại nảy giờ cũng phần nào hiểu được hoàn cảnh của nó, chú nói: “Thôi chú chở đi giúp không lấy tiền bạc gì đâu. Thân con gái ở nơi đất khách một mình nhớ phải cẩn thận.”
Nó biết đây là hai người tốt bụng đã muốn giúp ai rồi thì khó mà từ chối. Hơn nữa, cô chú này nói đúng, ở đây cái gì cũng cần tiền, với số tiền ít ỏi trong người của nó sợ sẽ không sống nổi đến khi xin được việc làm, chờ được lãnh tháng lương đầu tiên. n tình của cô chú nó nguyện khác ghi vào dạ, chờ ngày báo đáp.
Chú xe ôm không những chở nó đến nơi cần đến mà còn giúp nó tìm được một nhà trọ giá bình dân, an ninh tương đối tốt. Trước khi đi còn không quên dặn dò: “Có gì khó khăn cứ gọi cho chú, giúp được chú nhất định không từ chối.”
“Vâng ạ, con cảm ơn chú nhiều lắm!”
***
Còn lại một mình, nó đóng cửa cẩn thận rồi bắt đầu lôi tất cả tài sản của mình ra kiểm kê lại một lần. Bắt đầu lên kế hoạch chi tiêu trong thời gian tới.
Đếm đi đếm lại số tiền trong túi còn không đến nổi một triệu đồng. Nó mang khuôn mặt thểu não thở dài, không biết bản thân có thể vượt qua được giai đoạn túng thiếu này không?
Vốn là người lạc quan, nó nhanh chóng vực dậy tinh thần: “Cố gắng lên! Mình nhất định làm được.”
Nghĩ rồi nó nhanh chóng bắt tay vào dọn dẹp phòng ốc và tự thưởng cho mình một giấc ngủ ngon. Thời gian qua cũng mệt đủ rồi.
Đêm đầu tiên ở nơi xứ lạ, nó không tránh khỏi cảm giác cô đơn và buồn tủi. Không có điện thoại trong tay, một mình với bốn bức tường nó lại bật khóc, nước mắt lại lăn dài trên mặt. Có một mình nó cũng chẳng buồn lau đi cứ để nước mắt thoải mái tuôn trào, rửa trôi hết muộn phiền.
Nó nhớ nhà lắm!
Nó nhớ mẹ mình giờ này thường hay gọi nó: “My coi ăn cơm trước rồi học bài ngủ sớm đi con.”
“My, con đã ngủ chưa? Đừng thức khuya quá mai không dậy đi học nổi đó nha!” - Nó nhớ mẹ lắm! Bà thường nói rất nhiều nhưng tất cả chỉ vì quan tâm lo lắng cho sức khoẻ của nó mà thôi.
Nó nhớ cậu em trai kháu khỉnh của mình, lúc nào cũng sai vặt nó một cách hết sức lịch sự: “Hai ơi, lấy giúp em cái đầu mót đi.”
“Hai ơi giải bài tập giùm em.”
“Hai ơi…”
/51
|