Chứng Hồn Đạo

Chương 113: Luyện Đan

/160


Tây Thổ sơn mạch.

Tây Thổ sơn mạch có diện tích rất rộng lớn, có thể nói là bao la bát ngát. Ở đây cũng có rất nhiều ngọn Phật phong, trên mỗi ngọn đó lại có một thiền viện nổi tiếng, trong đó có một thiền viện được gọi là Đại Bi thiền tự.

Lúc này ngay trước đại môn Đại Bi thiền tự ẩn mình trong những đám sương mù lượn lờ đã xuất hiện một nữ tử có thần sắc lạnh nhạt, đầu trơn bóng, chân đeo giày vải, người mặc tăng y xanh nhạt, khuôn mặt kiên nghị đi đến.

Người nữ tử này gây cho người khác cảm giác là đã siêu thoát mọi điều trong thiên hạ, nhưng dường như trong lòng vẫn còn đầy mâu thuẫn, có những điều còn chưa giải kết.

Nàng chính là Phong Vũ Nhược, cũng chính là Trì Tuệ!

Bỗng nhiên có một tiếng chuông từ trong chùa phát ra, đại môn của Đại Bi thiền tự dần dần được mở.

Mấy người tăng lữ mặc áo cà sa vẻ mặt trang nghiêm đi ra.

Thấy Phong Vũ Nhược, người nào cũng có chút sững sờ, nhưng ngay sau đó liền khôi phục lại khí chất lạnh nhạt của Phật gia.

- A di đà phật, vị này chắc là Trì Tuệ đạo hữu?

Phong Vũ Nhược chắp tay lại nói:

- Ra mắt chư vị đại sư Đại Bi thiền sư, bần tăng Trì Tuệ hữu lễ.

Sau khi dùng lễ nghi Phật gia ra mắt xong, các vị hòa thượng Đại Bi thiền tự liền dẫn Phong Vũ Nhược đi vào trong chính điện.

Trong chính điện, chủ trì Pháp Vân đại sư của Đại Bi thiền tự đang mặc áo cà sa gấm, mặt vuông tai lớn, bảo tướng trang nghiêm đã đứng ở đó từ bao giờ.

- Trì Tuệ, tại sao lại đến đây?

Đợi Phong Vũ Nhược ngồi vào bồ đoàn bên trái xong, bỗng nhiên Pháp Vân hòa thượng quát hỏi.

Phong Vũ Nhược cười nhạt một tiếng, nói:

- Phật bàn chúng sanh, chúng sanh bàn về Phật. Phật là thiên cơ, thiên cơ cũng là Phật. Trì Tuệ đến đây hôm nay là muốn luận Phật giáo với các vị đại sư?

Lúc này, một vị hòa thượng mặc tăng y màu vàng bên cạnh Pháp Vân hòa thượng mở miệng nói:

- Trì Tuệ, ngươi đã vào Phật môn được mấy năm? Học được bao nhiêu quyển kinh? Hiểu được bao nhiêu nghĩa?

Phong Vũ Nhược không đáp, hỏi ngược lại:

- Tại sao Phật độ chúng sanh? Tại sao mỗi chúng sanh đều có thể thành Phật? Tại sao từng ngọn cây cọng cỏ, từng một gốc Bồ Đề đều là một thế giới? Tại sao hạ đồ đao xuống, lấy đầu dập đất là có thể thành Phật?

Hòa thượng kia ngẩn ngơ, nói:

- Phật là Bồ Đề đại từ đại bi, chúng sanh đều có Phật tính trong người, từ bỏ tất cả là có thể thành Phật. Ba nghìn thế giới xoay tròn, Sa môn niết bàn cũng đều là thế giới cực lạc của Phật môn, bên trong đó có ẩn chứa càn khôn vũ trụ. Mỗi một hạt cát là một thế giới, cũng là một vũ trụ. Mặc dù tội nghiệt đầy người, nhưng nếu đã ngộ Phật, hóa lệ khí thành tương hòa, bỏ túi da mà kết xá lợi, dập đất là có thể thành Phật.

Phong Vũ Nhược nói:

- Người lấy đầu dập đất có thể thành Phật đã từng đọc qua kinh nào? Đã từng hiểu nghĩa nào chưa? Có hiểu được hàng vạn hàng nghìn điển tích Phật môn?

Hòa thượng kia nghe vậy thì sửng sốt, không biết trả lời sao cả.

Vốn hắn muốn lấy khuyết điểm thời gian vào Phật của Phong Vũ Nhược để châm chọc sự hiểu biết nông cạn của nàng về Phật môn, nhưng không ngờ lại bị chất vấn lại.

Pháp Vân hòa thượng mỉm cười:

- Nếu bàn về giáo lý Phật môn, vậy chúng ta hãy lấy Phật môn tam kinh mà bàn về ý Phật ở trong đó đi!

Nhìn Phong Vũ Nhược, Pháp Vân hòa thượng nói:

- Đạo hữu lấy pháp danh Trì Tuệ, chúng ta hãy lấy "Tuệ" để mà nói về Phật đi, có được không?

Phong Vũ Nhược nói:

- Thiện!

Đề nghị này của hòa thượng đã đi đúng ý định của Phong Vũ Nhược.

Phong Vũ Nhược được Làm Loạn hòa thượng độ hóa vào Phật môn mới có mấy ngày mà thôi, con đường đi chính là chứng nhận đạo quả của Đại Tuệ bồ tát, tu cũng chính là chữ "Tuệ".

Pháp Vân hòa thượng nói:

- Thỉnh xích chư sắc tượng, chúng sanh phát chư thức, như lãng chủng chủng pháp, vân hà duy nguyện thuyết!(1)

Phong Vũ Nhược suy nghĩ một chút, đáp:

- Thanh xích chư tạp sắc, ba lãng tất vô hữu; thải tập nghiệp tâm, khai ngộ chư phàm phu. Bỉ nghiệp tất vô hữu, tự tâm sở nhiếp ly; sở nhiếp vô sở nhiếp, dữ bỉ ba lãng đồng. (2)

Pháp Vân hòa thượng không ngờ rẳng Phong Vũ Nhược có thể trả lời câu hỏi thứ nhất tinh tế đến vậy, không thể nào tìm ra được sơ hở ở bên trong.

Lúc này đã đến phiên Phong Vũ Nhược hỏi, Pháp Vân hòa thượng trả lời rồi.

Phong Vũ Nhược nói:

- Phật viết: chư thức có ba loại sinh, trụ, diệt. Không thể tự đánh giá được. Chư thức có hai loại sinh, chính là chú sinh cùng tương sinh. Có hai loại trụ, chính là trụ cập cùng tương trụ. Có hai loại diệt, chính là diệt cập cùng tương diệt. Chư thức có ba tương, ba thức, xin hỏi thế nào là ba tương? Thế nào là ba pha?

Pháp Vân hòa thượng suy nghĩ thật lâu nhưng cũng không biết trả lời ra sao, khiếp sợ trước sự tinh thâm của Phong Vũ Nhược về "Tuệ". Đây đã không còn bị giới hạn trong các kinh thư Phật môn rồi, mà liên quan đến sự lĩnh ngộ sâu hay thấp về "tuệ giác", "tuệ tính", "tuệ căn".

Chư thức có ba tương ba thức, thật ra thì đâu chỉ có ba tương ba thức. Những gì chư thức bao hàm vô cùng lớn, diễn sinh ra rất nhiều!

Kết quả của cuộc luận giáo lý Phật môn ngày hôm đó ở Đại Bi thiền tự như thế nào, không có ai biết được. Nhưng Phong Vũ Nhược mang pháp danh Trì Tuệ đã thành công ở lại Đại Bi thiền tự, rồi được cho ở tại Tuệ Trúc thiện xá phía tây Đại Bi thiền tự, bắt đầu ngồi ở đó tụng Phật tham thiền. Khoảng nửa ngày sau, Trì Tuệ liền dẫn dắt các cao tăng Đại Bi thiền tự đi đến thịnh hội Thiền Đạo, do chủ trì Từ Ân thiền sư của Quảng Ân tự tổ chức.

Cùng lúc đó, sau khi triền miên suốt mấy ngày ở Ngu quốc, Lệnh Hồ cùng Nạp Lan Bạch Y lại khởi hành đi đến Vạn Thông cảng.

Bởi vì Vạn Thông cảng nằm ở vùng tây bắc sát biển, nên hành trình này rất dài, cần vượt qua hơn tám mươi vạn dặm.

Dĩ nhiên đối với phàm nhân thì tám mươi vạn dặm là một khoảng cách rất dài, có khi đi cả mười năm cũng chưa đi đến được. Nhưng đối với người tu tiên, tuy tám mươi vạn dặm cũng không ngắn, nhưng nhiều lắm chỉ cần mười ngày thôi là đã đi được.

Về phần Lệnh Hồ, tốc độ lớn nhất của cự kiếm phi hành là năm vạn dặm, nếu như hắn tăng hết tốc độ lên, sợ rằng chỉ qua một ngày đã có thể tới nơi.

Nhưng mà Lệnh Hồ và Nạp Lan Bạch Y lại không làm thế. Không nói đến việc bọn họ mới đột phá giới hạn của tình yêu, tình ý tràn đầy, suốt đường đi còn ngắm thắng cảnh, vui vẻ hòa thuận, mà vì Lệnh Hồ còn phải tìm tông sư luyện đan để luyện chế Anh Biến đan cho Nạp Lan Bạch Y. Dọc theo đường đi, hắn đã cố gắng đi một cách chậm rãi, tìm kiếm tung tích của các đại tông sư luyện đan.

Ở chỗ này, ngoại trừ Bảo Khí sơn nổi tiếng – chỗ tập trung của các đại sư luyện khí ra, thì cũng có rất nhiều nơi là chỗ ở của các đại sư luyện đan.

Theo tin đồn, tông sư luyện đan đệ nhất Hoa Nam châu chính là người của Cực Lạc cung, tên Bách Hạc Tùng, hiệu Trường Xuân cư sĩ. Ngoài ra còn có rất nhiều đại sư luyện đan khác cũng mở động phủ ở Cực Lạc sơn mạch, tiêu dao luyện đan, thỉnh thoảng họ còn thuận tiện đi lên hai chiếc thuyền thần đình song song để đi đến các châu khác tìm tài liệu luyện đan.

Khi còn cách Vạn Thông cảng khoảng ba mươi vạn dặm, Lệnh Hồ đã tìm được tin tức một vị đại sư luyện đan thông qua một chư hầu ở Tần quốc.

Theo như lời vị Hầu gia đó thì cách vương thành Tần quốc khoảng ba nghìn dặm có một ngọn núi tên là Liên Hoa phong, đây cũng là nơi đặt động phủ của Đan tu Từ Thanh Liên.

Người này thường xuyên lấy đan dược do mình luyện chế được gửi bán ở Tiên Nhai thị Tần quốc, rồi đổi lấy một ít linh thạch hoặc tài liệu. Vì đan dược của người này rất rốt, thông thường là cung không đủ cầu nên danh tiếng rất cao. Cũng nhờ thế mà Lệnh Hồ mới dò hỏi được tin tức của vị đại sư luyện đan Từ Thanh Liên này.

Rất nhanh hai người đã đi tới Liên Hoa phong, Lệnh Hồ dùng thần niệm dò xét một hồi. Một lúc sau hắn đã tìm được động phủ của Từ Thanh Liên. Rất may mắn là Từ Thanh Liên đang ở trong động phủ để luyện đan.

Lệnh Hồ khẽ mỉm cười, khu động cự kiếm phi hành từ từ bay tới động phủ của Từ Thanh Liên. Đồng thời, hắn còn cố ý tỏa khí tức của bản thân mình ra, để Từ Thanh Liên biết được là mình đã tới.

Quả nhiên, Lệnh Hồ vừa tới gần thì đã có một đạo thần niệm từ trong động phủ quét ra ngoài.

Lệnh Hồ ôm quyền, cất cao giọng nói:

- Xin hỏi có phải là Từ Thanh Liên đạo hữu đó không?

Qua sự dò xét của thần niệm, sau khi phát hiện đây là đệ tử của môn phái tu tiên xong thì Từ Thanh Liên khẽ nhíu mày. Đặc biệt khi thấy đối phương còn trẻ như thế, nhưng lại gọi mình là đạo hữu, ngay cả danh xưng tiền bối cũng không gọi thì rất là tức giận với sự cuồng vọng của đối phương.

Thật ra Lệnh Hồ đâu có chút ngạo mạn cuồng vọng nào. Tuy đứng ở trên cự kiếm, nhưng hắn đã ôm quyền thi lễ, thần sắc không có chút ngạo mạn.

Dĩ nhiên cũng không phải là hắn cố ý không gọi Từ Thanh Liên một tiếng tiền bối, nhưng thân phận của hắn bây giờ đã được coi là ngang hàng với các tu sĩ đỉnh giai, mà hắn và Từ Thanh Liên lại không có quan hệ sư môn gì cả. Gọi Từ Thanh Liên một tiếng đạo hữu đã là coi trọng lắm òồi.

Từ Thanh Liên lại hiểu nhầm rằng Lệnh Hồ và Nạp Lan Bạch Y tự cho mình là đệ tử danh môn đại phái, cho nên rất ngạo mạn cuồng vọng. Không có cảm tình gì với việc này, Từ Thanh Liên lạnh lùng nói:

- Đây là nơi Từ mỗ tĩnh tu, không thích ngoại nhân quấy rầy. Mau nhanh chóng đi chỗ khác, đừng để ta tức giận!

Lệnh Hồ nói:

- Chúng ta tới đây là muốn nhờ đạo hữu luyện chế linh đan...

- Hừ! Không cần phải nói nữa. Chỉ là một tên tiểu bối nhà ngươi mà muốn lão phu vì ngươi luyện chế linh đan, đúng là cuồng vọng. Lão phu không có hứng thú nghe bọn ngươi lảm nhảm, còn không nhanh chóng rời đi thì đừng trách lão phu vô tình!

Từ Thanh Liên lạnh lùng nói.

Lệnh Hồ không ngờ rằng Từ Thanh Liên lại là người có tính cách quái đản như thế.

Hơi hơi nhướng mày, Lệnh Hồ lạnh lùng nói:

- Ta nghe danh tiếng của đạo hữu nên mới đến nhờ luyện đan giúp. Nếu như hỗ trợ thì ta sẽ báo đáp lại, nhưng cớ sao lại đuổi khách như thế? Chẳng lẽ Lệnh Hồ ta không đáng để cho đạo hữu ra đây gặp mặt ư? Hử?

Khi nói ra chữ "hử" này, Lệnh Hồ đã cố ý dẫn động thần thông thần niệm của mình vào trong. Khi chữ này vừa phát ra thì Từ Thanh Liên có cảm giác bên tai mình có tiếng nổ ầm ầm, làm cho nguyên thần phải nhảy lên, hai mắt thất thần, thức hải giống như bị một cỗ cuồng phong đi qua tàn phá vậy!

Từ Thanh Liên hoảng sợ, vội vàng đứng dậy khỏi bồ đoàn.

Cảm nhận trong hư không tràn đầy một cỗ uy áp làm cho linh hồn mình phải hoảng sợ, rốt cuộc Từ Thanh Liên đã biết mình nhìn sai rồi. Tên thanh niên khôi vĩ đang đứng trên cự kiếm trước mắt kia không phải là đệ tử môn phái nào, mà chính là một gã tu sĩ Độ Kiếp kỳ đỉnh giai! Nhớ tới hậu quả của việc chọc giận một tên tu sĩ Độ Kiếp kỳ đỉnh giai, Từ Thanh Liên sợ đến mức hai chân muốn mềm nhũn ra.

Hắn nào dám chậm trễ, vội vàng từ trong động phủ bay ra tới trước mặt Lệnh Hồ. Vẻ mặt sợ hãi, cung kính nói:

- Xin thứ cho vãn bối Từ Thanh Liên thất lễ, không biết tiền bối thật sự đến đây. Khi nãy vãn bối đã thất lễ rồi, kính xin tiền bối tha tội.

Lệnh Hồ thấy thái độ chuyển biến hoàn toàn của Từ Thanh Liên thì không khỏi cảm thán, Tu Tiên giới vẫn là nơi phải dựa vào thực lực để nói chuyện.

Hắn cũng không khách khí, lạnh lùng nói:

- Dẫn đường đã!

Từ Thanh Liên cung kính:

- Vâng vâng, xin tha lỗi vãn bối đã thất lễ. Mời tiền bối đi theo!

Lập tức bay về phía trước, dẫn Lệnh Hồ cùng Nạp Lan Bạch Y vào động phủ của hắn.

Sau khi cung kính hầu hạ để Lệnh Hồ và Nạp Lan Bạch Y ngồi xuống, Từ Thanh Liên vừa rót trà thơm vào tách, vừa nhìn thấn sắc của Lệnh Hồ. Thấy Lệnh Hồ không nổi giận, hắn mới cẩn thận nói:

- Không biết tiền bối muốn vãn bối luyện chế đan dược gì? Xin cứ phân phó, nếu vãn bối có đủ khả năng, chắc chắn sẽ xuất thủ luyện đan.

Lệnh Hồ thản nhiên nói:

- Linh đan lục phẩm Anh Biến đan, chắc đạo hữu có thể luyện chế chứ?

Từ Thanh Liên nghe vậy khẽ cau mày lại. Nhưng thấy sắc mặt của Lệnh Hồ hơi đổi, hắn vội nói:

- Linh đan lục phẩm Anh Biến đan...vãn bối có thể luyện chế được. Chỉ có điều, Anh Biến đan cần phải có Yêu đan để làm tài liệu chủ thể, tuy vãn bối đã có những tài liệu khác, nhưng vẫn không có tài liệu chủ thể này....

--------------------------------

(1): Thế gian có rất nhiều màu sắc, đỏ xanh cũng chỉ là một chút màu mà thôi, nó có màu như thế chỉ vì muốn cho chúng sanh phân biệt ra. Nhưng tại sao nói nó giống như cuộn sóng cùng nước biển, tại sao nó chỉ là một biến tướng của Như Lai Tàng? Mong ngài nói cho chúng ta đạo lý ở trong đó.

(2) Một chút màu sắc như xanh đỏ cũng chỉ là hiện tượng tạm thời do Như Lai Tàng sinh ra mà thôi. Bọn họ hoàn toàn là những vật không có thật. Cũng như biển rộng dịu êm không có liên quan gì đến sóng cả, chỉ vì tư tưởng nhiều cộng lại với nhau nên mới có những điều đó. Cho nên Phật nói tất cả chỉ đơn giản là do tâm sinh, dùng ví dụ như vậy để cho những người phàm tục hiểu được những điều trong đó.

Hai đoạn trên thuộc quyển 1 kinh Lăng Già, phần "chứng minh sự tu hành nặng ở ý thức", các bạn vào đây xem. http://quangduc.com/kinhdien/107nhaplangia01.html

(3) Đoạn trên là cuộc đối thoại giữa thánh giả Đại Tuệ bồ tát dành cho đức Phật.

- Lúc bấy giờ, Thánh giả Ðại Tuệ Bồ tát lại bạch đức Phật rằng:

- Thưa đức Thế Tôn ! Các thức có bao nhiêu thứ sinh, trụ, diệt ?

Ðức Phật bảo Thánh giả Ðại Tuệ Bồ tát rằng :

- Này Ðại Tuệ! Các thức sinh, trụ, diệt chẳng phải điều có thể biết của người nghĩ suy! Này Ðại Tuệ! Các thức đều có hai thứ sinh, trụ, diệt. Này Ðại Tuệ! Các thức có hai thứ diệt, một là tương diệt, hai là tương tục diệt. Này Ðại Tuệ! Các thức lại có hai thứ trụ, một là tương trụ, hai là tương tục trụ. Này Ðại Tuệ! Các thức có hai thứ sinh, một là tương sinh, hai là tương tục sinh.

Này Ðại Tuệ ! Thức có ba thứ. Những gì là ba ? Một là Chuyển tướng thức, hai là nghiệp tướng thức, ba là trí tướng tức.

Này Ðại Tuệ ! Có tám thứ thức mà lược nói thì có hai thứ. Những gì là hai ? Một là Liễu Biệt thức, hai là Phân Biệt sự thức. Này Ðại Tuệ ! Như thấy các sắc tượng trong gương sáng, này Ðại Tuệ ! Liễu Biệt thức cũng như vậy thấy đủ thứ cảnh tượng. Này Ðại Tuệ ! Liễu Biệt thức, Phân Biệt sự thức, hai thứ thức đó không sai khác mà đắp đổi nhau chung làm nhân. Này Ðại Tuệ ! Liễu Biệt thức huân tập chẳng thể nghĩ bàn biến nhân. Này Ðại Tuệ! Phân Biệt Sự thức phân biệt lấy cảnh giới. Nhân từ vô thỉ đến nay, hí luận huân tập.

Này Ðại Tuệ ! A La Gia thức hư vọng phân biệt đủ thứ huân tập diệt thì các căn cũng diệt. Này Ðại Tuệ ! Ðó gọi là tương diệt. Này Ðại Tuệ ! Tương tục diệt nghĩa là nhân nối tiếp nhau diệt thì tức là tương tục diệt. Nhân diệt, duyên diệt tức là tương tục diệt.

Này Ðại tuệ ! Cái gọi là y pháp, y duyên, nói y pháp nghĩa là sự huân tập vọng tưởng hý luận từ vô thỉ; nói y duyên nghĩa là từ tâm thức thấy cảnh giới phân biệt. Này Ðại Tuệ ! Ví như cục bùn với vi trần chẳng phải khác, chẳng phải chẳng khác. Vàng với đồ trang nghiêm bằng vàng cũng lại như vậy, chẳng phải khác, chẳng phải chẳng khác. Này Ðại Tuệ ! Nếu cục bùn khác thì chẳng phải do vi trần kia tạo thành mà thật do nó tạo thành. Vậy nên chẳng khác. Nếu chẳng khác thì cục bùn và vi trần nên không sai biệt. Này Ðại Tuệ ! Như vậy Chuyển thức, A Lê Gia thức nếu tướng khác thì chẳng từ A Lê Gia thức sinh ra, nếu chẳng khác thì Chuyển thức, A Lê Gia thức cũng nên diệt mà tự tướng A Lê Gia thức chẳng diệt. Vậy nên, này Ðại Tuệ ! Tự tướng các thức diệt mà tự tướng diệt thì nghiệp tướng diệt. Nếu tự tướng diệt thì A Lê Gia thức nên diệt. Này Ðại Tuệ ! Nếu A Lê thức diệt thì đây chẳng khác hí luận đoạn kiến của ngoại đạo. Này Ðại Tuệ ! Những ngoại đạo đó nói như vầy : “Cái gọi là lìa các cảnh giới thì thức tương tục diệt mà thức tương tục diệt rồi tức là diệt các thức. Này Ðại Tuệ ! Nếu thức tương tục diệt thì từ vô thỉ đến nay các thức nên diệt.

Này Ðại Tuệ ! Các ngoại đạo nói các thức tương tục từ tác giả sinh ra. Họ chẳng nói thức nương vào mắt, hình sắc, hư không, ánh sáng hòa hợp sinh ra mà nói có tác giả.

Này Ðại Tuệ ! Tác giả của ngoại đạo là người nào ? Là bậc thắng nhân tự tại đối với vi trần.v.v.... chính là người có khả năng tạo tác (tác giả).

Lại nữa, này Ðại Tuệ ! Có bảy thứ tự tính. Những gì là bảy ? Một là Tập (gom) tính tự tính, hai là Tính tự tính, ba là Tướng tính tự tính, bốn là Ðại tính tự tính, năm là Nhân (duyên) tính tự tính, sáu là Duyên tính tự tính, bảy là Thành (nên) tính tự tính.

Lại nữa, này Ðại Tuệ ! Có bảy thứ đệ nhất nghĩa. Những gì là bảy ? Một là Tâm cảnh giới, hai là Trí cảnh giới, ba là Tuệ cảnh giới, bốn là Nhị kiến cảnh giới, năm là Quá nhị kiến cảnh giới, sáu là Quá Phật tử địa cảnh giới, bảy là Nhập Như Lai địa nội hành cảnh giới.Này Ðại Tuệ ! Ðây chính là Tính tự tính đệ nhất nghĩa tâm của các đức Phật Như Lai Ứng Chánh Biến Tri quá khứ, vị lai và hiện tại. Này Ðại Tuệ ! Nương vào Tính tự tính đệ nhất nghĩa tâm này các đức Phật Như Lai rốt ráo được ở thế gian, xuất thế gian. Từ mắt trí tuệ của chư Phật mà các pháp đồng tướng, khác tướng được kiến lập. Như sự kiến lập này thì chẳng cùng ngoại đạo tà kiến cộng đồng.

Này Ðại Tuệ ! Sao là chẳng cùng với ngoại đạo tà kiến cộng đồng ? Ðó là cảnh giới phân biệt tự tâm vọng tưởng kiến mà chẳng giác biết tự tâm tưởng kiến.

Này Ðại Tuệ ! Những phàm phu ngu si lấy cái kiến thật thể làm đệ nhất nghĩa nên nói Nhị kiến luận.

Lại nữa, này Ðại Tuệ ! Nay ông hãy lắng nghe ta sẽ vì ông giải nói ! Hư vọng phân biệt lấy làm có vật, là đoạn ba thứ khổ. Những gì là ba ? Là vô tri, ái nghiệp, nhân duyên diệt, sở kiến tự tâm như cảnh giới huyễn.

Này Ðại Tuệ ! Các Sa môn, Ba la môn nói lời như vầy : “Vốn vô thỉ sinh ra, nương vào nhân quả mà hiện”. Họ lại nói rằng : “Thật có vật trụ nương theo các duyên nên có ấm, giới, nhập, sinh, trụ, diệt. Do sinh thì diệt vậy”.

Này Ðại Tuệ ! Sa môn, Ba la môn đó nói, thể tương tục vốn từ vô thỉ có, hoặc sinh, hoặc diệt, hoặc Niết Bàn, hoặc đạo, hoặc nghiệp, hoặc đế. Phá hoại các pháp chính là đoạn diệt luận, chẳng phải là lời nói của ta. Vì sao vậy ? Vì do hiện pháp chẳng thể được, chẳng thấy căn bản vậy.

Này Ðại Tuệ ! Ví như cái bình vỡ thì chẳng được công dụng của bình.

Này Ðại Tuệ ! Ví như giống bị đốt cháy thì chẳng sinh ra mầm.v.v...

Này Ðại Tuệ ! Ấm, giới, nhập kia chính là diệt mà ấm, giới, nhập quá khứ diệt thì ấm, giới, nhập hiện tại, vị lai cũng diệt. Vì sao vậy ? Vì nhân vào tự tâm hư vọng phân biệt kiến vậy.

Này Ðại Tuệ ! Vì không có cái thể tương tục của ấm, giới, nhập kia vậy.

Này Ðại Tuệ ! Nếu vốn từ vô thỉ sinh, nương vào ba pháp sinh ra đủ thứ thức thì vì sao lông rùa chẳng sinh ? Cát chẳng sinh ra dầu ? Nghĩa quyết định lập ra của ông thì tức là tự hoại. Ông nói có không, nói sinh, nhân quả sở thành cũng hoại.

Này Ðại Tuệ ! Nếu nương vào nhân duyên ba pháp như vậy thì nên sinh ra tự tướng nhân quả của các pháp. Các tướng hữu vô quá khứ, hiện tại, vị lai, Thí dụ, A hàm, tự giác quán địa nương vào tự kiến hun đúc lòng. Nói lời như vậy, này Ðại Tuệ ! Phàm phu ngu si cũng lại như vậy, bị sự ác hại của ác kiến, ý mê của tà kiến, kẻ vô trí xưng là Nhất Thiết Trí nói.

Này Ðại Tuệ ! Nếu lại có Sa môn, Ba la môn thấy các pháp lìa khỏi tự tính như mây, vừng lửa, thành của Kiền thát bà chẳng sinh, chẳng diệt, như huyễn, ngọn lửa, trăng trong nước, như mộng... nội ngoại tâm nương theo từ đời vô thỉ đến nay mà hư vọng phân biệt, hí luận hiện ra. Lìa khỏi tự tâm hư vọng phân biệt nhân duyên có thể thấy. Lìa khỏi vọng tưởng Diệt Tận nói lời nói pháp. Lìa khỏi của cải sống của thân để giữ gìn sử dụng pháp. Lìa khỏi A Lê Gia thức chọn lấy cảnh giới tương ứng, vào cảnh giới tịch tịnh, lìa khỏi pháp sinh, trụ, diệt. Suy nghĩ, quan sát như vậy mà tự tâm lấy làm sinh.

Này Ðại Tuệ ! Bồ tát như vậy chẳng bao lâu sẽ được tâm bình đẳng Niết Bàn thế gian.

Này Ðại Tuệ ! Ông phương tiện khéo léo khai phát phương tiện quan sát cõi của tất cả chúng sinh đều như huyễn hóa, như hình tượng trong gương, không nhân duyên khởi, xa lìa nội cảnh, tự tâm thấy cảnh giới bên ngoài, thứ lớp theo vào cõi vô tướng, thứ lớp theo vào từ địa đến cảnh giới tam muội địa, tin vào sự huyễn hóa tự tâm của ba cõi. Này Ðại Tuệ ! Người tu hành như vậy sẽ được Như Huyễn tam muội, vào cảnh giới tịch tịnh của tự tâm, đến được cảnh giới bờ kia (bờ giác), lìa khỏi pháp tác giả sinh, được Kim Cương tam muội, vào thân của Như Lai, vào hóa thân của Như Lai, vào những lực thông tự tại đại từ đại bi trang nghiêm thân, vào tất cả đất nước Phật, vào tất cả niềm vui của chúng sinh, lìa khỏi cảnh giới ý thức của tâm ý, chuyển thân được diệu thân.

Này Ðại Tuệ ! Các Ðại Bồ tát tu hành như vậy thì nhất định được diệu thân Như Lai Vô Thượng.

Này Ðại Tuệ ! Bồ tát muốn chứng thân Như Lai thì xa lìa ấm, giới, nhập và pháp hòa hợp nhân duyên của tâm, xa lìa hí luận phân biệt hư vọng sinh, trụ, diệt, các pháp chỉ có tâm ! Phải như vậy tri kiến, ba cõi từ đời vô thỉ đến nay nên hư vọng phân biệt hí luận mà có, quan sát Như Lai địa tịch tịnh chẳng sinh, tiến đến hạnh Thánh của nội thân.

Này Ðại Tuệ ! Ông sẽ chẳng bao lâu được hạnh vô công dụng tự tại của tâm rốt ráo như mọi sắc theo báu Ma Ni hóa thân vào tâm vi tế của các chúng sinh. Do vào theo tâm địa nên khiến cho các chúng sinh thứ lớp vào địa. Vậy nên, này Ðại Tuệ ! Các Ðại Bồ tát cần phải giỏi biết nội pháp tự tu hành của các Bồ tát.

Để hiểu thêm về cách phân chia "chư thức", "chư sinh diệt" "chủng trụ" "chủng diệt", các bạn vào trang wed sau http://giaohoiphatgiaovietnam.vponent/content/article/38-phat-hoc/152-i-cng-kinh-lng-gia.html


/160

THICH DOC TRUYEN

Đa số thông tin và hình ảnh trên website đều được sưu tầm từ các nguồn trên Internet. Website hay upload-er không sở hữu hay chịu trách nhiệm bất kỳ thông tin nào trên đây. Nếu làm ảnh hưởng đến cá nhân hay tổ chức nào, khi được yêu cầu, chúng tôi sẽ xem xét và gỡ bỏ ngay lập tức.

LIÊN HỆ ADMIN

[email protected]

DMCA.com Protection Status