Chó Ngao Tây Tạng

Chương 8: chương 8

/13


thương tiếc: “Sao Na-rư lại chết? Sao Na-rư lại tự sát?”

Trong khoảng khắc yên lặng, Ngao Vương hổ đầu Tuyết Ngao đi đến bên Na-rư, ngửi ngửi rồi lại lặng lẽ quay ra, hoà vào đàn Ngao Tạng trong đêm tối. Trong lúc quay ra, Ngao Vương đã có 1 quyết định mà suốt đời nó không bao giờ thay đổi: “Nhất định ta phải đuổi hoặc cắn chết Cang-rư-sân-cơ. Vì con Ngao đực trẻ khoẻ ngoại lai này đã quyến rũ Na-rư. Chính nó là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cái chết của Na-rư.” Ngao Vương nghĩ lại, nó đã đối xử với Na-rư không đến nỗi tồi, và tình cảm có rất có thể sẽ phát triển thành sự thân mật ngọt ngào giữa con đực và con cái. Thái độ của Na-rư với Ngao Vương cũng ngọt ngào đượm vẻ e thẹn, chỉ là chưa phát triển đến mức cho phép Ngao Vương giao phối, vì Na-rư không thể coi nhẹ thái độ của Ngao Vương với chị của nó là Cô-rư. Trong mắt Ngao Vương vừa thích Na-rư em lại vừa thích cả Cô-rư chị, vì vậy nó còn đang lựa chọn, do dự chưa quyết định. Trong lúc chưa dứt khoát thì Na-rư em đã chết vì bảo vệ, hoặc vì không thể bảo vệ, Cang-rư-sân-cơ. Ngao đen Na-rư đã kết liễu đời mình 1 cách bi tráng. “Con Ngao đực sư đầu chết tiệt kia, ta phải làm cho bộ lông vàng óng của ngươi nhanh chóng mục rữa. Ta mà không “hỏi han” gì đến mi thì ta không xứng là Ngao Vương nữa. Tâm trạng bi ai pha chút ghen tức khiến Ngao Vương nhanh chóng nung nấu mối thù hận. Nó lẳng lặng đi về phía trước.

Nó đi về phía Cang-rư-sân-cơ, sắp thực hiện ý định của mình ngay tức khắc: đuổi nó đi hoặc cắn chết con chó ngoại lai này. Cái bóng trắng như tuyết của nó đang di động, sắp đến gần Cang-rư-sân-cơ, bỗng từ trong đàn chó lộn xộn kia xuất hiện 1 cái bóng cũng trắng như tuyết chắn ngang trước mặt Ngao Vương. Ngao Vương dừng lại, đợi đối phương tránh đường. Nó cho rằng chẳng may đối phương vô tình chắn lối nó thôi, không cần thiết phải nổi giận, chỉ cần đối phương tránh ra là được. Nhưng đối phương không có ý tránh ra. Đó chính là con sư tử trắng Ca-pao-sân-cơ.

Hành động bạo dạn không kiềm chế nổi của Ca-pao-sân-cơ đã chứng tỏ sự không tôn trọng của nó với Ngao Vương. Thái độ thách thức đó dường như đang nói: “Trong đàn Ngao Tạng sao lại có 1 kẻ phản bội vậy? Là Ngao Vương, sao có thể dung túng cho 1 kẻ mạt hạng, phản trắc sống bên cạnh mình?” Ngao Vương không có thói quen để cho kẻ khác có thái độ như vậy đối với mình. Nó gầm lên 1 tiếng với sư tử trắng Ca-pao-sân-cơ. Không ngờ Ca-pao-sân-cơ cũng gầm lại 1 tiếng. Ngao Vương ngạc nhiên, sau đó là phẫn nộ. Vốn nó đã phẫn nộ rồi, giờ như đổ thêm dầu vào lửa. Nó vồ vào kẻ cản đường. Ca-pao-sân-cơ dùng vai húc lại để thử sức mạnh của Ngao Vương. Đợi cho Ngao Vương vồ lại lần nữa, nó nhanh chóng tránh sang 1 bên.

Gì thì Ca-pao-sân-cơ cũng là 1 con Ngao đực trưởng thành. Nó thừa biết chưa đến lúc khiêu chiến với Ngao Vương. Nó cần phải nhẫn nại, phải tích luỹ thêm nhiều sức mạnh và mưu trí vào trong thân thề và đầu óc trẻ trung của nó. Phải có 1 thời gian “dùi mài kinh sử, luyện đao múa kiếm”, tìm kiếm sự ủng hộ cũng như chờ đợi thời cơ đến. Vừa lúc Mây-tô-la-mu lại bắt đầu gọi, thế là nhân cơ hội đó nó quay về với cô chủ.

Ngao Vương cảm thấy hành động của Ca-pao-sân-cơ có cái gì đó đáng ngờ. Nó vừa tức giận, vừa nghi hoặc nhìn theo cho đến lúc không thấy Ca-pao-sân-cơ nữa. Nó quay lại tìm Cang-rư-sân-cơ thì không thấy tăm hơi đâu nữa. Nó lắc lắc đầu tỏ vẻ tiếc, vừa đi vừa đánh hơi tìm kiếm rồi sủa ầm lên.

Cha tôi rất nhanh nhẹn. Trong lúc đàn chó và 7 đứa trẻ Chia-cu Tây đang chú ý vào con Ngao đen Na-rư, Ngao Vương và sư tử trắng Ca-pao-sân-cơ thì cha tôi đã nhanh tay đỡ Cang-rư-sân-cơ lên, kéo bờm nó, đưa nó vào trong tăng xá. Đợi cho Ngao Vương phản ứng lại, dẫn đầu đàn chó 1 lần nữa định xông vào tăng xá thì cửa đã bị chốt chặt rồi.

Cang-rư-sân-cơ hiểu cha tôi lại 1 lần nữa cứu mạng nó. Nó cảm động không cầm nổi nước mắt, vừa khóc u..u… vừa chà mũi vào đùi cha tôi. Lúc này cha tôi không có thời gian giao lưu tình cảm với nó. Ông từ cửa sổ nhìn ra ngoài, muốn biết Ngao đen Na-rư thế nào rồi. Chỉ thấy trước bức tường đá khắc kinh Ma-ni có mấy đứa trẻ và mấy người chăn cừu tay cầm đuốc vây kín đặc con Na-rư. Thằng Pa-ơ-chiu-chu nằm phục bên Na-rư kêu thảm thiết: “Na-rư! Na-rư!”

Mây-tô-la-mu dắt thằng bé Nua-bu mới 7 tuổi cùng 3 con chó chăn cừu men theo đường mòn xuống núi. Họ đến trước nhà vọng gác ngoài trát phân bò, nơi làm việc cùa Uỷ ban công tác Chia-cu Tây, gõ cửa gọi chủ nhiện Bạch-mã-u-chinh và Mắt Kính Lý Ni-ma, báo cho 2 người biết 7 đứa trẻ Ama Thượng đánh nhau đã thua. Người của thảo nguyên Chia-cu Tây đã bắt bọn trẻ. Ngày mai mỗi đứa bị chặt 1 tay rồi đuổi khỏi thảo nguyên Chia-cu Tây. Cô thúc giục: “Phải đi nhanh lên, chủ nhiệm Bạch. Uỷ ban công tác phải mau đứng ra can thiệp đi. Nếu không những đứa trẻ Ama Thượng mỗi người sẽ mất 1 bàn tay. Người ta không thể không có bàn tay được, chủ nhiệm Bạch.”

Bạch chủ nhiệm tán đồng: “Phải, phải, không có tay sau này lớn lên chúng làm sao có thể kiếm sống. Nhưng việc này không đơn giản chút nào. Nếu chúng ta đứng ra can thiệp, bàn tay của 7 đứa trẻ liệu có được an toàn không? Cái khiến tôi còn lo lắng hơn là 1 khi chúng ta xuất đầu lộ diện, điều đó chứng tỏ chúng ta đồng tình với 7 đứa trẻ Ama Thượng. Bọn chúng có đáng để ta đồng tình không? Đương nhiên là đáng, vì xem chúng ăn mặc rách rưới như vậy, biết ngay là con cái nhà lao động nghèo. Nhưng vấn đề là bộ lạc thảo nguyên Chia-cu Tây và các bộ lạc Ama Thượng lâu nay có mối thù truyền kiếp. Nếu chúng ta ân oán không phân minh, lập trường không vững chắc sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ sách lược cô lập các bộ lạc thảo nguyên Ama Thượng. Tôi được nghe trên phổ biến tù trưởng các bộ lạc Ama Thượng không tốt. Trước đây họ nương nhờ vào Mã Bộ Phương, biếu xén bọn phản động Quốc Dân Đảng vàng bạc, sử người đi làm sai dịch, biếu tỳ thiếp, nàng hầu, giúp trung đoàn kỵ binh của Mã Bộ Phương giết hại dân Tạng và Ngao Tạng của thảo nguyên Chia-cu Tây. Những tội ác đó không thể tha thứ. Nhiệm vụ chính của Uỷ ban công tác chúng ta là tìm hiểu dân tình, liên lạc với các tù trưởng, tranh thủ lòng dân, trụ vững tại thảo nguyên này. Giờ thì cơ bản chúng ta đã làm được điều đó rồi. Vạn nhất chỉ vì chuyện này dẫn đến các tù trưởng và dân du mục Chia-cu Tây phản ứng với ta, chẳng phải những cố gắng từ trước tới giờ đổ sông đổ biển sao?”

Mây-tô-la-mu giậm chân thình thịch: “Nhưng chúng ta cũng không thể thấy chết không cứu.” Chủ nhiệm Bạch hỏi: “Ai nói là thấy chết không cứu? Tôi nói là chúng ta phải có 1 kế sách vẹn toàn. Vừa kiên quyết ngăn chặn tình tình phát triển theo chiều hướng xấu, vừa không hành động lỗ mãng.” Mây-tô-la-mu hỏi: “Có kế sách nào vẹn toàn?” Chủ nhiệm Bạch trầm ngâm rồi nói: “Việc này để tôi xử lý vậy. Cô mau về ngủ đi, khuya lắm rồi.” Song lại bảo Lý Ni-ma: “Anh đưa cô ấy về đi, đừng để cô ấy đi lung tung nữa. Đêm hôm khuya khoắt thế này, 1 mình đi ra ngoài thật không an toàn chút nào.”

Trên đường về nhà bạt, Mây-tô-la-mu cau mày cúi đầu hậm hực, không nói câu nào. Thằng bé Nua-bu đi bộ mệt quá, nó cưỡi lên lưng con sư tử trắng Ca-pao-sân-cơ, ôm cổ con chó gục đầu ngủ gật, đi từ từ theo sau Mây-tô-la-mu. Sư tử mới San-chia-sân-cơ và sư tử chim ưng Chi-ông-pao-sân-cơ vừa đi vừa cảnh giác nhìn quanh, thỉnh thoảng sủa vang 1 tiếng.

Lý Ni-ma thấy ai nấy đều im lặng không nhịn được lên tiếng: “Em sau này đừng thế nữa.” Mây-tô-la-mu vùng vằng nói: “Đừng thế là đừng thế nào?” Lý Ni-ma nói: “Đừng chạy lung tung nữa. Em đừng bận tâm quá nhiều. Em là bác sĩ, chỉ cần khám bệnh tốt là được.” Mây-tô-la-mu nói: “Đấy là phận sự của tôi. 1 bác sĩ không thể nhìn người khác bị hành hình thành tàn phế mà không quan tâm!” lý Ni-ma nói: “Em có cách gì nào? Mâu thuẫn giữa thảo nguyên Chia-cu Tây và thảo nguyên Ama Thượng là do sử sách để lại. Mâu thuẫn đó rất sâu, sâu lắm, sâu đến nỗi không còn biết là ai đúng ai sai nữa. Anh bảo em chiến tranh giữa các bộ lạc là hình thái cơ bản nhất trong đời sống thảo nguyên. Lịch sử thảo nguyên là lịch sử của cuộc chiến tranh giữa các bộ lạc. Không cón những cuộc chiến đó thì không có các bộ lạc, cũng không có cả thảo nguyên. Chặt tay, chặt chân, cắt tai, cắt mũi, thậm chí lột da, chặt đầu, những việc như vậy nhiều lắm. Ngày xưa người ta không coi những việc đó là gì cả.” Mây-tô-la-mu nói: “Nhưng ngày nay không phải ngày xưa! Ngày xưa tôi chưa đến thảo nguyên, bây giờ tôi đến rồi!” Lý Ni-ma ngạc nhiên nhìn cô: “Mọi người gọi em là Mây-tô-la-mu, nàng tiên đẹp như đoá hoa, em thật sự nghĩ em là nữ thần giáng thế sao?” Mây-tô-la-mu nói: “Anh đừng nói mỉa. Anh về đi, tôi không cần anh đưa!” Lý Ni-ma thấy còn cách nhà bạt của già Ni-ma không xa, đành dừng lại nhìn cô về đến mới quay về.

Mây-tô-la-mu bước nhanh đến cửa nhà bạt già Ni-ma. Cô bế thằng bé Nua-bu đã ngủ say trên lưng con sư tử trắng Ca-pao-sân-cơ xuống, vừa định chui vào nhà bạt thì nghe thấy tiếng bước chân thình thịch của ai đến gần: “Đã về rồi à? Tôi đến chùa tìm các người, họ nói là đã về cả rồi.” Đó là Pan-chi-ô, con trai già Ni-ma. 3 con chó chăn cừu tranh nhau mừng chủ.

Pan-chi-ô vào trong nhà bạt lấy trong 1 chiếc túi da ít thịt sấy khô đổ vào cái chậu gỗ rồi nói với 3 con chó chăn cừu: “Ăn đi, ăn đi, gần nửa đêm rồi. Ăn mau rồi đi ngủ ngay. Trời sáng còn phải đi theo đàn cừu.” La-trân vợ Pan-chi-ô nghe có tiếng động vội chui từ trong chăn ra, đi nấu trà pha sữa và cơm bốc cho Mây-tô-la-mu và Nua-bu ăn. Mây-tô-la-mu đặt thằng bé Nua-bu nằm trên thảm kề bên mình rồi nói với La-trân: “Thôi, chị đừng bận tâm vào bếp nữa, ngủ đi. Ngay mai chị còn phải dậy sớm nấu bữa sáng.” La-trân không nghe lời Mây-tô-la-mu. Chị chỉ nghe lời chồng thôi. Chồng chị đã dặn là: “Bao giờ Mây-tô-la-mu về, em hãy bưng bát trà sữa và cơm nóng bốc khói đến cho cô ấy.”

3 con chó chăn cừu ngấu nghiến chén sạch bát thịt khô rồi nằm ở trước cửa nhà bạt ngủ ngon lành. Chúng tinh khôn biết rõ hơn cả người, phải giữ sức khoẻ dồi dào, tinh thần minh mẫn, vì trời sáng chúng phải theo đàn gia súc đến thảo nguyên đầy thú dữ rình rập. Lúc đó dù có muốn ngủ gật cũng không được.

Cạnh bức tường đá khắc kinh Ma-ni sáng như gương có tiếng khóc thảm thiết của Pa-ơ-chiu-chu. Tiếng khóc báo cho mọi người biết Ngao đen Na-rư chết rồi. Nó nằm bất động dưới đất, đầu đập vào tường thủng 1 lỗ, sống mũi bị gãy, vết thương mắt trái vốn đã kín miệng nay lại nứt ra, máu chảy thành vũng dưới đất. Ai nhìn thấy cảnh tượng này đều không khỏi mủi lòng xót xa. 1 người chăn cừu sau khi nhìn thấy nó thương xót, quay lại quát Pa-ơ-chiu-chu: “Khóc! Khóc cái gì! Mày muốn hại con Na-rư à? Mày khóc, linh hồn của Na-rư sẽ bị giữ lại trong tiếng khóc của mày, không bay được đến phương xa để đầu thai đâu.”

Pa-ơ-chiu-chu im bặt. Nó ngây người ra 1 lúc. Nghe thấy sau lưng có tiếng động, nó quay đầu lại, thấy những người chăn cừu, 6 đứa bạn cùng nó vất vả đến gần nửa đêm đang cùng chó lãnh địa và chó nhà chùa lục đục rời khỏi. Nó biết mọi người làm như vậy là đúng. Nó cũng phải theo họ rời khỏi nơi đây. Nơi này cần sự yên tĩnh, cần phải xua tan hồn người sống và chó sống để linh hồn của Ngao đen Na-rư nhanh chóng thoái khỏi những vấn vương trần thế, bay lên trời trong tiếng tụng kinh và làn khói của quê hương. Linh hồn nó sẽ bay trong khói lan toả trong nhà chùa, trong đen dầu heo hắt trong Đại Kinh Đường, trong lửa tháp Điện Thần Hộ Pháp thấu đêm không tắt, trong tiếng tụng kinh niệm phật không ngừng của vị lạt ma gác đêm, tiếng chuông thánh thót như tiếng suối róc rách trong thung lũng sâu không bóng người. Gió thổi khiến cột đá khắc kinh và bánh xe pháp luân va vào nhau phát ra âm thanh “ông ông…” Những lá cờ phướng theo gió lặng lẽ lay động. Dường như những dòng kinh văn trên bức tường khắc kinh Ma-ni xếp thành hàng ngũ vô tận tiến về thiên đường, đến tai chư phật.

Trong bóng tối của bức tường khắc kinh Ma-ni, Ngao đen Na-rư nằm yên lặng tại đó. Nó đã chết. Không thấy ai đi gọi Tạng y Tô-y-thê đến cấp cứu chứng tỏ nó đã chết thật rồi. Nhưng cha tôi lại nghĩ rằng nó còn sống. Cha tôi không biết phong tục tập quán của người thảo nguyên. Ông cho rằng mọi người không khiên xác nó ra ngoài đào hố chôn hoặc đem lên núi cho chim ưng rỉa chứng tỏ nó chưa chết. Ông nghĩ bụng: “Những người này thật chẳng ra sao. Con chó bị thương nặng như vậy, sao bảo đi là đi thật. Đặc biệt là thằng bé ở trần Pa-ơ-chiu-chu. Chỉ biết lợi dụng Na-rư đi đánh nhau, chỉ biết kêu: “Na-rư xông lên, Na-rư xông lên!” rồi “Ao-tô-chi, Ao-tô-chi!”. Bây giờ Na-rư ngã xuống thì bỏ mặc, coi như nó chết rồi. Như 1 gã tướng quân tán tận lương tâm, coi những chiến sỹ không còn chiến đấu được là những người đã chết. Tại sao Ngao đen Na-rư bị thương? Chẳng phải do nó bị bức ép sao?” Cha tôi mở cửa, khe khẽ đến gần Na-rư rồi ngồi xuống xem xét kỹ nó.

Cha tôi chẳng nhìn thấy gì vì đêm tối như mực, lông con ngao cũng đen, vệt máu cũng đen nốt. Nhưng từ sâu thẳm cha tôi nhìn thấy Ngao đen Na-rư bị thương nặng lắm, phải cấp cứu ngay. Còn cấp cứu thế nào? Cha tôi không phải bác sĩ, ông không có thuốc, cũng không hiểu biết y thuật. Ông chỉ biết hà hơi và mồm bệnh nhân để cấp cứu. Ông nằm xẹp xuống đất, hít 1 hợi thật sâu, dùng miệng mình hà hơi vào mõm con Na-rư. Không biết làm vậy có hiệu quả không, nhưng trong bụng ông nghĩ sẽ có hiệu quả, Na-rư sẽ khá lên. Ông làm như vậy gần 20’ rồi quay về tăng xá, cầm đèn dầu ra. Ông muốn soi xem vết thương mới của Na-rư ở đâu, còn chảy máu không. Nếu vẫn chảy máu thì cần phải cầm máu, rồi đi gọi Tạng y Tô-y-thê.

Cha tôi đặt đèn dầu xuống đất, thấy cơ man nào là máu. Thực ra máu đã cầm, nhưng dưới ánh đèn dầu leo lắt, ông thấy như máu vẫn chảy. Cha tôi thốt lên: “Trời ơi, máu chảy như suối thế này!” Ông vội vàng băng bó cho nó. Không có băng vải, cha tôi xé áo ra, xé vạt trước và 1 ông tay ra băng bó cẩn thận cho Na-rư.

Băng bó xong, cha tôi ngây người ta ngồi trên đất nghĩ miên man: “Ngao đen Na-rư thật là con chó tuyệt vời. Pa-ơ-chiu-chu bảo nó cắn chết Cang-rư-sân-cơ, nó dứt khoát không cắn. Nó nói: “Bao ta cắn chết thì ta chết cho mà xem!” Thế là nó anh dũng đập đầu vào tường khắc kinh Ma-ni. Tường khắc kinh Ma-ni là tường gì? Là tường cầu phúc cầu an. Dù cứng đến đâu cũng là mềm. Vậy dù Na-rư có dập đầu vào tường cũng không thể chết được. Tạng Cha-xi nói Ngao tạng có 7 mạng, nghĩa là phải chết 7 lần mới chết thật. Bây giờ nó chết mấy lần rồi nhỉ? Nhiều nhất là 2 lần. Nó không chết đâu, chỉ đập đầu bị thương thôi. Bị thương có gì mà sợ. Người và chó đều ăn gì bổ nấy. Nó bị thương ở đầu, ngày mai nhờ Tạng Cha-xi xin 1 cái thủ dê hoặc bò ăn rồi nó sẽ chóng lành lại. Hơn nữa trong chùa còn có Tạng y Tô-y-thê. Tô-y-thê có thể sánh với Hoa Đà nổi tiếng của người Hán, cả 2 đều xứng danh “Diệu thủ hồi xuân” (cứu người sống lại).

Trong khi cha tôi đang nghĩ lung tung, trong bóng đêm có 1 đôi mắt đang dõi theo ông. Đó là lạt ma già Tuân-ca, chuyên vứt thức ăn cho chó lãnh địa. Kỳ thực vị lạt ma đã có mặt từ lâu. Ông trốn sau bức tường khắc kinh Ma-ni thương xót nhìn trộm con Ngao đen Na-rư hồn sắp lìa khỏi xác. Nhưng Tuân-ca không thấy hồn con Na-rư bay lên trời, chỉ thầy hành động của cha tôi. Vị lạt ma già cảm động đến nỗi nước mắt giàn giụa. Song ông lại cảm thấy cha tôi xuất hiện vào lúc này thật không thích hợp chút nào. Tuân-ca không đừng được, ông đi ra từ sau bức tường, vừa lấy tay ra hiệu vừa nói khẽ với cha tôi điều gì đó, ý là: “Hán Cha-xi, hãy mau rời khỏi đây đi. Linh hồn muốn bay lên trời cần phải được yên tĩnh. Đừng hà hơi tiếp sức nữa, làm như vậy Hán Cha-xi sẽ hít vào linh hồn của Na-rư, kiếp sau anh sẽ làm 1 con Ngao đen.” Cha tôi không hiểu hết câu nói của vị lạt ma già. Nếu hiểu được, theo tính cách của cha tôi, ông ắt sẽ trả lời: “Làm con Ngao đen có gì không tốt? Nó dũng cảm thiện chiến, coi cái chết nhẹ tựa lông hồng. Nó trung thành, đáng tin cậy, coi tình nghĩa nặng tựa Thái Sơn. Nó là nghĩa sĩ trong loài chó, là đấng quân tử trong giới động vật.” Đáng tiếc là cha tôi không hiểu hết, chỉ đoán được rằng Tuân-ca muốn cha tôi mau rời khỏi đây.

Cha tôi đứng lên nói: “Được, tôi đi ngay. Hãy giúp tôi khiên con Na-rư vào trong tăng xá. Nằm đây sương đêm sẽ làm ướt vết thương của nó.” Ông vừa nói vừa ôm đầu con Ngao đen Na-rư. Vị lạt ma già Tuân-ca bỗng rú lên 1 tiếng kinh ngạc, giữ chặt lấy tay cha tôi. Cha tôi rất ngạc nhiên, chưa hiểu ý của Tuân-ca thì vị lạt ma già lại rú thêm 1 tiếng kinh ngạc hơn nữa, vì Tuân-ca bỗng nghe thấy tiếng rên khe khẽ của Na-rư.

Ngao đen Na-rư rên khẽ lắm, khẽ đến nỗi như không khí đang lưu động. Nhưng vị lạt ma già đã nhạy bén nắm bắt được. Ông vui mừng ngạc nhiên khôn xiết: “Ôi, con Na-rư sống lại rồi! Nó sống lại rồi!” Vừa dứt lời, vị lạt ma già quỳ xuống trước mặt cha tôi, lạy như tế sao. “Chi-ô-a, Hán Cha-xi, chi-ô-a Hán Cha-xi.” Tiếng Tạng nghĩa là nói Hán Cha-xi là vị phật sống. Theo vị lạt ma già này, Ngao đen Na-rư đã chết rồi, cha tôi đã cứu sống nó trở lại. Mấy hôm trước cha tôi đã cứu sống Cang-rư-sân-cơ mà kiếp trước là sư tử núi tuyết A-ni-ma-chinh. Hôm nay ông lại cứu sống Ngao đen Na-rư. Nếu không phải là phật chuyển thế, làm sao có thể làm ra kỳ tích cứu những sinh mạng đã chết sống lại.

Nhưng cha tôi không biết những ý nghĩ của vị lạt ma già. Ông nhìn xung quanh rồi hỏi: “Lạt ma lạy ai thế ạ?” Hỏi xong cha tôi vội đến quỳ cùng hướng với Tuân-ca, cũng lạy như tế sao. Cha tôi cho rằng trong đêm tối mịt mù kia chắc vị lạt ma đã nhìn thấy thần linh hoặc ma quỷ nào đó, vì vậy mới căng thẳng và tôn kính như vậy. Nhưng Tuân-ca lại quay gối lại kính lạy cha tôi 1 lạy. Lúc này cha tôi mới vỡ lẽ, vội kéo vị lạt ma già đứng dậy hỏi: “Sao? Sao? Tôi làm sao?”

Lúc trời gần sáng, cha tôi và vị lạt ma già Tuân-ca khiên con Ngao đen Na-rư vào trong tăng xá. Cha tôi ngồi xổm bên cạnh Na-rư và nói với Tuân-ca: “Già mau đi mời Tạng y Tô-y-thê đến ngay.” Tuân-ca nghe trong câu tiếng Hán cha tôi nhắc đến Tô-y-thê liền hiểu ngay, vội quay đi.

Từ nãy tới giờ Cang-rư-sân-cơ vẫn chăm chú nhìn cha tôi. Nó đi đến dùng răng kéo áo cha tôi, rồi đi đến cửa. Thấy cha tôi không có ý đi theo, nó lại quay lại kéo tóc cha tôi. Cha tôi bị nó kéo đau kêu lên: “Sao mày cắn tao?” Cang-rư-sân-cơ lại vẫy đuôi đi về phía cửa. Lần này cha tôi đã hiểu nó muốn gì. Cha tôi rầu rĩ nói: “Ta hiểu rồi, ta hiểu Cang-rư-sân-cơ muốn gì rồi. Muốn đi tìm 7 đứa trẻ Ama Thượng, ngăn người Chia-cu Tây chặt bàn tay của chúng phải không? Nhưng chúng ta tìm họ ở đâu đây? Cứ cho rằng tìm thấy họ rồi thì làm gì được nào? Người Chia-cu Tây có chịu nghe chúng ta không?” Cha tôi vừa nói dứt lời, bỗng ông ý thức được rằng tìm được 7 đứa trẻ không khó, vì đã có Cang-rư-sân-cơ. Ngăn người Chia-cu Tây chặt bàn tay của 7 đứa trẻ cũng chưa chắc đã không có hy vọng. Cùng lắm thì thí mạng mình và mạng Cang-rư-sân-cơ vào, chẳng lẽ người Chia-cu Tây lại không động lòng? Nghĩ vậy, cha tôi vụt đứng dậy.

Cha tôi là 1 người bản lĩnh như vậy. Đôi lúc ông có những ý nghĩ táo bạo. Hễ nghĩ là làm ngay tức khắc, bất luận những hành động đó mạo hiểm đến đâu. Cha tôi tuyệt nhiên không có cảm giác nặng nề do dự, nhìn trước ngó sau. Ông luôn tiến về phía trước. Cũng như con Ngao Cang-rư-sân-cơ khi xung phong ra trận, không mảy may nghĩ đến gặp nguy hiểm bỏ cuộc, gặp nạn giữ thân. Sau này cha tôi nói: “Cha kiếp trước chắc chắn là 1 con Ngao Tạng. Nếu không sao lại yêu thích chó, đặc biệt là Ngao Tạng như vậy? Chó làm gì cha cũng muốn làm theo. Cha và chó đều thích nhau. Cha cảm thấy chó có nhân tính, chó cảm thấy cha có khuyển tính. Rốt cuộc là khuyển tính tốt hay nhân tính tốt? Cha thấy cả 2 đều tốt như nhau.”

Sau khi gửi gắm con Na-rư cho Tạng y Tô-y-thê và vị lạt ma già Tuân-ca vừa chạy đến, cha tôi và Cang-rư-sân-cơ cùng nhau xuất phát. Vết thương của Cang-rư-sân-cơ chưa lành hẳn, nó chỉ có thể đi chầm chậm. Cả 2 xuyên qua mười mấy cái ngõ hẹp, vòng chỗ này, ngoặt chỗ kia, đến tận gần sáng mới đến được điện Minh Vương Cha-chang của phát Mật Tông, toạ lạc tại nơi cao nhất của chùa Chia-cu Tây.

Phương xa ở núi Tuyết trời bắt đầu hửng sáng. Núi Tuyết đón nhận tia sáng bình minh sớm nhất, cùng với ánh sáng băng tuyết tinh khiết của mình, đem đến trái đất ánh bình minh đầu tiên. Cha tôi và Cang-rư-sân-cơ dừng chân, ngẩng đầu nhìn núi Tuyết dần sáng lên long lanh như pha lê, cùng hít thở thật sâu hơi thở của núi Tuyết toả ra mát lạnh trong mùa hè thảo nguyên xanh biếc. Cả 2 lại tiếp tục đi. Cang-rư-sân-cơ dẫn cha tôi đến dốc núi sau điện Minh Vương, nơi đó có thể nhìn thấy động Giáng Diêm Vương.

Trước động, cạnh vách núi cheo leo trên 1 khoảng đất bằng phẳng có mười mấy người đang lố nhố đứng đó. Cha tôi và Cang-rư-sân-cơ nhận ra trong số đó có vị lạt ma gậy sắt Tạng Cha-xi đang giữ cửa động và đang nói gì đó với ai đấy. Bầu không khí nơi đó xem ra có cái gì đó không tốt lành lắm. Cang-rư-sân-cơ cảm nhận được, nó khe khẽ sủa 1 cách mệt nhọc. Cha tôi vội đi thật nhanh trước Cang-rư-sân-cơ. Tạng Cha-xi thấy cha tôi liền hỏi bằng tiếng Hán: “Hán Cha-xi, anh đến đây làm gì?” Cha tôi trả lời: “Anh không cần phải hỏi tôi, hãy xem đi, sau tôi là sư tử núi tuyết Cang-rư-sân-cơ, anh đủ biết chúng tôi đến làm gì rồi.”

Cang-rư-sâ n-cơ dừng chân trước 1 lối rẽ, khứu giác cực nhạy của nó mách bảo rằng chủ của nó, 7 đứa trẻ Ama Thượng tuy đã đến đây, nhưng giờ không có mặt ở đây nữa. Nhưng cha tôi không biết. Ông đến khoảng đất bằng phẳng nói: “Anh đưa 7 đứa trẻ đi đâu rồi?” Vừa nói dứt lời cha tôi định đẩy cửa động Giáng Diêm Vương. Tạng Cha-xi lấy gậy sắt chắn ngang cửa động: “Trừ Tôn Giáng diêm ma và chúa địa ngục Hộ Pháp Tôn Thất Bát, đại ngũ sắc Man-thu-lô và vị lạt ma canh giữ động ra, không ai được phép vào đó. Người mà Hán Cha-xi muốn tìm không có ở đây.” 1 người trung niên đầu đội mũ len cao cổ, người cuốn áo bào Tạng bằng da hoẵng, cổ đeo 1 chuỗi hạt mã não màu đỏ nói với cha tôi bằng tiếng Hán: “À, anh là Hán Cha-xi? Nghe nói anh đã cứu mạng sư tử núi tuyết. Dân trên thảo nguyên đều truyền tụng anh là Hán Bồ Tát đến từ phương xa, đến mưu cầu hạnh phúc cho thảo nguyên Chia-cu Tây chúng tôi.”

Cha tôi vẻ thăm dò chăm chú nhìn người trung niên: “Xin hỏi ngài là ai?” Người trung niên trả lời: “Tôi là quản gia của tù trưởng Suô-lang-uang-tuôi, tù trưởng bộ lạc sông Dã-la. Tên tôi là Chi-mây. Lão gia chúng tôi nói rồi, trong số những người bị kẻ thù Ama Thượng giết chết và làm bị thương nhiều nhất là người của bộ lạc sông Dã-la, cho nên chặt bàn tay của kẻ thù phải để bộ lạc chúng tôi làm. Vừa rồi tôi đã đến Điện thần Hộ Pháp thỉnh ý của Thiên Mẫu Cát Tường. Ngài đã rắc sự chấp thuận của ngài lên trời, rắc thành những tiếng chuông kim cương trong trẻo thành thót. Nhưng lạt ma gậy sắt không tin lời tôi. Ông bảo tiếng chuông kim cương trên trời là sự cầu phúc của Thiên Mẫu ban cho tất cả mọi người. Ông ấy dứt khoát không cho tôi đem 7 đứa trẻ Ama Thượng đi.”

Cha tôi nói: “Thôi, mọi người khoan hãy tranh giành nhau, phải tìm 7 đứa trẻ Ama Thượng trước. Hiện chúng ở đâu?” Quản gia Chi-mây nói: “Lạt ma gậy sắt đã giấu chúng đi rồi.” Lạt ma gậy sắt Tạng Cha-xi nói: “Trời đã sáng, mặt trời sắp chiếu vào chùa. Trên núi cũng sẽ tràn đầy ánh sáng, không có bóng u ám giành cho tội ác. 7 đứa trẻ Ama Thượng không phải 7 con kiến nhỏ bé, tôi giấu chúng đi đâu được? Kẻ thù Ama Thượng chắc đã bị ai cướp đi rồi. Lúc này chắc chúng đã bị chặt tay đuổi về Ama Thượng rồi.”

Quản gia Chi-mây không khách sáo nói thẳng: “Tôi không tin! Ai cướp được người trong tay lạt ma gậy sắt chứ? Tốt hơn ông nên tránh ra để chúng tôi vào động Giáng Diêm Vương tìm xem sao.”

Tạng Cha-xi thở dài, thu gậy sắt vào, tránh sang 1 bên. Quản gia Chi-mây hướng vào cửa động nằm thẳng, úp người xuống đất lạy 1 lạy dài bằng cả thân mình rồi đứng lên đẩy cửa đi vào động. Cha tôi vội bắt chước Chi-mây, cũng lạy 1 lạy rồi đứng dậy định đi vào. Tạng Cha-xi vội kéo cha tôi lại nói nhỏ: “Sao Bạch chủ nhiệm Bạch-mã-u-chinh của uỷ ban công tác Chia-cu Tây không thấy đến? Chỉ có lời của uỷ ban công tác mới có trọng lượng lọt được vào tai tù trưởng.” Cha tôi nói: “Chủ nhiệm không đến thì tôi đã đến. Tôi đến để ngăn các anh chặt tay bọn trẻ.”

Chó Ngao Tây Tạng - Phần 7 Tạng Cha-xi lắc đầu, nhìn con Cang-rư-sân-cơ đang vừa đi vừa dừng lại trên con đường mòn về hướng thảo nguyên dưới chân động Giáng Diêm Vương. Vị lạt ma thần sắc u sầu nói với cha tôi: “Anh đi đi, Hán Cha-xi, hãy theo chân sư tử núi tuyết, anh sẽ tìm thấy 7 đứa trẻ Ama Thượng.” Cha tôi hỏi lại: “Bọn trẻ đi thật rồi?” Tạng Cha-xi im lặng không nói gì.

Đầu tiên 7 đứa trẻ Ama Thượng bị lạt ma gậy sắt Tạng Cha-xi và mấy người chăn cừu đem về nhốt trong động Giáng Diêm Vương. Những người chăn cừu là đại diện của mấy bộ lạc. Mấy bộ lạc này đều muốn họ được thực hiện hình phạt chặt tay bọn trẻ, vì hầu như tất cả các bộ lạc đều có người chết do tay người Ama Thượng. Lạt ma gậy sắt Tạng Cha-xi nói với họ: “7 kẻ thù Ama Thượng này bị bắt tại chùa Chia-cu Tây, theo quy định ta có quyền phán quyết sẽ trao chúng cho bộ lạc nào. Nhưng hiển nhiên quyết định của ta sẽ dẫn đến tranh chấp giữa các bộ lạc. Vì vậy quyền phán quyết đó ta sẽ để ngài hộ pháp uy nghiêm của thảo nguyên quyết định. Bây giờ các người hãy về đi, về xin tù trưởng hoặc quản gia của các người đến điện thần hộ pháp thắp hương cầu xin Thiên Mẫu Cát Tường. Ngài cho phép bộ lạc nào làm tiên phong thực hiện sự phục thù này thì bộ lạc đó mới được mang người đi.”

Những người chăn cừu nghe rồi quay về rất nhanh. Mấy phút sau, lạt ma gậy sắt Tạng Cha-xi mở cửa động, căng thẳng thúc giục bọn trẻ: “Chạy nhanh đi! Chúng mày chạy nhanh đi cho tao! Mau trở về thảo nguyên Ama Thượng chết tiệt của chúng mày. Đừng bao giờ bén mảng đến thảo nguyên Chia-cu Tây nữa.” 7 đứa trẻ Ama Thượng chạy ùa ra khỏi động.

Nhưng bây giờ Tạng Cha-xi lại thấy hối hận, hối hận vì mình đã thả 7 kẻ thù Ama Thượng. Tạng Cha-xi biết tù trưởng các bộ lạc thảo nguyên Chia-cu Tây sẽ không tha thứ cho hành động phản bội của ông. Vì 1 trong những kỷ luật sắt của thảo nguyên là trừng phạt kẻ thù và kẻ phản bội. Ông là người chấp pháp của thảo nguyên, thả kẻ thù đi nghĩa là chấp pháp lại phạm pháp. Nếu uỷ ban công

/13

THICH DOC TRUYEN

Đa số thông tin và hình ảnh trên website đều được sưu tầm từ các nguồn trên Internet. Website hay upload-er không sở hữu hay chịu trách nhiệm bất kỳ thông tin nào trên đây. Nếu làm ảnh hưởng đến cá nhân hay tổ chức nào, khi được yêu cầu, chúng tôi sẽ xem xét và gỡ bỏ ngay lập tức.

LIÊN HỆ ADMIN

[email protected]

DMCA.com Protection Status