34.
“Đáng tiếc! Đáng tiếc! Quá đáng tiếc!” Tôi cố ý nói trước mặt Đỗ Vệ Bình.
“Có chuyện gì?” Anh ngẩng đầu hỏi tôi. Anh đang viết thực đơn mùa thu cho “nhà hàng Độ Độ.”
Tôi dương dương tự đắc quơ quơ cuốn sách trên tay, trả lời:
“Món này xem ra rất ngon đó! Nhưng mà, hình như rất khó nấu!”
“Là món gì thế?”
“Cà tím ngư hương[6].”
[6] Ngư hương: là một trong những gia vị truyền thống chủ yếu trong món ăn Tứ Xuyên, là một nét đặc biệt trong món ăn Tứ Xuyên, ở chỗ không thấy cá mà lại có mùi cá vì nó dùng ớt ngâm cá.
“Cà tím ngư hương có gì mà khó?” Bộ dạng anh biểu hiện sự không đồng tình.
“Là Cà tím ngư hương trong ‘Hồng Lâu Mộng’! Trong sách viết, phải bỏ hết vỏ và ruột cà tím, chỉ lấy phần cơm rồi cắt thành nhũng sợi mỏng như tóc, phơi khô dưới nắng. Sau đó đem nó chưng cách thủy với nước gà hầm, đợi sau chín lần bốc hơi…”
Anh lắng nghe mà ong hết cả đầu.
Tôi bồi thêm: “Rất phức tạp đúng không? Cho nên mới nói, em nghĩ là anh không làm được đâu.”
Thông thường thì sau những lần tôi nói như vậy, vài ngàu sau Đỗ Vệ Bình sẽ bưng đồ ăn đến trước mặt tôi. Tiếp đó, anh sẽ nghênh mặt hỏi tôi:
“Cái em nói có phải món này không?”
Cơm Tây không làm khó được anh cho nên tôi chuyển qua món Trung, nhất là những món viết trên sách. Chiêu khích tướng của tôi làn nào dùng cũng hiệu quả. Tôi muốn ăn món gì, hầu như đều có thể thưởng thức. Những món ăn trong văn học Trung Hoa, tôi đã được ăn rất nhiều. Ở cùng nhà với đầu bếp, quả nhiên là quá hạnh phúc. Có đôi khi, tôi cũng cảm thấy có chút áy náy, lừa anh nấu ăn cho tôi, chẳng phải giống như khi bé tôi ăn hiếp anh sao? Nhưng anh dường như vui vẻ để tôi bắt nạt. Đúng là anh đã dùng món ăn ấm áp thu nhận tôi.
35.
Vào ngày cuối tuần, Đỗ Vệ Bình bỗng nhiên dậy sớm, chuẩn bị ra ngoài.
“Mới sáng mà anh định ra ngoài sao?” Tôi hỏi.
“Ừ.” Anh vội vã đi còn cầm theo một cái bọc nhỏ.
Nhà hàng Độ Độ thường đóng cửa buổi sáng cuối tuần, mà Đỗ Vệ Bình gần đây rất không bình thường khi mỗi sáng cuối tuần đều đi ra ngoài. Hơn nữa, anh còn hỏi mượn tôi rất nhiều tiểu thuyết tình yêu, nhưng tôi lại không thấy anh đọc. Lẽ nào anh đang quen cô gái nào đó, tiểu thuyết tình yêu là để đưa cô gái kia?
Có một hôm, tôi thử thăm dò anh: Anh sẽ yêu cô gái nào khác sau lưng Dạng Sơn không?
Em nghĩ anh là loại người gì chứ hả? Bộ dạng anh cho rằng tôi thật không hiểu con người của anh.
Thế nhưng, sau đó có một ngày, lúc anh giúp tôi thay nước bể cá, tôi liền hỏi anh: Anh nghĩ tình yêu lúc nào là đẹp nhất?
Lúc mới bắt đầu.
Đúng vậy, lúc lo được lo mất là lúc ngọt ngào nhất. Tôi đồng tình.
Cũng như lúc gọi món ăn, cố gắng gọi món rau trước, sẽ không ai dùng ánh mắt kỳ quái nhìn em. Có rất nhiều cô gái thích dáng dấp thon thả đến nhà hàng của anh cũng như vậy, gọi rất nhiều món rau, không ăn món chính. Cách ăn này thậm chí còn thành trào lưu. Anh nói.
Anh cũng muốn theo trào lưu chứ?
Vậy cũng không tệ, có thể nếm thử những khẩu vị khác nhau, cũng không cần ăn quá nhiều. Anh nói ám chỉ.
36.
Vào một ngày cuối tuần có cơn mưa phùn, Đỗ Vệ Bình vẫn mang theo một bịch nhỏ ra ngoài vào sáng tinh mơ như cũ. Cho dù đêm trước anh về đến nhà đã khuya rồi, nhưng sáng sớm cuối tuần anh vẫn tỉnh táo thức dậy đúng giờ, thay quần áo rồi vội vàng ra ngoài.
Sáng cuối tuần, trời vừa sáng Đỗ Vệ Bình đã dậy, cầm theo bịch nhỏ ra khỏi nhà.
Anh đi đây. Anh nói.
Dạ. Tôi giả bộ chăm chú cho cá ăn.
Sau khi anh đi, tôi xách ba lô đã để một bên tủ từ trước, vụng trộm đi theo anh.
Đỗ Vệ Bình đi vào ga tàu điện ngầm, lên một đoàn tàu đến Cửu Long.
Toa tàu vào sáng sớm chỉ có lẻ tẻ vài hành khách. Tôi cầm theo một quyển sách để yểm trợ, giữ một khoảng cách nhất định với anh. Trên suốt chuyến đi, anh chỉ chuyên tâm đọc sách, không có chú ý những người bên cạnh.
Khi tôi cẩn thận đưa mắt liếc nhìn anh, phát hiện chúng tôi đang cùng xem cuốn sách Những năm tháng ở thôn quê [7] của Peter Mayle. Nếu tình cờ anh ngẩng đầu lên, phát hiện có một cô gái ở cách đó không xa cũng đang xem cuốn Những năm tháng ở thôn quê , thì anh có chú ý đến không nhỉ? Tôi buộc phải lẳng lặng cất quyển sách đó vào trong ba lô, rồi ôm ba lô vào lòng, vùi mặt lên nó.
[7] Những năm tháng ở thôn quê : còn có tên khác là Một năm ở Provence , là một cuốn sách bestseller được viết bởi Peter Mayle và xuất bản vào năm 1989.
37.
Đoàn tàu dừng lại, Đỗ Vệ Bình ra khỏi nhà ga. Anh mua một chai nước suối trong tiệm tạp hóa của nhà ga.
Ra khỏi ga tàu điện ngầm, anh bắt một chiếc taxi. Tôi cũng nhảy lên một chiếc xe khác.
Xe chạy về hướng Tây, lên một ngọn núi, và dừng lại trước một nhà tù. Bên ngoài trại giam đã có một đám người tụ tập. Trong đó có người già, người trẻ lẫn con nít, mỗi người đều cầm theo bịch lớn bịch nhỏ và trật tự xếp thành một hàng dài. Đỗ Vệ Bình xuống xe, cũng nối đuôi theo dòng người đứng đợi đó.
Anh mở chai nước uống một ngụm, sau đó đưa mắt nhìn đông nhìn tây. Tôi vội vàng trốn sau thân cây, không để anh phát hiện.
Lúc này, hai cánh cửa lớn của nhà tù mở ra để dòng người xếp hàng đi vào, từng người từng người đăng ký.
38.
Tối hôm đó, lúc Đỗ Vệ Bình về nhà, tôi giả bộ giống như không có chuyện gì cả, chăm chú cho cá ăn.
Anh về rồi đấy à? Có thấy dép của em ở đâu không?
Em về nhà trước anh mà đi hỏi anh là sao?
Em không tìm thấy.
Sáng này khi đi ra ngoài, anh thấy em mang giày thể thao, dép có lẽ vẫn còn ở trong phòng ngủ. Anh nói.
Sao anh lại để ý chuyện tôi mang giày?
Phải không? Để em đi tìm thử. Tôi để lọ thức ăn cho cá xuống, đi về hướng phòng ngủ của mình.
Sao hôm nay em lại theo dõi anh?”
Hóa ra bị anh phát hiện rồi!
“Em chỉ là quan tâm anh thôi.” Lúc lý sự cùn, tôi buộc lòng phải tỏ ra hùng dũng, điếc không sợ súng.
Vậy sao em không hỏi anh đi đâu?
Mỗi người đều có bí mật.
Vậy thì em không nên theo dõi anh, em rõ ràng là muốn xem trộm bí mật của anh.
Em theo dõi anh là bí mật của em. Tôi dõng dạc nói.
Nói vậy chẳng nhẽ anh đã xem bí mật của em rồi sao? Anh vừa bực vừa buồn cười nói.
Đúng vậy đó! Anh đã biết bí mật của em, anh cũng nên nói bí mật của anh cho em biết. Anh có bạn ngồi tù sao?
Là bạn gái trước đây của anh. Anh trả lời.
Tôi lấy làm kinh ngạc: Sao cô ấy lại ngồi tù?
Cô ấy đánh nhau với tình địch trong quán bar, dùng kéo cắt mái tóc nhuộm vàng của người ta, sau đó đem mớ tóc vừa bị cắt xuống nhét vào miệng của đối phương. Chẳng may người kia mắc bệnh hen suyễn từ nhỏ, mớ tóc đó gần như muốn lấy mạng của cô ta. Bởi vì đã có tiền sử đánh nhau, cho nên cô ấy buộc phải ngồi tù.
Cô ấy là loại người gì vậy? Đáng sợ quá!
Thật ra cô ấy là một có gái rất lương thiện. Nhưng cô ấy từ nhỏ đã thiếu tình cảm gia đình ấm áp, lại chơi với một vài bạn xấu, cho nên tính cách khá nổi loạn. Anh bỗng nhiên nở nụ cười khổ: Anh dường như rất thích yêu những cô nàng phiền phức.
Yêu phụ nữ phiền toái tương đối có tính thách thức mà! Tôi đáp.
Người nhà của cô ấy sẽ không bao giờ đi thăm cô ấy, cô ấy cũng không có bạn bè nào khác. Anh lại cảm thán.
Những cuốn tiểu thuyết tình cảm này đều để đưa cho cô ấy sao? Tôi hỏi.
Ừ, để cô ấy giết thời gian trong tù ấy mà.
Vậy để em đưa anh một ít cuốn nữa cho anh mang đi vào cuối tuần này.
Không cần đâu, cuối tuần này cô ấy ra rồi.
Anh đối với cô ấy chính là nhớ mãi không quên sao?
Anh chỉ là cố gắng hết sức vì tình xưa nghĩa cũ thôi, ai cũng sẽ làm như vậy, phải không? Anh nói.
“Đáng tiếc! Đáng tiếc! Quá đáng tiếc!” Tôi cố ý nói trước mặt Đỗ Vệ Bình.
“Có chuyện gì?” Anh ngẩng đầu hỏi tôi. Anh đang viết thực đơn mùa thu cho “nhà hàng Độ Độ.”
Tôi dương dương tự đắc quơ quơ cuốn sách trên tay, trả lời:
“Món này xem ra rất ngon đó! Nhưng mà, hình như rất khó nấu!”
“Là món gì thế?”
“Cà tím ngư hương[6].”
[6] Ngư hương: là một trong những gia vị truyền thống chủ yếu trong món ăn Tứ Xuyên, là một nét đặc biệt trong món ăn Tứ Xuyên, ở chỗ không thấy cá mà lại có mùi cá vì nó dùng ớt ngâm cá.
“Cà tím ngư hương có gì mà khó?” Bộ dạng anh biểu hiện sự không đồng tình.
“Là Cà tím ngư hương trong ‘Hồng Lâu Mộng’! Trong sách viết, phải bỏ hết vỏ và ruột cà tím, chỉ lấy phần cơm rồi cắt thành nhũng sợi mỏng như tóc, phơi khô dưới nắng. Sau đó đem nó chưng cách thủy với nước gà hầm, đợi sau chín lần bốc hơi…”
Anh lắng nghe mà ong hết cả đầu.
Tôi bồi thêm: “Rất phức tạp đúng không? Cho nên mới nói, em nghĩ là anh không làm được đâu.”
Thông thường thì sau những lần tôi nói như vậy, vài ngàu sau Đỗ Vệ Bình sẽ bưng đồ ăn đến trước mặt tôi. Tiếp đó, anh sẽ nghênh mặt hỏi tôi:
“Cái em nói có phải món này không?”
Cơm Tây không làm khó được anh cho nên tôi chuyển qua món Trung, nhất là những món viết trên sách. Chiêu khích tướng của tôi làn nào dùng cũng hiệu quả. Tôi muốn ăn món gì, hầu như đều có thể thưởng thức. Những món ăn trong văn học Trung Hoa, tôi đã được ăn rất nhiều. Ở cùng nhà với đầu bếp, quả nhiên là quá hạnh phúc. Có đôi khi, tôi cũng cảm thấy có chút áy náy, lừa anh nấu ăn cho tôi, chẳng phải giống như khi bé tôi ăn hiếp anh sao? Nhưng anh dường như vui vẻ để tôi bắt nạt. Đúng là anh đã dùng món ăn ấm áp thu nhận tôi.
35.
Vào ngày cuối tuần, Đỗ Vệ Bình bỗng nhiên dậy sớm, chuẩn bị ra ngoài.
“Mới sáng mà anh định ra ngoài sao?” Tôi hỏi.
“Ừ.” Anh vội vã đi còn cầm theo một cái bọc nhỏ.
Nhà hàng Độ Độ thường đóng cửa buổi sáng cuối tuần, mà Đỗ Vệ Bình gần đây rất không bình thường khi mỗi sáng cuối tuần đều đi ra ngoài. Hơn nữa, anh còn hỏi mượn tôi rất nhiều tiểu thuyết tình yêu, nhưng tôi lại không thấy anh đọc. Lẽ nào anh đang quen cô gái nào đó, tiểu thuyết tình yêu là để đưa cô gái kia?
Có một hôm, tôi thử thăm dò anh: Anh sẽ yêu cô gái nào khác sau lưng Dạng Sơn không?
Em nghĩ anh là loại người gì chứ hả? Bộ dạng anh cho rằng tôi thật không hiểu con người của anh.
Thế nhưng, sau đó có một ngày, lúc anh giúp tôi thay nước bể cá, tôi liền hỏi anh: Anh nghĩ tình yêu lúc nào là đẹp nhất?
Lúc mới bắt đầu.
Đúng vậy, lúc lo được lo mất là lúc ngọt ngào nhất. Tôi đồng tình.
Cũng như lúc gọi món ăn, cố gắng gọi món rau trước, sẽ không ai dùng ánh mắt kỳ quái nhìn em. Có rất nhiều cô gái thích dáng dấp thon thả đến nhà hàng của anh cũng như vậy, gọi rất nhiều món rau, không ăn món chính. Cách ăn này thậm chí còn thành trào lưu. Anh nói.
Anh cũng muốn theo trào lưu chứ?
Vậy cũng không tệ, có thể nếm thử những khẩu vị khác nhau, cũng không cần ăn quá nhiều. Anh nói ám chỉ.
36.
Vào một ngày cuối tuần có cơn mưa phùn, Đỗ Vệ Bình vẫn mang theo một bịch nhỏ ra ngoài vào sáng tinh mơ như cũ. Cho dù đêm trước anh về đến nhà đã khuya rồi, nhưng sáng sớm cuối tuần anh vẫn tỉnh táo thức dậy đúng giờ, thay quần áo rồi vội vàng ra ngoài.
Sáng cuối tuần, trời vừa sáng Đỗ Vệ Bình đã dậy, cầm theo bịch nhỏ ra khỏi nhà.
Anh đi đây. Anh nói.
Dạ. Tôi giả bộ chăm chú cho cá ăn.
Sau khi anh đi, tôi xách ba lô đã để một bên tủ từ trước, vụng trộm đi theo anh.
Đỗ Vệ Bình đi vào ga tàu điện ngầm, lên một đoàn tàu đến Cửu Long.
Toa tàu vào sáng sớm chỉ có lẻ tẻ vài hành khách. Tôi cầm theo một quyển sách để yểm trợ, giữ một khoảng cách nhất định với anh. Trên suốt chuyến đi, anh chỉ chuyên tâm đọc sách, không có chú ý những người bên cạnh.
Khi tôi cẩn thận đưa mắt liếc nhìn anh, phát hiện chúng tôi đang cùng xem cuốn sách Những năm tháng ở thôn quê [7] của Peter Mayle. Nếu tình cờ anh ngẩng đầu lên, phát hiện có một cô gái ở cách đó không xa cũng đang xem cuốn Những năm tháng ở thôn quê , thì anh có chú ý đến không nhỉ? Tôi buộc phải lẳng lặng cất quyển sách đó vào trong ba lô, rồi ôm ba lô vào lòng, vùi mặt lên nó.
[7] Những năm tháng ở thôn quê : còn có tên khác là Một năm ở Provence , là một cuốn sách bestseller được viết bởi Peter Mayle và xuất bản vào năm 1989.
37.
Đoàn tàu dừng lại, Đỗ Vệ Bình ra khỏi nhà ga. Anh mua một chai nước suối trong tiệm tạp hóa của nhà ga.
Ra khỏi ga tàu điện ngầm, anh bắt một chiếc taxi. Tôi cũng nhảy lên một chiếc xe khác.
Xe chạy về hướng Tây, lên một ngọn núi, và dừng lại trước một nhà tù. Bên ngoài trại giam đã có một đám người tụ tập. Trong đó có người già, người trẻ lẫn con nít, mỗi người đều cầm theo bịch lớn bịch nhỏ và trật tự xếp thành một hàng dài. Đỗ Vệ Bình xuống xe, cũng nối đuôi theo dòng người đứng đợi đó.
Anh mở chai nước uống một ngụm, sau đó đưa mắt nhìn đông nhìn tây. Tôi vội vàng trốn sau thân cây, không để anh phát hiện.
Lúc này, hai cánh cửa lớn của nhà tù mở ra để dòng người xếp hàng đi vào, từng người từng người đăng ký.
38.
Tối hôm đó, lúc Đỗ Vệ Bình về nhà, tôi giả bộ giống như không có chuyện gì cả, chăm chú cho cá ăn.
Anh về rồi đấy à? Có thấy dép của em ở đâu không?
Em về nhà trước anh mà đi hỏi anh là sao?
Em không tìm thấy.
Sáng này khi đi ra ngoài, anh thấy em mang giày thể thao, dép có lẽ vẫn còn ở trong phòng ngủ. Anh nói.
Sao anh lại để ý chuyện tôi mang giày?
Phải không? Để em đi tìm thử. Tôi để lọ thức ăn cho cá xuống, đi về hướng phòng ngủ của mình.
Sao hôm nay em lại theo dõi anh?”
Hóa ra bị anh phát hiện rồi!
“Em chỉ là quan tâm anh thôi.” Lúc lý sự cùn, tôi buộc lòng phải tỏ ra hùng dũng, điếc không sợ súng.
Vậy sao em không hỏi anh đi đâu?
Mỗi người đều có bí mật.
Vậy thì em không nên theo dõi anh, em rõ ràng là muốn xem trộm bí mật của anh.
Em theo dõi anh là bí mật của em. Tôi dõng dạc nói.
Nói vậy chẳng nhẽ anh đã xem bí mật của em rồi sao? Anh vừa bực vừa buồn cười nói.
Đúng vậy đó! Anh đã biết bí mật của em, anh cũng nên nói bí mật của anh cho em biết. Anh có bạn ngồi tù sao?
Là bạn gái trước đây của anh. Anh trả lời.
Tôi lấy làm kinh ngạc: Sao cô ấy lại ngồi tù?
Cô ấy đánh nhau với tình địch trong quán bar, dùng kéo cắt mái tóc nhuộm vàng của người ta, sau đó đem mớ tóc vừa bị cắt xuống nhét vào miệng của đối phương. Chẳng may người kia mắc bệnh hen suyễn từ nhỏ, mớ tóc đó gần như muốn lấy mạng của cô ta. Bởi vì đã có tiền sử đánh nhau, cho nên cô ấy buộc phải ngồi tù.
Cô ấy là loại người gì vậy? Đáng sợ quá!
Thật ra cô ấy là một có gái rất lương thiện. Nhưng cô ấy từ nhỏ đã thiếu tình cảm gia đình ấm áp, lại chơi với một vài bạn xấu, cho nên tính cách khá nổi loạn. Anh bỗng nhiên nở nụ cười khổ: Anh dường như rất thích yêu những cô nàng phiền phức.
Yêu phụ nữ phiền toái tương đối có tính thách thức mà! Tôi đáp.
Người nhà của cô ấy sẽ không bao giờ đi thăm cô ấy, cô ấy cũng không có bạn bè nào khác. Anh lại cảm thán.
Những cuốn tiểu thuyết tình cảm này đều để đưa cho cô ấy sao? Tôi hỏi.
Ừ, để cô ấy giết thời gian trong tù ấy mà.
Vậy để em đưa anh một ít cuốn nữa cho anh mang đi vào cuối tuần này.
Không cần đâu, cuối tuần này cô ấy ra rồi.
Anh đối với cô ấy chính là nhớ mãi không quên sao?
Anh chỉ là cố gắng hết sức vì tình xưa nghĩa cũ thôi, ai cũng sẽ làm như vậy, phải không? Anh nói.
/29
|