16.
“Hôm đó, khi ra khỏi nhà của em, Beethoven có níu kéo chị không buông không?” Cát Mễ Nhi đột nhiên hỏi.
Tôi nở nụ cười: “Nó đâu phải con người, sao lại níu kéo chị không buông chứ?”
“Vậy thì kỳ quá. Gần đây, mỗi lần em ra ngoài nó đều lưu luyến không rời, cắn quần em không nhả, còn vẻ mặt thì làm cho người ta thấy mềm lòng. Như hôm nay nè, trên ống quần của em đều là nước bọt của nó, khó khăn lắm em mới có thể kéo nó ra khỏi người!”
“Phải chăng nó mắc chứng lo âu chia ly? Chị từng xem một cuốn sách chăm sóc thú cưng, hóa ra chó cũng mắc chứng lo âu chia ly.” Tôi đáp.
“Ý chị là nó không nỡ xa em?”
“Ừ. Mỗi khi chủ nhân ra ngoài, con chó sẽ cảm thấy sợ hãi và bất an, thậm chí cảm thấy chính nó ngã vào vực sâu không đáy. Chúng nó không chịu đựng được nhất chính là đả đích chia lìa.”
“Nhưng nó trước đây không có như vậy.”
“Có thể nó đã trưởng thành, nó cũng yêu em nhiều hơn.” Tôi cười nói.
“Em tưởng chỉ có vài người mới mắc chứng lo âu chia ly chứ!”
“Chị cũng nghĩ thế.”
“Vậy thì có cách nào không?”
“Vậy em thử cho nó ăn món ngon trước khi đi xem sao, thức ăn có thể khiến nó tạm thời quên đi nỗi đau khổ của sự nhớ nhung.”
“Nếu cách này không được, thì sao?”
“Cố gắng mỗi lần ra ngoài đừng giống như sinh ly tử biệt với nó.”
“Em đâu có!”
“Có lẽ em có thể bật nhạc Beethoven cho nó nghe, phân tán sự chú ý của nó. Thế nhưng, dù thế nào cũng không được bật đĩa nhạc của em, như thế nó sẽ càng lưu luyến em hơn.”
“Nếu cách này cũng không được thì sao?”
“Vậy thì em có thể gọi điện về nhà, để nó không cô đơn như thế.”
“Cái này cũng là một biện pháp tốt.” Cô nàng gật đầu.
“Còn nữa, chuyên gia có nói, chủ nhân có thể thử cách sau khi mở cửa đi ra ngoài, liền lập tức trở về. Cứ làm đi làm lại như vậy khoảng hai mươi mấy lần, nó quen rồi thì sẽ mặc kệ em.”
“Sao cơ? Hai mươi mấy lần á?”
“Có thể là ba mươi lần!”
“Biệt ly là một chuyện không phải luyện tập.” Cát Mễ Nhi nói.
Đúng vậy. Đời người đột nhiên biệt ly, thường trở tay không kịp giống như giết người. Có ai có thể luyện tập vì biệt ly? Nếu có thể luyện tập, thì đã không có nhiều nước mắt và nỗi nhớ đến vậy.
17.
Chiếc sô pha trong nhà được đưa đến từ nhà cũ của Đỗ Vệ Bình, nó đã có chút cũ kỹ. Anh muốn mua một cái mới. Chúng tôi chọn được một chiếc sô pha trong cuốn mục lục sản phẩm trong năm của IKEA. Thiết kế của chiếc sô pha kia rất đơn giản, nhìn qua khá êm ái, khiến cho người ta rất muốn nằm lên.
Vào sáng cuối tuần, chúng tôi đến IKEA ở vịnh Đồng La mua sô pha. Các sản phẩm đặc biệt giảm giá hay giá rẻ bất ngờ trong cuốn mục lục sản phẩm thường rất nhanh được bán sạch. Hai chúng tôi cũng rất lo lắng việc chiếc sô pha kia sẽ không còn.
Chúng tôi tới IKEA, rất phối hợp ăn ý, đầu tiên là chạy đến góc đặt sô pha, chỗ bày sô pha đó vẫn còn hai chiếc. Một cái là màu vàng, còn một cái là màu xanh đậm. Tôi và Đỗ Vệ Bình cùng lúc chạy đến chiếc sô pha màu xanh đậm, ngồi xuống.
“Rất thoải mái!” Tôi hào hứng nói.
“Nhà mình để cái này vừa không?” Đỗ Vệ Bình hỏi tôi.
“Không phải anh đã đo đạc qua rồi sao?”
“Thực tế có thể có chút chênh lệch, đo lại một lần nữa cho an toàn.” Anh đề nghị.
Chúng tôi lại lấy thước dây ra đo chiếc sô pha kia một lần nữa.
“Sao hả?” Tôi nôn nóng hỏi.
“Vừa khít, nó mà lớn hơn một chút là không được.”
“Vậy anh mau đi tìm nhân viên bán hàng đi, em ngồi ở đây, tránh cho người khác mua mất.” Tôi nói.
“Ừ!” Anh vứt cuộn thước dây cho tôi, chạy đi tìm nhân viên bán hàng.
Tôi một mình bảo vệ chiếc sô pha, ngồi nhìn mọi người đi qua đi lại trước mặt tôi. Đột nhiên, tôi có một cảm xúc khó gọi tên. Tôi đã trải qua ba mối tình, thế nhưng chưa có một người bạn trai nào cùng tôi đến IKEA. Năm ấy khi mua căn hộ kia, cũng là tôi một mình đến IKEA mua đồ đạc.
Cùng người đàn ông mình yêu đến dạo IKEA có lẽ cũng không phải là một chuyện quan trọng. Có một số phụ nữ có thể cả đời chưa từng cùng người đàn ông của mình đến dạo ở IKEA. Tuy nhiên, có thể cùng đến IKEA mua sắm hay nhìn ngắm, lại biểu thị cho một chút gì đó.
Những chuyện nhỏ nhặt trong cuộc sống cũng là một phần trong tình yêu. Những ký ức về chuyện này, tôi đúng là có quá ít. Tôi tự thấy mình yêu đương với ba người đàn ông, chính là tôi chẳng qua luôn yêu đương cùng chính bản thân mình. Chúng tôi khước từ những chuyện nhỏ nhặt và đời thường, sau này mới hiểu bản thân đã đánh mất điều gì.
Cùng người đàn ông mình yêu dùng thước dây đo kích thước một bộ quần áo, chọn một cái đèn ngủ, thậm chí mua tấm vải đẹp làm rèm cửa. Đó mới đúng là hạnh phúc mà tôi muốn hướng tới nhất vào lúc này.
18.
Đỗ Vệ Bình quay lại cùng người bán hàng.
“Chiếc sô pha này vẫn còn mới.” Anh phấn khởi nói cho tôi biết.
“Vậy tốt quá!” Tôi nói.
Mỗi lần thấy thích thứ gì đó, điều làm nhụt chí nhất chính là đối phương nói bây giờ chỉ còn hàng trưng bày. Nếu vậy, rốt cuộc có lấy hay không lấy đây? Vào giây phút đó, có chút vui mừng và có chút tiếc nuối cùng lúc giao chiến trong lòng.
“Em vẫn còn ngây ở đây làm gì?” Đỗ Vệ Bình hỏi tôi.
“Ơ…” Tôi đứng lên, “Quá êm ái, không nỡ đứng dậy.”
“Anh đi trả tiền.” Anh mỉm cười nói.
Anh quẹo qua khúc cua, bóng lưng anh biến mất trước mắt tôi. Lần đầu tôi và Đỗ Vệ Bình gặp nhau, là khi chúng tôi hãy còn nhỏ. Lúc chúng tôi gặp lại nhau, là khi chúng tôi đã trải qua ít thăng trầm cuộc sống. Tôi vẫn luôn xem anh là người bạn chơi đùa cùng lúc thơ bé. Vào giờ khắc này, tôi mới đột nhiên phát hiện anh ấy đã trưởng thành, có một bờ vai ấm áp có thể dựa dẫm. Và anh ấy sẽ không bỏ qua những chuyện vụn vặt.
19.
Chúng tôi vào ngồi trong quán kem cạnh IKEA, muốn ăn phần kem to nhất dành cho gia đình.
“Em thật sự muốn ăn phần kem to nhất? Số này cũng gần cả kilogam!” Đỗ Vệ Bình nói.
“Trước đây mỗi lần đi qua chỗ này, trong tay đều xách túi to túi nhỏ, rất muốn ăn cũng không có cách nào dừng lại. Bây giờ muốn ăn bù cho những lần trước đây cộng lại.” Tôi đáp.
Lúc chúng tôi cùng chia sẻ phần kem to nhất kia, tôi hỏi Đỗ Vệ Bình:
“Anh thích chiếc mũ đầu bếp mà Cát Mễ Nhi tặng cho anh chứ?”
“Có đầu bếp nào sẽ đội chiếc mũ như thế chứ?” Anh cười trả lời.
“Người ta là đặc biệt tặng cho anh đó nha!”
“Nếu em thích thì cứ lấy đi.”
“Em không thèm.”
“Sao cô ấy lại tặng anh chiếc mũ đó?”
“Là vì em ấy thích anh đó.”
“Không thể nào?” Anh hoảng sợ.
“Anh đâu phải người có ba mắt hai cái miệng đâu, thích anh có gì mà kỳ quái? Anh thích em ấy chứ?”
“Anh á? Anh chưa từng nghĩ đến.”
“Bây giờ nghĩ đến đi!”
“Cô ấy quá kỳ lạ.”
“Kỳ lạ thế nào?”
“Từ đầu đến chân đều kỳ lạ, màu sắc, bề ngoài, mùi vị đều lạ.”
Tôi bật cười: “Thiệt là, anh giống như đang trao đổi về một món ăn.”
“Bệnh nghề nghiệp!” Anh toét miệng cười.
“Em ấy hát hay như vậy, có thể hát tình ca cho anh nghe mỗi ngày.” Tôi nói.
Anh gật đầu: “Nói cũng đúng.”
Có ai có thể cự tuyệt Cát Mễ Nhi? Cô ấy đáng yêu như vậy, chủ động như thế, hát lại hay như vậy. Tôi đã cho rằng tôi sẽ không đố kỵ với cô ấy. Song, phụ nữ có thể thân thiết như một chiếc áo lót ôm chặt vào người, nhưng vẫn dành cho nhau sự đố kỵ.
“Hôm đó, khi ra khỏi nhà của em, Beethoven có níu kéo chị không buông không?” Cát Mễ Nhi đột nhiên hỏi.
Tôi nở nụ cười: “Nó đâu phải con người, sao lại níu kéo chị không buông chứ?”
“Vậy thì kỳ quá. Gần đây, mỗi lần em ra ngoài nó đều lưu luyến không rời, cắn quần em không nhả, còn vẻ mặt thì làm cho người ta thấy mềm lòng. Như hôm nay nè, trên ống quần của em đều là nước bọt của nó, khó khăn lắm em mới có thể kéo nó ra khỏi người!”
“Phải chăng nó mắc chứng lo âu chia ly? Chị từng xem một cuốn sách chăm sóc thú cưng, hóa ra chó cũng mắc chứng lo âu chia ly.” Tôi đáp.
“Ý chị là nó không nỡ xa em?”
“Ừ. Mỗi khi chủ nhân ra ngoài, con chó sẽ cảm thấy sợ hãi và bất an, thậm chí cảm thấy chính nó ngã vào vực sâu không đáy. Chúng nó không chịu đựng được nhất chính là đả đích chia lìa.”
“Nhưng nó trước đây không có như vậy.”
“Có thể nó đã trưởng thành, nó cũng yêu em nhiều hơn.” Tôi cười nói.
“Em tưởng chỉ có vài người mới mắc chứng lo âu chia ly chứ!”
“Chị cũng nghĩ thế.”
“Vậy thì có cách nào không?”
“Vậy em thử cho nó ăn món ngon trước khi đi xem sao, thức ăn có thể khiến nó tạm thời quên đi nỗi đau khổ của sự nhớ nhung.”
“Nếu cách này không được, thì sao?”
“Cố gắng mỗi lần ra ngoài đừng giống như sinh ly tử biệt với nó.”
“Em đâu có!”
“Có lẽ em có thể bật nhạc Beethoven cho nó nghe, phân tán sự chú ý của nó. Thế nhưng, dù thế nào cũng không được bật đĩa nhạc của em, như thế nó sẽ càng lưu luyến em hơn.”
“Nếu cách này cũng không được thì sao?”
“Vậy thì em có thể gọi điện về nhà, để nó không cô đơn như thế.”
“Cái này cũng là một biện pháp tốt.” Cô nàng gật đầu.
“Còn nữa, chuyên gia có nói, chủ nhân có thể thử cách sau khi mở cửa đi ra ngoài, liền lập tức trở về. Cứ làm đi làm lại như vậy khoảng hai mươi mấy lần, nó quen rồi thì sẽ mặc kệ em.”
“Sao cơ? Hai mươi mấy lần á?”
“Có thể là ba mươi lần!”
“Biệt ly là một chuyện không phải luyện tập.” Cát Mễ Nhi nói.
Đúng vậy. Đời người đột nhiên biệt ly, thường trở tay không kịp giống như giết người. Có ai có thể luyện tập vì biệt ly? Nếu có thể luyện tập, thì đã không có nhiều nước mắt và nỗi nhớ đến vậy.
17.
Chiếc sô pha trong nhà được đưa đến từ nhà cũ của Đỗ Vệ Bình, nó đã có chút cũ kỹ. Anh muốn mua một cái mới. Chúng tôi chọn được một chiếc sô pha trong cuốn mục lục sản phẩm trong năm của IKEA. Thiết kế của chiếc sô pha kia rất đơn giản, nhìn qua khá êm ái, khiến cho người ta rất muốn nằm lên.
Vào sáng cuối tuần, chúng tôi đến IKEA ở vịnh Đồng La mua sô pha. Các sản phẩm đặc biệt giảm giá hay giá rẻ bất ngờ trong cuốn mục lục sản phẩm thường rất nhanh được bán sạch. Hai chúng tôi cũng rất lo lắng việc chiếc sô pha kia sẽ không còn.
Chúng tôi tới IKEA, rất phối hợp ăn ý, đầu tiên là chạy đến góc đặt sô pha, chỗ bày sô pha đó vẫn còn hai chiếc. Một cái là màu vàng, còn một cái là màu xanh đậm. Tôi và Đỗ Vệ Bình cùng lúc chạy đến chiếc sô pha màu xanh đậm, ngồi xuống.
“Rất thoải mái!” Tôi hào hứng nói.
“Nhà mình để cái này vừa không?” Đỗ Vệ Bình hỏi tôi.
“Không phải anh đã đo đạc qua rồi sao?”
“Thực tế có thể có chút chênh lệch, đo lại một lần nữa cho an toàn.” Anh đề nghị.
Chúng tôi lại lấy thước dây ra đo chiếc sô pha kia một lần nữa.
“Sao hả?” Tôi nôn nóng hỏi.
“Vừa khít, nó mà lớn hơn một chút là không được.”
“Vậy anh mau đi tìm nhân viên bán hàng đi, em ngồi ở đây, tránh cho người khác mua mất.” Tôi nói.
“Ừ!” Anh vứt cuộn thước dây cho tôi, chạy đi tìm nhân viên bán hàng.
Tôi một mình bảo vệ chiếc sô pha, ngồi nhìn mọi người đi qua đi lại trước mặt tôi. Đột nhiên, tôi có một cảm xúc khó gọi tên. Tôi đã trải qua ba mối tình, thế nhưng chưa có một người bạn trai nào cùng tôi đến IKEA. Năm ấy khi mua căn hộ kia, cũng là tôi một mình đến IKEA mua đồ đạc.
Cùng người đàn ông mình yêu đến dạo IKEA có lẽ cũng không phải là một chuyện quan trọng. Có một số phụ nữ có thể cả đời chưa từng cùng người đàn ông của mình đến dạo ở IKEA. Tuy nhiên, có thể cùng đến IKEA mua sắm hay nhìn ngắm, lại biểu thị cho một chút gì đó.
Những chuyện nhỏ nhặt trong cuộc sống cũng là một phần trong tình yêu. Những ký ức về chuyện này, tôi đúng là có quá ít. Tôi tự thấy mình yêu đương với ba người đàn ông, chính là tôi chẳng qua luôn yêu đương cùng chính bản thân mình. Chúng tôi khước từ những chuyện nhỏ nhặt và đời thường, sau này mới hiểu bản thân đã đánh mất điều gì.
Cùng người đàn ông mình yêu dùng thước dây đo kích thước một bộ quần áo, chọn một cái đèn ngủ, thậm chí mua tấm vải đẹp làm rèm cửa. Đó mới đúng là hạnh phúc mà tôi muốn hướng tới nhất vào lúc này.
18.
Đỗ Vệ Bình quay lại cùng người bán hàng.
“Chiếc sô pha này vẫn còn mới.” Anh phấn khởi nói cho tôi biết.
“Vậy tốt quá!” Tôi nói.
Mỗi lần thấy thích thứ gì đó, điều làm nhụt chí nhất chính là đối phương nói bây giờ chỉ còn hàng trưng bày. Nếu vậy, rốt cuộc có lấy hay không lấy đây? Vào giây phút đó, có chút vui mừng và có chút tiếc nuối cùng lúc giao chiến trong lòng.
“Em vẫn còn ngây ở đây làm gì?” Đỗ Vệ Bình hỏi tôi.
“Ơ…” Tôi đứng lên, “Quá êm ái, không nỡ đứng dậy.”
“Anh đi trả tiền.” Anh mỉm cười nói.
Anh quẹo qua khúc cua, bóng lưng anh biến mất trước mắt tôi. Lần đầu tôi và Đỗ Vệ Bình gặp nhau, là khi chúng tôi hãy còn nhỏ. Lúc chúng tôi gặp lại nhau, là khi chúng tôi đã trải qua ít thăng trầm cuộc sống. Tôi vẫn luôn xem anh là người bạn chơi đùa cùng lúc thơ bé. Vào giờ khắc này, tôi mới đột nhiên phát hiện anh ấy đã trưởng thành, có một bờ vai ấm áp có thể dựa dẫm. Và anh ấy sẽ không bỏ qua những chuyện vụn vặt.
19.
Chúng tôi vào ngồi trong quán kem cạnh IKEA, muốn ăn phần kem to nhất dành cho gia đình.
“Em thật sự muốn ăn phần kem to nhất? Số này cũng gần cả kilogam!” Đỗ Vệ Bình nói.
“Trước đây mỗi lần đi qua chỗ này, trong tay đều xách túi to túi nhỏ, rất muốn ăn cũng không có cách nào dừng lại. Bây giờ muốn ăn bù cho những lần trước đây cộng lại.” Tôi đáp.
Lúc chúng tôi cùng chia sẻ phần kem to nhất kia, tôi hỏi Đỗ Vệ Bình:
“Anh thích chiếc mũ đầu bếp mà Cát Mễ Nhi tặng cho anh chứ?”
“Có đầu bếp nào sẽ đội chiếc mũ như thế chứ?” Anh cười trả lời.
“Người ta là đặc biệt tặng cho anh đó nha!”
“Nếu em thích thì cứ lấy đi.”
“Em không thèm.”
“Sao cô ấy lại tặng anh chiếc mũ đó?”
“Là vì em ấy thích anh đó.”
“Không thể nào?” Anh hoảng sợ.
“Anh đâu phải người có ba mắt hai cái miệng đâu, thích anh có gì mà kỳ quái? Anh thích em ấy chứ?”
“Anh á? Anh chưa từng nghĩ đến.”
“Bây giờ nghĩ đến đi!”
“Cô ấy quá kỳ lạ.”
“Kỳ lạ thế nào?”
“Từ đầu đến chân đều kỳ lạ, màu sắc, bề ngoài, mùi vị đều lạ.”
Tôi bật cười: “Thiệt là, anh giống như đang trao đổi về một món ăn.”
“Bệnh nghề nghiệp!” Anh toét miệng cười.
“Em ấy hát hay như vậy, có thể hát tình ca cho anh nghe mỗi ngày.” Tôi nói.
Anh gật đầu: “Nói cũng đúng.”
Có ai có thể cự tuyệt Cát Mễ Nhi? Cô ấy đáng yêu như vậy, chủ động như thế, hát lại hay như vậy. Tôi đã cho rằng tôi sẽ không đố kỵ với cô ấy. Song, phụ nữ có thể thân thiết như một chiếc áo lót ôm chặt vào người, nhưng vẫn dành cho nhau sự đố kỵ.
/29
|