1.
Bước vào tháng mười hai, những cửa hàng trên con phố gần nhà sách đã bắt đầu trang trí giáng sinh. Trên cột đèn giăng những bóng đèn nhiều màu sắc lấp lánh. Trên đường cứ cách một khoản lại đặt một chậu cây Nô-en. Một vài quán cà phê đã bắt đầu phát những ca khúc giáng sinh. Người đi bộ trên đường dường như cũng nhiều hơn, mỗi người đều hòa vào không khí náo nhiệt của ngày lễ. Trong một năm, dường như chỉ có mấy ngày này mới có không khí lễ tết, còn những ngày khác thì khó lòng thấy được.
Vào một buổi sáng, hai công nhân khiên một cây thông Nô-en cao chừng hai mét vào cửa hàng.
“Tôi không có mua cây thông Nô-en, có phải các anh nhầm chỗ rồi không?” Tôi lên tiếng hỏi.
“Đã có người trả tiền rồi, nói là đưa đến đây. Đây là tiệm sách ‘Cây sa kê’ phải không?” Người công nhân hỏi.
Tiểu Triết, là em đặt mua hả? Tôi cất cao giọng hỏi.
Đâu có? Tiểu Triết vừa nhìn thấy cây thông, đã tung tăng mừng rỡ: Đẹp quá đi! Em từng ước có một cây thông thật sự như thế này.
Hai công nhân đặt cây thông xuống. Tôi và Tiểu Triết hợp lực đưa nó lên trên ban công.
Ngày mai em muốn trang trí cây thông này thật đẹp, thật lộng lẫy. Tiểu Triết hưng phấn nói.
Cây thông Nô-en này rốt cuộc là do ai đưa tới?
Tiểu Triết hỏi Con cọp, Con cọp nói không phải anh ta.
Là Cát Mễ Nhi sao? Cát Mễ Nhi đang ở Malaysia tổ chức nhạc hội, không thể là cô ấy. Huống hồ, cô nàng là người chuyện gì cũng không thể giấu kín được. Nếu là cô ấy đưa tới, nhất định cô ấy sẽ không kiềm được mà cho cô biết.
Chúng ta là tiệm sách đầu tiên có cây thông Nô-en tính từ trước đến nay đó! Tiểu Triết nhìn cây thông mà nói.
2.
Sau bữa trưa, tôi thong thả đi bộ đến Nhà hàng Độ Độ . Khi tôi đẩy cửa vào nhà hàng thì thấy trong nhà hàng có một cây thông Nô-en, giống như cây thông ở tiệm của tôi, cũng chưa treo lên đó thứ gì cả. Đỗ Vệ Bình và đồng nghiệp đang đứng bên cạnh cây thông cùng thảo luận xem nên trang trí thế nào.
Tôi chợt nhận ra.
Lúc này Đỗ Vệ Bình quay người lại nhìn thấy tôi.
Hả, em đến rồi à? Anh khẽ hỏi.
Cảm ơn cây thông của anh. Tôi lên tiếng đáp lại.
Anh cười cười hỏi: Sao em biết?
Lúc đầu có chút ngờ vực, bây giờ thấy cái cây này mới dám khẳng định.
Cây thông Nô-en năm nay rất đẹp, cho nên lúc anh đi chọn mua cũng mua cho em một cây. Tại em không có trang trí giáng sinh. Trên mặt anh lóe ánh sáng vui tươi, giống như tôi cần phải có một cây thông Nô-en thật đẹp là chuyện đương nhiên vậy.
Giáng sinh và giao thừa buôn bán tốt chứ? Tôi hỏi.
Đã đặt đầy chỗ hết rồi.
Vậy thì tốt quá rồi không phải sao?
Đế Xu cũng đặt một bàn vào đêm giao thừa, nói là muốn đón năm mới cùng đồng nghiệp ở tiệm massage.
Xem ra anh sẽ nhanh chóng có đủ lộ phí đến Provence rồi.
Nhưng anh không có ngày nghỉ nè. Anh nhún vai.
Anh định trang trí cẩy thông của anh thế nào?
Anh sẽ treo thật nhiều quả cầu và bóng đèn nhiều màu.
Trên đỉnh cây sẽ treo một ngôi sao chứ?
Chắc chắn rồi.
Đến lúc đó, có thể để em treo nó không?
Được chứ. Anh khẳng khái đồng ý, Nhưng mà, tại sao?
Em chỉ là thích treo ngôi sao cuối cùng thôi. Tôi đáp.
3.
Hôm đó, cây thông Nô-en của Nhà hàng Độ Độ được trang trí rất lộng lẫy. Dưới gốc cây đặt rất nhiều quà. Trên thân cây treo đầy những quả cầu rực rỡ sắc màu, lại còn quấn mấy vòng dây đèn điện nhiều màu nhấp nháy theo những bài hát giáng sinh. Đỗ Vệ Bình đưa ngôi sao cho tôi, nói: Em treo lên đi.
Tôi trèo lên thang. Tôi vẫn luôn muốn làm chuyện này, thậm chí còn ao ước có thể treo ngôi sao lên mỗi cây thông Nô-en có trên đời này. Tôi luôn tin rằng nếu có thể treo ngôi sao bạc lấp lánh cuối cùng lên đỉnh cây thông, thì sẽ gặp được chuyện hạnh phúc.
Khi tôi gắn ngôi sao lên xong, lúc quay đầu lại đã thấy Đỗ Vệ Bình đang đứng ở dưới, hai tay anh chấp sau lưng, mỉm cười nhìn tôi. Trong đôi mắt vừa quen thuộc vừa thân thiết kia, là ánh sáng rực rỡ giống như bầu trời đầy sao. Chỉ trong giây phút ngắn ngủi tôi cúi đầu nhìn xuống đó, tôi mới phát hiện khuôn mặt thân thuộc bên dưới không hề bỏ đi, mà vẫn đứng nhìn tôi hoàn thành việc làm hạnh phúc này. Tôi muốn nói một tiếng cảm ơn, thế nhưng đôi mắt đã không nhịn được mà ươn ướt.
Em đứng trên đó làm gì thế? Mau xuống đi. Anh gọi tôi.
Tôi từ từ trèo xuống thang, nhưng không để anh nhìn thấy nước mắt của tôi.
Anh lấy ra từ sau lưng một chiếc hộp nhỏ, bên trên buộc một chiếc nơ bướm xinh xinh.
Giáng sinh vui vẻ!
Quà gì vậy?
Em tự mở ra xem đi. Anh ra vẻ thần bí nói.
Tôi cởi dây nơ con bướm, mở hộp quà ra. Trong chiếc hộp đặt một cái chuông làm bằng đất sét. Trên bờ mặt chiếc chuông màu gạch đỏ có sơn những hoa văn rất tinh xảo, có gà trống, chim và cá. Tôi nắm tay cầm, đưa lên bên tai lắc hai cái. Chiếc chuông phát ra âm thanh lanh lảnh.
Đây là chiếc chuông người phương Tây dùng để gọi thức ăn. Đỗ Vệ Bình giải thích.
Có chút giống khi chúng ta học tiểu học, cô giáo dùng chuông để nhắc nhở mọi người tan học, nhưng cái này đẹp hơn. Tôi nói.
A, anh nhớ rồi! Anh nhớ lại, cười nói: Bà cô giáo đó rất mập.
Khi ấy, mỗi khi đồng hồ báo giờ của trường bị hư, cô giáo trung niên mập mạp kia sẽ cầm một chiếc chuông bằng đồng lắc vang trên hành lang. Một chiếc chuông nho nhỏ nhưng âm thanh của nó lại vang đi khắp mọi ngõ ngách trong vườn trường. Chú gà trống được nuôi trong ký túc xá cũng gáy lên theo tiếng chuông, nó quên mất trách nhiệm của mình là gáy vào buổi sáng. Người thầy già thường nói, đó là một con gà trống bị thần kinh. Nhưng tôi lại thấy nó chỉ là một chú gà sống theo cảm tính, mỗi ngày đều cố gắng đáp trả tiếng chuông, mặt dù trời đã tối đen.
Sao lại tặng cho em một cái chuông? Tôi hỏi Đỗ Vệ Bình.
Sau này, nếu em muốn ăn gì thì có thể lắc chuông. Anh cười khanh khách.
Vậy em sẽ thường xuyên lắc chuông.
Lần đầu nhìn thấy cái chuông này cảm thấy rất đẹp. Sau khi mua về, mới phát hiện hóa ra được sản xuất ở Tây Ban Nha. Anh vui vẻ nói.
Dạng Sơn đang ở Tây Ban Nha, anh ở Hồng Kông thế mà cũng mua trúng chiếc chuông được sản xuất ở Tây Ban Nha. Hai người thật sự là tâm linh tương thông!
Đỗ Vệ Bình chỉ cười.
Ở xa vài kilômét cũng nghe được tiếng chuông chứ? Tôi hỏi.
Sao mà được? Anh lắc đầu.
Tôi nghĩ sau khi treo ngôi sao lên cây thông thì tôi sẽ gặp được chuyện hạnh phúc. Kết quả, tôi nhận được một quả chuông xinh đẹp, quả nhiên đã linh nghiệm. Tôi cất cái chuông trong áo khoác, nói với Đỗ Vệ Bình:
Em quay lại nhà sách đây. Ngôi sao trên cây thông Nô-en ở đó đang chờ em treo lên.
Giao thừa năm nay anh sẽ rất bận, còn em thì sao?
Em cũng rất bận. Tôi đáp.
Đoạn đường rời khỏi nhà hàng Độ Độ trở lại nhà sách, mỗi bước tôi đi trên đường, chiếc chuông trong túi cũng sẽ vang lên theo. Tôi nghĩ đến Hiệu ứng bươm bướm mà người ta thường nói: theo thuyết hỗn độn[1] một con bướm ở Châu Á vỗ cánh, mấy tháng sau sẽ tạo thành cơn lốc ở Đại Tây Dương. Khi chiếc chuông của tôi vang lên leng keng leng keng, có phải đâu đó ở nam Thái Bình Dương sẽ có một chú gà trống gáy lên theo tiếng chuông, mặc dù ở đó trời đã tối ?
[1] Thuyết hỗn độn(chaos theory): Thuyết hỗn loạn nghiên cứu hành vi của các hệ thống động lực nhạy cảm với điều kiện ban đầu, chúng là những hệ thống phi tuyến tính hoặc có số chiều không gian không giới hạn. Nói đơn giản, trong một “hệ siêu nhạy”, nếu điều kiện ban đầu thay đổi nhỏ thì toàn bộ kết quả ngoại suy về sau sẽ khác toàn bộ.
4.
Tối đêm giao thừa, khí trời đột nhiên trở lạnh, còn có mưa lâm râm. Tôi mặc một chiếc len đen cao cổ, đứng ở trên ban công ngắm cảnh.
Em đi nha? Tiểu Triết nói vọng lên tầng.
Hôm nay tiểu Triết ăn mặc đặc biệt bắt mắt, áo vải kaki sặc sỡ, ngay cả chiếc nón trên đầu cũng thế, phối với một chiếc quần jean lỗi thời. Cậu ta tham gia tụ tập với bạn bè cùng thầy dạy piano cấp tám.
Chị có muốn đến tham gia buổi gặp mặt của tụi em không? Cậu ta quan tâm hỏi.
Tôi lắc đầu.
Trong đám bạn bè của em cũng có người thích phụ nữ. Cậu ta nói.
Tôi cười đáp lại: Tối nay chị không định đi đâu tìm vận may đâu.
Vậy được rồi! Năm mới vui vẻ! Tiểu Triết nói với tôi.
Năm mới vui vẻ! Tôi chúc.
Tôi tắt hết đèn trong nhà sách, chỉ chừa lại chiếc bóng đèn trên cây thông Nô-en. Trong đêm tối chỉ le lói một ánh đèn, cô đơn đến thế.
Bước vào tháng mười hai, những cửa hàng trên con phố gần nhà sách đã bắt đầu trang trí giáng sinh. Trên cột đèn giăng những bóng đèn nhiều màu sắc lấp lánh. Trên đường cứ cách một khoản lại đặt một chậu cây Nô-en. Một vài quán cà phê đã bắt đầu phát những ca khúc giáng sinh. Người đi bộ trên đường dường như cũng nhiều hơn, mỗi người đều hòa vào không khí náo nhiệt của ngày lễ. Trong một năm, dường như chỉ có mấy ngày này mới có không khí lễ tết, còn những ngày khác thì khó lòng thấy được.
Vào một buổi sáng, hai công nhân khiên một cây thông Nô-en cao chừng hai mét vào cửa hàng.
“Tôi không có mua cây thông Nô-en, có phải các anh nhầm chỗ rồi không?” Tôi lên tiếng hỏi.
“Đã có người trả tiền rồi, nói là đưa đến đây. Đây là tiệm sách ‘Cây sa kê’ phải không?” Người công nhân hỏi.
Tiểu Triết, là em đặt mua hả? Tôi cất cao giọng hỏi.
Đâu có? Tiểu Triết vừa nhìn thấy cây thông, đã tung tăng mừng rỡ: Đẹp quá đi! Em từng ước có một cây thông thật sự như thế này.
Hai công nhân đặt cây thông xuống. Tôi và Tiểu Triết hợp lực đưa nó lên trên ban công.
Ngày mai em muốn trang trí cây thông này thật đẹp, thật lộng lẫy. Tiểu Triết hưng phấn nói.
Cây thông Nô-en này rốt cuộc là do ai đưa tới?
Tiểu Triết hỏi Con cọp, Con cọp nói không phải anh ta.
Là Cát Mễ Nhi sao? Cát Mễ Nhi đang ở Malaysia tổ chức nhạc hội, không thể là cô ấy. Huống hồ, cô nàng là người chuyện gì cũng không thể giấu kín được. Nếu là cô ấy đưa tới, nhất định cô ấy sẽ không kiềm được mà cho cô biết.
Chúng ta là tiệm sách đầu tiên có cây thông Nô-en tính từ trước đến nay đó! Tiểu Triết nhìn cây thông mà nói.
2.
Sau bữa trưa, tôi thong thả đi bộ đến Nhà hàng Độ Độ . Khi tôi đẩy cửa vào nhà hàng thì thấy trong nhà hàng có một cây thông Nô-en, giống như cây thông ở tiệm của tôi, cũng chưa treo lên đó thứ gì cả. Đỗ Vệ Bình và đồng nghiệp đang đứng bên cạnh cây thông cùng thảo luận xem nên trang trí thế nào.
Tôi chợt nhận ra.
Lúc này Đỗ Vệ Bình quay người lại nhìn thấy tôi.
Hả, em đến rồi à? Anh khẽ hỏi.
Cảm ơn cây thông của anh. Tôi lên tiếng đáp lại.
Anh cười cười hỏi: Sao em biết?
Lúc đầu có chút ngờ vực, bây giờ thấy cái cây này mới dám khẳng định.
Cây thông Nô-en năm nay rất đẹp, cho nên lúc anh đi chọn mua cũng mua cho em một cây. Tại em không có trang trí giáng sinh. Trên mặt anh lóe ánh sáng vui tươi, giống như tôi cần phải có một cây thông Nô-en thật đẹp là chuyện đương nhiên vậy.
Giáng sinh và giao thừa buôn bán tốt chứ? Tôi hỏi.
Đã đặt đầy chỗ hết rồi.
Vậy thì tốt quá rồi không phải sao?
Đế Xu cũng đặt một bàn vào đêm giao thừa, nói là muốn đón năm mới cùng đồng nghiệp ở tiệm massage.
Xem ra anh sẽ nhanh chóng có đủ lộ phí đến Provence rồi.
Nhưng anh không có ngày nghỉ nè. Anh nhún vai.
Anh định trang trí cẩy thông của anh thế nào?
Anh sẽ treo thật nhiều quả cầu và bóng đèn nhiều màu.
Trên đỉnh cây sẽ treo một ngôi sao chứ?
Chắc chắn rồi.
Đến lúc đó, có thể để em treo nó không?
Được chứ. Anh khẳng khái đồng ý, Nhưng mà, tại sao?
Em chỉ là thích treo ngôi sao cuối cùng thôi. Tôi đáp.
3.
Hôm đó, cây thông Nô-en của Nhà hàng Độ Độ được trang trí rất lộng lẫy. Dưới gốc cây đặt rất nhiều quà. Trên thân cây treo đầy những quả cầu rực rỡ sắc màu, lại còn quấn mấy vòng dây đèn điện nhiều màu nhấp nháy theo những bài hát giáng sinh. Đỗ Vệ Bình đưa ngôi sao cho tôi, nói: Em treo lên đi.
Tôi trèo lên thang. Tôi vẫn luôn muốn làm chuyện này, thậm chí còn ao ước có thể treo ngôi sao lên mỗi cây thông Nô-en có trên đời này. Tôi luôn tin rằng nếu có thể treo ngôi sao bạc lấp lánh cuối cùng lên đỉnh cây thông, thì sẽ gặp được chuyện hạnh phúc.
Khi tôi gắn ngôi sao lên xong, lúc quay đầu lại đã thấy Đỗ Vệ Bình đang đứng ở dưới, hai tay anh chấp sau lưng, mỉm cười nhìn tôi. Trong đôi mắt vừa quen thuộc vừa thân thiết kia, là ánh sáng rực rỡ giống như bầu trời đầy sao. Chỉ trong giây phút ngắn ngủi tôi cúi đầu nhìn xuống đó, tôi mới phát hiện khuôn mặt thân thuộc bên dưới không hề bỏ đi, mà vẫn đứng nhìn tôi hoàn thành việc làm hạnh phúc này. Tôi muốn nói một tiếng cảm ơn, thế nhưng đôi mắt đã không nhịn được mà ươn ướt.
Em đứng trên đó làm gì thế? Mau xuống đi. Anh gọi tôi.
Tôi từ từ trèo xuống thang, nhưng không để anh nhìn thấy nước mắt của tôi.
Anh lấy ra từ sau lưng một chiếc hộp nhỏ, bên trên buộc một chiếc nơ bướm xinh xinh.
Giáng sinh vui vẻ!
Quà gì vậy?
Em tự mở ra xem đi. Anh ra vẻ thần bí nói.
Tôi cởi dây nơ con bướm, mở hộp quà ra. Trong chiếc hộp đặt một cái chuông làm bằng đất sét. Trên bờ mặt chiếc chuông màu gạch đỏ có sơn những hoa văn rất tinh xảo, có gà trống, chim và cá. Tôi nắm tay cầm, đưa lên bên tai lắc hai cái. Chiếc chuông phát ra âm thanh lanh lảnh.
Đây là chiếc chuông người phương Tây dùng để gọi thức ăn. Đỗ Vệ Bình giải thích.
Có chút giống khi chúng ta học tiểu học, cô giáo dùng chuông để nhắc nhở mọi người tan học, nhưng cái này đẹp hơn. Tôi nói.
A, anh nhớ rồi! Anh nhớ lại, cười nói: Bà cô giáo đó rất mập.
Khi ấy, mỗi khi đồng hồ báo giờ của trường bị hư, cô giáo trung niên mập mạp kia sẽ cầm một chiếc chuông bằng đồng lắc vang trên hành lang. Một chiếc chuông nho nhỏ nhưng âm thanh của nó lại vang đi khắp mọi ngõ ngách trong vườn trường. Chú gà trống được nuôi trong ký túc xá cũng gáy lên theo tiếng chuông, nó quên mất trách nhiệm của mình là gáy vào buổi sáng. Người thầy già thường nói, đó là một con gà trống bị thần kinh. Nhưng tôi lại thấy nó chỉ là một chú gà sống theo cảm tính, mỗi ngày đều cố gắng đáp trả tiếng chuông, mặt dù trời đã tối đen.
Sao lại tặng cho em một cái chuông? Tôi hỏi Đỗ Vệ Bình.
Sau này, nếu em muốn ăn gì thì có thể lắc chuông. Anh cười khanh khách.
Vậy em sẽ thường xuyên lắc chuông.
Lần đầu nhìn thấy cái chuông này cảm thấy rất đẹp. Sau khi mua về, mới phát hiện hóa ra được sản xuất ở Tây Ban Nha. Anh vui vẻ nói.
Dạng Sơn đang ở Tây Ban Nha, anh ở Hồng Kông thế mà cũng mua trúng chiếc chuông được sản xuất ở Tây Ban Nha. Hai người thật sự là tâm linh tương thông!
Đỗ Vệ Bình chỉ cười.
Ở xa vài kilômét cũng nghe được tiếng chuông chứ? Tôi hỏi.
Sao mà được? Anh lắc đầu.
Tôi nghĩ sau khi treo ngôi sao lên cây thông thì tôi sẽ gặp được chuyện hạnh phúc. Kết quả, tôi nhận được một quả chuông xinh đẹp, quả nhiên đã linh nghiệm. Tôi cất cái chuông trong áo khoác, nói với Đỗ Vệ Bình:
Em quay lại nhà sách đây. Ngôi sao trên cây thông Nô-en ở đó đang chờ em treo lên.
Giao thừa năm nay anh sẽ rất bận, còn em thì sao?
Em cũng rất bận. Tôi đáp.
Đoạn đường rời khỏi nhà hàng Độ Độ trở lại nhà sách, mỗi bước tôi đi trên đường, chiếc chuông trong túi cũng sẽ vang lên theo. Tôi nghĩ đến Hiệu ứng bươm bướm mà người ta thường nói: theo thuyết hỗn độn[1] một con bướm ở Châu Á vỗ cánh, mấy tháng sau sẽ tạo thành cơn lốc ở Đại Tây Dương. Khi chiếc chuông của tôi vang lên leng keng leng keng, có phải đâu đó ở nam Thái Bình Dương sẽ có một chú gà trống gáy lên theo tiếng chuông, mặc dù ở đó trời đã tối ?
[1] Thuyết hỗn độn(chaos theory): Thuyết hỗn loạn nghiên cứu hành vi của các hệ thống động lực nhạy cảm với điều kiện ban đầu, chúng là những hệ thống phi tuyến tính hoặc có số chiều không gian không giới hạn. Nói đơn giản, trong một “hệ siêu nhạy”, nếu điều kiện ban đầu thay đổi nhỏ thì toàn bộ kết quả ngoại suy về sau sẽ khác toàn bộ.
4.
Tối đêm giao thừa, khí trời đột nhiên trở lạnh, còn có mưa lâm râm. Tôi mặc một chiếc len đen cao cổ, đứng ở trên ban công ngắm cảnh.
Em đi nha? Tiểu Triết nói vọng lên tầng.
Hôm nay tiểu Triết ăn mặc đặc biệt bắt mắt, áo vải kaki sặc sỡ, ngay cả chiếc nón trên đầu cũng thế, phối với một chiếc quần jean lỗi thời. Cậu ta tham gia tụ tập với bạn bè cùng thầy dạy piano cấp tám.
Chị có muốn đến tham gia buổi gặp mặt của tụi em không? Cậu ta quan tâm hỏi.
Tôi lắc đầu.
Trong đám bạn bè của em cũng có người thích phụ nữ. Cậu ta nói.
Tôi cười đáp lại: Tối nay chị không định đi đâu tìm vận may đâu.
Vậy được rồi! Năm mới vui vẻ! Tiểu Triết nói với tôi.
Năm mới vui vẻ! Tôi chúc.
Tôi tắt hết đèn trong nhà sách, chỉ chừa lại chiếc bóng đèn trên cây thông Nô-en. Trong đêm tối chỉ le lói một ánh đèn, cô đơn đến thế.
/29
|