Cẩm Tú Kỳ Bào

Chương 15: Cuộc tình chết yểu

/27


Từ bao giờ cô ta đã nói dối không đỏ mặt thế nhỉ? Nhìn khuôn mặt tưởng như ngây thơ vô tội đó, tôi cười mỉa một tiếng trong lòng,đằng sau khuôn mặt đó cất giấu bao nhiêu tâm cơ? Sự chần chừ ban nãyhoàn toàn tan biến, tôi cười một tiếng lạnh lẽo trong lòng, đưa chiếchộp ra trước mặt cô ta, cũng học cách cố làm ra vẻ thoải mái nói: "Thanh Lâm, đây là chiếc xường xám mình tặng cậu!".

Tôi vuốt phẳng chiếc áo xường xám đã bị bà nội vò nhàu nhĩ rồi đặt lên bàn.

Tôi hình dung ra dáng vẻ của Tần Tịnh, màu hồng phấn này rất hợp vớicô ta vì làn da trắng đó, khi còn sống chắc phải trắng mịn như nước vậy. Trước ngực áo có thêu một cành lan thảo, chỉ có một cành, một cành xanh biếc gầy gò, kéo dài từ bên dưới bầu ngực phải đến sát eo lưng, tạothành một đường cong mềm mại khác thường. Cách đó mười phân còn thêu một bông hoa lan nhỏ, cách điểm cao nhất của ngực chừng một ngón tay, nhìnvừa đoan trang vừa gợi cảm một cách tế nhị. Mẫu hoa này nếu như trongthời buổi bây giờ chắc chắn là rất thịnh hành, song ở thời điểm mấy chục năm trước chỉ e sẽ khiến người ta cảm thấy hơi phóng túng. Hóa ra mộtbông hoa tao nhã đến vậy cũng có thể thêu thành dáng vẻ quyến rũ thếnày. Nếu được may theo kiểu sát nách, chắc chắn chiếc xường xám nàytrông sẽ cực kỳ phong tình, nhưng nó lại để tay lỡ nên vẻ gợi cảm cũnggiảm đi mấy phần.

Tôi ngồi xuống giường, lấy một chiếc xường xám khác trong túi ra.Cùng một kiểu dáng, song hình hoa thêu lại khác nhau. Dù chiếc xanh sậmđã hơi cũ, nhưng thời gian lại càng khiến nó trở nên thanh nhã hơn mấyphần, cộng thêm phong vị cổ xưa vốn có, những đường kim tuyến ẩn bêntrong lại đều là vàng sợi có giá trị thực, thế nên dù cũ cũng khôngkhiến cho người ta cảm thấy nó mất đi giá trị. Nhất là hiện giờ đang cómột phục cổ, lại càng được người ta thích thú. Tôi bật cười, tấm gươngtrên bàn phản chiếu khuôn mặt đẹp đẽ nhưng hơi ma mị khác thường.

Đây, là tôi ư?

Tôi lấy từ trong ngăn kéo tầng dưới cùng ra một cuốn album, mở ra làcó thể trông ngay thấy những bức ảnh màu hay đen trắng khác nhau, gócảnh đều đã hơi ố vàng. Trong các bức ảnh đó đều là một người phụ nữ.Người ấy rất đẹp, khuôn mặt trái xoan, mắt phượng, hàm răng đều tăm tắp, một người đẹp theo phong cách cổ điển truyền thống của Trung Quốc.Trong mỗi bức ảnh còn ghi ngày tháng từ khi bà mười tám tuổi đến ngoàiba mươi.

Khi bà cười, để lộ hàm răng trắng nuột nà. Đó là năm mười tám tuổi, khi bà còn trẻ. Người chụp những bức ảnh đó chính là bố tôi.

Giở tiếp những tấm ảnh của mấy năm sau nữa, vẫn đẹp như thế, nhưngtrên vầng trán đã phảng phất nỗi buồn thương nhàn nhạt. Nơi chụp đều làtrong tiệm ảnh với phông nền khô khan. Vì chịu ảnh hưởng của một ngườinên bà cũng thích chụp hình, cuối cùng người đó lại vác máy ảnh đi chụpcho người khác, thế nên bà chỉ có thể đến tiệm ngồi chụp đơn độc mộtmình, nhớ lại những tháng ngày tươi đẹp trong ký ức qua tiếng bấm máy và ánh đèn flash lóe lên.

Bà là một nghệ nhân trà.

Còn nhớ khi đó tôi mới cao bằng chiếc bàn lớn trong trà quán, thườngmột mình trốn sau chiếc cột nhà của quán trà cổ xưa đó, nhìn bàn taytrắng muốt thon dài cảu bà cầm ấm trà rót cho ẩm khách. Bà thường nóivới tôi, làm một nghệ nhân trà thì quan trọng nhất là phải nắm vững được tinh thần của trà đạo, đó là thuần, nhã, lễ, hòa, có thể thì mới nóitường tận được về bản, vận, đức, đạo của trà. Khi pha trà nếu thiếu hoặc sai trình tự của bất kỳ vị nào đều sẽ thiếu đi lễ tiết. Song trình tựcủa mỗi vị trà lại không giống nhau, ví dụ như trà công phu triều Châuphải trải qua mười chín đạo, còn trà Long Tĩnh Tây Hồ lại chỉ cần cómười đạo mà thôi.

Cũng không quan tâm đến việc tôi có hiểu hay không, nhưng hễ nhàn rỗi là bà lại nói cho tôi biết những điều này. Về điểm đó thì bà giống hệtông nội. Ông cũng không quan tâm đến việc tôi nghe có hiểu hay không,ngày nào cũng nói với tôi không biết nhàm chán về những chuyện liên quan đến kỳ bào.

Chỉ có điều khi nói những chuyện ấy với tôi, bà mới giãn đôi lông mày là liễu luôn cau lại đó ra. Hồi đó bà là con gái độc nhất của một ôngchủ trà quán, từ nhỏ đã được tiếp xúc với trà, sau khi lớn lên thì tựmình mở một quán trà nho nhỏ, làm ăn cũng ở mức vừa phải, ở giữa thànhphố náo nhiệt quán trà đó tỏ rõ vẻ u tịch khác thường. Có lẽ vì sự khácthường đó nên mới thu hút được ánh mắt của bố tôi. Cũng vì bà luôn giữvẻ điềm nhiên lãnh đạm, nên mới bị người mình yêu phản bội.

Hồi đó bà bán quán trà nhỏ của mình đi để đến làm công theo giờ cốđịnh cho một trà lâu lớn, dành thời gian ở bên cạnh bố tôi. Ai biết được rằng cuối cùng ông không còn cần bà ở bên mình nữa. Khi cảm thấy cô đơn bà thường đến quán trà nhỏ khi xưa ngồi mội lát, sau này chỗ đó bị dỡbỏ để mở một hiệu ảnh, vậy là bà thường đến để chụp ảnh một mình.

Nếu như dùng trà để hình dung về bà, thì có lẽ nên dùng bạch trà nhỉ? Thanh đạm, không có mùi hương nồng đậm, vị không thấm vào dạ dày, cũngkhông làm đắng miệng, khi đã uống xong phải cảm nhận một cách tinh tếmới nắm bắt được mùi hương thanh khiết như có như không.

So với những thứ mà bà đã học được, thì những điều tôi biết về trà chỉ là mấy ngón trà hời hợt mà thôi.

Hồi ấy tôi cũng chỉ mới lên bốn lên năm, song đã tỏ ra điềm đạm hơnnhiều sô với mấy đứa trẻ cùng trang lứa. Hàng ngày bà đều giảng giải cho tôi nghe về trà đạo, nhưng có lẽ bà nói nhiều mà tôi thì chỉ có thể nhớ được rất ít. Đến khi lớn hơn, tôi đi mua mấy cuốn sách chuyên viết vềtrà đạo để đọc. Mỗi lần giở một trang, đều cảm thấy như mình đã biếtrồi.

Bà là người Tô Châu, nói năng cực kỳ nhỏ nhẹ, nghe như gió thoảng qua tai, thêm vào đó là ngoại hình nổi bật, thế nên những ẩm khách thườngxuyên đến trà lâu uống trà thế nào cũng goi điện cho bà hẹn trước. Bàluôn bận rộn từ lúc đến làm đến lúc ra về vì thế không cho tôi quấn lấymình. Tôi thường trốn sau chiếc cột lớn, nghe bà khẽ khàng giảng giảicho khách về trà đạo, luôn là một vẻ điềm đạm không thay đổi. Tôi cứluôn tưởng rằng bà yếu đuối tới mức không có cá tính, đối mặt với sựphản bội của chồng bà chỉ giữ một vẻ bàng quan lạnh lùng. Tôi tưởng bàkhông yêu, thế nên cũng không nghe, không hỏi. Thế nhưng khi ông ấy đi,trong suốt hai năm trời bà đã không thể nào nói chuyện về trà đạo đượcnữa, chỉ lặng lẽ ngồi một mình ở nhà, lôi hết những món đồ dùng trongtrà đạo ra rửa sạch, rồi lại rửa, pha trà hết lần này đến lần khác, song không hề uống bao giờ. Cuối cùng còn không còn nghe bà nói một lời nàonữa.

Bà đi rất nhanh, nhanh tới mức tôi còn chưa kịp hỏi xem bà có hận họ không, có bao giờ nghĩ đến chuyện trả thù họ không?

Bà tên là Kỷ Yên Như, mẹ tôi. Con người cũng mềm mại như cái tên, song phận cũng mỏng như cái tên vậy.

Tôi không thể chỉ biết nhẫn nhịn giống như bà.

Tôi đóng mạnh cuốn album vào rồi nhét trở lại ngăn kéo.

Trong lòng tôi chỉ có duy nhất một giọng nói, không thể, không thể lặp lại sai lầm tương tự.

Tôi gấp chiếc xường xám màu xanh sẫm lại rồi đặt trong một chiếc hộp đẹp đẽ. Trong lòng đã quyết tâm...

Hôm sau là ngày cuối tuần, tôi gọi điện cho Thanh Lâm: "Thanh Lâm,hôm nay cậu có rảnh không? Ra ngoài chơi đi, mình có thứ này tặng cậu".

"Hả... rảnh mà! Tặng mình thứ gì thế?".

"Xường xám, hiệu may của mình đã đóng cửa rồi, giờ còn tồn lại baonhiêu là hàng mẫu. Mình chọn chiếc đẹp nhất tặng cậu đấy. Là một món đồđược truyền lại từ thời bà nội mình . Mình không trắng bằng cậu, mặc vào trông hơi tối. Cậu mặc nhất định là rất đẹp".

Tôi kẹp điện thoại vào giữa cằm với vai, vừa chải mascara vừa nói, nhìn vào gương thấy ánh mắt mình lạnh tanh.

"Hay quá! Mình tin vào con mắt cậu, tuy nhiên Tiểu Ảnh à, cậu cũngtrắng lắm mà, đừng có lúc nào cũng tự ti như thế đuọc không?".

"Được rồi được rồi, cậu đừng phỉnh nịnh mình nữa. Vậy chiều nay gặpnhé, bọn mình đi ăn cơm Hồ Nam nhé. Hay là đến nhà hàng Tây Sương Ký ởđường Trung Sơn?".

"Được, được, tùy cậu đấy! Được chưa?".

Dập máy xong, tôi thấy bà nội đang đứng ngay trước cửa nhìn tôi với vẻ ngạc nhiên vô cùng.

Tôi vội vàng thu lại nụ cười lạnh lẽo trên môi, cúi đầu để giấu đi sự chột dạ của mình, gọi một tiếng "bà nội", nhưng trong tiếng gọi chứađầy sự hoảng loạn, liệu bà có nghe thấy không?

"Tiểu Ảnh, cháu làm sao thế? Cháu và Thanh Lâm?". Bà nội nhìn thẳngvào tôi, ánh mắt bà sắc sảo tới nổi khiến tôi không có chỗ nào mà trốntránh.

"Bà ơi, không có gì đâu, chỉ là lâu rồi bọn cháu không gặp nhau thôi, cùng ăn một bữa cơm ấy mà". Tôi cầm thỏi son lên rồi quay sang gương,không dám nhìn bà nữa.

"Mới rồi cháu nói tặng con bé áo dài xường xám, cháu định tặng cho nó chiếc "Tần Hoài đăng ảnh thanh kỳ bào" đó à?". Tôi nhìn qua gương, thấy vẻ không thể nào tin nổi trên khuôn mặt bà.

"Đâu có, đâu có, cháu sao có thể làm như vậy được!", bị phơi bày bí mật ở tận đáy lòng, tôi vội vàng phẩy tay phủ nhận:

"Nó là bạn thân nhất của cháu, sao cháu có thể làm như vậy? Cháu chỉnói đùa với nó thôi. Bà ơi, bà đừng nói bừa như vậy, việc này ngay đếnnghĩ cháu còn không dám nghĩ tới nữa ấy! Cháu tặng cho Thanh Lâm món đồkhác mà".

"Thật không?".

"Bà ơi, bà không tin cháu hay sao? Bà không tin cháu gái mình à?".

Thấy trong cổ họng đắng ngắt, tôi bỏ thỏi son xuống, hít một hơi thật sâu rồi quay sang nhìn thẳng vào mắt bà:

"Bà thực sự nghĩ rằng cháu gái mình lại có dã tâm như rắn độc thế à?".

"Tiểu Ảnh, là bà nội không tốt, đã trách nhầm cháu". Bà nội đột nhiên đi đến ôm lấy tôi, tôi tựa đầu vào lòng bà mà thấy trong đầu mù mịt,cảm nhận cơ thể bà đang run lên khe khẽ, dù qua làn tóc tôi vẫn có thểcảm nhận thấy bàn tay bà đang vuốt ve trên đầu mình lạnh ngắt. Bà đangsợ điều gì?

Đến nhà hàng Tây Sương Ký, chúng tôi gọi mấy món đồ ăn, vì tâm trạngđang rối bời nên không nhớ được tên món, có mấy món còn không biết vịgì.

Thanh Lâm cũng có vẻ hơi lơ đãng, khác xa so với tính cách thườngngày của cô ấy. Hai người chúng tôi, kẻ nào cũng đang có tâm sự tronglòng nên nói chuyện nhát gừng.

Tôi nhìn khuôn mặt quen thuộc đó, người bạn thân thiết suốt bao năm.Chúng tôi biết rõ đến từng sở thích của nhau, từng thích tất cả nhữngthứ mà đứa kia thích, ghét tất cả những thứ mà đứa kia ghét, thân nhaunhư thể liền thân, nhớ lại hồi đại học còn thường xuyên chui trong chănthì thụt nói chuyện với nhau.

Chúng tôi đã cùng nhau đi qua bao nhiêu chặng đường, đã có bao nhiêusở thích giống nhau, đã từng cùng hát trên một sân khấu, từng nắm taynhau đi... Rốt cuộc là thứ gì đã khiến chúng tôi thành ra thế này?

Nhớ lại tất cả những chuyện khi trước, mắt tôi dần trở nên mờ nhòa.Khẽ chạm vào chiếc hộp để bên phía bên phải, tôi gần như đã thay đổiquyết định của mình, cho Thanh Lâm thêm một cơ hội nữa được không? Tôithầm hỏi và trái tim trả lời: "Được, được, được!"

"Thanh Lâm, gần đây Vân Phong hẹn hò với người khác đúng không?". Tôi làm bộ như vô tình hỏi, hy vọng Thanh Lâm sẽ phủ định điều này.

"Tiểu Ảnh, cậu yên tâm, Vân Phong đối với cậu quả thực rất tốt. Cậuấy thường xuyên nói với mình rằng cảm thấy có lỗi vì đã lạnh nhạt vớicậu. Cô gái hẹp hòi, cậu ấy yêu cậu mà!".

Thanh Lâm gắp đồ ăn vào bát cho tôi, trông vẻ mặt hết sức tự nhiên, giọng nói cố làm ra vẻ thoải mái.

Từ bao giờ cô ta đã nói dối không đỏ mặt thế nhỉ? Nhìn khuôn mặttưởng như ngây thơ vô tội đó, tôi cười mỉa một tiếng trong lòng, đằngsau khuôn mặt đó cất giấu bao nhiêu tâm cơ? Sự chần chừ ban nãy hoàntoàn tan biến, tôi cười một tiếng lạnh lẽo trong lòng, đưa chiếc hộp ratrước mặt cô ta, cũng học cách cố làm ra vẻ thoải mái nói: "Thanh Lâm,đây là chiếc xường xám mình tặng cậu!".

"Cám ơn cậu Tiểu Ảnh, cậu lúc nào cũng tốt nhất với mình".

Thanh Lâm đón lấy chiếc hộp, nở nụ cười ngọt ngào rồi nói với tôi.

Tôi còn muốn nói với cô ta mấy câu nữa, nhưng chuông điện thoại bất chợt vang lên, là Đường Triêu.

"Tiểu Ảnh, cô đến đây nhé, mang cả chiếc xường xám đó nữa, sư phụ của tôi đã giúp chúng ta tìm ra được một chút manh mối rồi". Đường Triêunói gấp gáp trong điện thoại.

"Mang chiếc nào?".

"Đương nhiên là chiếc màu xanh xẫm đó rồi".

"Ừm". Dập máy xong, tôi ngẩn ra một chút, do dự không quyết giữa việc muốn biết chân tướng sự việc với chuyện trả thù, song cuối cùng tôi vẫn hạ quyết tâm, quay lại nói với Thanh Lâm: "Thanh Lâm, mình có việc phải đi đây!".

"Được!".

Thanh Lâm gọi nhân viên phục vụ đến tính tiền. Khi ra khỏi nhà hàng,cô ta đi về bên trái, tôi đi bên phải, chúng tôi xoay lưng lại với nhau, càng đi càng xa...

Cuối cùng tôi đã không lấy lại tấm kỳ bào dù rằng tôi luôn giằng covề nó. Sau khi cho nó đi rồi lại thấy lo lắng, sẽ có kết cục như thếnào? Trong lòng tôi cầu khấn: "Một sự trừng phạt nho nhỏ cho bọn họ đểbỏ tức thôi".

Từ đằng xa đã nhìn thấy Đường Triêu đứng ngoài cửa hàng đợi tôi, vừa thấy tôi đã vội vàng hỏi: "Áo xường xám đâu?".

Tôi cuối đầu nói nhỏ: "Không thấy đâu nữa! Tôi về nhà tìm hết một lượt mà không thấy".

"Không thấy ư? Sao lại như thế được?". Đường Triêu chau mày nói.

"Nó đã có thể xuất hiện bất ngờ không có nguyên do, thì cũng có thểbiến mất mà không hiểu vì đâu chứ! Lẽ nào anh muốn nó sẽ ngày đêm ở bêntôi, khiến tôi sợ đến chết đi được?"

Câu nói của Đường Triêu làm tôi thấy phiền phức vô cùng, nên khôngkìm được hét lên như vậy với anh ta. Đay là lần đàu tiên tôi tỏ ra thấtthố như vậy.

"Xin lỗi cô, Tiểu Ảnh!". Rõ ràng Đường Triêu bị tôi làm cho hết hồn,ôm lấy vai tôi xin lỗi. Tôi thuận thế tựa vào lòng anh để che dấu đi sựhoảng loạn của mình. Thật đáng tiếc cho tình cảm mà anh dành cho tôi,hóa ra cảm giác tội lỗi khi lừa gạt một người lương thiện trong sáng như anh lại nặng nề đến như vậy.

"Tôi không sao, chỉ là gần đây trông thấy cô ta nhiều quá thôi. Tôisợ lắm!". Tôi gục đầu và vai Đường Triêu nói khẽ, vì căng thẳng nên cơthể run lên từng chặp. Đường Triêu lại cho rằng vì tôi sợ, nên nhẹ nhàng vỗ vỗ lên tôi như an ủi.

"Vậy còn chiếc chúng ta lấy trong linh đường ra có còn không?"

"Có", tôi lấy chiếc xường xám đó ra khỏi túi.

Đường Triêu cầm lấy chiếc áo, thở dài một tiếng: "Chẳng có cách nào,không có cái kia thì dùng tạm cái này, cứ để sư phụ tôi thử xem thế nào. Theo suy diễn thông thường thì chắc là dùng được".

Vào bên trong, thấy sư phụ của Đường Triêu đã mặc một bộ áo của đạosỹ, trông ông ấy vừa thấp vừa bé, cảm giác như hơi quái dị lại hơi khôihài. Tôi thấy buồn cười nhưng không dám cười.

Ông ấy đặt chiếc xường xám trước bát gương, nói với tôi:

"Hai người các con ngồi trên ghế, ta sẽ làm cho hồn các con thoátxác, cái gọi là hồn lìa khỏi xác cũng không có gì khác biệt so với nằmmơ trong giấc ngủ, sau đó các con sẽ nhìn thấy một số việc. Song khôngthể khẳng định tất cả những việc đó đều là thật, cũng không thể khẳngđịnh là giả, có lẽ sẽ giúp được chúng ta phần nào, nhưng cũng có thểhoàn toàn không tác dụng". Sư phụ của Đường Triêu nói cả một đống từ ngữ nghe cao siêu.

Ttoi và Đường Triêu bèn ngồi xuống ghế, sư phụ của anh ấy bắt đầu đọc kinh, tôi nghe không hiểu một chữ nào, chỉ thấy lầm rà lầm rầm khiếnđàu óc choáng váng, thầm nghĩ, thảo nào hồi nhỏ mỗi khi nghe thấy ai nói nhiều là bọn tôi lại bịt tai và hét lên: "Không nghe, không nghe, không nghe hòa thượng đọc kinh!".

Nghĩ ngợi một lúc đã thấy đầu óc trở nên mơ hồ, trong làn khói hương vấn vít, ý thức dần dần biến mất...

Lạnh quá, đây là nơi nào? Chỉ có một vầng trăng cô đơn quạnh quẽ giữa trời, càng khiến màn đêm lạnh lẽo hơn.

Quay đầu lại, nhìn thấy Đường Triêu đứng ngay đằng sau nên tôi cảmthấy yên tâm hơn, muốn lên tiếng gọi anh ấy, nhưng lại không bật ra được một tiếng nào. Anh ấy thích ứng với hoàn cảnh đó trước tôi, thong thảđi đến nắm tay tôi rồi đi trong làn sương mịt mù.

Đi được một đoạn, chợt phát hiện ra nơi đây hết sức thân quen, là con ngõ nhỏ đông người, còn có cả những đống rác bốc mùi hôi thối.

Trong mờ ảo, tôi thấy một tấm biển chỉ đường hơi cũ: "Đường Cổ Bắc".Tôi quen đường nên tiến lên trước dẫn Đường Triêu đi, rẽ sang bên trái. Ở bên cạnh bậc thềm đá của một căn nhà, tôi tìm thấy một chiếc ghế gỗ nhỏ xinh, đó là nơi tôi thường ngồi ngày bé.

Đây là căn nhà cũ của tôi ở đường Cổ Bắc, tuy nhiên trông nó cũ kỹhơn so với trong miền ký ức. Tôi quay lại nhìn Đường Triêu cười, kéo anh ấy chạy vào cửa nhà mình, chuẩn bị gõ lên cánh cửa.

"Cót két...".

Còn chưa kịp chạm vào, cánh cửa đã mở toang, một người đàn ông đứngtuổi đi từ bên trong ra. Đúng lúc ánh trăng bị mây che khuất, không gian đột nhiên bị bóng tối bao trùm khiến tôi không nhìn rõ mặt người. Chỉcó thể loáng thoáng trông thấy ông ấy khẽ khàng đóng cảnh cửa vào, rồivội vàng đi ra khỏi ngõ. Lưng ông rất rộng, bước chân ổn định và vữngchãi, trông quen thuộc vô cùng. Ai thế nhỉ?

Thấy ông ấy sắp mất hút nơi đầu ngõ, tôi quên cả việc về nhà, vộivàng kéo Đường Triêu bám sát theo sau, chỉ thấy người đàn ông đó đixuyên qua con ngõ rồi vẫy một chiếc xe kéo tôi mới chỉ được thấy trongnhững bộ phim về chiến tranh giải phóng. Phải, đúng là loại xe kéo chỉcó trong phim đó. Tôi cũng muốn vẫy một chiếc xe như thế, nhưng chợtnhận ra không có phu xe nào để ý đến chúng tôi. Bọn họ không nhìn thấychúng tôi ư?

Tôi và Đường Triêu sợ để mất dấu ông ấy nên đành chạy sát theo sau,nhưng dù lạ là có chạy nhanh hay chậm thì chúng tôi vẫn cứ ở phía sauông ấy, thậm chí khi xe đã dừng lại thì cũng có thể nhìn từ khoảng cáchxa.

Cuối cùng, ông ấy cũng xuống xe trước một tòa nhà lớn, nhưng không gõ cửa mà vòng ra bức tường vườn sau. Khi đi qua cánh cổng lớn, tôi nhìnthấy trên tấm bảng ở cửa viết ba chữ: "Nhà họ Hà". Tôi thò đầu nhìn vàotrong, thấy trong sân chỉ có bóng tối dày đặc, lắng tai nghe còn thấytiếng xào xạc như rừng trúc Tương Phi nhà Thanh Lâm. Lẽ nào đây là nhàThanh Lâm? Tường nhà, hàng rào đều khác hẳn mà.

Chúng tôi đi theo người đàn ông đó ra sân sau, thấy ông ấy đứng tựavào cửa, chúm môi huýt một tiếng sáo. Trong màn đêm thanh vắng đó, tiếng huýt sáo nghe đến chói tai.

Một lát sau, cánh cửa chầm chậm mở. Một người phụ nữ mặc áo trắngtrông dáng thon thả lén lút bước ra. Người đàn ông đó đứng xoay lưng che khuất nên tôi không thể nào nhìn rõ khuôn mặt người phụ nữ ấy. Vừa rađến bên ngoài, người phụ nữ đã ôm ghì lấy ông ta rồi gục đầu lên vaikhóc rấm rứt.

Khi đó tôi nhìn thấy đôi tay người phụ nữ đó quàng quanh lưng ông ấy, mười ngón tay thon dài, đầu ngón tay được sơn màu đỏ chói. Trông quenquá! Cuối cùng cô ta cũng ngẩng đầu lên, thẳng đúng tầm nhìn của tôi.Mắt dài mặt trái xoan, làn da trắng mịn màng, cằm hơi nhọn, ngấn nướcmắt vẫn còn đọng lại trên má. Tần Tịnh ư?

Duòng như nhìn thấy chúng tôi, cô ta đột nhiên nhếch mép cười, nụcười vương trên khóe miệng đó trông đầy tà khí và quái dị, những chiếcrăng lộ ra bên ngoài còn dính cả vết máu, khuôn mặt thoáng chốc đãchuyển từ màu trắng sáng sang tím xanh, môi trở thành màu đen kịt. Nhìnđôi tay cô ta quàng quanh lưng người đàn ông đó bắt đầu xuất hiện nhữngvết loang khiến người ta thất buồn nôn, dạ dày trộn trạo tới mức tôithấy mình như đang phát hoảng, vội bám siết lấy tay Đường Triêu, từ từlùi lại phía sau. Người phụ nữ đó cũng tiến đến gần chúng tôi hơn...Đúng lúc cô ta sắp sửa áp sát chúng tôi thì người đàn ông vẫn xoay lưnglại từ nãy giờ từ từ quay người lại. Đó là một khuôn mặt đẹp trai và trẻ trung, dường như tôi có quen, bởi trông ngoại hình khá giống bố tôi,chỉ khác là ở giữa lông mày có một nốt ruồi lớn.

Nhìn thấy tôi, người đàn ông đó mỉm cười, các cơ trên khuôn mặt lậptức co rúm lại, trong khoảnh khắc đã trở nên già cỗi nhăn nheo, nhữngnếp nhăn hằn sâu ngay cả lúc không cười, tóc trở nên bạc trắng, đúngbóng hình tôi lưu lại trong ký ức của mình.

Ông đưa tay về phía tôi, miệng gọi: "Tiểu Ảnh!".

Ông nội, chính là ông nội! Tôi cũng đưa tay về phía ông, tay chúngtôi đan xen vào nhau giữa không trung, xuyên qua rồi hẫng trong khôngkhí.

Đột nhiên ông đưa tay bám lấy cổ mình, ngã vật ra đất rồi bắt đầugiãy giụa, khuôn mặt phồng lên thành màu đỏ tía, đường gân xanh ở huyệtThái dương vì đau đớn nên giật liên hồi, cảm giác như bất cứ lúc nàocũng có thể phá vỡ rồi nổ tung ra vậy.

Tôi thấy nghẹn cứng trong lòng, khó chịu tới mức bật khóc lên thànhtiếng, muốn nhào đến đó để giúp ông, nhưng cánh tay tôi đưa ra vẫn chỉbắt vào không khí. Tôi chỉ có thể ngồi xuống bên cạnh, nhìn ông giãygiụa trong đau đớn, không thể làm gì.

"Ông ơi, ông ơi!". Tôi hét lên, song tiếng hét khi ra khỏi miệng lạilà tiếng nấc nghẹn ngào... Sao linh hồn vẫn chưa quay trở lại, tôi không muốn tiếp tục nằm mơ nữa, giấc mơ này quá đau đớn. Tôi nắm chặt tayĐường Triêu, ;ăc mạnh tay anh rồi nói bằng tâm tưởng: "Tôi muốn đi khỏichỗ này, tôi muốn quay về, muốn quay về!".

Khi đó ông nội đã nằm im không động đậy trên mặt đất, vẻ mặt đôngcứng ở một trạng thái cảm xúc cực kỳ quái đản, vừa đau khổ, lại vừa...thỏa mãn.

"Á...ông nội ơi!". Tôi mở bừng mắt, thở dốc từng hồi. Trên trán lạnh ngắt, lấm tấm mồ hôi, cổ họng vẫn còn nghẹn ngào.

"Các con đã nhìn thấy những gì?". Sư phụ Đường Triêu không nhìn chúng tôi lấy một cái, hỏi thẳng luôn.

"Tần Tịnh và một người đàn ông, mới đầu bọn họ còn rất trẻ, nhưngcuối cùng người đàn ông đó trở nên già nua, ngã vật ra đất". Đường Triêu nói.

"Người đó có lẽ là nhân tình của Tần Tịnh mà vú Hà đã kể".

"Nhưng, nhưng mà người đó là ông nội tôi!".

Tần Tịnh là người tình cuả ông nội ư? Nhưng vì sao mà ông nội lại ngã vật ra đất đớn đau như vậy? Lẽ nào ông nội...?


/27

THICH DOC TRUYEN

Đa số thông tin và hình ảnh trên website đều được sưu tầm từ các nguồn trên Internet. Website hay upload-er không sở hữu hay chịu trách nhiệm bất kỳ thông tin nào trên đây. Nếu làm ảnh hưởng đến cá nhân hay tổ chức nào, khi được yêu cầu, chúng tôi sẽ xem xét và gỡ bỏ ngay lập tức.

LIÊN HỆ ADMIN

[email protected]

DMCA.com Protection Status