"Người ta nói, những người hay góp nhặt quá khứ chưa bao giờ là những người hạnh phúc. Hạnh phúc chỉ dành cho những người biết nắm bắt hiện tại và nhìn nhận tương lai. Tôi không phải là người hoài niệm quá khứ, chỉ là, quá khứ luôn hoài niệm tôi…” ***
Mãi tận đến 6 giờ chiều tôi mới ra khỏi phòng.
Nhà cửa sáng đèn, phòng khách và nhà bếp trống không. Chẳng lẽ anh ta đi ra ngoài rồi? Không thể nào!
Vội gạt ý nghĩ đó ra khỏi đầu, tôi dợm bước về phía cánh cửa gỗ đang đóng chặt kia.
Trên báo dạo này toàn đưa mấy tin kiểu đột quỵ, nhồi máu cơ tim, trúng gió, trúng phong gì gì đó, đại khái là do lao lực quá độ mà ra. Lúc nói chuyện cùng chú Lưu, tôi cũng biết ít nhiều việc Lâm Á là một tay cuồng làm việc thôi rồi, đôi khi mải mê đến mức quên cả ăn ngủ. Mà tôi thì không hy vọng mình có mặt ở hiện trường những vụ như vậy. Nghĩ đến thôi cũng khiến tôi nổi hết cả da gà, da vịt lên rồi!
Cạch!
- Cô định làm gì đấy?
Úi, giật cả mình! Tôi đứng sựng tại chỗ, cánh tay đang định gõ cửa vội thu lại.
Hú u ba hồn chín vía nhà tôi, anh ta là người hay ma vậy trời? Vuốt vuốt ngực cho bình tĩnh lại, tôi thật muốn đến bẻ cổ thằng cha này mà, khi không lại đột ngột mở cửa như thế làm gì?
- Tôi hỏi, cô đang định làm gì? – Thấy tôi trợn mắt nhìn mình, Lâm Á chau mày lặp lại câu hỏi lần nữa.
- À, tôi có việc cần ra ngoài một lát! – Tôi vội lùi lại phía sau, chừa một khoảng cách với anh ta.
Đầu mày Lâm Á hơi giãn ra, im lặng đi lướt qua tôi. Tôi nhìn theo bóng lưng anh ta, cảm thấy người này có chút gì đó thật kỳ lạ. Hình như anh ta không thích tôi thì phải.
- Cô ăn tối chưa? – Anh ta vừa hỏi, vừa với tay lấy chiếc cốc trên kệ bếp.
- Chưa! Anh thì sao? – Tôi ngủ bây giờ mới dậy thì cơm với nước gì. Vả lại quen sống một mình mấy năm qua,không bánh bao cũng mì ăn liền, nên nhất thời cũng quên mất là mình đang ở nhờ nhà người ta.
- Cô đi đâu? – Anh ta khôngtrả lời câu hỏi của tôi, chỉ chăm chú rót nước.
- Tôi ra ngoài gặp một người bạn, đã gọi điện xin phép chú Lưu rồi, về sớm thôi! – Dù sao cũng không thể ăn chơi nhảy múa như lúc sống một mình được.
Dường như tay anh ta khẽ run lên, chút nước tràn ra khỏi cốc, thấm ướt một mảng trên vạt áo. Bây giờ tôi mới để ý thấy, anh ta mặc một cái quần jeans lửng đen mà dân ta vẫn thường gọi là quần chó táp ba ngày không tới, bên trên phối với cái áo vàng chóe không biết thủng bao nhiêu lỗ. Tôi chưa bao giờ thử đi phân tích phong cách ăn mặc của người khác phái, đặc biệt là những người làm việc trong lĩnh vực mài bút cắn vải này. Họ có thể nghèo về mọi thứ nhưng không thể nghèo về sức sáng tạo và sự kỳ dị khác người!
- Ừm! – Lâm Á hờ hững ừm một tiếng, sau đó quay lưng đi thẳng vô phòng đóng sập cửa lại.
Tôi nhìn chằm chằm bóng lưng vừa khuất của anh ta, cảm thấy cái thái độ lúc này với cái lúc chiều sao mà khác xa nhau một trời một vực. Chẳng lẽ anh ta mắc bệnh đa nhân cách? Tôi nghe nói, những người có phong cách ăn mặc quái dị thì tính cách cũng biến đổi theo. Nếu là vậy thì tội nghiệp nhất có lẽ là chú Lưu – ba anh ta, có mỗi mụn con mà…
Thôi kệ, dù sao cũng không phải là việc tôi nên quản.
Chết, Thư Linh đang đợi tôi! Mải líu ríu chân tay với tên quái dị này mà trễ mất mấy phút rồi. Không biết có bị con nhỏ cho ăn chửi không nữa?
oOo
Đường vẫn chưa lên đèn, những cánh hoa ti gôn khẽ lay động trong gió, hòa mình vào những tia nắng đỏ thẫm còn sót lại phía cuối chân trời. Ánh tịch dương cuối ngày phủ lên cái dáng dong dỏng cao của người bạn đã năm năm không gặp ấy.
Tôi thấy khóe mắt mình cay cay, cảm giác ấm nóng và chua xót dâng lên trong lòng.
- Linh! – Tôi chỉ dám gọi khẽ tên nó, chỉ sợ giây phút này nhanh chóng tan biến đi mất, tựa như chỉ tồn tại trong những giấc mơ hằng đêm.
- Úi! – Con nhỏ bị tôi làm bất ngờ, giật nảy người lên một cái, trố mắt ra nhìn tôi – Này, mày định hù chết tao hả?
Tôi mỉm cười đầy vui vẻ, bước đến vòng tay ôm chặt cổ nó.
- Ừ, cho mày chết, con khốn!
- Thả ra, thả ra… Quỷ sứ gì đâu! – Thư Linh vừa cười vừa giãy đành đạch – Con Cua này, mày kẹp cổ bản cô nương tắt thở bây giờ! Có bỏ ngay ra không thì bảo… Ối, ối…
Nó nói chừng nào tôi lại ra sức ôm mạnh hơn chừng ấy. Cảm giác trở về thật tốt, thật là hạnh phúc biết bao!
Nháy mắt, kỷ niệm ngày xưa bỗng ùa về mạnh mẽ.
Tháng ngày vô tư bên nhau, thoải mái trêu đùa, cãi nhau đốp chát, cùng ăn cùng ngủ, rồi có những ngày lại mất ăn mất ngủ, căng thẳng chờ kết quả thi… Nhớ những buổi chiều dạo phố, la cà quán xá thân quen, cùng nhau bình phẩm cô bé này, chàng trai nọ… Có lẽ, quãng thời gian thanh xuân đầy mơ mộng ấy sẽ chỉ còn lại trong ký ức mỗi người mà thôi.
Thời gian vô cùng tàn nhẫn, đã qua rồi chẳng mong gì có ngày quay trở lại!
- Xem ra dù có đi bao xa, mày vẫn chỉ yêu có mỗi mình tao thôi, phải không? – Thư Linh đá mắt nhìn tôi, miệng cười tươi tắn khoe tất tần tật hàm răng trắng đều của nó.
- Hì, ừ, đúng rồi đấy, vì mày nên tao mới trở về đây này, thưởng cho tao đi!
- Sao? Yêu Linh rồi phải hôn? – Con nhỏ nhéo nhéo má tôi, tiếp tục hỏi. Tôi chồm người lên bá cổ nó, lắc người con nhỏ thật mạnh, nghiến răng nghiến lợi thể hiện “tình yêu” mà nó muốn.
- Á, con điên này, bỏ tay mày ra mau! – Thư Linh tiếp tục la oai oái, còn tôi thì bật cười đầy sung sướng.
- Tha cho mày đấy! Nào, dẫn tao đi ăn tối đi! – Tôi khoác tay nó, rảo bước đến chiếc xe dựng bên cổng.
Thư Linh xoa xoa cái cổ của mình, lườm tôi một cái bén ngót như dao.
Thư Linh là đứa bạn thân thời nối khố của tôi.Tôi và nó lớn lên ở Xuân Thiều – một làng nhỏ trước đây chuyên làm pháo nằm ở ngoại ô Đà Nẵng. Chúng tôi cùng lớn lên, cùng đi học từ mẫu giáo cho đến trung học.
Thư Linh từ nhỏ đã vô cùng hiếu động, hệt như một đứa con trai, lúc nào cũng mặc quần soóc, áo ba lỗ dẫn đầu bọn trẻ con trong xóm đi đánh nhau. Còn tôi từ nhỏ sức khỏe đã không tốt, lại thường bị mẹ kế bỏ đói cho vài ngày, mỗi lần đói quá liền chạy đi tìm Thư Linh, nó sẽ tìm được cách khiến bụng tôi no tròn. Tuổi thơ của tôi lúc ấy, Thư Linh chính là chỗ dựa ấm áp nhất.
Nhưng cuộc đời vốn tồn tại nhiều bất ngờ, đâu phải lúc nào cũng được như lòng người mong muốn…
Thư Linh vốn có tố chất thể thao, ngày đó, lúc đang chơi đá bóng với lũ con trai, nó được Giám đốc Trung tâm Thể dục Thể thao thành phố nhìn trúng, vận mệnh cũng xoay chuyển từ đó!
Ngày nó chuyển đi, tôi khóc như mưa tháng mười ngập lụt. Mắt nó ươn ướt nhưng vẫn cười thật tươi, nhéo nhéo má tôi.
- Mày yên tâm, tao đi thực hiện ước mơ của mình, sau này có tiền sẽ mua cơm ngày ba bữa cho mày ăn, mày không sợ đói nữa đâu!
- Không cần, tao đói chút không sao, nhưng mày không đi được không? – Tôi khóc đến hoa cả mắt, nhìn không rõ khuôn mặt của nó, chỉ nghe tiếng nó cười.
- Còn nữa, mày ráng học cho tốt để sau này đỗ được trường điểm trên thành phố, lúc đó tao với mày sẽ được gặp nhau, nhớ chưa?
- Ừ! – Tôi mếu máo nhìn nó.
- Thôi! Đừng có khóc nữa, nhìn mày gớm quá! – Thư Linh lấy tay lau nước mắt đang tèm lem trên mặt tôi – Ế, đừng có bôi nước mũi vào tay tao!
Tôi vội vã lấy áo chùi chùi mũi mình, cảm nhận được hơi ấm từ bàn tay Thư Linh đang vỗ nhẹ trên đầu, hệt như bà nội tôi vậy.
- Đi thôi, tới giờ rồi! – Người đàn ông đứng bên cạnh kéo tay Thư Linh đầy thúc giục.
- Tao đi đây, mày ở lại nhớ giữ gìn sức khỏe, nghe chưa?
Tôi gật đầu, ngước lên đã thấy nó chui vào ô tô, xuyên qua lớp kính vẫy vẫy tay chào tạm biệt.
Cuối tháng mười năm đó, tôi được mười ba tuổi,Thư Linh mười bốn tuổi. Chúng tôi chia tay nhau.
Sau đó không lâu, bà nội phát hiện ra dì Lý thường xuyên bỏ đói tôi, liền đến đưa tôi về ở chung. Tay cầm chiếc túi đựng vài bộ quần áo với tập vở, tay còn lại được nội nắm chặt lấy. Năm đó, lần đầu tiên tôi nhìn thấy cánh cổng màu xanh lam và cây bàng già trước cổng, bà nội móm mém nhai trầu đầy yêu thương.
- Cua Đồng, đó là nhà chúng ta!
Mãi tận đến 6 giờ chiều tôi mới ra khỏi phòng.
Nhà cửa sáng đèn, phòng khách và nhà bếp trống không. Chẳng lẽ anh ta đi ra ngoài rồi? Không thể nào!
Vội gạt ý nghĩ đó ra khỏi đầu, tôi dợm bước về phía cánh cửa gỗ đang đóng chặt kia.
Trên báo dạo này toàn đưa mấy tin kiểu đột quỵ, nhồi máu cơ tim, trúng gió, trúng phong gì gì đó, đại khái là do lao lực quá độ mà ra. Lúc nói chuyện cùng chú Lưu, tôi cũng biết ít nhiều việc Lâm Á là một tay cuồng làm việc thôi rồi, đôi khi mải mê đến mức quên cả ăn ngủ. Mà tôi thì không hy vọng mình có mặt ở hiện trường những vụ như vậy. Nghĩ đến thôi cũng khiến tôi nổi hết cả da gà, da vịt lên rồi!
Cạch!
- Cô định làm gì đấy?
Úi, giật cả mình! Tôi đứng sựng tại chỗ, cánh tay đang định gõ cửa vội thu lại.
Hú u ba hồn chín vía nhà tôi, anh ta là người hay ma vậy trời? Vuốt vuốt ngực cho bình tĩnh lại, tôi thật muốn đến bẻ cổ thằng cha này mà, khi không lại đột ngột mở cửa như thế làm gì?
- Tôi hỏi, cô đang định làm gì? – Thấy tôi trợn mắt nhìn mình, Lâm Á chau mày lặp lại câu hỏi lần nữa.
- À, tôi có việc cần ra ngoài một lát! – Tôi vội lùi lại phía sau, chừa một khoảng cách với anh ta.
Đầu mày Lâm Á hơi giãn ra, im lặng đi lướt qua tôi. Tôi nhìn theo bóng lưng anh ta, cảm thấy người này có chút gì đó thật kỳ lạ. Hình như anh ta không thích tôi thì phải.
- Cô ăn tối chưa? – Anh ta vừa hỏi, vừa với tay lấy chiếc cốc trên kệ bếp.
- Chưa! Anh thì sao? – Tôi ngủ bây giờ mới dậy thì cơm với nước gì. Vả lại quen sống một mình mấy năm qua,không bánh bao cũng mì ăn liền, nên nhất thời cũng quên mất là mình đang ở nhờ nhà người ta.
- Cô đi đâu? – Anh ta khôngtrả lời câu hỏi của tôi, chỉ chăm chú rót nước.
- Tôi ra ngoài gặp một người bạn, đã gọi điện xin phép chú Lưu rồi, về sớm thôi! – Dù sao cũng không thể ăn chơi nhảy múa như lúc sống một mình được.
Dường như tay anh ta khẽ run lên, chút nước tràn ra khỏi cốc, thấm ướt một mảng trên vạt áo. Bây giờ tôi mới để ý thấy, anh ta mặc một cái quần jeans lửng đen mà dân ta vẫn thường gọi là quần chó táp ba ngày không tới, bên trên phối với cái áo vàng chóe không biết thủng bao nhiêu lỗ. Tôi chưa bao giờ thử đi phân tích phong cách ăn mặc của người khác phái, đặc biệt là những người làm việc trong lĩnh vực mài bút cắn vải này. Họ có thể nghèo về mọi thứ nhưng không thể nghèo về sức sáng tạo và sự kỳ dị khác người!
- Ừm! – Lâm Á hờ hững ừm một tiếng, sau đó quay lưng đi thẳng vô phòng đóng sập cửa lại.
Tôi nhìn chằm chằm bóng lưng vừa khuất của anh ta, cảm thấy cái thái độ lúc này với cái lúc chiều sao mà khác xa nhau một trời một vực. Chẳng lẽ anh ta mắc bệnh đa nhân cách? Tôi nghe nói, những người có phong cách ăn mặc quái dị thì tính cách cũng biến đổi theo. Nếu là vậy thì tội nghiệp nhất có lẽ là chú Lưu – ba anh ta, có mỗi mụn con mà…
Thôi kệ, dù sao cũng không phải là việc tôi nên quản.
Chết, Thư Linh đang đợi tôi! Mải líu ríu chân tay với tên quái dị này mà trễ mất mấy phút rồi. Không biết có bị con nhỏ cho ăn chửi không nữa?
oOo
Đường vẫn chưa lên đèn, những cánh hoa ti gôn khẽ lay động trong gió, hòa mình vào những tia nắng đỏ thẫm còn sót lại phía cuối chân trời. Ánh tịch dương cuối ngày phủ lên cái dáng dong dỏng cao của người bạn đã năm năm không gặp ấy.
Tôi thấy khóe mắt mình cay cay, cảm giác ấm nóng và chua xót dâng lên trong lòng.
- Linh! – Tôi chỉ dám gọi khẽ tên nó, chỉ sợ giây phút này nhanh chóng tan biến đi mất, tựa như chỉ tồn tại trong những giấc mơ hằng đêm.
- Úi! – Con nhỏ bị tôi làm bất ngờ, giật nảy người lên một cái, trố mắt ra nhìn tôi – Này, mày định hù chết tao hả?
Tôi mỉm cười đầy vui vẻ, bước đến vòng tay ôm chặt cổ nó.
- Ừ, cho mày chết, con khốn!
- Thả ra, thả ra… Quỷ sứ gì đâu! – Thư Linh vừa cười vừa giãy đành đạch – Con Cua này, mày kẹp cổ bản cô nương tắt thở bây giờ! Có bỏ ngay ra không thì bảo… Ối, ối…
Nó nói chừng nào tôi lại ra sức ôm mạnh hơn chừng ấy. Cảm giác trở về thật tốt, thật là hạnh phúc biết bao!
Nháy mắt, kỷ niệm ngày xưa bỗng ùa về mạnh mẽ.
Tháng ngày vô tư bên nhau, thoải mái trêu đùa, cãi nhau đốp chát, cùng ăn cùng ngủ, rồi có những ngày lại mất ăn mất ngủ, căng thẳng chờ kết quả thi… Nhớ những buổi chiều dạo phố, la cà quán xá thân quen, cùng nhau bình phẩm cô bé này, chàng trai nọ… Có lẽ, quãng thời gian thanh xuân đầy mơ mộng ấy sẽ chỉ còn lại trong ký ức mỗi người mà thôi.
Thời gian vô cùng tàn nhẫn, đã qua rồi chẳng mong gì có ngày quay trở lại!
- Xem ra dù có đi bao xa, mày vẫn chỉ yêu có mỗi mình tao thôi, phải không? – Thư Linh đá mắt nhìn tôi, miệng cười tươi tắn khoe tất tần tật hàm răng trắng đều của nó.
- Hì, ừ, đúng rồi đấy, vì mày nên tao mới trở về đây này, thưởng cho tao đi!
- Sao? Yêu Linh rồi phải hôn? – Con nhỏ nhéo nhéo má tôi, tiếp tục hỏi. Tôi chồm người lên bá cổ nó, lắc người con nhỏ thật mạnh, nghiến răng nghiến lợi thể hiện “tình yêu” mà nó muốn.
- Á, con điên này, bỏ tay mày ra mau! – Thư Linh tiếp tục la oai oái, còn tôi thì bật cười đầy sung sướng.
- Tha cho mày đấy! Nào, dẫn tao đi ăn tối đi! – Tôi khoác tay nó, rảo bước đến chiếc xe dựng bên cổng.
Thư Linh xoa xoa cái cổ của mình, lườm tôi một cái bén ngót như dao.
Thư Linh là đứa bạn thân thời nối khố của tôi.Tôi và nó lớn lên ở Xuân Thiều – một làng nhỏ trước đây chuyên làm pháo nằm ở ngoại ô Đà Nẵng. Chúng tôi cùng lớn lên, cùng đi học từ mẫu giáo cho đến trung học.
Thư Linh từ nhỏ đã vô cùng hiếu động, hệt như một đứa con trai, lúc nào cũng mặc quần soóc, áo ba lỗ dẫn đầu bọn trẻ con trong xóm đi đánh nhau. Còn tôi từ nhỏ sức khỏe đã không tốt, lại thường bị mẹ kế bỏ đói cho vài ngày, mỗi lần đói quá liền chạy đi tìm Thư Linh, nó sẽ tìm được cách khiến bụng tôi no tròn. Tuổi thơ của tôi lúc ấy, Thư Linh chính là chỗ dựa ấm áp nhất.
Nhưng cuộc đời vốn tồn tại nhiều bất ngờ, đâu phải lúc nào cũng được như lòng người mong muốn…
Thư Linh vốn có tố chất thể thao, ngày đó, lúc đang chơi đá bóng với lũ con trai, nó được Giám đốc Trung tâm Thể dục Thể thao thành phố nhìn trúng, vận mệnh cũng xoay chuyển từ đó!
Ngày nó chuyển đi, tôi khóc như mưa tháng mười ngập lụt. Mắt nó ươn ướt nhưng vẫn cười thật tươi, nhéo nhéo má tôi.
- Mày yên tâm, tao đi thực hiện ước mơ của mình, sau này có tiền sẽ mua cơm ngày ba bữa cho mày ăn, mày không sợ đói nữa đâu!
- Không cần, tao đói chút không sao, nhưng mày không đi được không? – Tôi khóc đến hoa cả mắt, nhìn không rõ khuôn mặt của nó, chỉ nghe tiếng nó cười.
- Còn nữa, mày ráng học cho tốt để sau này đỗ được trường điểm trên thành phố, lúc đó tao với mày sẽ được gặp nhau, nhớ chưa?
- Ừ! – Tôi mếu máo nhìn nó.
- Thôi! Đừng có khóc nữa, nhìn mày gớm quá! – Thư Linh lấy tay lau nước mắt đang tèm lem trên mặt tôi – Ế, đừng có bôi nước mũi vào tay tao!
Tôi vội vã lấy áo chùi chùi mũi mình, cảm nhận được hơi ấm từ bàn tay Thư Linh đang vỗ nhẹ trên đầu, hệt như bà nội tôi vậy.
- Đi thôi, tới giờ rồi! – Người đàn ông đứng bên cạnh kéo tay Thư Linh đầy thúc giục.
- Tao đi đây, mày ở lại nhớ giữ gìn sức khỏe, nghe chưa?
Tôi gật đầu, ngước lên đã thấy nó chui vào ô tô, xuyên qua lớp kính vẫy vẫy tay chào tạm biệt.
Cuối tháng mười năm đó, tôi được mười ba tuổi,Thư Linh mười bốn tuổi. Chúng tôi chia tay nhau.
Sau đó không lâu, bà nội phát hiện ra dì Lý thường xuyên bỏ đói tôi, liền đến đưa tôi về ở chung. Tay cầm chiếc túi đựng vài bộ quần áo với tập vở, tay còn lại được nội nắm chặt lấy. Năm đó, lần đầu tiên tôi nhìn thấy cánh cổng màu xanh lam và cây bàng già trước cổng, bà nội móm mém nhai trầu đầy yêu thương.
- Cua Đồng, đó là nhà chúng ta!
/11
|