“Lựa chọn trốn chạy chưa bao giờ là việc làm thông minh và bản lĩnh, nó không những không giúp cho vết thương lòng vơi đi, mà đôi khi còn tạo điều kiện để thời gian khoét sâu hơn nữa…”
***
Đà Nẵng, 11 giờ 45 phút sáng.
Vừa bước xuống sân bay, tôi đã bị một luồng khí nóng hừng hực bủa vây lấy. Nheo mắt nhìn ra khoảng rộng trước sảnh sân bay, những mảng hơi nước mơ hồ loang lổ, hơi nóng bốc lên tạo ra những vòng tròn ảo giác cho người đi đường rồi lãng đãng trôi tụt trong chớp mắt. Nói thật, thời tiết như thế này khiến cho cái đứa vốn ghét cả mưa lẫn nắng như tôi đã lười ra ngoài lại càng lười thêm. Nếu không phải vì những lời cằn nhằn của mẹ và chú John thì chắc cả nửa thế kỉ sau tôi cũng không đặt chân về lại chốn này – một nơi vừa xa lạ lại vừa đong đầy những hồi ức…
“Bài ca tôi không quên, tôi không quên
Tháng ngày vất vả
Bài ca tôi không quên, tôi không quên
Gót mòn hành quân hối hả
Làm bạn cùng trăng và ôm súng ngắm sao khuya…”
Tôi giật mình đánh thót nhìn chiếc điện thoại vừa la vừa rung ù ù trong tay. Đấy, vừa nhắc đến Tào Tháo là Tào Tháo đến ngay!
Nhạc chuông “Bài ca không quên” này là cài riêng cho mẫu hậu nhà tôi đây mà, đúng giờ hoàng đạo là nó lại vang lên. Khổ!
Chuyển tay phải đang cầm vali sang tay trái, tôi vội bắt điện thoại.Vừa “a lô” một tiếng liền nghe thấy giọng ca oanh vàng thánh thót của mẹ ở đầu dây bên kia.
- Hân, con đến chưa? Đã gặp chú Lưu chưa? Mẹ nghe nói ở đó trời nắng nóng lắm, có chịu được không? Ơ, mà đã xuống máy bay chưa thế hử?
Trời đất, lẽ ra mẹ phải hỏi câu đấy đầu tiên chứạ?
- Con vừa đến nơi, 15 phút trước!
Vừa nói tôi vừa xoa xoa huyệt thái dương để làm dịu bớt cơn nhức đầu. Bay mấy giờ liền khiến đầu óc tôi bây giờ cứ ong ong hết cả lên.Vả lại, tôi vốn không chịu được cái nắng nóng gay gắt của mùa hè ở thành phố này. Dường như bao nhiêu mỡ tích tụ trong người đều chảy ra ngoài rồi bốc hơi mất tăm mất tích trong không khí.
- Này, có nghe không đấy? Đến nơi rồi thì mau đi gặp chú Lưu đi, số điện thoại của chú mẹ đã gửi tối qua cho con rồi. Mọi chuyện ăn ở đi lại của con ở đó mẹ đã sắp xếp ổn thỏa rồi đấy, có gì thắc mắc thì cứ nói với chú ấy, không thì cứ điện thoại trực tiếp cho mẹ, nhớ chưa hả?
- Vâng, tiểu nhân đã nhớ rồi ạ! Xin mẫu hậu nương nương chớ bận lòng, đây là lần thứ 101 mũ n+1 mẹ nhắc lại số điện thoại của chú Lưu rồi đấy, con có không muốn nhớ cũng không được! 0977955xxx…Chuẩn chưa ạ?” – Tôi luôn phải khốn khổ với cái tính cằn nhằn của mẹ.
Cuối cùng mẹ còn căn dặn đủ thứ, nào là thời tiết ở Đà Nẵng ngày càng nóng, nhiệt độ ngày càng giống ấm nước sôi quá 100 độ, không cẩn thận lại bị say nắng, rồi đến quần áo tóc tai trong ngày đầu tiên đi làm, chỉ thiếu chút nữa là đem chuyện hôm nay nước nào có đánh nhau, ai ứng cử Tổng thống, Bộ trưởng, rồi Bin Laden có đứa con riêng nào không, vân vân và mây mây…
Cuộc điện thoại này kéo dài hết 30 phút 42 giây và trong khoảng thời gian đó đã có năm chiếc taxi chạy ngang qua tôi.
Khi tôi leo lên được chiếc taxi thứ sáu và dưới sự hỗ trợ nhiệt tình của bác tài, cuối cùng thì cái vali cỏn con bé tí tẹo của tôi đã yên ổn nằm gọn trong cốp xe. Không may, đây cũng là lúc cái “máy phát thanh” thứ hai của đời tôi gọi đến –Thư Linh!
Lại cũng bài hỏi thăm đang ở đâu, đến hay chưa,… Cụ thể là tôi bị nó thẩm vấn đến đầu óc mù mờ hỗn độn, tai ong ong hết cả lên.
- Linh, tao đau đầu lắm, mày nói xong chưa, xong rồi thì cúp máy đây!!! – Tôi mệt mỏi tựa lưng vào ghế, không quên thều thào đôi lời cuối cùng cho thuyết phục!
- Ấy ấy, khoan đã nào con quỷ! Cua Đồng, mày đưa địa chỉ của mày, mai tao đến rước, vẫn “Mộc Thủy Tinh” nhá, nhá! Há há – Hết câu cô nàng còn đệm thêm tiếng cười đầy man rợ của mình.
“Mộc Thủy Tinh” là quán cà phê vườn quen thuộc của chúng tôi thời đại học. Sở dĩ quen thuộc cũng bởi nó vừa gần trường, vừa mát mẻ, lại có wifi miễn phí. Nhưng quan trọng nhất vẫn là, nó là quán của người quen Hương Thủy – bạn chung kí túc xá của tôi, nơi mà mỗi lần đến sẽ được giảm giá 20% là ít nhất. (đôi lúc tôi còn nghĩ, hay đó là mánh khóe nhằm câu khách của ông chú nhỏ Thủy nữa không biết)
Bây giờ là tháng sáu, trừ một bộ phận phải học lại và các em năm Một vẫn chưa thi kết thúc học phần ra thì phần lớn sinh viên đã bắt đầu kỳ nghỉ hè của mình.
Không ngờ, bao năm trôi qua rồi mà Thư Linh vẫn còn là khách quen ở đó. Cảnh còn người mất, bạn bè xưa cũ chắc dễ gì mà gặp lại nhau. Nghĩ vậy tôi liền tùy tiện đồng ý với Thư Linh, không quên nhắc đến Vạn Thịnh – công ty mà mẹ đã sắp xếp công việc cho tôi.
Không biết là do quá mệt hay tại vì quá nhạy cảm mà lúc nhắc đến Vạn Thịnh, tôi có cảm giác tiếng cười của Thư Linh ở đầu dây bên kia có chút kỳ lạ.
Có lẽ là trời quá nắng, người quá mệt mà thôi!
oOo
Sân bay quốc tế Đà Nẵng cách trung tâm thành phố khoảng 3 km, nên lúc đến được Vạn Thịnh cũng đã là một giờ chiều. Theo lời mẹ, tôi liền gọi cho chú Lưu, rất nhanh đã có người bắt máy. Có lẽ chú ấy cũng đang chờ điện thoại của tôi.
- Alô! Tâm Hân phải không con?
- Vâng, chào chú ạ! – Tôi lễ phép trả lời.
- Ừ, chào con! Con đến Vạn Thịnh chưa? – Chú Lưu nhiệt tình hỏi thăm tôi.
- Con đang ở trước cổng Vạn Thịnh đây ạ!
- Ok! Đợi chú một phút nhé!
Một phút? Hì, tôi khẽ bật cười. Dù sao tôi cũng không tin là trong vòng một phút chú ấy có thể xuất hiện, trừ phi chú ấy là siêu nhân!
Nhìn tòa nhà đồ sộ đang tọa lạc giữa trung tâm thành phố với hai chữ Vạn Thịnh được dát vàng, dưới ánh nắng chói chang của tháng sáu càng tôn lên vẻ hào nhoáng hoa lệ của nó. Quả không hổ danh là một trong những tập đoàn lớn hàng đầu tại Việt Nam. Bây giờ tôi có thể hiểu được phần nào cái “kỳ lạ” vừa rồi của Thư Linh. Chắc nó không tin đứa bạn chí cốt của nó là tôi đây có một vé vào tập đoàn này chứ gì? Ờ thì, tôi cũng không có gì quá xuất sắc, nhưng mà biết đâu được, vận may bây giờ mới mỉm cười với tôi thì sao? Dù sao thì đời tôi nó cũng quá đen rồi, khó trách… Haiz!
Hai mươi phút trôi qua, cuối cùng tôi cũng được chiêm ngưỡng “dung nhan” của chú Lưu. Đó là một người đàn ông đã ngoài năm mươi, mặc một bộ vest đen, mái tóc điểm vài sợi bạc, có làn da ngăm đen và sự phong độ vốn có của những người làm ăn. Gặp tôi chú liền nhận ra ngay. Thật ra cũng dễ hiểu thôi, trước cổng Vạn Thịnh chỉ có mỗi tôi là tay xách nách mang khác biệt với người ta. Chú vừa bước tới liền cười híp mí, giống như những người bạn cũ lâu năm, thân thiết giúp tôi kéo vali.
- Xin lỗi con, lúc nãy có chút việc. Con đợi lâu chưa? – Chú Lưu mỉm cười. Tuy vừa mới gặp nhưng tôi đã có cảm tình với nụ cười của ông chú này. Rất ấm áp!
- Không sao đâu chú, cũng không lâu đâu ạ, con làm phiền chú rồi! – Người áy náy phải là tôi mới đúng.
- Tạm thời con cứ đến ở nhà chú, đợi đến lúc công việc ổn định rồi tính tiếp. Đà Nẵng bây giờ khác xưa nhiều lắm, mẹ con lại đang ở xa, có việc gì con cứ nói với chú, đừng ngại gì cả!
- Vâng, con cảm ơn chú!
- Con đợi ở đây, chú đi lấy xe đưa con về nhà nghỉ ngơi một chút. Chuyện ở công ty đã sắp xếp ổn thỏa cả rồi, sáng mai con chỉ cần đến nhận việc thôi!
- Vâng! – Sức mạnh của quan hệ là đây!
- Ngoan thế này sao mẹ con còn lo lắng nhiều thế kia chứ? Thật không hiểu nổi bà ấy nữa, haizzz…
Tôi nở nụ cười bất đắc dĩ. Mẹ tôi mà tôi không hiểu thì còn ai hiểu nữa.
…
Chú Lưu lái một chiếc ô tô màu đen đến, cụ thể hãng gì thì tôi không rõ lắm. Trên đường về nhà, tôi và chú nói chuyện tương đối nhiều. Qua đó, tôi được biết chú Lưu hiện đang sống cùng con trai, anh ta là nhà thiết kế thời trang cho một công ty nước ngoài, còn vợ chú thì đã mất từ lâu rồi… Tôi có thể nghe thấy sự tự hào khi chú kể về con trai mình, và cả sự tiếc nuối nồng đậm qua từng câu kể về người vợ đã mất!
Đôi khi, người ta sống cũng chỉ như một chiếc bóng đèn, không biết sẽ vụt tắt lúc nào cả. Quan trọng không phải là sống được bao lâu, mà là lúc chết đi vẫn lưu lại hình ảnh đẹp nhất trong tâm trí của những người yêu thương.
Nhìn hàng cây xanh dần trôi tụt lại phía sau, tôi bỗng lan man nghĩ về những ngày sau này phải sống tiếp. Có thể vui, cũng có thể buồn. Dẫu sao cũng chẳng còn quan trọng nữa!
Nhà chú Lưu không quá lớn, cánh cổng phủ đầy hoa ti gôn tím và mang chút hơi hướng cổ xưa.
Có vẻ như con trai chú đang ở nhà, bởi vì khi xe đến gần cổng thì cửa lập tức mở ra. Đứng bên phải những chậu hải đường là một chàng trai có dáng người cao ráo khỏe mạnh. Cái nắng của mùa hè dường như đọng lại trên môi, để lộ ra nụ cười tươi tắn và một đôi mắt đen biết nói. Khi bắt gặp cái nhìn của tôi, anh ta khẽ gật đầu chào. Đó là lần đầu tiên tôi gặp Lâm Á!
***
Đà Nẵng, 11 giờ 45 phút sáng.
Vừa bước xuống sân bay, tôi đã bị một luồng khí nóng hừng hực bủa vây lấy. Nheo mắt nhìn ra khoảng rộng trước sảnh sân bay, những mảng hơi nước mơ hồ loang lổ, hơi nóng bốc lên tạo ra những vòng tròn ảo giác cho người đi đường rồi lãng đãng trôi tụt trong chớp mắt. Nói thật, thời tiết như thế này khiến cho cái đứa vốn ghét cả mưa lẫn nắng như tôi đã lười ra ngoài lại càng lười thêm. Nếu không phải vì những lời cằn nhằn của mẹ và chú John thì chắc cả nửa thế kỉ sau tôi cũng không đặt chân về lại chốn này – một nơi vừa xa lạ lại vừa đong đầy những hồi ức…
“Bài ca tôi không quên, tôi không quên
Tháng ngày vất vả
Bài ca tôi không quên, tôi không quên
Gót mòn hành quân hối hả
Làm bạn cùng trăng và ôm súng ngắm sao khuya…”
Tôi giật mình đánh thót nhìn chiếc điện thoại vừa la vừa rung ù ù trong tay. Đấy, vừa nhắc đến Tào Tháo là Tào Tháo đến ngay!
Nhạc chuông “Bài ca không quên” này là cài riêng cho mẫu hậu nhà tôi đây mà, đúng giờ hoàng đạo là nó lại vang lên. Khổ!
Chuyển tay phải đang cầm vali sang tay trái, tôi vội bắt điện thoại.Vừa “a lô” một tiếng liền nghe thấy giọng ca oanh vàng thánh thót của mẹ ở đầu dây bên kia.
- Hân, con đến chưa? Đã gặp chú Lưu chưa? Mẹ nghe nói ở đó trời nắng nóng lắm, có chịu được không? Ơ, mà đã xuống máy bay chưa thế hử?
Trời đất, lẽ ra mẹ phải hỏi câu đấy đầu tiên chứạ?
- Con vừa đến nơi, 15 phút trước!
Vừa nói tôi vừa xoa xoa huyệt thái dương để làm dịu bớt cơn nhức đầu. Bay mấy giờ liền khiến đầu óc tôi bây giờ cứ ong ong hết cả lên.Vả lại, tôi vốn không chịu được cái nắng nóng gay gắt của mùa hè ở thành phố này. Dường như bao nhiêu mỡ tích tụ trong người đều chảy ra ngoài rồi bốc hơi mất tăm mất tích trong không khí.
- Này, có nghe không đấy? Đến nơi rồi thì mau đi gặp chú Lưu đi, số điện thoại của chú mẹ đã gửi tối qua cho con rồi. Mọi chuyện ăn ở đi lại của con ở đó mẹ đã sắp xếp ổn thỏa rồi đấy, có gì thắc mắc thì cứ nói với chú ấy, không thì cứ điện thoại trực tiếp cho mẹ, nhớ chưa hả?
- Vâng, tiểu nhân đã nhớ rồi ạ! Xin mẫu hậu nương nương chớ bận lòng, đây là lần thứ 101 mũ n+1 mẹ nhắc lại số điện thoại của chú Lưu rồi đấy, con có không muốn nhớ cũng không được! 0977955xxx…Chuẩn chưa ạ?” – Tôi luôn phải khốn khổ với cái tính cằn nhằn của mẹ.
Cuối cùng mẹ còn căn dặn đủ thứ, nào là thời tiết ở Đà Nẵng ngày càng nóng, nhiệt độ ngày càng giống ấm nước sôi quá 100 độ, không cẩn thận lại bị say nắng, rồi đến quần áo tóc tai trong ngày đầu tiên đi làm, chỉ thiếu chút nữa là đem chuyện hôm nay nước nào có đánh nhau, ai ứng cử Tổng thống, Bộ trưởng, rồi Bin Laden có đứa con riêng nào không, vân vân và mây mây…
Cuộc điện thoại này kéo dài hết 30 phút 42 giây và trong khoảng thời gian đó đã có năm chiếc taxi chạy ngang qua tôi.
Khi tôi leo lên được chiếc taxi thứ sáu và dưới sự hỗ trợ nhiệt tình của bác tài, cuối cùng thì cái vali cỏn con bé tí tẹo của tôi đã yên ổn nằm gọn trong cốp xe. Không may, đây cũng là lúc cái “máy phát thanh” thứ hai của đời tôi gọi đến –Thư Linh!
Lại cũng bài hỏi thăm đang ở đâu, đến hay chưa,… Cụ thể là tôi bị nó thẩm vấn đến đầu óc mù mờ hỗn độn, tai ong ong hết cả lên.
- Linh, tao đau đầu lắm, mày nói xong chưa, xong rồi thì cúp máy đây!!! – Tôi mệt mỏi tựa lưng vào ghế, không quên thều thào đôi lời cuối cùng cho thuyết phục!
- Ấy ấy, khoan đã nào con quỷ! Cua Đồng, mày đưa địa chỉ của mày, mai tao đến rước, vẫn “Mộc Thủy Tinh” nhá, nhá! Há há – Hết câu cô nàng còn đệm thêm tiếng cười đầy man rợ của mình.
“Mộc Thủy Tinh” là quán cà phê vườn quen thuộc của chúng tôi thời đại học. Sở dĩ quen thuộc cũng bởi nó vừa gần trường, vừa mát mẻ, lại có wifi miễn phí. Nhưng quan trọng nhất vẫn là, nó là quán của người quen Hương Thủy – bạn chung kí túc xá của tôi, nơi mà mỗi lần đến sẽ được giảm giá 20% là ít nhất. (đôi lúc tôi còn nghĩ, hay đó là mánh khóe nhằm câu khách của ông chú nhỏ Thủy nữa không biết)
Bây giờ là tháng sáu, trừ một bộ phận phải học lại và các em năm Một vẫn chưa thi kết thúc học phần ra thì phần lớn sinh viên đã bắt đầu kỳ nghỉ hè của mình.
Không ngờ, bao năm trôi qua rồi mà Thư Linh vẫn còn là khách quen ở đó. Cảnh còn người mất, bạn bè xưa cũ chắc dễ gì mà gặp lại nhau. Nghĩ vậy tôi liền tùy tiện đồng ý với Thư Linh, không quên nhắc đến Vạn Thịnh – công ty mà mẹ đã sắp xếp công việc cho tôi.
Không biết là do quá mệt hay tại vì quá nhạy cảm mà lúc nhắc đến Vạn Thịnh, tôi có cảm giác tiếng cười của Thư Linh ở đầu dây bên kia có chút kỳ lạ.
Có lẽ là trời quá nắng, người quá mệt mà thôi!
oOo
Sân bay quốc tế Đà Nẵng cách trung tâm thành phố khoảng 3 km, nên lúc đến được Vạn Thịnh cũng đã là một giờ chiều. Theo lời mẹ, tôi liền gọi cho chú Lưu, rất nhanh đã có người bắt máy. Có lẽ chú ấy cũng đang chờ điện thoại của tôi.
- Alô! Tâm Hân phải không con?
- Vâng, chào chú ạ! – Tôi lễ phép trả lời.
- Ừ, chào con! Con đến Vạn Thịnh chưa? – Chú Lưu nhiệt tình hỏi thăm tôi.
- Con đang ở trước cổng Vạn Thịnh đây ạ!
- Ok! Đợi chú một phút nhé!
Một phút? Hì, tôi khẽ bật cười. Dù sao tôi cũng không tin là trong vòng một phút chú ấy có thể xuất hiện, trừ phi chú ấy là siêu nhân!
Nhìn tòa nhà đồ sộ đang tọa lạc giữa trung tâm thành phố với hai chữ Vạn Thịnh được dát vàng, dưới ánh nắng chói chang của tháng sáu càng tôn lên vẻ hào nhoáng hoa lệ của nó. Quả không hổ danh là một trong những tập đoàn lớn hàng đầu tại Việt Nam. Bây giờ tôi có thể hiểu được phần nào cái “kỳ lạ” vừa rồi của Thư Linh. Chắc nó không tin đứa bạn chí cốt của nó là tôi đây có một vé vào tập đoàn này chứ gì? Ờ thì, tôi cũng không có gì quá xuất sắc, nhưng mà biết đâu được, vận may bây giờ mới mỉm cười với tôi thì sao? Dù sao thì đời tôi nó cũng quá đen rồi, khó trách… Haiz!
Hai mươi phút trôi qua, cuối cùng tôi cũng được chiêm ngưỡng “dung nhan” của chú Lưu. Đó là một người đàn ông đã ngoài năm mươi, mặc một bộ vest đen, mái tóc điểm vài sợi bạc, có làn da ngăm đen và sự phong độ vốn có của những người làm ăn. Gặp tôi chú liền nhận ra ngay. Thật ra cũng dễ hiểu thôi, trước cổng Vạn Thịnh chỉ có mỗi tôi là tay xách nách mang khác biệt với người ta. Chú vừa bước tới liền cười híp mí, giống như những người bạn cũ lâu năm, thân thiết giúp tôi kéo vali.
- Xin lỗi con, lúc nãy có chút việc. Con đợi lâu chưa? – Chú Lưu mỉm cười. Tuy vừa mới gặp nhưng tôi đã có cảm tình với nụ cười của ông chú này. Rất ấm áp!
- Không sao đâu chú, cũng không lâu đâu ạ, con làm phiền chú rồi! – Người áy náy phải là tôi mới đúng.
- Tạm thời con cứ đến ở nhà chú, đợi đến lúc công việc ổn định rồi tính tiếp. Đà Nẵng bây giờ khác xưa nhiều lắm, mẹ con lại đang ở xa, có việc gì con cứ nói với chú, đừng ngại gì cả!
- Vâng, con cảm ơn chú!
- Con đợi ở đây, chú đi lấy xe đưa con về nhà nghỉ ngơi một chút. Chuyện ở công ty đã sắp xếp ổn thỏa cả rồi, sáng mai con chỉ cần đến nhận việc thôi!
- Vâng! – Sức mạnh của quan hệ là đây!
- Ngoan thế này sao mẹ con còn lo lắng nhiều thế kia chứ? Thật không hiểu nổi bà ấy nữa, haizzz…
Tôi nở nụ cười bất đắc dĩ. Mẹ tôi mà tôi không hiểu thì còn ai hiểu nữa.
…
Chú Lưu lái một chiếc ô tô màu đen đến, cụ thể hãng gì thì tôi không rõ lắm. Trên đường về nhà, tôi và chú nói chuyện tương đối nhiều. Qua đó, tôi được biết chú Lưu hiện đang sống cùng con trai, anh ta là nhà thiết kế thời trang cho một công ty nước ngoài, còn vợ chú thì đã mất từ lâu rồi… Tôi có thể nghe thấy sự tự hào khi chú kể về con trai mình, và cả sự tiếc nuối nồng đậm qua từng câu kể về người vợ đã mất!
Đôi khi, người ta sống cũng chỉ như một chiếc bóng đèn, không biết sẽ vụt tắt lúc nào cả. Quan trọng không phải là sống được bao lâu, mà là lúc chết đi vẫn lưu lại hình ảnh đẹp nhất trong tâm trí của những người yêu thương.
Nhìn hàng cây xanh dần trôi tụt lại phía sau, tôi bỗng lan man nghĩ về những ngày sau này phải sống tiếp. Có thể vui, cũng có thể buồn. Dẫu sao cũng chẳng còn quan trọng nữa!
Nhà chú Lưu không quá lớn, cánh cổng phủ đầy hoa ti gôn tím và mang chút hơi hướng cổ xưa.
Có vẻ như con trai chú đang ở nhà, bởi vì khi xe đến gần cổng thì cửa lập tức mở ra. Đứng bên phải những chậu hải đường là một chàng trai có dáng người cao ráo khỏe mạnh. Cái nắng của mùa hè dường như đọng lại trên môi, để lộ ra nụ cười tươi tắn và một đôi mắt đen biết nói. Khi bắt gặp cái nhìn của tôi, anh ta khẽ gật đầu chào. Đó là lần đầu tiên tôi gặp Lâm Á!
/11
|