- Két...két...
Rồi tiếng quát tháo của tài xế xe :
- Này, lão già! Bộ muốn chết à?
- Xin lỗi...
- Hừ! Lẩm cẩm quá thì đừng đi ra đường. Ngồi ở nhà cho con cháu chăm sóc đi.
- Tôi xin lỗi...
Người đàn ông tóc hoa râm, khoảng ngoài tám mươi cứ luôn miệng xin lỗi, còn gã tài xế thì chửi vẫn chửi. Những lời thô tục của hắn nghe chướng tai dễ sợ.
Lạc Đình đi ngang, thấy cảnh tượng ấy. Cô bước ra:
- Ê! Anh chửi đủ chưa vậy?
Gã tài xế nhìn Lạc Đình:
- Cô là ai?
- Tôi là ai anh biết để làm gì? Tôi muúon nói với anh, đừng quá ăn hiếp người già như thế, không hay chút nào đâu.
-Ai ăn hiếp lão ta. Tại lão qua đường không chú ý, suýt nữa tôi đụng chết lão rồi. Nếu cô là cháu lão ta thì đừng để lão đi lung tung. Lần sau, lão không may mắn như thế này đâu.
Lạc Đình mím môi:
- Anh vừa nói cái gi? Còn lần sau nữa à? Nếu anh lái xe chịu chú ý nhìn đường một chút, thì những ông già như ông này đâu có mất hồn.
- Cô...
- Một ngày anh qua lại đoạn đường này bao nhiêu lần? - Lạc Đình hỏi.
-Tôi không nhớ.
- Cẩn thận nhe! Con đường này lúc nào cũng đông người. Anh để hồn lên mây một giây thôi, thì tương lai anh cũng theo đó mà chấm hết.
- Cô rủa tôi đó hả? - Gã tài xế giận dữ.
- Không. Tôi chỉ nhắc nhở anh thôi.
- Hừ! Đồ điên!
Gã lái xe đi. Lạc Đình dìu ông lão vào trong lề.
- Ông có sao không?
- Ta không sao. Nhưng cháu mắng gã tài xế đó là không đúng. Thật ra ta mới là người có lỗi.
- Ông ơi! Ông nhìn vạch vôi kia đi! - Lạc Đình chỉ - Đấy là nơi dành cho người đi bộ qua đường. Ông không có lỗi gì cả, người sai là gã tài xế kia kìa. Đúng luật là gã phải chậm lại vì đây là đường nội thị. Thế mà gã cứ bang bang. Cháu mà gọi công an đến là gã bị phạt đấy!
Cô hậm hực:
- Những người không ý thức như thế, cháu cầu mong gã bị phạt vài lần để gã thức tỉnh mà tôn trọng tính mạng người khác.
Ông lão xua tay khi Lạc Đình lại rủa :
- Thôi thôi, ai đúng ai sai thì chuyện cũng đã qua. Ta cám ơn cháu vì cháu đã giúp đỡ ta.
- Đừng bận tâm đến điều đó ông ạ. Tại cháu bất bình khi ông ta ăn hiếp thôi.
Lạc Đình nhiệt tình:
- Bây giờ ông đi đâu? Cháu sẽ đưa ông đi.
- Ta...
- Ông đừng ái ngại! Cháu lớn lên ở thành phố biển Nha Trang này lên cháu rất rành đường. Ông về nhà phải không?
Ông lão lắc đầu :
- Không. Ta không phải là người ở đây. Ta sống ở Sài Gòn. Ta đến phố biển Nha Trang này để tìm người quen.
- Ông đi một mình?
- Ừ!
- Thế ông biết nhà người quen của ông không?
- Không. Nhưng ta có địa chỉ.
Ông lão lấy tờ giấy trong túi áo đưa cho Lạc Đình.
- Xem giúp ta cái này.
Lạc Đình lướt mắt qua tờ giấy nhỏ. Cô bỗng giật mình vì cái địa chỉ ông lão đang tìm là địa chỉ nhà cô.
Trời đất! Có trùng hợp đến như vậy không? Lạc Đình khẽ liếc ông lão. Trong đầu cô liền nảy ra hàng laotj câu hỏi. Nếu ông lão này là bạn của ba thì hơi lớn tuổi đấy. Nhưng ngoài ý nghĩ ấy cô không còn ỹ nghĩ nào thuyết phục hơn.
Ông lão nhướng mày:
- Sao? Cháu có biết địa chỉ ấy không?
Lạc Đình giật mình :
- Dạ...biết ạ.
Thấy sự lúng túng của Lạc Đình, ông lão hơi nghi ngờ:
- Thật chứ?
- Vâng. Cháu rất rành chỗ này. Ông đi theo cháu.
Lạc Đình quay lưng. Ông lão đi theo sau:
- Này! Chúng ta đi bộ ư?
- Vâng. Nơi ông tìm gần đây thôi.
Vừa nói, Lạc Đình vừa chậm lại chờ ông lão:
- Ông đi bộ được chứ? Nếu không được, cháu sẽ gọi xe cho ông.
- Ôi, ta cần đi bộ để thư giãn đây.
- Vậy thì không vấn đề gì nữa rồi.
Lạc Đình bắt đầu tò mò:
- Ông ơi! Người ở địa chỉ này là bạn của ông hả?
Ông lão gật đầu:
- Ừ. Bạn rất thân. Nhưng gần hai mươi năm rồi, ta mới có dịp trở lại đây tìm họ. Ta không biết họ có nhận ra ta không?
Ông bỗng nhìn mông lung:
- Phố biển thay đổi nhiều quá. Cả địa chỉ nhà người bạn ta cũng tìm không ra.
Lạc Đình như cảm thông với ông lão:
- Quả thật, cảnh vật có thay đổi vì mỗi ngày mỗi tiến bộ mà ông.Còn con người...cháu tin bạn của ông sẽ nhận ra ông.
- Cám ơn cháu.
Lạc Đình cười, cô lại hỏi:
- Bạn của ông tên là gì? Để cháu xem địa chỉ này có từng đổi chủ không?
- Ông bạn của ta tên Lạc Bình, có thằng con trai tên Lạc Sơn, con dâu tên Vũ Đình và...
- Cháu gái tên Lạc Đình và Lạc Vy.
Lạc Đình tiếp lời làm ông lão sững người:
- Cháu biết họ sao?
Lạc Đình bịa chuyện:
- Dạ, cháu từng là bạn học cùng lớp với Lạc Đình thời trung học. Cháu cũng thường xuyên đến nhà Lạc Đình chơi, nên biết ông và ba mẹ của bạn ấy.
- Ồ, thật là hay quá! Gặp được cháu thật là may mắn.
Lạc Đình giấu nụ cười khi nghe ông lão nói may mắn khi gặp cô . Nhưng nếu ông lão biết, cô chính là cháu gái của người bạn thân của ông thì ông có giật mình không nhỉ?
Đi thêm một đoạn ngắn nữa, Lạc Đình đưa ông lão rẽ vào con hẻm khá lớn và dừng lại trước một căn nhà ngói đơn sơ, cánh cổng rào bằng lưới kẽm B.40 khép hờ:
- Đến rồi!
Ông lão nhìn qua cánh cổng:
- Ở đây à?
- Vâng.
- Thôi, ông tự gọi cổng nhé. Cháu đi đây.
Lạc Đình vẫy tay rồi quay lưng thật nhanh. Cô sợ ba cô hay người quen nhìn thấy thì chuyện cô giấu thân phận mình với ông lão sẽ bị lộ.
Ông lão với theo:
- Này! Cháu chưa nói cho ta biết tên của cháu.
- Không cần đâu ạ.
- Thế...
- Nếu có duyên thì ông và cháu sẽ gặp lại. Lúc ấy khắc ông sẽ biết tên cháu.
Lạc Đình nhún nhảy trên đôi chân sáo của mình. Cô vô tư nhí nhảnh và đáng yêu trong mắt những người trên phố.
Lang thang đây đó ngắm cảnh, ngắm người đó là cái thú riêng của Lạc Đình. Tuy năm năm phải tạm xa nơi này để vào Sài Gòn theo đuổi ước mơ trở thành một nhà ngoại giao giỏi, nhưng những kỉ niệm tuổi thơ gắn liền với thành phố biển, cô không thể nào quên.
Mỗi lần được về thăm nhà là chắc rằng Lạc Đình sẽ tìm về kỉ niệm xưa. Cô không phải thuộc tuýt người lãng mạn như thi sĩ hay nhà văn để đi tìm cảm hứng. Tại tính cô thích lang thang và phá phách.
Hôm nay cũng thế, cả một buổi chiều cứ ở ngoài đường. Bây giờ thì lại sắp hết một ngày nữa rồi. Ánh nắng cuối chân trắp tắt. Lạc Đình bỗng chạy thật nhanh cần đến kịp để ngắm hoàng hôn trên biển. Không hiểu sao một người thích phá phách và nghịch ngợm như cô lại mê hoàng hôn của biển. Sở thích luôn trái ngược với bản tính của cô.
Mãi cắm đầu chạy, Lạc Đình không để ý phía trước con đường của mình cho đến khi.
- Ái...ui...
Lạc Đình va vào một ai đó té lăn ra cát. cô lồm cồm ngồi dậy, hấp tấp xin lỗi.
Nhưng người bị cố xin lỗi lại không có phản ứng gì. Hắn chỉ xoa xoa chỗ đau, nhìn Lạc Đình bằng đôi mắt không thiện cảm rồi bỏ đi.
Hơi ngỡ ngàng trước hành động ấy. Lạc Đình trề môi:
- Người đẹp trai thế mà câm.
Song, cô cũng không còn thơi gian đâu mà bận tâm nữa, vì mặt trời sắp lặn xuống biến mất rồi.
Ông Lạc Sơn vừa kéo ghế bàn ăn vừa hỏi đứa con gái thứ hai:
- Chị Hai con đâu, Lạc Vy?
- Dạ... chị ấy ra ngoài từ lúc trưa.
- Vẫn chưa về sao?
- Dạ, chưa.
- Con nhỏ này... Về chẳng chịu ở nhà, cứ lông nhông ngoài đường suốt. Còn bao nhiêu ngày nữa đâu, lại đi rồi. Hừ! Con gái con đứa...
- Ba đang nói xấu gì con đấy?
Lạc Đình xuất hiện nơi cửa.
- Ba mà nói xấu con ư?
Ông Lạc Sơn nhìn con gái:
- Con đi đâu từ trưa đến giờ?
Lạc Đình đủng đỉnh ngồi đối diện với ông Lạc Sơn:
- Con đi tìm về kỉ niệm xưa, thăm phố biển và hoàng hôn biển.
- Chứ không phải đi phá phách người khác à?
Lạc Đình phụng phịu:
- Ba này, làm gì có chứ. Con chỉ lang thang một số nơi thôi, và tuyệt nhiên không phá ai cả.
- Ai thì ba tin, chứ con thì ba không tin nổi. Con gái gì mà lí lắc nghịch ngợm còn hơn con trai. Đi đến đâu là bão tố đến đó. Con ở đây dài ngày, chắc phố biển này chẳng bình yên.
Lạc Đình nhăn nhó:
- Sao ba nói con gái ba tệ dữ vậy ba.
- Vẫn ít hơn những gì con thể hiện đấy!
Lạc Đình xụ xuống:
- Ba lúc nào cũng la con. Ở Sài Gòn lâu ngày về đến phố biển. Sao nhỏ Lạc Vy ba không nói gì đi?
Lạc Vy đang xới cơm liền lên tiếng:
- Sao có em ở đây?
- Tao thấy ba thương mày hơn thương tao. Tại có lẽ mày gần ba nhiều hơn. Năm năm đại học của tao mất đi quá nhiều tình cảm gia đình. Nhưng không sao, bắt đầu từ hôm nay, tao sẽ vun đắp lại, để gia đình có nhiều tiếng cười hơn.
- Chị nói vậy là ý gì? Không lẽ chị lại ganh tỵ với em?
- Không.
- Vậy...
- Tao cần gia đình, cần người thân, vì thế sau khi tao lấy bằng đại học, tao sẽ về đây xin việc. Tao muốn chăm sóc ba và lo lắng cho mày.
- Chị không ở Sài Gòn xin việc để tạo dựng tương lai?
- Tương lai ở đâu mà tạo dựng chả được.
- Nhưng ba đã...
Ông Lạc Sơn đằng hắng:
- Thôi, chuyện gì thì từ từ nói sau. Hai đứa ăn cơm đi!
Ông cầm đũa lên buộc Lạc Đình và Lạc Vy cũng phải cầm đũa. Không khí bàn ăn trầm lắng.
Lạc Đình gắp một miếng mực bỏ vào miệng.
- Úi trời...
Lạc Vy mở to mắt:
- Gì vậy chị Hai?
- Mãy làm món này là món gì vậy?
- Thì mực xào.
- Mày thử xem!
Lạc Vy gắp một miếng bỏ vào miệng, xong cô nhả ra ngay:
- Mặn quá!
- Cảm giác được à? Vậy tao tưởng mày không còn vị giác chứ?
Lạc Đình hất mặt:
- Đang gặp chuyện gì à?
- Không. Nhưng sao chị hỏi thế?
- Tao sợ đầu óc mày đi hoang, rồi cho bao nhiêu lần muối cũng không nhớ.
- Nấu ăn kiểu này mà làm đầu bếp, chắc nhà hàng dẹp tiệm sớm.
Lạc Vy gãi đầu:
- Em nhớ lấy keo đường...
- Nhớ, nhớ, nhớ. Học nhiều quá rồi tẩu hỏa nhập ma hả?
- Có lẽ...
- Trời! Ba nghe nó nói chưa ba? Điệu này phải coi chừng nó quá ba ơi.
- Coi chừng cái gì?
- Nhỡ nó tửng tửng, nó nấu ăn, thuốc chuột mà nó tưởng bột nêm thì chết cả nhà.
Lạc Đình khoát tay:
- Ngày mai để tao vào bếp cho.
- Được không đó?
- Mày đừng xem thường tài nấu nướng của tao. Mấy năm học ở Sài Gòn, tao vẫn tự nấu ăn vậy.
- OK. Thế thì bắt đầu từ ngày mai, em có thời gian học bài và đi ngắm mặt trời lặn rồi. Cám ơn chị nghe, chị Hai.
Lạc Đình cười, nụ cười dễ ghét làm sao. Lạc Đình chống đũa:
- Nhưng tao vào bếp thì ăn cơm hơi muộn à nha.
- Kì vậy!
- Ừ. bởi tao ra biển xong mới về nấu cơm.
- Trễ lắm!
- Một chút thôi mà.
Lạc Vy quay sang ông Lạc Sơn:
- Ba thấy sao?
- Sao cũng được.
Ông Lạc Sơn buông đũa.
- Ba no rồi. Hai chị em ăn đi. Khi nào xong thì Lạc Đình lên gặp ba.
- Dạ.
Lạc Đình nhìn theo dáng ông Lạc Sơn:
- Ba hôm nay là lạ. Không đùa như mọi ngày.
- Bởi ba có chuyện suy nghĩ.
- Chuyện gì?
- Lúc chiều ba có một vị khách đặc biệt. Và khi ông ấy ra về, ba liền hỏi đến chị ngay. Hình như là rất quan trọng đó.
Lạc Vy trêu:
- Chị Hai! Có khi nào người ta đến hỏi cưới chị không?
- Vớ vẩn!
- Thật mà. Chị tốt nghiệp đại học và cũng đã lớn, lấy chồng có gì là lạ.
- Nhưng chuyện đó tao chưa nghĩ đến. Hiện tại việc trước mắt của tao là tìm việc làm và ổn định cuộc sống. Thêm nữa, mày cũng cần phải vào đại học mà.
- Nếu ba muốn...
Lạc Đình cắt ngang:
- Không có nếu ở đây. Chuyện ấy, ba không thể ép tao.
Cô đứng lên:
- Mày dọn dẹp đi nhé. Tao lên gặp ba đây.
Tuy ngoài mặt phản bác, nhưng trong bụng Lạc Đình không khỏi lo lo. Chuyện người bạn của ông nội tìm đến nhà sau gần hai mươi năm bặt tin. Rồi thái độ nghiêm túc của ba hôm nay chắc chắn là có vấn đề, nhưng là vấn đề gì thì cô vẫn chưa nghĩ ra. Cô hy vọng là không phải chuyện hôn nhân gì đó để cô khỏi căng thẳng.
- Ba!
Lạc Đình gọi khi vừa lên tới phòng khách.
- Con đến đây ngồi đi.
Ông Lạc Sơn chỉ vào cái ghế đối diện và bấm tắt tivi.
- Dạ.
Đợi cho Lạc Đình ngồi xuống, ông liền hỏi:
- Bao giờ con nhận bằng tốt nghiệp?
- Dạ, hai ngày nữa.
- Con có dự định xin việc làm ở đâu chưa?
- Nhận bằng xong, con trở về đây xin việc ba ạ.
Ông Lạc Sơn cau mày:
- Tại sao lại phải về đây?
- Vì con thích nơi này, và cũng tiện chăm sóc ba và em Vy.
- Ba đã già đâu mà phải cần người chăm sóc. Con bỏ cái ý nghĩ về lại đây đi. Ba muốn con ở Sài Gòn làm việc.
Lạc Đình nhìn ông Lạc Sơn:
- Lý do của ba là vì vậy? Tại sao ba muốn con ở lại Sài Gòn?
- Nơi đó có tương lai hơn.
- Không. Con biết ba không hề có ý nghĩ như vậy. Nếu chỉ có Sài Gòn có tương lai thì ba đã không chọn cuộc sống ở đây. Con cần một lý do khác.
Ông Lạc Sơn im lặng. Ông nhớ lại cuộc nói chuyện với ông Hoàng Bách Thắng - người bạn rất thân của ba ông lúc sinh thời, vừa gặp lại:
- Không phải bác tìm đến cháu để nhắc lại giao ước năm xưa của bác và ba cháu. Bác rất muốn là khi ba cháu mất, bác không hề hay biết và cũng đã không giúp được gì cho gia đình cháu lúc khó khăn. Bây giờ gặp được cháu, bác mừng lắm. Hãy để bác có một phần trách nhiệm gì đó, có được không? Bác muốn cháu dâu tương lai của bác đến làm việc ở công ty vận chuyển Hoàng Nguyên và giúp đỡ Bách Nguyên mở rộng thị trường. Nhưng tuyệt nhiên cháu không được đề cặp đến vấn hôn nhân để ép buộc cháu dâu. Bác muốn bọn trẻ tự nhiên và quan trọng nữa là cháu dâu sẽ thay đổi được Bách Nguyên, có cái nhìn khác hơn về hạnh phúc gia đình.
- Bác không ngại mà nói với cháu chuyện gia đình bác trong hai mươi năm qua. Cháu nhớ Bách Trung, anh trai Bách Nguyên chứ?
- Vâng!
- Nó bị tai nạn qua đời sau một tuần cưới vợ, Bách Nguyên đau buồn vì thương anh trai mà cuộc sống trở nên trầm lặng hơn. Nó dọn ra ngoài ở riêng và chỉ biết có công việc. Còn Lan Ngọc, vợ Bách Trung...
Ông Bách Thắng thở dài:
- Sau ngày Bách Trung chết, nó đi sớm về khuya, bè bạn rượu chè. Sau đó thì dọn về nhà cha mẹ ruột. Bác muốn bù đắp cho nó cũng không thể nào, bởi nỗi đau của nó không phải vì cái chết của Bách Trung.
- Sao ạ?
- Lan Ngọc yêu Bách Nguyên chứ không phải Bách Trung.
Ông Lạc sơn bất ngờ:
- Vậy...
- Bác không hiểu lý do gì mà Lan Ngọc đồng ý lấy Bách Trung. Chuyện đau đớn này, bác vô tình biết khi Bách Nguyên và Lan Ngọc nói chuyện với nhau. Bách Nguyên bảo, cái chết của anh Hai nó là tại nó. Vì vậy nó cứ dằn vặt bản thân mình. Ba năm qua rồi, mọi chuyện vẫn tồn tại.
Khuôn mặt già nua của ông Bách Thắng buồn hẳn đi:
- Lạc Sơn à! Điều bác muốn quả thật không công bằng với gia đình cháu và Lạc Đình. Nhưng bác chỉ còn đứa cháu duy nhất là Bách Nguyên, bác không thể để nó có chuyện gì.
- Bác ơi! Xin bác đừng xúc động.
- Coi như bác xin cháu đi Lạc Sơn, để Lạc Đình đến Hoàng Nguyên làm việc nhé.
Ông Lạc Sơn suy nghĩ, sau đó ông gật đầu:
- Vâng!
Ông Bách Thắng mừng rỡ:
- Tốt quá! Bác cám ơn cháu.
Ông đưa địa chỉ cho ông Lạc Sơn:
- Khi nào Lạc Đình vào Sài Gòn, bảo con bé đến gặp bác trước nghe.
- Vâng!
Và bây giờ ông Lạc Sơn phải có nhiệm vụ là làm sao thuyết phục Lạc Đình chịu ở Sài Gòn. Còn việc vào Hoàng Nguyên , thì không khó lắm.
- Ba...
Tiếng Lạc Đình làm ông Lạc Sơn giật mình:
- Gì?
- Sao ba không nói? Con muốn biết lý do chính đáng khi ba buộc con ở lại Sài Gòn.
-.........
- Ba...
-.........
- Có chuyện gì không thể nói sao ba?
- Không phải.
- Vậy con đang chờ nghe đây!
Ông Lạc Sơn châm cho mình điếu thuốc, giọng ông chậm rãi:
- Ba vừa gặp lại người bạn thân của ông nội con mà hơn hai mươi năm qua không có tin tức.
Lạc Đình nóng nảy:
- Việc ấy thì có liên quan gì đến chuyện con ở lại Sài Gòn hay không?
- Đừng ngắt lời ba! Nghe ba nói hết đi.
- Vâng!
- Gặp bác Thắng, ba rất mừng. Nhưng ngoài sự vui mừng ấy, còn có những nỗi buồn cần được chia sẻ. Thời gian trôi qua, biết bao chuyện xảy ra. Ông nội mất, bác Thắng cũng chia xa đứa con trai và con dâu hiền. Rồi gần đây, cháu nội lớn ra đi vì một tai nạn giao thông... ông gần như suy sụp hoàn toàn.
- Tội nghiệp quá!
Lạc đình lẩm nhẩm:
- Hèn gì lúc gặp ông... ông đi như người mất hồn.
Cô bắt đầu chú ý câu chuyện:
- Ông còn người thân nào không ba?
- Còn một người cháu nội tên là Bách Nguyên. Nhưng Bách Nguyên không sống chung với ông.
- Gì kỳ vậy?
- Bách Nguyên cho rằng mình hại chết anh trai. Đau buồn, dằn vặt nên tính tình đã thay đổi hoan toàn. Bách Nguyên lầm lì và lạnh lùng đến không ngờ. Lo sợ Bách Nguyên mang tâm bệnh, nên bác Thắng tìm chúng ta cần sự giúp đỡ.
Lạc Đình cau mày:
- Tại sao phải là chúng ta? Nhưng chúng ta thì giúp được gì?
Ông Lạc sơn giải thích, tuyệt nhiên ông không đá động gì đến giao ước giữa hai gia đình:
Với bác Thắng thì chỉ có chúng ta là người tin cậy. Bác muốn con vào Hoàng Nguyên . Thứ nhất, con có thể để ý đến chuyện trong công ty cho bác. Thứ hai là nhờ con thay đổi Bách Nguyên trở lại cuộc sống như trước đây, cởi mở và không còn đau buồn nữa.
Lạc Đình chợt hiểu:
- Thì ra lý do ba không muốn con về Nha Trang làm việc là như thế.
- Phải!
Ông Lạc Sơn gật đầu:
- Ba đã nhận lời giúp bác Thắng, cho nên...
- Sao ba không hỏi ý kiến con, xem con có đồng ý hay không? Ba tự quyết rồi bây giờ bắt con nghe ba làm những việc con không thích.
- Lạc Đình...
Cô ấm ức nói một hơi:
- Hai mươi năm qua đã không liên lạc, bây giờ tự nhiên xuất hiện làm xáo trộn mọi thứ. con thật không hài lòng chút nào.
Ông Lạc Sơn nhỏ nhẹ:
- Hoàn cảnh của bác Thắng cần sự giúp đỡ, Lạc Đình à, với lại có con ở Sài Gòn rất thuận tiện nếu Lạc Vy năm sau cũng vào đó học.
- Nhưng...
- Năm xưa, bác Thắng và ba mẹ Bách Nguyên là người ơn của gia đình chúng ta. Con coi như thay ông và ba mẹ trả ơn lại cho họ có được không? Ba đâu yêu cầu con làm điều gì vượt quá khả năng của con.
-......
- Làm việc ở Hoàng Nguyên , con cũng có cơ hội để phát triển tài năng của mình mà.
Ông Lạ Sơn cố gắng thuyết phục, còn Lạc Đình thì im lặng. Lát sau cô thở hắt ra:
- Thôi được rồi, ba cho con một đêm suy nghĩ đi. Sáng mai, con trả lời với ba.
- Nhớ là không được từ chối đấy!
- Ba đã đặt con vào chuyện đã rồi, con không bằng lòng cũng không được. Thêm nữa, ai bảo gia đình chúng ta mang ơn người ta chi. Thiếu ơn thì phải trả ơn. Nhưng con muốn suy nghĩ, bởi con cũng cần phải có những điều kiện và quyền lợi riêng của mình.
Ông Lạc Sơn gục gặc:
- Tốt! Đừng làm ba thất vọng nhé con gái.
Hàng loạt ý nghĩ và kế hoạch xuất hiện trong đầu. Lạc Đình mỉm cười:
- Ba yên tâm và hãy xem bản lĩnh của Lạc Đình.
Ông Lạc Sơn như thở phào nhẹ nhõm. Cuối cùng thì Lạc Đình đã đồng ý. Ông hy vọng mọi chuyên được suôn sẻ và...
- Ba! Không còn chuyện gì nữa, con đi tắm nhé.
- Ừ.
Lạc Đình rút lui. Mãi hài lòng với sự sắp xếp của mình, ông Lạc Sơn làm sao biết được trong cái đầu quỷ quái kia của Lạc Đình đang có những âm mưu và tính toán gì.
Rồi tiếng quát tháo của tài xế xe :
- Này, lão già! Bộ muốn chết à?
- Xin lỗi...
- Hừ! Lẩm cẩm quá thì đừng đi ra đường. Ngồi ở nhà cho con cháu chăm sóc đi.
- Tôi xin lỗi...
Người đàn ông tóc hoa râm, khoảng ngoài tám mươi cứ luôn miệng xin lỗi, còn gã tài xế thì chửi vẫn chửi. Những lời thô tục của hắn nghe chướng tai dễ sợ.
Lạc Đình đi ngang, thấy cảnh tượng ấy. Cô bước ra:
- Ê! Anh chửi đủ chưa vậy?
Gã tài xế nhìn Lạc Đình:
- Cô là ai?
- Tôi là ai anh biết để làm gì? Tôi muúon nói với anh, đừng quá ăn hiếp người già như thế, không hay chút nào đâu.
-Ai ăn hiếp lão ta. Tại lão qua đường không chú ý, suýt nữa tôi đụng chết lão rồi. Nếu cô là cháu lão ta thì đừng để lão đi lung tung. Lần sau, lão không may mắn như thế này đâu.
Lạc Đình mím môi:
- Anh vừa nói cái gi? Còn lần sau nữa à? Nếu anh lái xe chịu chú ý nhìn đường một chút, thì những ông già như ông này đâu có mất hồn.
- Cô...
- Một ngày anh qua lại đoạn đường này bao nhiêu lần? - Lạc Đình hỏi.
-Tôi không nhớ.
- Cẩn thận nhe! Con đường này lúc nào cũng đông người. Anh để hồn lên mây một giây thôi, thì tương lai anh cũng theo đó mà chấm hết.
- Cô rủa tôi đó hả? - Gã tài xế giận dữ.
- Không. Tôi chỉ nhắc nhở anh thôi.
- Hừ! Đồ điên!
Gã lái xe đi. Lạc Đình dìu ông lão vào trong lề.
- Ông có sao không?
- Ta không sao. Nhưng cháu mắng gã tài xế đó là không đúng. Thật ra ta mới là người có lỗi.
- Ông ơi! Ông nhìn vạch vôi kia đi! - Lạc Đình chỉ - Đấy là nơi dành cho người đi bộ qua đường. Ông không có lỗi gì cả, người sai là gã tài xế kia kìa. Đúng luật là gã phải chậm lại vì đây là đường nội thị. Thế mà gã cứ bang bang. Cháu mà gọi công an đến là gã bị phạt đấy!
Cô hậm hực:
- Những người không ý thức như thế, cháu cầu mong gã bị phạt vài lần để gã thức tỉnh mà tôn trọng tính mạng người khác.
Ông lão xua tay khi Lạc Đình lại rủa :
- Thôi thôi, ai đúng ai sai thì chuyện cũng đã qua. Ta cám ơn cháu vì cháu đã giúp đỡ ta.
- Đừng bận tâm đến điều đó ông ạ. Tại cháu bất bình khi ông ta ăn hiếp thôi.
Lạc Đình nhiệt tình:
- Bây giờ ông đi đâu? Cháu sẽ đưa ông đi.
- Ta...
- Ông đừng ái ngại! Cháu lớn lên ở thành phố biển Nha Trang này lên cháu rất rành đường. Ông về nhà phải không?
Ông lão lắc đầu :
- Không. Ta không phải là người ở đây. Ta sống ở Sài Gòn. Ta đến phố biển Nha Trang này để tìm người quen.
- Ông đi một mình?
- Ừ!
- Thế ông biết nhà người quen của ông không?
- Không. Nhưng ta có địa chỉ.
Ông lão lấy tờ giấy trong túi áo đưa cho Lạc Đình.
- Xem giúp ta cái này.
Lạc Đình lướt mắt qua tờ giấy nhỏ. Cô bỗng giật mình vì cái địa chỉ ông lão đang tìm là địa chỉ nhà cô.
Trời đất! Có trùng hợp đến như vậy không? Lạc Đình khẽ liếc ông lão. Trong đầu cô liền nảy ra hàng laotj câu hỏi. Nếu ông lão này là bạn của ba thì hơi lớn tuổi đấy. Nhưng ngoài ý nghĩ ấy cô không còn ỹ nghĩ nào thuyết phục hơn.
Ông lão nhướng mày:
- Sao? Cháu có biết địa chỉ ấy không?
Lạc Đình giật mình :
- Dạ...biết ạ.
Thấy sự lúng túng của Lạc Đình, ông lão hơi nghi ngờ:
- Thật chứ?
- Vâng. Cháu rất rành chỗ này. Ông đi theo cháu.
Lạc Đình quay lưng. Ông lão đi theo sau:
- Này! Chúng ta đi bộ ư?
- Vâng. Nơi ông tìm gần đây thôi.
Vừa nói, Lạc Đình vừa chậm lại chờ ông lão:
- Ông đi bộ được chứ? Nếu không được, cháu sẽ gọi xe cho ông.
- Ôi, ta cần đi bộ để thư giãn đây.
- Vậy thì không vấn đề gì nữa rồi.
Lạc Đình bắt đầu tò mò:
- Ông ơi! Người ở địa chỉ này là bạn của ông hả?
Ông lão gật đầu:
- Ừ. Bạn rất thân. Nhưng gần hai mươi năm rồi, ta mới có dịp trở lại đây tìm họ. Ta không biết họ có nhận ra ta không?
Ông bỗng nhìn mông lung:
- Phố biển thay đổi nhiều quá. Cả địa chỉ nhà người bạn ta cũng tìm không ra.
Lạc Đình như cảm thông với ông lão:
- Quả thật, cảnh vật có thay đổi vì mỗi ngày mỗi tiến bộ mà ông.Còn con người...cháu tin bạn của ông sẽ nhận ra ông.
- Cám ơn cháu.
Lạc Đình cười, cô lại hỏi:
- Bạn của ông tên là gì? Để cháu xem địa chỉ này có từng đổi chủ không?
- Ông bạn của ta tên Lạc Bình, có thằng con trai tên Lạc Sơn, con dâu tên Vũ Đình và...
- Cháu gái tên Lạc Đình và Lạc Vy.
Lạc Đình tiếp lời làm ông lão sững người:
- Cháu biết họ sao?
Lạc Đình bịa chuyện:
- Dạ, cháu từng là bạn học cùng lớp với Lạc Đình thời trung học. Cháu cũng thường xuyên đến nhà Lạc Đình chơi, nên biết ông và ba mẹ của bạn ấy.
- Ồ, thật là hay quá! Gặp được cháu thật là may mắn.
Lạc Đình giấu nụ cười khi nghe ông lão nói may mắn khi gặp cô . Nhưng nếu ông lão biết, cô chính là cháu gái của người bạn thân của ông thì ông có giật mình không nhỉ?
Đi thêm một đoạn ngắn nữa, Lạc Đình đưa ông lão rẽ vào con hẻm khá lớn và dừng lại trước một căn nhà ngói đơn sơ, cánh cổng rào bằng lưới kẽm B.40 khép hờ:
- Đến rồi!
Ông lão nhìn qua cánh cổng:
- Ở đây à?
- Vâng.
- Thôi, ông tự gọi cổng nhé. Cháu đi đây.
Lạc Đình vẫy tay rồi quay lưng thật nhanh. Cô sợ ba cô hay người quen nhìn thấy thì chuyện cô giấu thân phận mình với ông lão sẽ bị lộ.
Ông lão với theo:
- Này! Cháu chưa nói cho ta biết tên của cháu.
- Không cần đâu ạ.
- Thế...
- Nếu có duyên thì ông và cháu sẽ gặp lại. Lúc ấy khắc ông sẽ biết tên cháu.
Lạc Đình nhún nhảy trên đôi chân sáo của mình. Cô vô tư nhí nhảnh và đáng yêu trong mắt những người trên phố.
Lang thang đây đó ngắm cảnh, ngắm người đó là cái thú riêng của Lạc Đình. Tuy năm năm phải tạm xa nơi này để vào Sài Gòn theo đuổi ước mơ trở thành một nhà ngoại giao giỏi, nhưng những kỉ niệm tuổi thơ gắn liền với thành phố biển, cô không thể nào quên.
Mỗi lần được về thăm nhà là chắc rằng Lạc Đình sẽ tìm về kỉ niệm xưa. Cô không phải thuộc tuýt người lãng mạn như thi sĩ hay nhà văn để đi tìm cảm hứng. Tại tính cô thích lang thang và phá phách.
Hôm nay cũng thế, cả một buổi chiều cứ ở ngoài đường. Bây giờ thì lại sắp hết một ngày nữa rồi. Ánh nắng cuối chân trắp tắt. Lạc Đình bỗng chạy thật nhanh cần đến kịp để ngắm hoàng hôn trên biển. Không hiểu sao một người thích phá phách và nghịch ngợm như cô lại mê hoàng hôn của biển. Sở thích luôn trái ngược với bản tính của cô.
Mãi cắm đầu chạy, Lạc Đình không để ý phía trước con đường của mình cho đến khi.
- Ái...ui...
Lạc Đình va vào một ai đó té lăn ra cát. cô lồm cồm ngồi dậy, hấp tấp xin lỗi.
Nhưng người bị cố xin lỗi lại không có phản ứng gì. Hắn chỉ xoa xoa chỗ đau, nhìn Lạc Đình bằng đôi mắt không thiện cảm rồi bỏ đi.
Hơi ngỡ ngàng trước hành động ấy. Lạc Đình trề môi:
- Người đẹp trai thế mà câm.
Song, cô cũng không còn thơi gian đâu mà bận tâm nữa, vì mặt trời sắp lặn xuống biến mất rồi.
Ông Lạc Sơn vừa kéo ghế bàn ăn vừa hỏi đứa con gái thứ hai:
- Chị Hai con đâu, Lạc Vy?
- Dạ... chị ấy ra ngoài từ lúc trưa.
- Vẫn chưa về sao?
- Dạ, chưa.
- Con nhỏ này... Về chẳng chịu ở nhà, cứ lông nhông ngoài đường suốt. Còn bao nhiêu ngày nữa đâu, lại đi rồi. Hừ! Con gái con đứa...
- Ba đang nói xấu gì con đấy?
Lạc Đình xuất hiện nơi cửa.
- Ba mà nói xấu con ư?
Ông Lạc Sơn nhìn con gái:
- Con đi đâu từ trưa đến giờ?
Lạc Đình đủng đỉnh ngồi đối diện với ông Lạc Sơn:
- Con đi tìm về kỉ niệm xưa, thăm phố biển và hoàng hôn biển.
- Chứ không phải đi phá phách người khác à?
Lạc Đình phụng phịu:
- Ba này, làm gì có chứ. Con chỉ lang thang một số nơi thôi, và tuyệt nhiên không phá ai cả.
- Ai thì ba tin, chứ con thì ba không tin nổi. Con gái gì mà lí lắc nghịch ngợm còn hơn con trai. Đi đến đâu là bão tố đến đó. Con ở đây dài ngày, chắc phố biển này chẳng bình yên.
Lạc Đình nhăn nhó:
- Sao ba nói con gái ba tệ dữ vậy ba.
- Vẫn ít hơn những gì con thể hiện đấy!
Lạc Đình xụ xuống:
- Ba lúc nào cũng la con. Ở Sài Gòn lâu ngày về đến phố biển. Sao nhỏ Lạc Vy ba không nói gì đi?
Lạc Vy đang xới cơm liền lên tiếng:
- Sao có em ở đây?
- Tao thấy ba thương mày hơn thương tao. Tại có lẽ mày gần ba nhiều hơn. Năm năm đại học của tao mất đi quá nhiều tình cảm gia đình. Nhưng không sao, bắt đầu từ hôm nay, tao sẽ vun đắp lại, để gia đình có nhiều tiếng cười hơn.
- Chị nói vậy là ý gì? Không lẽ chị lại ganh tỵ với em?
- Không.
- Vậy...
- Tao cần gia đình, cần người thân, vì thế sau khi tao lấy bằng đại học, tao sẽ về đây xin việc. Tao muốn chăm sóc ba và lo lắng cho mày.
- Chị không ở Sài Gòn xin việc để tạo dựng tương lai?
- Tương lai ở đâu mà tạo dựng chả được.
- Nhưng ba đã...
Ông Lạc Sơn đằng hắng:
- Thôi, chuyện gì thì từ từ nói sau. Hai đứa ăn cơm đi!
Ông cầm đũa lên buộc Lạc Đình và Lạc Vy cũng phải cầm đũa. Không khí bàn ăn trầm lắng.
Lạc Đình gắp một miếng mực bỏ vào miệng.
- Úi trời...
Lạc Vy mở to mắt:
- Gì vậy chị Hai?
- Mãy làm món này là món gì vậy?
- Thì mực xào.
- Mày thử xem!
Lạc Vy gắp một miếng bỏ vào miệng, xong cô nhả ra ngay:
- Mặn quá!
- Cảm giác được à? Vậy tao tưởng mày không còn vị giác chứ?
Lạc Đình hất mặt:
- Đang gặp chuyện gì à?
- Không. Nhưng sao chị hỏi thế?
- Tao sợ đầu óc mày đi hoang, rồi cho bao nhiêu lần muối cũng không nhớ.
- Nấu ăn kiểu này mà làm đầu bếp, chắc nhà hàng dẹp tiệm sớm.
Lạc Vy gãi đầu:
- Em nhớ lấy keo đường...
- Nhớ, nhớ, nhớ. Học nhiều quá rồi tẩu hỏa nhập ma hả?
- Có lẽ...
- Trời! Ba nghe nó nói chưa ba? Điệu này phải coi chừng nó quá ba ơi.
- Coi chừng cái gì?
- Nhỡ nó tửng tửng, nó nấu ăn, thuốc chuột mà nó tưởng bột nêm thì chết cả nhà.
Lạc Đình khoát tay:
- Ngày mai để tao vào bếp cho.
- Được không đó?
- Mày đừng xem thường tài nấu nướng của tao. Mấy năm học ở Sài Gòn, tao vẫn tự nấu ăn vậy.
- OK. Thế thì bắt đầu từ ngày mai, em có thời gian học bài và đi ngắm mặt trời lặn rồi. Cám ơn chị nghe, chị Hai.
Lạc Đình cười, nụ cười dễ ghét làm sao. Lạc Đình chống đũa:
- Nhưng tao vào bếp thì ăn cơm hơi muộn à nha.
- Kì vậy!
- Ừ. bởi tao ra biển xong mới về nấu cơm.
- Trễ lắm!
- Một chút thôi mà.
Lạc Vy quay sang ông Lạc Sơn:
- Ba thấy sao?
- Sao cũng được.
Ông Lạc Sơn buông đũa.
- Ba no rồi. Hai chị em ăn đi. Khi nào xong thì Lạc Đình lên gặp ba.
- Dạ.
Lạc Đình nhìn theo dáng ông Lạc Sơn:
- Ba hôm nay là lạ. Không đùa như mọi ngày.
- Bởi ba có chuyện suy nghĩ.
- Chuyện gì?
- Lúc chiều ba có một vị khách đặc biệt. Và khi ông ấy ra về, ba liền hỏi đến chị ngay. Hình như là rất quan trọng đó.
Lạc Vy trêu:
- Chị Hai! Có khi nào người ta đến hỏi cưới chị không?
- Vớ vẩn!
- Thật mà. Chị tốt nghiệp đại học và cũng đã lớn, lấy chồng có gì là lạ.
- Nhưng chuyện đó tao chưa nghĩ đến. Hiện tại việc trước mắt của tao là tìm việc làm và ổn định cuộc sống. Thêm nữa, mày cũng cần phải vào đại học mà.
- Nếu ba muốn...
Lạc Đình cắt ngang:
- Không có nếu ở đây. Chuyện ấy, ba không thể ép tao.
Cô đứng lên:
- Mày dọn dẹp đi nhé. Tao lên gặp ba đây.
Tuy ngoài mặt phản bác, nhưng trong bụng Lạc Đình không khỏi lo lo. Chuyện người bạn của ông nội tìm đến nhà sau gần hai mươi năm bặt tin. Rồi thái độ nghiêm túc của ba hôm nay chắc chắn là có vấn đề, nhưng là vấn đề gì thì cô vẫn chưa nghĩ ra. Cô hy vọng là không phải chuyện hôn nhân gì đó để cô khỏi căng thẳng.
- Ba!
Lạc Đình gọi khi vừa lên tới phòng khách.
- Con đến đây ngồi đi.
Ông Lạc Sơn chỉ vào cái ghế đối diện và bấm tắt tivi.
- Dạ.
Đợi cho Lạc Đình ngồi xuống, ông liền hỏi:
- Bao giờ con nhận bằng tốt nghiệp?
- Dạ, hai ngày nữa.
- Con có dự định xin việc làm ở đâu chưa?
- Nhận bằng xong, con trở về đây xin việc ba ạ.
Ông Lạc Sơn cau mày:
- Tại sao lại phải về đây?
- Vì con thích nơi này, và cũng tiện chăm sóc ba và em Vy.
- Ba đã già đâu mà phải cần người chăm sóc. Con bỏ cái ý nghĩ về lại đây đi. Ba muốn con ở Sài Gòn làm việc.
Lạc Đình nhìn ông Lạc Sơn:
- Lý do của ba là vì vậy? Tại sao ba muốn con ở lại Sài Gòn?
- Nơi đó có tương lai hơn.
- Không. Con biết ba không hề có ý nghĩ như vậy. Nếu chỉ có Sài Gòn có tương lai thì ba đã không chọn cuộc sống ở đây. Con cần một lý do khác.
Ông Lạc Sơn im lặng. Ông nhớ lại cuộc nói chuyện với ông Hoàng Bách Thắng - người bạn rất thân của ba ông lúc sinh thời, vừa gặp lại:
- Không phải bác tìm đến cháu để nhắc lại giao ước năm xưa của bác và ba cháu. Bác rất muốn là khi ba cháu mất, bác không hề hay biết và cũng đã không giúp được gì cho gia đình cháu lúc khó khăn. Bây giờ gặp được cháu, bác mừng lắm. Hãy để bác có một phần trách nhiệm gì đó, có được không? Bác muốn cháu dâu tương lai của bác đến làm việc ở công ty vận chuyển Hoàng Nguyên và giúp đỡ Bách Nguyên mở rộng thị trường. Nhưng tuyệt nhiên cháu không được đề cặp đến vấn hôn nhân để ép buộc cháu dâu. Bác muốn bọn trẻ tự nhiên và quan trọng nữa là cháu dâu sẽ thay đổi được Bách Nguyên, có cái nhìn khác hơn về hạnh phúc gia đình.
- Bác không ngại mà nói với cháu chuyện gia đình bác trong hai mươi năm qua. Cháu nhớ Bách Trung, anh trai Bách Nguyên chứ?
- Vâng!
- Nó bị tai nạn qua đời sau một tuần cưới vợ, Bách Nguyên đau buồn vì thương anh trai mà cuộc sống trở nên trầm lặng hơn. Nó dọn ra ngoài ở riêng và chỉ biết có công việc. Còn Lan Ngọc, vợ Bách Trung...
Ông Bách Thắng thở dài:
- Sau ngày Bách Trung chết, nó đi sớm về khuya, bè bạn rượu chè. Sau đó thì dọn về nhà cha mẹ ruột. Bác muốn bù đắp cho nó cũng không thể nào, bởi nỗi đau của nó không phải vì cái chết của Bách Trung.
- Sao ạ?
- Lan Ngọc yêu Bách Nguyên chứ không phải Bách Trung.
Ông Lạc sơn bất ngờ:
- Vậy...
- Bác không hiểu lý do gì mà Lan Ngọc đồng ý lấy Bách Trung. Chuyện đau đớn này, bác vô tình biết khi Bách Nguyên và Lan Ngọc nói chuyện với nhau. Bách Nguyên bảo, cái chết của anh Hai nó là tại nó. Vì vậy nó cứ dằn vặt bản thân mình. Ba năm qua rồi, mọi chuyện vẫn tồn tại.
Khuôn mặt già nua của ông Bách Thắng buồn hẳn đi:
- Lạc Sơn à! Điều bác muốn quả thật không công bằng với gia đình cháu và Lạc Đình. Nhưng bác chỉ còn đứa cháu duy nhất là Bách Nguyên, bác không thể để nó có chuyện gì.
- Bác ơi! Xin bác đừng xúc động.
- Coi như bác xin cháu đi Lạc Sơn, để Lạc Đình đến Hoàng Nguyên làm việc nhé.
Ông Lạc Sơn suy nghĩ, sau đó ông gật đầu:
- Vâng!
Ông Bách Thắng mừng rỡ:
- Tốt quá! Bác cám ơn cháu.
Ông đưa địa chỉ cho ông Lạc Sơn:
- Khi nào Lạc Đình vào Sài Gòn, bảo con bé đến gặp bác trước nghe.
- Vâng!
Và bây giờ ông Lạc Sơn phải có nhiệm vụ là làm sao thuyết phục Lạc Đình chịu ở Sài Gòn. Còn việc vào Hoàng Nguyên , thì không khó lắm.
- Ba...
Tiếng Lạc Đình làm ông Lạc Sơn giật mình:
- Gì?
- Sao ba không nói? Con muốn biết lý do chính đáng khi ba buộc con ở lại Sài Gòn.
-.........
- Ba...
-.........
- Có chuyện gì không thể nói sao ba?
- Không phải.
- Vậy con đang chờ nghe đây!
Ông Lạc Sơn châm cho mình điếu thuốc, giọng ông chậm rãi:
- Ba vừa gặp lại người bạn thân của ông nội con mà hơn hai mươi năm qua không có tin tức.
Lạc Đình nóng nảy:
- Việc ấy thì có liên quan gì đến chuyện con ở lại Sài Gòn hay không?
- Đừng ngắt lời ba! Nghe ba nói hết đi.
- Vâng!
- Gặp bác Thắng, ba rất mừng. Nhưng ngoài sự vui mừng ấy, còn có những nỗi buồn cần được chia sẻ. Thời gian trôi qua, biết bao chuyện xảy ra. Ông nội mất, bác Thắng cũng chia xa đứa con trai và con dâu hiền. Rồi gần đây, cháu nội lớn ra đi vì một tai nạn giao thông... ông gần như suy sụp hoàn toàn.
- Tội nghiệp quá!
Lạc đình lẩm nhẩm:
- Hèn gì lúc gặp ông... ông đi như người mất hồn.
Cô bắt đầu chú ý câu chuyện:
- Ông còn người thân nào không ba?
- Còn một người cháu nội tên là Bách Nguyên. Nhưng Bách Nguyên không sống chung với ông.
- Gì kỳ vậy?
- Bách Nguyên cho rằng mình hại chết anh trai. Đau buồn, dằn vặt nên tính tình đã thay đổi hoan toàn. Bách Nguyên lầm lì và lạnh lùng đến không ngờ. Lo sợ Bách Nguyên mang tâm bệnh, nên bác Thắng tìm chúng ta cần sự giúp đỡ.
Lạc Đình cau mày:
- Tại sao phải là chúng ta? Nhưng chúng ta thì giúp được gì?
Ông Lạc sơn giải thích, tuyệt nhiên ông không đá động gì đến giao ước giữa hai gia đình:
Với bác Thắng thì chỉ có chúng ta là người tin cậy. Bác muốn con vào Hoàng Nguyên . Thứ nhất, con có thể để ý đến chuyện trong công ty cho bác. Thứ hai là nhờ con thay đổi Bách Nguyên trở lại cuộc sống như trước đây, cởi mở và không còn đau buồn nữa.
Lạc Đình chợt hiểu:
- Thì ra lý do ba không muốn con về Nha Trang làm việc là như thế.
- Phải!
Ông Lạc Sơn gật đầu:
- Ba đã nhận lời giúp bác Thắng, cho nên...
- Sao ba không hỏi ý kiến con, xem con có đồng ý hay không? Ba tự quyết rồi bây giờ bắt con nghe ba làm những việc con không thích.
- Lạc Đình...
Cô ấm ức nói một hơi:
- Hai mươi năm qua đã không liên lạc, bây giờ tự nhiên xuất hiện làm xáo trộn mọi thứ. con thật không hài lòng chút nào.
Ông Lạc Sơn nhỏ nhẹ:
- Hoàn cảnh của bác Thắng cần sự giúp đỡ, Lạc Đình à, với lại có con ở Sài Gòn rất thuận tiện nếu Lạc Vy năm sau cũng vào đó học.
- Nhưng...
- Năm xưa, bác Thắng và ba mẹ Bách Nguyên là người ơn của gia đình chúng ta. Con coi như thay ông và ba mẹ trả ơn lại cho họ có được không? Ba đâu yêu cầu con làm điều gì vượt quá khả năng của con.
-......
- Làm việc ở Hoàng Nguyên , con cũng có cơ hội để phát triển tài năng của mình mà.
Ông Lạ Sơn cố gắng thuyết phục, còn Lạc Đình thì im lặng. Lát sau cô thở hắt ra:
- Thôi được rồi, ba cho con một đêm suy nghĩ đi. Sáng mai, con trả lời với ba.
- Nhớ là không được từ chối đấy!
- Ba đã đặt con vào chuyện đã rồi, con không bằng lòng cũng không được. Thêm nữa, ai bảo gia đình chúng ta mang ơn người ta chi. Thiếu ơn thì phải trả ơn. Nhưng con muốn suy nghĩ, bởi con cũng cần phải có những điều kiện và quyền lợi riêng của mình.
Ông Lạc Sơn gục gặc:
- Tốt! Đừng làm ba thất vọng nhé con gái.
Hàng loạt ý nghĩ và kế hoạch xuất hiện trong đầu. Lạc Đình mỉm cười:
- Ba yên tâm và hãy xem bản lĩnh của Lạc Đình.
Ông Lạc Sơn như thở phào nhẹ nhõm. Cuối cùng thì Lạc Đình đã đồng ý. Ông hy vọng mọi chuyên được suôn sẻ và...
- Ba! Không còn chuyện gì nữa, con đi tắm nhé.
- Ừ.
Lạc Đình rút lui. Mãi hài lòng với sự sắp xếp của mình, ông Lạc Sơn làm sao biết được trong cái đầu quỷ quái kia của Lạc Đình đang có những âm mưu và tính toán gì.
/9
|