Bảy Đêm Quái Đản

Chương 2: Đêm thứ hai : MÁY ẢNH MA ÁM

/7


Cuối tuần rồi, vừa ăn cơm xong, mọi người không hẹn mà gặp ở tầng 4 phòng của Trương Khiết.

"Nhà tôi thành nhà công ích rồi, lần sau tụ tập ở đây là phải nộp lệ phí đấy nhé!"

Cả đám bàn tán về câu chuyện tuần trước, đám con trai cho rằng rất đặcsắc. Chỉ có hai cô gái là bị ám ảnh, lo sợ trong tủ của mình cũng xuấthiện đồ lạ.

"Không biết một tuần nay cái tủ sách của Vương Thổ có cái gì mới rồi? Hừ, anh ta đâu? Sao giờ này còn chưa thấy đâu?"

Hà Tiểu Đình đứng bên cạnh "Tôi vừa gọi anh ta, phòng không có người, tôi tưởng anh ta đi trước rồi chứ".

Mà cả tuần nay cũng ít gặp anh ta.

"Chắc anh ta có hẹn. Không đợi nữa, đã 9 giờ rồi, tắt đèn!"

Mói vừa đây còn ồn ào thế mà bóng tôi đến kéo theo đó là sự yên lặng nhưtấm phong không thể thiếu để bắt đầu của bất kỳ một câu chuyện ma nào.

"Hôm nay ai sẽ kể đây?"

Mọi người im lặng, Thẩm Thiên "Các cậu có nghĩ trên đời này thật sự có âm hồn không?"

"Không đâu, đều là tưởng tượng mà thôi".

"Đã ai nghe máy chụp hình có thể chụp lại bóng ma chưa?"

"Cậu định kiếm chuyện để dọa chúng tôi đấy à, mấy cái ảnh ma quỷ ấy chỉ là kỹ xảo của máy tính mà thôi."

Thẩm Thiên "Vậy tôi sẽ kể câu chuyện tôi đã chứng kiến về cái máy ảnh có thể chụp ảnh bóng ma".

Đêm đó trời oi bức, tôi và Vân Thọ - một người bạn học - vào một công viên vắng vẻ. Quanh đây lâu lắm rồi cũng không có ai đến vì nhìn vào cảnhvật ở đây rất hoang tàn, cỏ thì um tùm, trong lòng tôi đã thấy bất ổn.Trời cũng chẳng có gió máy gì cả mà trong này cứ bụi mù cả lên.

Lưng nhễ nhại mồ hôi làm tôi thấy không khí bí bách, quần áo chật chội. Nghe nói nếu đi một mình ngoài đường trong đêm khuya mà bị ma bám theo se có cảm giác như vậy. Cứ nghĩ thế nên tôi không dám quay lưng lại, trongđầu tôi hình dung ra đủ thứ chuyện kinh khủng. Tay cầm chặt cái đèn pinsoi vào đám cỏ rậm lần từng bước để đi. Tôi vẫn nhớ trước kia ở đây cómột con đường cơ mà. Nhìn Vân Thọ mà tôi vô cùng hối hận, tự nhiên lạicá cược với anh ta, giờ phải rước cái họa này vào thân.

Vân Thọ ở cùng kỳ túc xá với tôi, ví tính cách chúng tôi rất hợp nhau nên dầnthành anh em. Đại học năm thứ ba, hai chúng tôi cùng thích một cô gái.Cả hai chúng tôi vì thế nên đều không thoải mái, rồi từ bạn chuyển thành thù, cũng đã có lúc thể hiện thái độ cãi vã ra mặt. Về sau cũng pháthiện ra cô bé kia từ lâu đã có ý trung nhân rồi. Quan hệ của chúng tôisau đó dần dần trở lại tốt hơn. Nhưng cũng khó để hàn lại vết rạn nứttình cảm đó.

Cũng bởi vậy chiều nay, khi ở công ty chẳng ai chịu ai chúng tôi đã cãi nhau một trận nảy lửa, cuối cùng Vân Thọ trút giậnbằng cách thách đố với tôi xem ai dám đi vào công viên ma.

Côngviên ma rất nhỏ, chỉ to bằng những khuôn viên bình thường mà thôi. Ấythế mà nó có nhiều kỷ lục bất hủ. Cũng đã từng có án mạng ở đây.

Mùa thu năm đó, những người ở quanh công viên hay ngửi thấy mùi xác thối.Càng ngày càng thối. Họ liền báo cảnh sát. Bên cảnh sát cử người điềutra. Họ tìm thấy xác một học sinh nữ. Những người ở quanh đấy lấy thếlàm sợ hãi. Họ kể ra hết những chuyện không bình thường gần đây. Cóngười nghe thấy giữa đem cô ta khóc lóc. Có người nhìn thấy cô ta giữađêm bay lượn.

Đã qua đi vài năm rồi nhưng từ ngày đó công viênbị đồn là có ma. Trong công viên này từ cái cây ngọn cỏ đến con mèo,v.v… đều bị mọi người gọi là đồ ma ám. Họ đều chấp nhận đi vòng một vòng xa còn hơn là đi qua công viên.

Tay cầm chặt cái đèn pin, thậtra cũng sợ lắm rồi nhưng tôi không thích. Vân Thọ nhìn tôi khinh thường. Tôi nghiến răng nghiến lợi bước về phía trước.

Vân Thọ thấy tôi không thèm giải hòa với anh ta, anh ta vô cùng tức giận nhưng nhưng lại nhẹ nhàng.

"Tôi xem ra cậu có vẻ sợ rồi, thôi thì nói một câu nhận lỗi, hai chúng ta không thách đố nữa, đi về".

"Không!" Tôi lạnh lùng trả lời. Lòng lại tức nghẹn lên. Sự việc chẳng có gì, rõràng anh ta là người gây sự trước. Bây giờ tôi có sợ cũng không bao giờđầu hàng. Muốn tôi nhận thua á, không bao giờ.

Anh ta sôi máu lên nhìn tôi, xem ra anh ta hận tôi đến tận xương tủy.

Chẳng ai nói với ai câu nào nữa. Sống chết gì thì chúng tôi cũng đi vào trong đó.

"Meo", tiếng mèo từ phía trước vang lai, thứ âm thanh rất rùng rợn này suýtnữa làm tim tôi bắn ra ngoài. Hai chân tôi không nhúc nhích được nữa.Vân Thọ cũng đứng sững lại, đảo mắt nhìn nhanh xung quanh, tiếng thở của anh ta dồn dập. Cái điệu bộ sợ hãi của anh ta càng làm tôi lo lắngtheo.

Chúng tôi vẫn đi tiếp, giờ đã có thể nhìn thấy cái cổng gỗ của công viên rồi. Xung quanh đây toàn là mùi nắm mốc, tường xi măngthì tróc hết, trơ ra toàn gạch. Trong này chỉ thấy dơi bay lượn lànhiều. Tôi thấy dơi là rất bực mình. Chắc cũng vì số lượng nó quá nhiềumà lấn át hết các loài khác, chiếm cái chỗ này làm lãnh thổ riêng.

Cây dây leo bò chằng chịt kín hết cả cái cổng gỗ. Cũng may là còn chừa lạicái ổ khóa. Tôi dơ tay chạm nhẹ một cái đất cát đã rơi lả tả lung tung.

Vân Thọ lắp ba lắp bắp "Hay thôi chúng ta đừng đi nữa?"

Anh ta đã đầu hàng ròi? Nơi đây đúng là rất nguy hiểm.

Tôi cao giọng "Sao, sợ rồi hả, nói một tiếng nhận anh đã thua là được!".Nhìn cái dáng vẻ to con của anh ta mà nhát chết quá trời. Thật ra nếuanh ấy không nhận thua trước thì tôi cũng chẳng chịu đựng nổi lúc nữa.

"Ai nói là tôi sợ, tôi đang nói là cửa bị khóa, chúng ta không vào trongđược thì lãng phí thời gian ở đây làm gì". Chắc rằng trong lòng anh tađang lẩm nhẩm chửi thề. Nhưng anh ta vận ngang ngạnh nhất nhấy không bỏcuộc làm tôi nóng cả mặt.

"Không đi được thì trèo tường, đằngnào thì cậu không sợ ma cơ mà". Nói xong thì đến tôi cũng hối hận. Tựnhiên lại mua dây buộc mình, gánh phiền phúc vào thân rồi.

"Trèo thì trèo, ai sợ ai!"

Anh ta trèo thật, không cần đợi tôi tỏ thái độ. Đu một cái qua tường.

Tôi đúng là chỉ được cái ẩu đoảng chưa nghĩ xong đã nói xong còn biết trách ay bây giờ. Không còn cách nào khác nữa, cố mà leo thôi.

Dướichân tường bên này, tôi dùng hết lực để nhảy lên tường. Chuẩn bị nhảyxuống đất thì Vân Thọ hét toáng lên, làm tôi giật mình quá sợ hãi ngãlăn trên đất đau điếng. Nhìn thấy anh bạn mình đang chết đứng như thanhcủi, mặt nhân nhó mắt nhắm tịt, hình như chân anh ta giẫm phải cái gìđó.

Tôi đánh liều lấy đèn pin soi xuống đất. Dưới đất là xác một con mèo, vừa rồi Vân Thọ không cẩn thận đã giẫm lòi ruột. Nhìn quá rõcái đống bầy nhầy ấy làm tôi thấy quá ghê tởm.

"Chít! Chít!",không phải là một con mà là một đàn. Không phải chuột nhắt mà là chuộtchù. Chúng như có thể phát sáng, thứ ánh sáng ma quái. Một con tiến vềphía tôi rồi cả đàn cùng dịch chuyển đến gần chúng tôi. Mắt chúng xanhlét nhìn thẳng vào Vân Thọ. Anh ta như ngừng thờ.

"Meo!" Tiếngmèo hoang dã dọa đám chuột liều lĩnh ấy chạy bốn phương tám hướng. Chúng tôi đã quá sợ hãi nên cũng chỉ lí nhí nói được câu "Cảm ơn trời Phật".Con mèo nào mà đến thật đúng lúc vậy, nhưng cả hai chúng tôi đều khôngthấy bóng dáng của một con mèo nào cả!

"Meo!", lại có tiếng kêu, rọi đèn theo hướng có âm thanh, lại là một con mèo chết.

Thời gian ngừng trôi. Tôi mất bình tĩnh run bắn cả người, tim đập thình thịch, nhìn xung quanh không thấy Vân Thọ đâu nữa rồi.

"Anh ta bỏ về rồi sao? Đồ chết tiệt". Quá phẫn nộ tôi nghĩ mình cũng chẳngcần phải ở lại đây làm gì nữa. Nhìn cái nơi tối tăm bẩn thỉu này tôikhông có dũng khí đâu mà đi tiếp, men theo đường cũ mà về thôi.

Có tiếng mèo kêu, sao tôi không thấy một con mèo nào ngoài hai cái xác mèo thum thủm dưới đất. Hay tiếng kêu phát ra từ đấy. Càng nghĩ tôi càngmuốn mình nhanh nhanh chóng chóng thoát khỏi đây.

Trên đường về tôi có ngoái đầu lại một hai lần xem có gì bám theo mình hay không.

"Bốp", tôi giẫm phải một vật rất cứng. Soi đèn pin xuống, thì ra là một chiếc máy ảnh.

"Vậy là cũng có người đến đây điều tra rồi đấy chứ". Hiếu kỳ, tôi nhặt cáimáy ảnh lên. Đây cũng là một thứ đồ hiệu đấy chứ. Lạ nhỉ, ai đánh rơicái máy ảnh xin như thế này ở đây. Chắc là sau khi đến đây vì quá sợ hãi trong lúc bỏ chạy đã để roi7mat61 thứ đồ quý này.

Đằng sau như có một bóng đen.

Quay ngoắt đầu lại, chẳng có gì cả mà chỉ thấy gió thu và cỏ khô.

Hôm nay có hơi sợ hãi một chút nhưng cũng có chiến lợi phẩm, có cái máy ảnh này tôi xem ra có một món tiền kha khá đây.

Sau đấy, nghe nói Vân Thọ hôm đó về rất muộn. Về đến nơi anh ta run lên bần bật, mắt mất hồn, toàn thân lạnh toát. Ngay lập tức được đưa vào viện,bây giờ vẫn đang được truyền nước. Anh ta viết đơn xin nghĩ phép vàingày, chắc là muốn nghỉ ngi7 tĩnh dưỡng một chút.

Ơ hờ, cuối cùng thì anh ta vẫn nhát gan hơn mình. Tôi đắc chí vô cùng.

Một mình trong phòng lau chùi cái máy ảnh, nghĩ thầm lần này tôi coi nhưgặp may. Vì cái máy ảnh này, tôi dành hẳn chiều nay đi siêu thị điện tử, mua sắm cho đủ một bộ linh kiện. Về đến nhà quá mệt, cũng chỉ kịp cắmsạc điện xong là tôi leo lên giường ngủ luôn. Sáng ngày hôm sau mới dậy, pin cũng đã đầy.

"Ra ngoài thứ máy một cái" Tôi nghĩ vậy là làm ngay, mở ông kính vừa đi vừa chụp luôn.

"Gâu… gâu…", chưa ra khỏi cửa đã gặp ngay co chó Vàng, của nhà hàng xóm,chẳng cần nhìn cũng biết nó đang sủa tôi. Con chó đáng ghét ấy không lần nào tôi đi qua đây là nó không ăng ẳng lên cả.

"Chụp cho mày kiểu làm bằng chứng mày dạo nạt tao, hờ… hờ". Tôi đến gần nó hơn một chút, nó càng tỏ vẻ hung dữ hơn.

Nó bị nhốt trong chuống, "cho dù mày có dùng cái cổ họng của mày sủa tohơn nữa tao cũng cóc sợ". Nhìn nó cùng quẫn trong chuồng tôi càng thíchthú chụp lia lịa.

Tôi trêu chọc nó một lúc lâu rồi làm một vòngquanh khu nhà, đâu đâu tôi cũng chụp. Nào là tiệm cắt may của thímVương, bức tượng gạch cổ kính.

Tôi hí hửng nhìn ngắm thế giớiqua chiếc máy ảnh, và nó cũng mang lại cho tôi những cảm nhận hoàn toànmới. Tôi trải lòng mình ra cảm nhận cuộc sống mới này.

"Ê Ba, vẫn đọc báo à?" Tôi hướng ống kính vào anh chàng bán báo.

"Nhóc con, tay cậu cầm cái đồ chơi gì mới đấy?" Ba ngồi dưới cái ô của sạp báo cười cười nói với tôi vậy.

"Máy ảnh, đời mới nhất đấy, thế nào, oách không?" Tôi làm bộ giấu cái máy ảnh đi.

"Được, cậu chịu chơi cả cái đồ này, cho tôi mượn vài ngày đi!"

Tôi nghe anh ta nói là tỉnh ngộ liền.

"Để lần sau nhé, tôi dùng hỏng rồi sẽ cho cậu mượn". Nói xong tôi chạy đi nhanh như cắt.

Hoàng hôn xuống.

Bữa tối, tôi chỉ ăn qua loa vì còn ham chụp hình, mãi cho đến muộn tôi mớivề nhà. Đóng cửa phòng, cắm điện sạc pin, vừa sạc tôi vừa xem thành quảcủa tôi ngày hôm nay thế nào.

Vân Thọ mất hồn mất vía đi trênphố. Vốn dĩ chỉ là bị sốc quá mạnh, vào viện truyền nước, truyền đạm làxong. Ai ngờ rằng bác sĩ xét nghiệm xong đưa cho anh ta cái phiếu chẩnđoán, trên đó kết luận: Anh bị nhiễm độc giai đoạn cuối, nội trong haingày phải ngay lập tức thay máu, và đồng nghĩa là chuẩn bị một khoảntiền lớn.

"Tiền! Tiền! Đành rằng nội trong hai ngày phải thay máu nhưng lấy đâu ra nhiều tiền như vậy bây giờ?"

Bước đi lê lết, sắc mặt nhợt nhạt, anh ta như sắp ngất "Có thể là chất độcgì được? Hay là chất độc truyền nhiễm?" Cứ nghĩ đến cái xác con mèo ngày hôm đó là anh ta lại buồn nôn, lại cảm thấy dưới chân có gì đó nhãonhoẹt.

"Nếu hôm đó chúng ta không thách đố nhau, cũng đã khôngcó chuyện ngày hôm nay". Anh ta vô cùng hối hận, tự nhiên mọi chuyệnkhông may lại đổ lên đầu, tờ kết quả hóa nghiệm trên tay cậu ta rơi rabay theo gió.

Tôi ngồi trên sofa xem ảnh trong máy. Chẳng thấybức ảnh nào cả. Chỉ có màu trắng toát của phông máy. Hay máy hỏng rồi,tôi ấn đi ấn lại mà không được. Ngẫm cũng đúng, tôi cũng chưa bao giờmay mắn nhặt được thứ gì tốt như thế cả. Nhưng vẫn chưa can tâm, tôi vật lộn với nó mãi mà không được, tức mình tôi vứt nó vào góc giường.

"Tách! Phụp!" Màn hình của máy ảnh sáng lên, tôi chạy ra xem, có hình ảnh rồi. Bên trong là một cô gái, đầu cúi xuống, mặc áo mưa, cảm giác như làngười rừng ý.

Cô ta nói với giọng rất căm thù "Ngươi không cứu ta! Ngươi không cứu ta!"

Nói xong cô ta giơ tay như bóp cổ tôi. Tôi ngất đi.

Tỉnh lại vẫn thấy mình trên giường. Không biết vừa rồi là thật hay mê?

Tôi nhìn chằm chằm vào cái máy ảnh. Trong đó vụt qua một bòng người. Rồi vài người mặc áo trăng bay đi bay lại.

Tôi không quay cảnh nào như vậy cả, hay là nó được quay từ trước? Nhưng tôi đã xóa hết rồi cơ mà. Đang định ấn vào phần danh bạ, thì bức ảnh đóbiến mất. Thay vào đó là bức ảnh con Vàng nằm dưới đất. Đôi mắt đau khổnhắm hờ, toàn thân lỗ chỗ vết thương rỉ ra đầy máu đen.

"Độc ác!", nhắm nghiền mắt lại, kìm lại những bốc đồng "Tôi lại nhớ đến cảnh Vân Thọ giẫm phải xác mèo.

Chắc là có kẻ nào đã làm trò gì đó với cái máy của tôi rồi.

"A" tiếng kêu của người con gái trong máy.

Trong đó còn có thím Vương đang cắm đầu mình xuống đấy đầy đau khổ nói như người điên.

"Trời đất…!" Tôi vứt cái máy ảnh ra xa, cứ lùi mãi, lùi mãi vào góc tường mới thôi.

"Cứu… cứu… tôi với…!" Trên màn hình thím Vương như nhìn thấy tôi đang nép vào tường, thím bỏ lại gần phía tôi. Gương mặt đau khổ mắt trợn trừng thímbò gần đến nơi lại bị cái máy kéo lại.

Tôi thất thanh la hét, rõ ràng tôi không hề chụp những cảnh như thế này. Ảnh lại biến sang cảnhanh Ba bán báo chạy hồng hộc không may trượt chân ngã. Nhưng chưa kịpngồi dậy anh đã liên mồm "Tha cho tôi, tha mạng cho tôi…!" Nhưng hungthủ vẫn không tha cho anh, liên tiếp đâm vào lưng, vào ngực.

"Phịch phịch", tôi quỳ sụp xuống đất. Chuyện gì đang diễn ra, hai người mộtchó chết quá thảm thiết. Sao lại có những bức ảnh như vậy?

"Chắc chỉ là do hôm trước đi vào cái công viên đó mà tôi bị ám ảnh quá màthôi, đúng! Nhất định là như vậy rồi". Tôi tự an ủi mình như vậy.

ảnh lại biến thành cái khác. Lại là những cảnh bình thường tôi chụp hôm nay.

"Kỳ quái", tôi đứng dậy nhưng không dám tiến lên. Mắt tôi không rời khỏi màn hình máy ảnh.

"Nếu đi vào công viên bị sốc thì sao đến giờ tôi mới bị ám ảnh. Tôi đanglưỡng lự muốn xem lại xem cái máy ảnh đó có gì bất thường! Nhưng lạikhông thấy gì cả.

"Xem ra ban ngày tôi chơi qúa nhiều, mệt mỏiquá nên vậy thôi. Mai vẫn còn phải đi làm, giờ phải đi ngủ thôi". Tôicất máy ảnh, đi ngủ.

"Đại Vàng! Đại Vàng!", sáng sớm tôi đã bị tiếng của ông Trương đánh thức.

"Thím Vương, ông làm sao thế?"

"Con Vàng không thấy đâu nữa rồi. Tối qua tôi ra xem nó còn đây, khóa chuồng nó rất cẩn thận rồi cơ mà". Trông ông ta thật cuống quýt. Con chó đấydù gì cũng ở cùng ông mấy năm rồi, giờ tự nhiên lại mất, không vội vàngsao được.

"Thím Vương! Đừng cuống, từ từ rồi tìm, biết đâu bọn trẻ con trong khu lại dẫn nó đi chơi đâu thì sao?"

"Vâng, tôi đi tìm đây, cậu làm việc của cậu đi", ông đi mỗi lúc một xa.

"Chó mất rồi?", từ ngày tôi nhìn thấy nó chưa có ngày nào nó không hằn học với tôi.

Đáng đời! Tôi cảm thấy rất hả hê.



Buổi trưa, bếp nhà ai nhà ấy đều đỏ lửa, chỉ có tôi là một mình nên xách đồđi ra ngoài. Ồ, tôi chỉ là một nhân viên quèn vẫn còn trong thời gianthử việc, còn chưa đủ tư cách hưởng thụ một bữa ăn thịnh soạn. Bóp mồmbóp miệng, công việc thì quá nhiều, không biết những ngày tháng thế nàycòn kéo dài đến bao giờ.

"Vân Thọ hôm nay vẫn chưa đi làm, không lẽ hôm đó lại có chuyện gì rồi sao?"

Ngày hôm nay đến công ty, việc đầu tiên là tôi đi tìm Vân Thọ, mọi người đều nói anh ta chưa đến. Tôi cảm thấy bất an, hi vọng không có gì xấu cả.

Đi đến chỗ rẽ, tôi nghe thấy ồn ào và tiếng khóc ầm ĩ. Dừng lại xem nhưngchẳng nhìn thấy gì cả vì người đã bu đầy chật kín rồi. Đứng ngoài tôichỉ nghe được họ xì xào bàn tán.

"Trời đánh đấy! Ai mà thất đứcthế?" Tiếng người trong căn hộ này quen quen. Nhưng người xúm quanh đâyxem chuyện quá đông, tôi không sao chen vào trong được.

Một người đàn ông đứng tuổi vừa lùi lại vừa nói "Chết thảm thương quá!"

"Đúng thế! Nhìn nó lớn từng ngày trước mắt. Không biết ai mà thất đức thế?"

Nghe thấy ông ta nói vậy mọi người càn chen lấn nhau để xem.

Tiếng một thanh niên "Cái phòng này nên phá đi, ở đây chết mấy mạng ngườirồi, mà tối đến ở đây rất hay có chuyện không bình thường."

Mộtthanh niên khác cũng a dua theo "Phải đấy! Tiểu Vương mấy tối trước cònnhìn thấy có người mặc quần áo từ đời nhà Thanh bay đi lượn lại."

Người xung quanh chỉ chờ có vậy là quay ra bàn tán. Đám đông càng ngày càng ép nhau lại.

"Lại có người chết à, ở đây toàn thấy người chết". Tôi thấy không ổn cho lắm, tốt nhất là thoát ra khỏi đám đông này.

Phải rất lâu sau đám người mới tản đi hết. Bấy giờ tôi mới vào xem thực hư thế nào.

"Con chó này nào có làm gì sai đến nỗi bắn nó chết thê thảm thế này!" Ông Trương giậm chân đập tay la lối.

Nhìn con Vàng sõng soài dưới đất tôi kinh ngạc. Cảnh tượng này và bức ảnhtối qua hoàn toàn giống nhau. Sao có thể trùng hợp đến vậy được. Tôi bắt đầu lo lắng.

Có tiếng đàn ông "Sao rồi?", "Tránh ra nào", "Có chuyện gì vậy…"

Đám người vừa tản đi lại bu đến.

"Người đâu mau đến đây, cứu người với!"

Tôi vẫn đang mải nhìn con chó, chuyện này có liên quan gì đến cái máy ảnh?

"Sao cậu còn ở đây, mau về ngay, thím Vương có chuyện rồi." Một người quen hớt hải nói với tôi.

"Cái gì?" tôi chạy một mạch về nhà. Về đến cửa tôi đẩy hết đám người túm tụm ngoài hành lang để vào nhà.

Thím Vương cứ đấm đầu thùm thụp, tóc tai xõa xượi, mặt méo mó, mắt trợn ngược, có lẽ bệnh tim tái phát.

"Mẹ, nhanh uống thuốc, viên thuốc cuối cùng đấy!" Con trai thím Vương cầmthuốc và nước, mọi người xung quanh giúp cậu một tay cậy mồm thím Vươngra mới cho được thím uống được viên thuốc. Chưa được một lúc thím nôn ra sạch. Tôi như quá kinh ngạc: lại một cảnh tượng nữa giống y đúc trongmáy ảnh. Tôi thật ngô nghê, đi vào công viên ma, nhặt được cái máy ảnh,hỏi cái máy ảnh ấy sao có thể bình thường được! Tất cả mọi chuyện đangdiễn ra làm tôi lãnh toát toàn thân.

Tôi cũng không biết mìnhđứng mất hồn như vậy bao lâu rồi. Bị mọi người xô đầy mạnh, tôi mới tỉnh táo lại. Thím Vương nằm dưới đất mắt nhắm hờ, hơi thở yếu dần. Nhữngngười đến xem quá đông ủn đẩy nhau loạn xạ.

"Anh Ba!" Tôi nhớ ra còn anh Ba nữa, mau đến báo cho anh ta may ra còn kịp. Tôi thoát nhanhra khỏi đám đông chạy đi. Từ xa tôi đã nhìn thấy anh Ba vẫn ngồi đọcbáo.

"Anh Ba chạy nhanh đi, anh sắp gặp tai nạn đấy!" Tôi vừa nói vừa kéo anh ta đi.

"Cậu thừa hơi, rỗi việc à mà trêu chọc tôi. Thế cái máy ảnh đâu, đã nói làcho tôi mượn chơi một bữa cơ mà". Anh Ba vỗ vỗ vào vai tôi đòi cái máyảnh.

"Bây giờ anh đi lấy với tôi". Tôi định dùng cách đó để lừa anh ta đi với mình nhưng anh ta không chịu.

Giọng dài thườn thượt nghi ngờ "Thật không?"

Tôi làm bộ hết sức nghiêm túc "Thật chứ! Chỉ cần anh đi cùng tôi".

"Tôi không đi, cậu chỉ được cái mồm năm mép mười lừa tôi thôi!"

Tôi nói hết hơi mà anh ta cũng không tin. Không còn cách nào cả, mà bỏ đithì cũng không được. "Đợi đến lúc về tao sẽ đập nát mày ra rồi vứt đi đồ máy ảnh chết tiệt!"

Tôi vừa đi vửa chạy mở cửa vào, cái máy ảnh vẫn nằm yên trên ghế. Tôi bước gần đến nơi, rón rén như đến gần một quả bom. Hồi hộp từ từ đưa tay về phía cái mày ảnh. Lớp mạ ngoài sáng loáng của nó soi rõ bộ mặt căng thẳng của tôi. Tự mình nhìn cũng thấy quáidị. Hít thở sâu. Như thể cầm một hòn than tôi lao vút ra ngoài đến cửacông viên mới dừng lại. Định đem nó trả về chỗ cũ nhưng tôi không muốnbước thêm bước nào vào trong nưa. Nên để nó ngay bên ngoài.

Tôicứ bước đi, trong đầu rỗng tuếch. Không còn biết gì nữa thì đã đến gầnbờ biển. Chiều đến, mây đen khắp trời. Biển tối thui, gió cuồn cuộn từng cơn, chớp lóe lên sáng rực rồi vụt tắt.

"AAA…" Tôi hét lêntrước biển, thấy trong người cũng nhẹ nhàng đôi chút. Tôi như vừa đượcgiải thoát. Nhưng cái cảm giác bình an ấy có không được bao lâu thì tôilại sợ. Tôi thấy mình như là hung thủ. Nếu tôi không nhặt cái máy ảnhrồi đem đi chụp lung tung thì đâu đến nước này.

Thím Vương, conVàng chết rồi, chỉ còn lại anh Ba. Mà cũng không biết thế nào. Trong sâu thẳm lòng mình tôi cảm thấy vô cùng bất an. Chuyện xảy ra trong nhữngngày vừa qua làm tôi hoảng loạn. Rồi không biết còn có chuyện gì nữakhông? Nhưng với riêng tôi thề rằng tôi không đủ can đảm đối diện vớibất kỳ chuyện nào nữa.

Bất lực ngồi trên xà lan, nhìn biển trước mặt mênh mông rộng lớn. Tôi thấy lòng mình nhỏ nhoi quá. Bỗng dưng tôi muốn bật khóc.

"Rầm, rầm", tiếng sấm như xé tan bầu trời, nó vang lên ở khắp nơi.

Trời sắp mưa, xung quanh tối đen.



Tôi đang trên đường về nhà. Mưa gió làm tôi ướt sũng, nhưng gió biển lạilàm khô tất cả, đầu tóc tôi trở lên bú rù. Quần áo xộc xệch, nhưng cũngphải như vậy tôi mới thấy dễ chịu.

Đi qua mấy cái kho, tôi nhìnthấy mấy cái bóng ngoặt theo lối rẽ. Tôi cũng không muốn vác họa vàithân nữa nên vẫn đi thẳng về nhà. Không biết anh Ba thế nào rồi, nhưngmưa gió thế này chắc cũng dọn hàng về rồi.

Trong đầu hiện lênsuy nghĩ về anh Ba. Không cần biết chuyện gì, tôi phải giúp anh ấy thoát chết. Tôi phán đoán phương hướng xong là đi ngay đến nhà anh.

"Anh Ba, có nhà không?", tôi vừa gọi vừa gõ cửa. Mưa vẫn rơi.

"Anh Ba, anh có không?", tôi dùng lực mạnh hơn, gọi to hơn. Khá lâu rồi màkhông có ai ra mở cửa. Tôi đi ra phía cửa sổ kính nhìn vào trong.

Anh Ba nằm trên vũng máu, trên người anh cắm rất nhiều dao, ở chỗ vếtthương máu vẫn còn rỉ ra. Chắc chắn những bóng ma vừa rồi đã giết anhta. Lần này xong rồi! "Tất cả chết hết rồi. Lần sau sẽ đến lượt ai?"

"Tiếp theo sẽ đến lượt ai?" Vô tình nhìn thấy ánh mắt của anh Ba tôi như thấy cái chết ngay trên đầu. Người tiếp theo chính là tôi?

Tôi lao về nhà, ngã vào giường rồi bất tỉnh.

"Thình! Thình!" Có tiếng người gọi. Tôi xuống giường, cảm thấy loạng choạng.Thì ra là Vân Thọ, không ngờ lần này lại là anh ta đến tìm tôi.

Vân Thọ nhìn tôi ngượng ngập "Hoa T"ử (là tên bạn bè hay gọi tôi. Vì tôi rất hay mặc quần áo hộp).

"Nhanh vào trong nhà ngồi, đêm hôm bên ngoài lạnh lắm". Kéo anh ta vào nhà, sắc mặt anh ta quá tệ, trông rất yếu.

Anh ta không chịu vào, đứng hít một hơi rồi nói:

"Đừng, Hoa Tử anh đến để xin lỗi, mấy hôm trước không nên thách cậu đi vào công viên ma".

Vân Thọ hôm nay làm sao thế? "Sao nào vào nhà rồi nói".

Anh ta đứng ngoài ngượng ngạo "Cậu tha lỗi cho anh đã, không anh không dám vào nhà".

Đoán anh ta có điều định nói "Anh em mình nói vậy làm gì, em cũng có lỗi, tính khí nóng nảy".

Anh ta ấp úng "Anh… anh…" Đúng như tôi đã đoán mà.

Anh ấy lấy hết dũng khí "Anh nghĩ…"

Chắc là đã chuẩn bị kỹ, nhưng trước mặt tôi lại ngại nên cứng lưỡi không nói được gì.

Tôi kéo anh ta vào nhưng bị từ chối ngay "Vào nhà đã, anh em mình có gì từ từ nói".

"Đã mấy ngày nay anh nghĩ rồi, tất cả là do anh, anh đến xin lỗi cậu, cậuđừng bận hận anh nữa", hơi thở gấp gáp toàn thân Vân Thọ run lên bầnbật.

"Được rồi, cậu nghỉ sớm đi, ngày mai anh lại qua thăm cậu,anh về đây". Anh không để ý đến lời mời của tôi co lắm mà vẫn quay người ra về.

"Vân Thọ", tiếng động làm tôi tỉnh dậy. Lại là mơ, sao lại như vậy, có ngầm báo động gì chăng?

Nằm mà tôi không ngủ tiếp được. Hay gọi điện cho anh ta xem sao.

Cùng lúc "Reng… reng…", tôi giật mình.

Đây là số điện thoại lạ, là của ai đây? Ngập ngừng một lúc tôi nghe máy thì đầu dây bên kia đã tắt.

"Ai nhỉ? Chắc là do gọi nhầm".

"Ring… ring…" điện thoại lại kêu.

Tôi nhắc máy "Alô, ai đấy?"

Đầu dây bên kia giọng một người con gái vừa nói vừa khóc "Anh đến ngay bệnh viện nhân dân nhìn mặt anh Vân Thọ lần cuối đi!"

"Thế nghĩa là sao? Này! Này!", tôi hỏi dồn nhưng bên kia đã tắt máy. Gọi lại mấy lần không có ai nghe cả.

"Vân Thọ có chuyện rồi!", tôi nhảy ngay ra khỏi giường, mặc vội quần áo đếnngay bệnh viện. Nhưng không kịp. Tôi nhìn thấy điều không muốn nhìnnhất: tấm vải trắng phủ lên tận đỉnh đầu của anh.

"Vì sao?" Bạn gái của Vân Thọ kéo áo tôi khóc lóc thảm thiết.

"Cái gì mà vì sao?" Tôi ngượng chín cả người. Vô cớ mọi người xung quanhnhìn, tôi định đẩy cô ấy ra nhưng lại nghĩ cũng chỉ vì quá đâu buồn nênhiểu nhầm mà thôi.

"Đều tại anh, nếu không phải tại bị anh épanh ấy đã không đi đến cái nơi chết chóc ấy, để mà bị nhiễm bệnh", cô ấy khóc rất thương tâm. Mệt thừ ra cô ấy cũng buông tay ra khỏi áo tôi.

"Cô có ý gì? Nếu nói bị ép thì chính Vân Thọ ép tôi mới đúng".

Cô ta chồm dậy cắn vào vai tôi. Mọi người xung quanh xúm vào kéo cô ta ra ngoài.

Tôi đứng lên,mặt trắng bệch nhìn vào thi thể Vân Thọ lần cuối. Những giọt nước mắt hối hận.

"Vân Thọ à, Vân Thọ, chúng ta tạo ra nghiệp chướng gì mà giờ đây chịu báo ứng thế này", tôi quay lưng đi về.

"ha, ha, ha, ha…" tiếng cười của Vân Thọ vang khắp không gian.

Ánh trăng đêm nay ảm đạm, hai bên cuối đường là dãy nhà cổ, tối thui, chỉcó một hai hộ gia đình ở đây còn giữ được hơi ấm của hạnh phúc gia đình. Còn lại vào thời điểm này phần nhiều gia đình đều gặp phải khó khăn.

Muốn làm cho mình quên đi hết mọi chuyện, nhưng tôi vồn dĩ lại là ngườitrọng tình cảm nên không phải nói quên là quên được. Khó quên! Thực sựkhó quên! Trong cuội đời vui buồn tan hợp là lẽ đương nhiên. Chỉ có điều có khắc nghiệt, tàn nhẫn hay không mà thôi.

Đột nhiên có tiếng chó "Gâu… gâu…" Chiết tiệt! Một con chó to lớn đuổi theo tôi.

Kiếp trước tôi có thù oán gì với cho hay sao mà kiếp này chúng không tha cho tôi. Con chó này to gấp mấy lần con Vàng. Giống chó này vừa to vừa dữthì ai mà chẳng sợ chứ gì mình tôi. Tôi cắm đầu cắm cổ chạy, gặp ngõ làrẽ, gặp hố là nhảy, thế mà con chó đó vẫn bám theo.

"Mẹ kiếp, chó nhà ai mà không nhốt lại, đi cắn người lung tung thế này, lần sau tao sẽ thịt mày chết".

Đằng sau có tiếng người "Thật không? Tiểu Tư lại muốn thịt ái đấy!"

"Ôi" thím Vương, thì ra là thím Vương! Thím ngồi trên ghế không một lầnngẩng đầu lên vì đang khâu và cái gì đó nhưng cả người thím đang bay lơlửng trên không.

"Đừng! Đừng! Không phải tôi giết thím, thím hãy tha cho tôi", sợ hãi tôi chỉ còn biết bỏ chạy.

"Cháu đừng nói thế, thím tìm cháu là để đi cùng cháu mà", giọng của thímkhông nhanh không chậm, không có tí tình cảm nào nhưng cũng không hề tức giận.

"Đừng! Đừng! Thím Vương, cháu cắn rơm cắn cỏ lạy thím, thím tha cho cháu đi!"

"Sớm muộn gì rồi thì cháu cũng phải đi, bây giờ thím đưa cháu đi sau nàykhỏi phải phiền phức!" Thím Vương vừa nói xong, tiếng trẻ con khóc vanglên.

Tôi quá sợ hãi không còn dám mở mắt ra nữa, cứ thé cắm đầu chạy.

Tiếng của anh Ba "Tiểu Tư, lại mua tờ báo!"

Đôi mắt nhắm nghiền của tôi giờ mới dám ti hí. Anh Ba ngồi trước sạp báo, thong thả uống trà, nhưng mắt thì nhìn tôi chẳm chằm.

Anh Ba làm thế nào mà vẫn ngồi bán báo được? Tôi như mập mờ hiểu ra, tôi có thể nhìn thấy thím Vương, anh Ba là vì họ nghĩ tôi hại họ.

Tôi gào thét lên như khẳng định lại với họ "Không phải tôi! Không phải tôi!"

"Mua một tờ báo làm gì đâu mà phải sợ, đây là báo của tương lai! Tốt nhất là cậu nên mua, không ít ra thì cũng ủng hộ cho chuyện buôn bán của tôichứ".

"Không…" Tôi không thể chịu được nữa, điên loạn lao về phía trước.

"Ha ha ha…" Loáng thoáng đâu đấy tiếng cười đặc trưng của Vân Thọ.

"Thật sự là không phải tại tôi", tôi không hiểu vì sao cái chết của họ lại bị đổ lỗi hết lên đầu tôi.

Phía trước là đường đi bộ, niềm hi vọng cuối cùng của tôi là ở đó có người qua lại.

Thím Vương vẫn bau quanh quanh trên đầu tôi "Đi cùng thím đi!"

"Không… cháu không…", tôi bịt chặt hai tai không muốn nghe thấy gì nữa cả.

Kiệt sức, thấy thím Vương đuổi đến nơi, tôi liền rẽ ngang. Đằng trước có một khách sạn, tôi chạy đến đó.

Hai cô gái lễ tân cúi người "Xin mời vào!"

Cuối cùng đã vào được khách sạn, nằm trên ghế sofa da giữa sảnh lớn,t ôitrông chẳng ra cái bộ dạng gì cả. Nhìn xung quanh không còn tâm tích aicả. Chắc là ở đây không đông người quá, mà mặt trời cũng mọc rồi, giờtôi mới an tâm phần nào.

"Không còn cách nào khác, ở tạm ở đâymột ngày đã", giờ có bảo tôi đi đâu tôi cũng không có gan, dù sau tất cả những chuyện xảy ra là giả hay thật tôi cũng đã quá sợ hãi rồi.

"Đây là chìa khóa phòng của anh!"

"Cám ơn!" phòng 404

Bật hết tất cả đèn cho căn phòng sáng bừng lên, tôi bây giờ rất sợ bóngtối. Tôi chạy cả ngày đã quá mệt mỏi, ngồi nghỉ một lát đã. Được vàiphút tôi đã nằm trên giường nhìn mơ hồ lên trần nhà, một ngày sợ hãilắng xuống.

"Bình… bịch…"

"Thình… thịch…", tiếng động từ phía cửa sổ, tôi mê man nhìn ra sau tấm rèm cửa là cái gì? Ai gõ cửa?Tôi ở tầng 4 cơ mà. Sao lại có tiếng động như vậy được, liệu có phải làngười không…?

"Thình… thịch," lần này càng to và rõ hơn. Tôi bịt tai lại không nghe thứ âm thanh đó nữa nhưng nó cứ vang lên không dứt.Xem ra tôi trốn không nổi rồi. Tôi đánh liều tiến ra cửa sổ. Rón rén mởcửa ra, thế rồi đợi cả ngày cũng không thấy cái gì khác lạ cả.

Được một lúc bớt căng thẳng tôi tiến lại mở của ra vào. Nhưng chẳng thấybóng dáng nào cả, chỉ thấy hành lang dài hun hút. Cũng có lẽ do ai do81chưa đóng cửa sổ, gió thổi qua nên mới có âm thanh ấy mà thôi.

Tôi đi nhanh về phòng, đóng cửa lại. Mới phát hiện trong phòng có thêm mộtcô gái. Một cô gái lạ ngồi trên giường của tôi. Cô tết tóc đuôi sam, mặc đồng phục học sinh, đôi mắt đen long lanh, sắc mặt trắng.

"Côlà ai? Sao lại vào phòng tôi?" Tôi không dám lớn tiếng, vì cảm nhận được cô ta có liên quan đến những chuyện đã xảy ra. Suy nghĩ ấy tôi chỉ giữtrong bụng.

"Sao mới có bốn năm mà không nhận ra tôi à?" Cô gáinhìn tôi bật cười lớn tiếng, làn da trắng dưới ánh đèn hiện lên như mộttờ giấy.

Nghe cô nói vậy tôi cũng chẳng nghĩ ra được là đã có chuyện gì xảy ra cả.

"Tôi không quen biết cô!" Tôi không biết mình gặp phải oan nghiệt gì mà mọichuyện đều đổ lên đầu tôi. Mong rằng cô gái này có thể tin tôi. Mọichuyện chỉ là hiểu lầm. Tôi chưa bao giờ làm việc gì trái đạo đức cả.

"Tôi và anh không phải quen biết nhưng anh đã từng thấy chết mà không cứu",cô gái từ điệu bộ buồn vô hạn chuyển sang tư thế phẫn nộ. Chầm chậm tiến về phía tôi, hai răng cô nghiến kèn kẹt, quần áo học sinh dần biếnthành màu máu, rất nhanh áo cô ta ướt sũng, máu bắt đầu nhỏ giọt xuốngsàn.

Tôi lắp ba lắp bắp "Cô… cô có ý gì?"

"Ngươi nhìnthấy chết mà không cứu! Nhà ngươi là đồ giết người! Ngươi nhìn đi, họđều là người chết dưới tay ngươi, bây giờ chúng ta đến chăm sóc ngươiđây! Ha ha ha".

Tôi không dám nhìn vào cô ta, tấm rèm cửa tựđộng được kéo sang hai bên. Nhìn lên bức tường đối diện cửa sổ loang lổtoàn la bóng ma bay đi bay lại.

Gió cứ mạnh hơn rít lên từng hồi thổi vào những cái bóng ấy lập lờ mập mờ như trong sương khói, làmchúng chao đảo như những chiếc đèn lồng. Mồm miệng chúng dài thõngthượt, hai tay thì không ngừng cáo cửa "xoẹt… xoẹt…" nghe rất ghê tai.Chúng giơ tay về phía tôi.

"Mau lại đây… Mau đến đây…"

Chúng càng ngày càng dùng lực mạnh hơn, như thể chúng muốn cào nát cái cửakính ấy. Gương mặt của chúng càng ngày càng nhăn nhó rách nát đáng sợ.

"Rút cuộc chuyện gì đang diễn ra thế này?"

"Bốn năm trước khi mà anh và Vân Thọ chưa tốt nghiệp, vào một ngày hai người đi qua cái công viên đó có nghe thấy gì không?" Cô ta bắt đầu dẫn dắttôi vào câu chuyện.

"Bốn năm trước!", gắng hết sức để nhớ lại nhưng tôi không nhớ ra gì cả.

Những cái bóng càng ngày càng dữ tợn như quát thét tôi.

"Nhanh lên đi! Mau đi theo chúng tôi".

"Hư, nhà ngươi cũng là đồ hay quên, cùng một giuộc hết", cô ta nói xong đúng dậy làm máu chảy ròng ròng xuống sàn.

Chớp mắt cái cô ta đừng trước mặt tôi. Tóc đen dài nhưng chỉ dính lại trênđầu vài túm, mặt mũi thì biến dạng. Một cánh tay trương lên trắng bợt.

"Đợi đã!", tôi không biết mình đã nói gì và định làm gì. Nhưng cô gái đó không phản ứng gì lại.

"Chúng ta đến đây! Ha ha!"Mắt tôi tối sầm lại.

Quá sợ hãi, tôi chạy ra ngoài phòng lớn như phát điên ngoài đó.

Sáng sớm, tôi bị nhân viên khách sạn goi5day65.

Toàn thân đau nhức, cảm giác vô cùng khó chịu, đêm qua cơ bản là tôi chẳngngủ được tí nào, hình ảnh về cô gái đó ám ảnh tôi cả ngày lẫn đêm. Tôikhông biết tiếp theo sẽ phải làm gì nữa. Dù có trốn đi đâu rồi họ cũngtìm được ra thôi.

Điện thoại kêu, anh họ tôi gọi nói cháu tôiđang nghỉ hè nó muốn đến chỗ tôi chơi. Tôi như quá bất mãn, đã vậy thìchẳng sợ gì nữa. Chào đón tất cả.

Về đến nhà, cháu tôi đã đứngtrước cửa. Lâu lắm rồi không gặp, nó lớn nhanh quá. Nhìn thằng bé, tôicười từ xa. Thằng bé này rất hiếu động, thông minh đặc biệt được tôi quý mến.

"Đợi lâu rồi chứ gì? Chú có chút việc giờ mới về". May mànhà thằng bé cũng gần đây không bố nó đã không cho nó đi một mình sangđây.

"Cháu cũng mới đến!"

"Béo lên đấy, bố mẹ cho cháu ăn gì mà tốt thế?" Ôm thằng bé tôi thấy nó béo lên khá nhiều.

"Cháu muốn ăn món sữa dê rán của chú đấy". Nó vừa nói xong đã thơm vào má tôi một cái.

"Ừ, cháu vào nhà đi, đợi một lúc chú sẽ làm cho nhé!" Cũng đã cuối thu rồithời tiết cũng lạnh rồi, tôi để thằng bé vào trước, sợ nó ở ngoài lúcnữa sẽ không chịu nổi.

Tôi đi vào bếp tay dao tay thớt làm cơm,tự nhiên lóe lên một ý nghĩ loáng thoáng về chuyện bốn năm trước. Tôi và Vân Thọ tình cờ qua đây trong giờ đi thực tế môn sinh vật.

"Cứu tôi với!" Tiếng kêu của một cô gái từ trong công viên vọng ra.

"Tiếng gì đấy? Mau qua xem sao."

Vth thấy một đoạn ông nước "Đợi đã".

"Một đoạn ống nước có thể làm gì được anh?" Tôi vẫn cõng theo giá vẽ đi trước, chỉ quay người lại nhìn anh ta một cái.

"Xi!" Vân Thọ lúc này đuổi kịp tôi.

"Sao thế?" Chúng tôi đi đến chỗ rẽ, nhìn thấy một trai một gái...

"Tôi không biết, bên trong hình như..."

Một người đàn ông trung niên một tay cầm sắp báo, một tay chỉ về phía công vien, còn do dự chưa nói.

"Thả tôi ra, cứu tôi với!"

"Mau cứu người!", nghe rõ tiếng kêu tôi định phá cửa vào.

Vân Thọ giữ tay tôi lại "Từ từ xem thế nào đã!"

Một người phụ nữ khác đang run lên bần bật, que đan và len trong tay bà lăn lông lốc. Bà nhìn thấy tất cả. Bà không dám kêu cứu vì chính người anhem của bà đang đe dọa cô gái đó.

"Mẹ kiếp, mày còn la lên tao giết chết mày ngay lập tức". Cô gái như bị nhét giẻ vào mồm không còn kêu nổi nữa".

"Không có gì cả, mau đi thôi". Người đàn ông trung niên cũng sợ đã làm rơi hết báo trong tay. Ông ta vơ vội tất cả rồi bỏ chạy mà vẫn tranh thủ nóivới người xung quanh hãy tránh xa, nên về nhà đi.

"Tôi đến cứu". Tôi quá tức khí. Đám người này quá vô lương tâm.

Người phụ nữ chặn ngay lại không cho tôi bước một bước nào cả. Không biết ởđâu người phụ nữ gọi ra một con chó. Bà ta quát nó xông thẳng vào tôi.

Vân Thọ "Chạy mau!"

Con chó chồm lên người xô tôi ngã xuống đất. Con chó chết giẫm này nặng thật nó đè tôi không nhúc nhích được gì.

"Chạy nhanh!" Vân Thọ quay lại đập con chó vài gậy.

"Cứu ai, tự cứu mình đi không biết có thoát nổi không đây này", anh ta kéo tay tôi chạy ra ngoài.

"Cứu tôi với", tiếng kêu bị bỏ lại sau lưng.

"Cạch", tiếng mở cửa kéo tôi tỉnh trở lại với hiện thực. Một nam một nữ ấy là thím Vương và anh Ba.

"Chú mua cái máy ảnh này bao giờ đấy?" Thằng bé tay cầm máy ảnh đi nhanh về phía tôi.

"Xoảng", tôi không cầm chắc cái nắp vung rơi xuống đất kêu inh ỏi.

Thằng bé hí hoáy mãi vẫn chưa xem được hình "Chú chỉnh cho cháu với cháu không chỉnh được gì cả".

Ánh sáng mặt trời soi lên cái máy ảnh lấp lánh. Tôi đã vứt nó đi rồi, sao vẫn còn nằm gọn trong tay thằng bé.

Không biết sao cái máy ảnh tự bật lại. Nó hướng ống kính vào tôi.

Tôi chết lặng người...

Chuyện kể đến đây Thẩm Thiên dừng. Mọi người đang bị cuốn hút, đưa mắt nhìnanh tò mò. Cô gái ấy chết oan, vẫn hận cái thế giới này mà chưa đầuthai. Cô ta nghĩ rằng thấy chết như vậy mà không cứu tức là đồng mưu.Đáng nhẽ thấy chuyện bất bình phải ra tay giúp đỡ mới đúng.

Câuchuyện đêm nay đã hết. Ai về nhà đấy. Thẩm Thiên về phòng thấy căn phòng như đóng băng. Gió lùa vào lạnh quá. Tôi nhớ là ra khỏi nhà mình đãđóng cửa rồi cơ mà, vừa nghĩ vừa tiến đến đóng cửa lại.

Đóng cửa rồi mà Thẩm Thiên vẫn thấy gió thổi. Một linh cảm trong phòng như có ai đó ẩn trốn đâu đấy. Tắt đèn đi ngủ anh ta nghĩ đúng là giữa đêm hômkhông nên kể chuyện ma làm gì.

Thẩm Thiên nằm gọn trong cái ổcủa mình mãi mà không ngủ được. Dậy bật đèn, có ánh sáng anh dũng cảmthấy bớt căng thẳng hơn. Trời lạnh, có lẽ phải đổi cái chăn dày hơn rồi. Mở tủ, một cái xác người.

"Người đâu! Mau đến đây!"

Hàng xóm chạy sang, không biết có chuyện gì.

"Có người... trong tủ..."

Mọi người an ủi anh "Cậu nhìn nhằm rồi. Hoa mắt nên tự mình dọa mình thôi".

Thấy mọi người không ai tin mình, Thẩm Thiên bảo họ vào mà xem. Cứ vào mở ra sẽ biết hiện trường.

Mọi người còn cười không ngớt. Vừa mới kể chuyện ma xong bị ma dọa trông không còn ra cái bộ dạng gì nữa cả.

Đèn cầu thang hỏng rồi, có mấy người tay cầm đèn pin quăng quăng soi vàomọi ngõ ngách. Thẩm Thiên sang phòng Thượng Gia Bằng, sống chết gì cũngkhông đi đâu.

Họ đến trước cái tủ, phát hiện cánh cửa không đóng lòi ra một mảnh vải đen. Cái tủ cao thế này có thể nhét được cả mấy cái xác ý chứ.

Mọi người cứ nhìn chằm chằm cái tủ rồi lại nhìn tôimà chưa ai dám lại gần hơn. Cuối cùng cũng có ngươi to gan mở một cáchtừ từ. Anh ta nhìn ngay thấy mặt của cái xác chết. Định sập cửa vàonhưng dúng lực quá mạnh làm cái xác đổ ầm ra ngoài.

Cái xác cứ cứng đơ như vậy nằm trên đất.

"Mau báo cảnh sát!"

Không dám động vào cái xác, họ nghiêng người nhìn mới phát hiện cái xác đó là Vương Thổ. Vừa cúp máy, hai đồng chí cảnh sát đã đến. Họ điều tra tìnhhình, lấy khẩu cung chúng tôi. Trong lúc khám xét hiện trường các đồngchí công an cũng thấy nơi đây kì quái. Đèn thì nhấp nha nhấp nháy, liêntục có bóng người bay qua bay lại. Nhưng nhìn thấy điệu bộ bình tĩnh của họ chúng tôi cũng đỡ hoảng hốt. Cảnh sát thấy vô cùng khó hiểu khitrong phòng không hề để lại dấu vết vân tay, dấu giày, tóc hay đầu mẩuthuốc lá của Vương Thổ. Không có lời giải thích nào hợp lý, vụ án đi vào ngõ cụt.

/7

THICH DOC TRUYEN

Đa số thông tin và hình ảnh trên website đều được sưu tầm từ các nguồn trên Internet. Website hay upload-er không sở hữu hay chịu trách nhiệm bất kỳ thông tin nào trên đây. Nếu làm ảnh hưởng đến cá nhân hay tổ chức nào, khi được yêu cầu, chúng tôi sẽ xem xét và gỡ bỏ ngay lập tức.

LIÊN HỆ ADMIN

[email protected]

DMCA.com Protection Status