Việc trọng đại, liên quan đến uy tín của cả một tổ chức, một cộng đồng và mạng sống của bao con người thì đành “ngồi khoanh tay”, chờ người đứng đầu thực thi pháp luật của huyện. Còn việc chẳng cấp bách là mấy, để một ngày, một tháng, thậm chí một năm mới có ý kiến của lãnh đạo cũng không chết ai, không trở ngại gì, thì lại không cam “khoanh tay”, ngược lại, còn vươn dài cánh tay tới hàng nghìn mét, nhoáy cái là xong. Đấy là cả một câu chuyện không ngắn, cũng chẳng dài, thoáng nghe như ông chằng bà chuộc, chẳng ăn nhập gì với chuyện lợn gà, xe cộ, đựng độ nhau ở lối vào làng Phương Lưu hẻo lánh, vốn là xóm trại lẻ loi gần chân đê, xa thành phố, nơi Trường bỏ dở buổi họp về phòng nghỉ gặp Hà bàn công tác, hay nằm người nọ gác chân lên người kia, quấn chặt lấy nhau như đôi rắn thì cũng thế, đến mấy chục cây số. Nhưng vì ông Tính vừa nhắc lại với Cải về lời của Hưởng bảo, phải chờ anh Trường đi họp về thôi, nên mới nảy ra những dòng tạt ngang này.
Hà thực ra cũng không biết Trường đang có mặt ở thành phố. Mãi lúc ở sở thương nghiệp ra, Hà mới sực nhớ phải gọi điện xin ý kiến chủ tịch huyện. Hà vội quay lại phòng thường trực, nhờ máy gọi về huyện gặp Trường. Nhưng người cầm máy lại là Xuê, giờ đã được đề bạt lên phó văn phòng uỷ ban huyện. Xuê không biết bằng cách nào mà vừa nghe tiếng đã nhận ra Hà, liền xưng danh: “Em, Xuê đây mà! Chị Hà đấy ạ!”. Từ cái lần Xuê và ông Thuật bất ngờ bật cửa vào phòng Trường, đúng lúc Hà mới chỉ mặc xong mỗi cái quần con, còn cả tấm thân trắng ngọc ngà với bộ ngực ngồn ngộn chưa kịp có gì che, đành đứng lấp sau tấm ri-đô. Còn Trường lúng túng xỏ cả hai chân vào một bên ống quần, mãi mới ngay người lên được. Kể từ cái lần không thể nào quên ấy, Xuê mỗi lần gặp Hà, dù trong cơ quan hay ngang đường giữa chợ, cũng một điều em, hai điều chị với Hà. Chứ không như trước, lúc chị, lúc em, cứ lộn tùng phèo, dù về tuổi tác Xuê mới ba mươi nhăm, còn Hà năm nay đã bốn mươi. Nhờ gặp Xuê ở đầu dây đằng kia, Hà mới có thể hỏi tự nhiên: “Chú có biết anh Trường họp ở đâu không? Chị có việc cần xin ý kiến anh ngay bây giờ”. Xuê sốt sắng mách nước: “Thế thì chị cứ xuống trường đảng, hỏi gặp đồng chí Trường, chủ tịch huyện Vĩnh Tiên có việc cần, là người ta báo cho anh ấy ra ngay đấy mà”.
Nhân bảo như thần bảo, dẫu tin hay không, Hà vẫn răm rắp làm đúng lời chỉ dẫn của Xuê. Chị xuống trường đảng, vào phòng thường trực nhờ báo giúp cho đồng chí Trường, chủ tịch uỷ ban nhân dân huyện Vĩnh Tiên, ra có người cần gặp ở ngoài phòng thường trực, nằm sau cái nhà như cái chòi, có công an đứng gác canh lối cổng vào. Ông thường trực đi hút lên phía hội trường cao to, nghiêm cẩn như một giảng đường. Hà đứng ở cửa phòng thường trực chỉ dám nhìn lên toà nhà ấy, chứ không dám bước thêm một bước nào về phía ấy nữa, lòng thấy rổn rảng bao ý nghĩ rất khó diễn tả. Hình như Hà vừa ước, chỉ một lần thôi, dù có chết cũng cam lòng, được bước chân vào cái hội trường nguy nga, tráng lệ và nghiêm cẩn kia, ngồi trang trọng, chăm chú lắng nghe như nuốt lấy từng lời người thuyết giảng. Lại hình như Hà vừa thấy gai hết cả người khi ngồi vào trong ấy, không biết có máy điều hoà nhiệt độ chưa mà người lạnh toát, nhưng khi đi ra ngoài lại thấy người hâm hấp nóng, mắt nở hoa cà hoa cải, nhìn vào cái gì cũng thấy lạ lẫm, xa vời. Bỗng dưng Hà thấy choáng váng lo sợ, cầu trời đừng bắt con ngồi vào đấy, con là đàn bà, con có con gái mới vào học cấp ba, lại còn bà mẹ chồng năm nay đã ngoài bảy mươi già nua ốm yếu. Con còn, con còn nhiều việc của kiếp người phải lo toan, gánh vác. Con còn, con còn anh ấy nữa. Con mới bốn mươi tuổi đời, cái tuổi hồi xuân của người đàn bà, con không thể, con không thể… Hà trong phút chờ đợi gặp Trường, lòng bỗng rộn lên bao ý nghĩ như người mộng du. Nửa muốn dấn lên, phấn đấu nữa để đạt tới đỉnh cao quyền lực. Nửa muốn thủ thường, cam phận để hưởng trọn vẹn mọi ham muốn của kiếp người, để được yêu, được thương và được làm tròn bổn phận của người đàn bà. Càng chờ đợi Hà càng cồn cào ruột gan, như thể lần đầu, như thể cái tối hôm ấy, cách đây đã bốn năm, cũng vào một ngày đầu hạ thế này.
Nếu như không có cái tối hôm ấy bà mẹ chồng Hà đau ruột thừa, hay giun chui ống mật quằn quại, phải đưa lên bệnh viện huyện. Ở phòng cấp cứu bên cạnh là một người đàn ông bị ngã xe máy, không biết có sao, nhưng rất nhiều người đứng vây kín ngoài cửa, đến nỗi mấy lần Hà đinh xông thẳng vào gặp lãnh đạo bệnh viện, hoặc bác sĩ trực, mà không sao chen chân vào được.
Nếu như không có cái tối hôm ấy…
Quê Hà ở xã Tiên Cựu, đầu huyện, cách huyện lỵ có bệnh viện mẹ chồng Hà vừa được đưa đến hơn chục cây số, nhưng lại phải qua một con sông, thành thử tiếng là cùng huyện, nhưng lại ngăn sông cách đò. Không biết có phải vì thế mà các thầy thuốc bệnh viện cũng có sự phân biệt đối xử giữa người ở các xã bên này sông, với người ở xã bên kia sông. Chứ không phân biệt đối xử mà bà mẹ chồng Hà, ngay từ khi vào viện đã đưa hết cả giấy tờ chứng nhận mẹ liệt sĩ ra, nhưng cũng chỉ được một cô mặc áo choàng trắng, chẳng biết làm gì, y tá hay y sĩ, chỉ chỗ đưa bà cụ vào nằm ở chiếc giường con góc phòng, bên cạnh cái phòng đang bị đám người quá đỗi lo lắng cho bệnh nhân đứng quây kín ngoài cửa kia. Anh con rể và mấy người làng thấy bà cụ kêu dữ quá, mà chẳng có ông bà y tá, y sĩ nào dòm dỏ tới, mới thúc Hà không chờ đợi gì nữa, cứ đi gặp thẳng lãnh đạo bệnh viện xem thế nào. Chứ bà cụ là mẹ liệt sĩ, nhà nước còn phải ưu tiên, còn phải chăm sóc đến nơi đến chốn, huống hồ bệnh viện huyện. Thế mà từ lúc bà cụ vào viện, ở chỗ phòng khám chỉ nắn nắn xoa xoa vùng bụng một tý, rồi đưa sang đây nằm chỏng chơ từ bấy đến giờ. Một bà lão đã ngoài bảy mươi tuổi, dẫu là đau ruột thừa, dạ dày hay giun chui ống mật, thì khám xong cũng phải bảo cho người nhà người ta biết là bệnh gì, rồi cho thuốc thang, chứ cứ để nằm kêu thế kia, người nào là người chẳng động lòng bi thương, huống hồ con cháu người bệnh. Thế mà mấy lần cái cô mặc áo choàng trắng chỉ chỗ đưa bà cụ vào nằm ở phòng này, trở đi trở lại ngoài hành lang, ông anh rể, rồi Hà chạy ra túm áo nài nỉ, cô nói dùm y, bác sĩ cho bà cụ nhà tôi cái thuốc gì cho bớt đau, chứ không để bà đau quá, chịu sao nổi. Nhưng lần thì cô ta vội đi, lần thì chân vẫn bước, còn mồm bật ra mấy lời nghe tiếng được tiếng mất, hình như bảo chờ tý nữa, giải quyết xong ca này đã. Sự chờ đợi ở đâu cũng chỉ có giới hạn, huống hồ lúc này, nghe bà mẹ chồng kêu rên như sát muối vào lòng, Hà không còn đủ bình tĩnh nén chờ được nữa, lại có phần cũng muốn biết cái ca đang giải quyết trong kia là ông hoàng bà chúa nào mà cả giám đốc, phó giám đốc và bác sĩ, y sĩ khoa ngoại đều ở hết trong ấy, chờ bao nhiêu lâu vẫn không thấy ai ló mặt ra. Hà bước rảo lại cửa phòng cấp cứu, chen đám người đứng bâu đen bên ngoài, giật tung tấm cánh cửa gỗ, mặc cho những lời can ngăn của đám người ngoài cửa. Hà vừa lách qua cánh cửa vào trong phòng, bỗng nghe tiếng nói như quát: “Ai thế? Ra ngay! Chị vào đây làm gì?”. Không phải nhân viên bệnh viện, mà là một người ở văn phòng uỷ ban huyện. Hà biết người ấy chỉ làm mỗi việc tập hợp số liệu cho chánh phó chủ tịch, đấy là Xuê. Nghe tiếng quát của Xuê, mấy nhân viên bệnh viện vội quay ra, một cô mặc áo dài trắng cầm hai cánh tay Hà đẩy ra cửa. Nhưng Hà đã hất được tay cô kia ra, rảo bước quay lại, chỉ tay vào một người mặc áo choàng trắng, đầu bịt mũ trắng, miệng cũng đeo khẩu trang trắng, đang ngồi trên chiếc ghế đẩu cạnh giường người bệnh nằm, giọng nói như rít qua kẽ răng: “Anh Chu, tôi hỏi anh: mẹ tôi bệnh gì mà vào viện suốt từ tối đến giờ các anh không cho được lấy một viên thuốc, cứ để bà cụ kêu rên quằn quại như thế, hả, hả!?”. Một người nam giới cũng từ đầu đến chân mang toàn đồ trắng, như người ngồi ghế đẩu cạnh giường, thấy thế vội quay lại, dạt mấy người đứng lố nhố quanh giường người bệnh, sấn đến trước mặt Hà: “Yêu cầu chị đi ra. Chúng tôi đang có ca cấp cứu!”. Hà cất giọng không kém phần cứng cỏi: “Tôi nói chuyện với trưởng phòng y tế kiêm giám đốc bệnh viện huyện, chứ không nói với anh!”. Người đàn ông xem ra đã tức giận: “Tôi là bác sĩ trực. Tôi có quyền yêu cầu chị ra khỏi đây ngay!”. Đã thế, Hà cũng không cần giữ kẽ, nói ngay: “Tôi là vợ liệt sĩ, mẹ chồng tôi là mẹ đẻ ra liệt sĩ. Vậy có đáng được các anh ưu tiên cấp cứu hay không, các anh bảo?”. Tức thì, người đàn ông nằm trên giường, một nửa mặt, từ gần đỉnh đầu xuống tới hết bên tai trái, quấn kín băng, vội gượng cất đầu lên như kiểu trẻ con mới tập cất đầu, một tay đưa ra phía trước như vẫy vẫy. Người đàn ông mặc đồ trắng ngồi cạnh giường khi nãy Hà gọi là Chu, vội quay lại ra hiệu cho mấy người đứng xung quanh dãn ra, rồi gọi: “Chị Hà ơi, chị vào chủ tịch bảo gì đây này!”. Hà bây giờ nghe Chu nói mới nhìn thẳng vào người nằm trên giường, đang được nhân viên y tế chồng mấy chiếc gối cho cao đầu lên:
“Ối giời, chủ tịch Trường! Em thật có lỗi. Em không biết…”. Người đàn ông trên giường lúc này như nửa nằm nửa ngồi, giọng nói nhỏ, có phần mệt mỏi: “Cô không làm gì nên lỗi. Mà lỗi là ở anh Chu, với mấy anh chị em đây thôi. Mẹ chồng cô bị bệnh gì, hả cô Hà? Bây giờ bà cụ thế nào rồi?”. Đã vào đến đây thì chỉ còn nước đánh bài ngửa nữa thôi, Hà dồn dập nói, như sợ không nói nhanh chưa biết chừng mấy người kia lại không cho nói nữa: “Báo cáo với chủ tịch, là đến giờ chúng em cũng chưa biết bà cụ nhà em bị bệnh gì. Vì y, bác sĩ có khám xét gì cho mẹ em đâu mà biết. Nhưng bà cụ đau ghê lắm, anh ạ. Chỉ một mực ôm bụng kêu suốt từ chập tối đến giờ, đã gần mười giờ đêm rồi, mà ai đời bệnh viện không cho mẹ em được lấy nửa viên thuốc giảm đau. Thử hỏi chính sách ưu tiên ưu đãi gia đình liệt sĩ có còn nữa hay không, hả chủ tịch?”. Câu hỏi bất ngờ, có phần bột phát, kết quả của sự tức giận đợi chờ, lại chĩa ngay vào chủ tịch huyện, chứ không vào giám đốc bệnh viện hay bác sĩ, y sĩ đứng vây quanh giường chủ tịch nằm, bỗng nhiên Trường cũng thấy bối rối. Đành rằng, khi tức giận con người ta có thể đãng trí, mất khôn, nhưng không phải người tỉnh táo, minh mẫn không thể có những lời lẽ nhọn sắc, xoáy vào cân não người nghe như thế được. Vả lại, trong việc để một bà mẹ liệt sĩ nằm chờ từ chập tối tới giờ không thăm khám, không thuốc thang, thậm chí bệnh tật bà cụ ra sao đến con cái người ta cũng chưa biết, thì quả là một lỗi lầm không chỉ cán bộ, nhân viên bệnh viên mà chính anh, với cương vị chủ tịch huyện, cũng có phần phải gánh chịu. Trường bỗng động đậy người, như muốn ngồi hẳn lên, làm Chu và mấy bác sĩ đứng cạnh giường vội sán lại, định giúp Trường một tay xoay lại thế ngồi. Nhưng đã nghe Trường cất giọng rành rẽ: “Bây giờ mình không thấy choáng đầu như lúc mới vào viện nữa. Anh Chu với mấy anh sang xem bà cụ cô Hà bệnh tình gì, thuốc men cho bà cụ chu đáo nhá!”. Chủ tịch huyện chỉ nói chừng ấy thôi, nhưng từ giám đốc đến nhân viên bệnh viện có mặt trong phòng cấp cứu đều răm rắp lui ra. Hà định nói: “Cảm ơn chủ tịch”, nhưng mới quay lại đến đầu giường, nhìn Trường một nửa mặt mang băng trắng, hai con mắt nhỏ và dài nheo nheo như cười với mình, Hà bỗng cúi đầu như tránh cái nhìn của Trường, giọng lí nhí: “Em chào anh, em sang phòng bên!”, rồi bước rảo ra cửa.
Chỉ sau lúc Hà bỗng dưng xông vào phòng cấp cứu chưa đầy một tiếng đồng hồ, bà mẹ chồng Hà được đưa lên bàn mổ, mà có người bảo, nếu để quá mấy tiếng nữa không khéo chỗ ruột thừa vỡ ra thì chí nguy. Khi bà cụ ở bàn mổ xuống, qua phòng hồi sức, rồi sang điều trị ở khoa ngoại, bà con nội tộc, xóm làng, anh em bạn hữu của con, của cháu đến thăm hỏi đều được nghe khi thì chị gái anh rể, khi thì bà cô bá dì, sau nữa là bà cụ tỉnh táo lại cũng không ngớt lời kể với mọi người rằng, không có chị Hà làm dữ thì chưa biết cụ em hôm nay còn được thế này, hay lại đi theo tiên tổ rồi ấy chứ. Hà bỗng trở thành nàng dâu hiếu thảo ít ai bì, lại cũng trở thành người đàn bà đanh đá ít ai sánh. Bởi xưa nay cả huyện này, người bệnh nặng vô thiên ủng, mẹ và vợ liệt sĩ cũng vô vàn, nhưng thử hỏi đã anh đàn ông, chị đàn bà nào dám xông thẳng vào phòng gặp lãnh đạo bệnh viện giữa lúc đang có bệnh nhân cấp cứu bao giờ chưa? Nhất là sau này, một đồn mười, mười đồn trăm, người ta đồn rằng, cô Hà cô ấy biết mười mươi là đang cấp cứu cho ông Trường chủ tịch huyện. Vì việc ông Trường ăn liên hoan ở ngoài trạm ngoại thương về đến gần cổng uỷ ban, không biết mải nghĩ ngợi gì mà đang đi lại ngã quăng cả người và xe ra đường, phải đưa bệnh viện cấp cứu, thì đến nửa huyện này đều biết. May là ngã nằm nghiêng người, nên chỉ bị một nửa mặt bên trái đập xuống đường, còn xe văng ra ngoài, chứ không, xe mà đè lên người có khi còn dập ống chân, phải cưa là cái chắc.
Chẳng khác gì cái lần đầu tiên sau ngày bà mẹ chồng xuất viện, Hà đến uỷ ban xin gặp chủ tịch huyện. Chị gặp về việc gì? Công hay tư? Đã đăng ký ngày giờ xin gặp chưa? Người thường trực uỷ ban soi mói nhìn Hà, dồn dập hỏi. Hà bỗng thấy lúng túng, chưa biết trả lời thế nào. Bởi cả ba câu hỏi kia, có lẽ chỉ có mỗi câu có thể nói ngay được, là xin gặp về việc riêng. Nhưng việc riêng sao lại có thể gặp trong giờ làm việc ở giữa chốn huyện đường. Mà chị là cái thá gì lại đòi gặp chủ tịch huyện về việc riêng vào cái giờ này nhỉ? Ừ phải, Hà là cái thá gì…
Một cô gái nông thôn học xong cấp hai thì được ông cậu, em của mẹ, làm tuyên huấn huyện uỷ xin cho vào hợp tác xã mua bán huyện, làm chân tạp vụ, suốt ngày chỉ lo nước nôi, lau bàn, rửa chén ở mấy phòng làm việc và tiếp khách của ban chủ nhiệm. Mấy năm sau ông cậu được cơ cấu vào chấp hành huyện uỷ, thì cô cháu cũng được cất nhắc từ tạp vụ sang làm thủ quỹ ở phòng tài vụ mua bán huyện. Cũng từ đây, Hà được cử đi học lớp tại chức trường tài chính-kế toán tỉnh. Ba năm đằng đẵng mỗi tuần hai ngày thứ bảy, chủ nhật, mờ sáng đạp xe đi, mờ tối đạp xe về đến nhà, chỉ ăn lưng cơm rồi đi nằm, chứ cũng không còn sức đâu ngõ ngàng đến việc học hành của con nữa. Cũng may con bé học được, lại thêm bà mẹ chồng quý cháu, thương nàng dâu, sớm tối mọi việc cửa nhà Hà chưa về bà cụ đều thu vén đâu vào đấy. Hà dồn sức vào học, để cố lấy tấm bằng trung cấp, hoạ may mới mở mày mở mặt ra được, như lời ông cậu huyện uỷ viên động viên cô cháu gái. Nhưng không may cho Hà, chưa lấy được tấm bằng thì ông cậu bị kỷ luật tuột sạch chức tước, phải đi “hạ phóng” về nông trường cói. Thế là dậu ngã bìm leo, ông cậu xuống nông trường cói thì cô cháu gái học xong trung cấp, với tấm bằng đỏ hẳn hoi, cũng thôi làm thủ quỹ phòng tài vụ, sang làm văn thư hành chính. Hay nói nôm na là chỉ làm mỗi việc vào sổ công văn đi đến và mỗi ngày một lần ra bưu điện huyện nhận công văn, báo chí về cơ quan, rồi phân cho các phòng.
Đời Hà những tưởng cứ trôi đi bình lặng thế, nếu không có cái buổi tối thần tiên, bà mẹ chồng cấp cứu ruột thừa ở bệnh viện huyện.
Hà liền nhớ đến cái tối hôm ở bệnh viện, một liều ba bảy cũng liều, phải nói thác đi mới có thể vào thẳng phòng làm việc của chủ tịch huyện được. Hà nhè nhẹ đưa tay kéo cao cái cổ áo lá sen, để che bớt đi đôi vai và khuôn ngực trắng hồng, rồi bước lên một bước cạnh mép bàn, đối diện với người thường trực, nói lấp lửng, rất khó tách bạch: “Báo cáo với bác là cháu ở bên hợp tác mua bán huyện, sáng nay có điện của chủ tịch gọi sang, không biết về việc gì, nhưng chắc là cần lắm, bác nhỉ”. Hà nói xong, cứ thế xách chiếc túi con quay ra, đi thẳng lên dãy nhà dành cho chánh phó chủ tịch và phòng khách của lãnh đạo huyện. Ông thường trực nhìn Hà bươn bả đi cũng vội xô ghế định đứng lên, nhưng nghĩ thế nào lại ngồi xuống. Người đã nói được câu ấy cũng không phải là người dễ hoạnh hoẹ, vả hoạnh hoẹ làm gì, nhỡ sai hẹn của lãnh đạo, có khi đầu không phải, lại phải tai.
Hà bước vào phòng chủ tịch huyện, giữa lúc Trường đang ngồi cắm cúi viết cái gì đó, vẻ trầm tư, tập trung đến cao độ suy nghĩ vào con chữ. Hà vào phòng, đôi dép lê lướt nhẹ trên nền nhà láng xi măng lâu ngày, nhiều chỗ đã dóc bánh đa. Nếu không có tiếng nói, cũng rất nhẹ và êm, của Hà cất lên, có lẽ Trường không biết có người vừa bước vào: “Em chào chủ tịch ạ!”. Trường giật mình, ngẩng lên: “Cô Hà đấy à! Đến có việc gì, hay mấy cậu bệnh viện lại gây khó dễ cho bà cụ?”. Hà rón rén ngồi xuống đầu ngoài chiếc ghế tựa dài, chỗ bàn uống nước ở góc phòng, hơi chếch với bàn làm việc của Trường một tý. Giọng Hà vẫn nhỏ và êm: “Dạ, mẹ em được xuất viện về nhà rồi ạ. Hôm nay em đến để cảm ơn chủ tịch. Giá hôm ấy không có chủ tịch thì mẹ em…”. Trường vẫn cắm cúi viết, giọng nói cũng rất nhỏ: “Không có gì. Cô uống nước, chờ một tý. Tôi xong rồi đây”. Giây lát, Trường đứng lên, lẹt xẹt đôi dép lê đi lại chiếc ghế tựa đối diện với chiếc ghế dài: “Bà cụ nhà cô được xuất viện rồi à. Thế thì tốt. Sức khoẻ bình phục chưa?”. Hà lúc này đã thấy bớt lúng túng hơn lúc mới vào, nhưng giọng vẫn nhỏ: “Dạ, mẹ em đã ăn được bữa hai lưng cơm và đi lại trong nhà, ngoài sân được rồi ạ”. Trường rót nước ra chiếc chén nhỏ đặt trước mặt Hà, hỏi: “Bà cụ là mẹ chồng cô à? Sinh hạ được mấy anh chị tất cả”. Hà từ tốn: “Dạ. Bố chồng em mất sớm, ông bà chỉ sinh được một chị gái với chồng em thôi ạ. Chị gái lấy chồng cùng làng. Còn bà cụ giờ ở với hai mẹ con em”. Hà vừa nói, vừa đưa tay cầm chén nước để trên bàn con. Nhưng chưa đưa lên môi, mà ngửa bàn tay ra đặt chén nước vào xoay xoay, rồi chậm rãi nhắc lại câu nói lúc mới đến: “Hôm nay em đến để cảm ơn chủ tịch. Giá hôm ấy không có chủ tịch thì mẹ em không biết phải chờ đến bao giờ”. Trường đưa mắt nhìn Hà một giây mà như phát hiện ra bao nhiêu cái đẹp, cái xinh, cái lạ ở người đàn bà đang ngồi trước mặt.
Quái lạ, cô này ở ngoài hợp tác xã mua bán huyện, sao nay mình mới giáp mặt? Ừ, nhìn người thì nhận ra, nhưng nhìn kỹ dung nhan cô ta như thế này thì chưa lần nào. Trường thoáng nghĩ, rồi làm như quên, hỏi lại: “Cô Hà làm ở bộ phận nào ngoài ấy nhỉ?”. “Em làm văn thư hành chính, nên cũng chả hay đi đến đâu”. Hà chỉ nói thế, liền ngước đôi mắt lá răm có hàng mi cong, mảnh và sắc, nhìn thẳng vào khuôn mặt vuông vức, trắng hồng, với làn môi lúc nào cũng có nụ cười thường trực của Trường đang ngồi trước mặt, đầu thoáng ý nghĩ cơ hội đây rồi, vội ỏn ẻn, nhỏ nhẻ, đặc trưng của người đàn bà biết cách nói chuyện với đàn ông háo sắc: “Em suốt ngày chỉ ro ró trong phòng, những khi rỗi việc cũng chả biết đi đâu, buồn nẫu cả người. Thế nên anh không biết em cũng là phải”. Trường trong giây lát như bị giọng nói ỏn ẻn và cái nhìn của Hà thôi miên. Thật lâu lắm, hôm nay mới gặp một nhân viên cơ quan huyện có khuôn mặt trái xoan, đôi mắt lá răm, lông mày lá liễu và một giọng nói ngọt như mía lùi thế này. Còn ngày thường không phải không gặp, nhưng phần nhiều là những cô gái còn trẻ, có cô chỉ đáng tuổi con, tuổi cháu, lại mới đi làm, chuyện trò không thôi cũng rụt rè, ngơ ngác như nghé mới vực. Không mấy khi gặp được một phụ nữ xinh đẹp, lại vừa trang lứa như với cô Hà đây. Lòng rộn ràng một cảm xúc khó tả, Trường đặt hết hai con mắt nhìn xoáy vào vùng ngực khơi gợi, dưới chiếc cổ áo hình lá sen trễ nải của Hà. Như chỉ đợi có thế, Hà từ chiếc ghế dài bên này đứng ngay dậy, bước nhanh sang chiếc ghế đối diện. Cũng vừa lúc Trường đứng dậy khoát rộng vòng tay như ôm bổng Hà lên. Miệng lẩm bẩm một câu như nhắc lại lời Hà ban nãy: “Chả biết đi đâu thì đến chỗ anh là hết buồn nẫu cả người ngay thôi mà!”. Hà đưa cả hai tay bá chặt lấy cổ Trường, rồi rướn cao đầu định hớp môi Trường hôn. Thì vừa lúc Trường buông vội Hà ra: “Để anh đóng cửa lại đã”. Câu nói như một sự báo hiệu bước chuyển đổi cuộc đời người đàn bà đã mười mấy năm chưa gặp lại hơi hướng người đàn ông. Và một khi cái ranh giới mỏng manh, vô hình, vật rào cản vô thức không ai dựng lên, nhưng mặc nhiên tồn tại trong cõi người nơi trần thế, đã bị chính con người phá vỡ, thì cũng giống như cánh cống đã được mở, nước cứ thế thông thống phóng vào đồng với một sức mạnh không gì có thể kiềm chế nổi. Dẫu sau này, một vài lần Trường cũng nhẹ nhàng nhắc khéo Hà: “Em in ít đến chỗ anh có được không”. Nhưng in ít không có nghĩa là không đến. Mà Hà đã đến thì không phải như hồi đầu đi lối cổng chính, giờ Hà đã có hẳn một cái chìa khoá có thể tự mở cái cổng con phía sau dẫy nhà chánh phó chủ tịch, để đi tắt vào phòng Trường. Bởi sau này, trước bàn dân thiên hạ, Hà là em nuôi của Trường, một người đã nhường việc chữa chạy chỗ đau nơi mặt với hàng tá pê-ni-xê-nin, một loại thuốc kháng sinh tốt nhất, bấy giờ chỉ có giám đốc bệnh viện mới có quyền ký giấy xuất thuốc từ kho dược ra, để cho bà cụ mẹ liệt sĩ điều trị chỗ mổ ruột thừa. Thế thì việc Hà nhận Trường làm anh nuôi cũng là một sự trả ơn người đã có lòng cứu sống mẹ chồng mình, cũng là điều không chỉ có Hà, mà cả mẹ chồng Hà và chị gái, anh rể, đều cho là phải đạo.
Mà đã là phải đạo thì mặc nhiên, Hà không những chỉ ra vào chỗ Trường không cần qua lối cổng chính, có bảo vệ suốt ngày đêm, mà còn ra vào nhiều phòng ban của huyện không cần hẹn hò đăng ký trước. Còn chính cơ quan hợp tác xã mua bán huyện, chỗ Hà làm việc, thì chưa đầy một tháng, kể từ sau ngày cái ranh giới mỏng manh bị phá vỡ, Hà từ một nhân viên văn thư hành chính được đề bạt lên phó phòng tài vụ, vì đã học qua trung cấp tài chính-kế toán, lại làm việc ở đây đã lâu, quen người, quen việc rồi - Như lời chủ nhiệm họp tác xã mua bán huyện khi công bố quyết định bổ nhiệm đồng chí Đoàn Thị Thuý Hà giữ chức phó trưởng phòng tài vụ. Vạn sự khởi đầu nan, Hà cứ thế tuần tự như tiến. Cuối năm ấy, ông Nhận, phó chủ nhiệm mua bán huyện về hưu, lẽ ra một trưởng cửa hàng được đề bạt giữ chức vụ ấy, nhưng gần đến ngày ông Nhận rời nhiệm sở, đùng một cái trưởng ban tổ chức chính quyền huyện xuống làm việc riêng với bí thư chi bộ kiêm chủ nhiệm mua bán huyện. Chỉ hai ngày sau, lại đích thân trưởng ban mang quyết định xuống công bố trước cuộc họp chi uỷ và ban chủ nhiệm hợp tác xã mua bán bổ nhiệm đồng chí Hà giữ chức phó chủ nhiệm, thay đồng chí Nhận về hưu. Với lời giải thích nghe cũng hợp lý hợp tình, đồng chí Hà là nữ, mà nữ là thuộc diện ưu tiên, thêm nữa, lại có trình độ trung cấp tài chính-kế toán, rất cần đối với một đơn vị hoạt động kinh doanh như hợp tác xã mua bán huyện nhà. Có lẽ chỉ với ưu thế đặc biệt nổi trội ấy mà Hà nhận chức phó chủ nhiệm chưa được nửa năm, thì giời ơi đất hỡi thế nào, ông Thất, chủ nhiệm mua bán huyện, lại được điều lên làm phó chủ nhiệm liên hiệp họp tác xã mua bán tỉnh. Dĩ nhiên, chức chủ nhiệm mua bán huyện không thể rơi vào ai khác là đồng chí Hà, một cán bộ nữ có trình độ, lại năng nổ, xốc vác - Theo cách đánh giá của phó bí thư huyện uỷ kiêm chủ tịch uỷ ban huyện Đào Trọng Trường trong cuộc hội ý thường trực huyện uỷ để bố trí người thay ông Thất. Không biết ở đời còn cái may nào giống cái may của Hà đã gặp sau gần ba năm, kể từ cái buổi tối bà mẹ chồng phải đưa lên bệnh viện, Hà dám xông thẳng vào phòng cấp cứu giữa lúc các thầy thuốc đang cuống lên, lo cho chỗ vết thương ngã xe máy của chủ tịch huyện. Quả là một buổi tối thần tiên, một buổi tối đổi đời, một buổi tối… Cũng chẳng còn từ ngữ nào diễn tả nổi cái buổi tối hôm ấy đối với Hà là một buổi tối gì gì nữa.
Chỉ biết, Hà trong lúc chờ đợi gặp Trường từ trên hội trường đảng tỉnh đi ra, lòng rộn lên bao ý nghĩ như người mộng du. Những giây phút đợi chờ cũng vì thế nhẹ nhàng trôi không chút nặng nề, khắc khoải. Nghĩ thì nghĩ, nhưng mắt Hà vẫn đặt vào toà nhà cao to, nghiêm cẩn như một giảng đường trước mặt. Kia rồi, người đàn ông tầm thước, nước da trắng trẻo, với nụ cười thường trực trên môi và một dáng đi tay cứ vung va vung vẩy như quặt ra phía sau, từ lâu dù nhìn mãi đằng xa Hà cũng không thể lẫn với bất cứ người đàn ông nào, đang từ cửa chính hội trường bước từng bậc xuống sân, đi nhanh ra nhà thường trực. Hà xách cái túi đê trong chiếc nón trên ghế, ngó đầu sang phòng bên chào ông thường trực, rồi bước vội ra cửa. Trường vừa nhìn thấy Hà, lòng bỗng xốn xang:
- Anh lại cứ tưởng ai gặp cơ. Thì ra là em!
- Anh không ngờ em lại có thể tìm tới đây gặp anh chứ gì?
Hai người đã đứng đối diện nhau. Bốn con mắt nhìn nhau như thể hàng năm nay mới gặp. Trường xác nhận:
- Ừ, anh không nghĩ em đã về. Chuyến đi miền Nam tốt đẹp không em? Lương thực mua được bao nhiêu? Ở nhà đang gay go, ba tháng trông cây không bằng một ngày trông quả. Càng những ngày giáp hạt càng đói vàng con mắt.
Nghe Trường hỏi dồn dập, Hà hiểu ngay anh đang lo lắng đời sống của bà con trong kỳ giáp hạt này. Đứng ở đây xin ý kiến có khi lại xôi hỏng bỏng không cũng chưa biết chừng, Hà liền nói:
- Việc còn nhiều lắm. Anh có phòng nghỉ ở đây không? Anh em mình phải ngồi lâu lâu một tý, em mới báo cáo hết với anh được.
Trường nhìn Hà, mắt hơi nheo lại:
- Thế cũng được. Ta lên trên này.
Trường dẫn Hà đi lại phía dẫy nhà hai tầng khuất sau hàng cây dừa nước um tùm cành lá, phía cuối hội trường. Hai người đi vào cầu thang đặt ở giữa toà nhà, rồi quặt bên tay trái, qua mấy phòng đóng cửa kín. Trường dừng lại trước cửa một phòng gần sát đầu dẫy tầng hai, rút túi lấy chìa khoá mở cửa. Khi cánh cửa gỗ đóng theo kiểu bức bàn vừa mở ra, Trường quay lại vừa giục, vừa như đẩy Hà:
- Em vào đi!
Vì cánh cửa Trường mới mở hé, Hà phải hơi nghiêng người mới bước vào được. Khi Hà chưa kịp bước hẳn vào trong phòng, vẫn còn chân trong chân ngoài cửa, Trường vội bước vào theo, một chân Trường giẫm lên chân Hà, làm Hà kêu ối lên, vội ôm lấy Trường. Hai người cứ thế dìu nhau vào gần chiếc bàn kê sát tường, hai bên có hai cái ghế, hẳn là bàn học của học viên. Hà như cứng đơ hai chân, một tay bá chặt cổ Trường, một tay chỉ vào chiếc giường con cạnh đó. Trường hiểu ý, nhưng không dìu Hà đến thẳng chiếc giường Hà chỉ, mà quay ra dẫn Hà đến chiếc giường kê sát tường phía trong, hẳn đấy mới là giường của Trường nằm trong thời gian dự hội nghị. Vừa tới nơi, Hà liền nằm vật ra giường, dáng mệt mỏi, nhưng đôi mắt lóng lánh nước lại chăm chăm nhìn Trường vẻ khơi gợi, đợi chờ. Trường dường như chưa nhìn thấy đôi mắt âu yếm của Hà, hoặc giả đã nhìn thấy, nhung đây là nhà ở của học viên trường đảng tỉnh, chứ không phải phòng riêng của mình ở uỷ ban huyện, nên lẳng lặng quay ra khép chặt cánh cửa, còn cẩn thận lấy chốt cài ngang phía trong, xong mới bước nhanh lại chiếc giường Hà đang nằm. Trường bước đến ngồi xuống giường, hai chân vẫn để thõng dưới sàn nhà, nhắc lại câu hỏi khi hai người mới gặp nhau:
- Chuyến đi của em có tốt đẹp không? Lương thực mua được bao nhiêu?
Hà nửa nằm nửa ngồi, đưa cả hai tay ra như ôm choàng lấy cổ Trường, mặt ghé sát vào mặt Trường, như thể chỉ còn đợi Trường mấp máy môi là hai cái miệng hớp chặt lấy nhau không thể rời. Nhưng Trường lại ấp cả hai bàn tay lên hai má Hà, như thể người ta vẫn đưa tay vuốt má trẻ con mỗi khi đi xa về. Giọng Trường nhỏ nhẹ:
- Từ hôm em đưa đoàn hợp tác xã mua bán vào miền Nam mua lương thực, anh vẫn sốt ruột chờ tin, nhưng cứ bặt tăm. Em thử nói sơ qua tình hình chuyến đi xem thế nào, có kết quả gì không?
Bao nhiêu ngày đằng đẵng nhớ nhung, lại bao nhiêu lâu đợi chờ mong ngóng, ngồi đến tê cả chân ngoài phòng thường trực, thế mà gặp nhau rồi, đưa nhau vào đến đây rồi, cánh cửa khép lại tưởng hoàn toàn tự do, hoàn toàn buông thả, hoàn toàn đòi hỏi và chiều chuộng theo ý thích của nhau, vậy mà… Hà ngồi hẳn dậy giữa giường, hai chân co lên, hai tay khuỳnh ra ôm lấy hai đầu gối, như cố nén những giọt nước chỉ chực trào ra trong khoé mắt, giọng đều đều, rời rạc:
- Báo cáo… với anh là chuyến đi… nói chung là thuận lợi. Toàn bộ số tiền mặt huyện cấp, cộng với số tiền vốn của đơn vị mang theo, chúng em mua hàng hết.
Trường sốt ruột cắt ngang:
- Được những hàng gì nhiều, hả em? Gạo có được nghìn tấn không?
- Anh cứ từ từ để em nói đã nào. Đoàn chúng em có năm người, vào trong đó chia làm hai tốp, em cùng với anh Định và cô Hoá đi miền Tây, xuống tận Cần Thơ, Long Xuyên lùng mua gạo. Nhưng các công ty lương thực trong đó đang có lệnh tập trung giao gạo cho trung ương đê chuyển gấp ra các tỉnh Thanh-Nghệ-Tĩnh. Nên suốt gần tháng, chúng em đi hàng chục nơi cũng chỉ mua được một ít.
- Một ít là bao nhiêu, có được dăm bảy trăm tấn không? - Trường sốt ruột hỏi.
- Thì anh cứ từ từ, nghe em nói đã nào.
- Ừ, anh vẫn nghe đây. Còn mấy người kia, ông Thản và anh Nhiệm thì sao?
Trường cứ hỏi dồn, làm Hà thấy hơi lúng túng, vì không ngờ cuộc gặp sau bao lâu đợi chờ, lại quay ra như lấy khẩu cung nhau thế này. Nhưng Hà kịp trấn tĩnh, hay đúng hơn là biết tận dụng cái sắc đẹp và sự âu yếm trời phú cho đàn bà để dập tắt cơn nóng nẩy của người đàn ông đa tình, hiếu sắc, lại hiếu cả danh. Hà buông tay bó gối, quay sang ôm lấy Trường và ghé sát khuôn mặt trái xoan có đôi mắt với những ngấn nước đang vòng quanh, nhìn thẳng vào Trường, giọng ỏn ẻn:
- Anh chẳng thương em gì cả. Đi xa hàng tháng về mà chẳng để em nghỉ tý nào, cứ hỏi dồn dập như tra khảo em thôi!
- Thế là anh thương em đấy chứ. Em có biết chuyến đi của em mà thắng lợi thì ý nghĩa biết bao không. Thôi nói tiếp đi, còn mũi ông Thản, anh Nhiệm thì sao?
Hà vẫn choàng tay ôm Trường, mặc cả:
- Nhưng anh phải bình tĩnh nghe, em mới nói.
- Ừ, anh nghe đây!
- Ông Thản có người quen làm ở U-ni-mếch Sài Gòn. Hai người ở lại trên đó hoá ra lại may, tìm được mối hàng chiết khấu cao, nên gánh đỡ cho chi phí mấy trăm tấn gạo, không có cũng gay.
- Hàng gì lại chiết khấu cao? Hay là mất phẩm chất?
Hà bĩu môi:
- Gớm, anh cứ làm như em gái anh ngờ nghệch lắm đấy. Đi lôi hàng mất phẩm chất về còn bán cho ma. Nhưng mà này, em bảo, hàng này em biết tỏng là anh rất thích, nên em nói xong là phải ấy ngay anh nhá, em muốn lắm rồi.
Trường cũng đưa tay kéo Hà sát vào lòng mình, rồi vừa luồn một bàn tay xuống dưới vạt áo, lần lần bầu vú căng cứng của Hà xoa xoa nắn nắn, vừa thì thào:
- Ừ, nói nhanh đi, rồi còn ấy tý, kẻo trên hội trường họ cũng sắp tan đấy.
Hà như kìm nén ngọn lửa tình vừa được Trường khơi lên đã bùng cháy trong lòng, đặt một tay lên chỗ ngực có bàn tay Trường đang xoa nắn dưới lần áo mỏng. Ngẩng đầu nhìn Trường nói nhỏ, chỉ đủ hai người nghe:
- Anh có biết chỗ người quen của ông Thản để cho mối hàng gì không? Thôi, để em nói. Cầm chắc là anh cũng rất thích. Đấy là hai mươi nhăm chiếc xe máy Honda, dòng Sun-pe-cúp còn nguyên cả hộp, anh nhé!
Quả nhiên Trường không nén được niềm vui, quên cả bàn tay đang luồn dưới lần áo ngực Hà, dừng lại hỏi ngay:
- Loại bao nhiêu phân khối, năm mươi, bảy mươi, hay chín mươi?
Vậy là cá đã đớp mồi, nhưng Hà vẫn nhẩn nha:
- Em biết anh chán đi xe năm mươi rồi mà. Nên họ bảo nếu lấy xe năm mươi thì để cho hẳn bốn mươi chiếc, chuyển tiền qua ngân hàng vào trả sau cũng được. Nhưng em biết anh đang thích xe phân khối lớn, nên em lấy năm chiếc chín mươi, để anh thích chiếc nào lấy chiếc ấy, còn lại đều là xe bảy mươi.
- Sao em không lấy toàn xe chín mươi, lại dở giăng dở đèn thế?
- Nhưng không đủ tiền lấy cả chín mươi, anh ạ. Thế em mới phải vội ra hỏi ý kiến anh.
- Em đã định số xe đó đưa cả về huyện phân phối, hay bán cho đâu chưa?
- Em đã trao đổi thống nhất trong ban chủ nhiệm thế này, xin ý kiến anh, được thì em cho xử lý ngay.
Hà vẫn ngồi hướng đôi mắt ướt rười rượi vào mặt Trường, giọng nói nhỏ nhẻ, thoáng nghe có vẻ rõ ràng, nhưng nghe kỹ, nghĩ suy cặn kẽ vẫn thấy lộn xộn, chồng chéo, rất khó tách bạch hai mươi nhăm chiếc xe ấy có mấy chiếc để dùng, để biếu, cho những đâu, còn là bán, theo phương thức nào, lấy hết bằng tiền mặt hay đối lưu hàng công nghệ phẩm về phục vụ địa phương? Trường cố gắng lắm cũng chí nắm bắt được phần nào những lời Hà nói. Nhưng cũng không hỏi lại, ai lại đi hỏi lại người mình yêu trong khi đang tự tình, kỳ quá! Mà dẫu Trường có không thấy kỳ, cũng chậm rồi, không còn dịp nữa rồi. Bởi ngay tức khắc, Hà đang ngồi bỗng như đổ người vào ngực anh, hai tay vít đầu anh xuống, rồi nhanh như chớp tới tấp ấp lên môi, lên má Trường những cái hôn như trút niềm rạo rực, nén chờ, cùng một câu nói mà vào giây phút ấy, trong bối cánh diệu kỳ có một không hai ấy, Trường không thể không bật ra lời khen, khi thoáng nghe Hà hỏi:
- Thế có được không anh?
- Em đúng là giỏi tính toán!
Hà cười, giọng ỏn ẻn:
- Không thế làm em gái anh thế nào được.
Trường như vẫn còn kịp nhớ một việc không kém phần hệ trọng, vội nâng đầu Hà lên, dặn:
- Này, thể nào cũng phải đê lại một chiếc xe chín mươi cho bên huyện uỷ đấy, em nhá!
- Vâng!
Nói xong câu ấy, Hà thấy nhẹ cả người, vì Trường dặn thế nghĩa là, chỗ ngại nhất là bên huyện uỷ thì cũng có suất rồi, cứ yên tâm làm đi, đừng có lo gì nữa. Quả là công đi lại, và cả sự ngóng trông, chờ đợi của Hà không uổng. Đến mức Hà cũng không thể ngờ, mình chưa hao tốn bao nhiêu sức lực mà đã nhận được từ con người hừng hực khí nam nhi và hào hoa kia, một sự đồng tình gần như tuyệt đối. Không những thế, còn được lời khen “giỏi tính toán” nữa kia. Nhưng vẫn còn một động tác nữa bảo đảm cho Hà cầm đằng chuôi, ấy là chữ ký phê duyệt cho hợp tác xã mua bán huyện được áp dụng phương thức phân phối hàng hoá khai thác từ miền Nam ra, chứ không hẳn chỉ có xe máy, không những không ai có thể vặn vẹo, mà ngay đến cơ quan pháp luật cũng không thể bắt bẻ, vì cái việc hợp tác xã mua bán chúng tôi làm đã được uỷ ban huyện, trực tiếp là đồng chí chủ tịch, ký duyệt rồi. Hà bỗng nhoài người lên bàn lấy cái túi xách, từ lúc bước chân vào phòng đã vất lên đấy như thể tiện tay, lơ đãng, chứ trong chẳng có gì phải cất giữ. Hà bỗng nhoài người lên bàn lấy cái túi xách, rút trong túi ra một cuốn sổ bìa cứng, rồi lấy từ trong cuốn sổ ra tập giấy mỏng, đánh máy chi chít những hàng chữ màu xanh đen, chìa ra trước mặt Trường:
- Đây là phương thức phân phối hàng mà em vừa báo cáo với anh. Anh xem rồi ký vào đây cho em, để em về giải quyết luôn, chứ một đống tiền để lâu trong kho, còn lãi lờ gì nữa, hả anh. Còn mấy chiếc xe chín mươi thì cứ để kho bên em, hôm nào rỗi cùng nhau đi đăng ký mà thể, anh nhỉ.
Hà vừa nói vừa cầm tờ giấy đánh máy chi chít những chữ xanh đen giơ ra trước mặt Trường. Trường cầm tờ giấy xem lướt. Trong khi Trường xem lướt, Hà ngồi canh như khuỳnh tay ôm ngang vai Trường, và thuận đà, càng lúc càng day day bộ ngực cứng căng lên tay, lên vai làm Trường đọc mà như chẳng thấy rõ mặt chữ, chỉ thấy chữ nào chữ ấy líu ríu vào nhau như hoa cà hoa cải. Một loáng, Trường như đã xem xong, đầu hơi ngẩng lên, hỏi:
- Anh chỉ cần ghi đồng ý vào đây thôi hử?
- Vâng ạ!
Hà vừa nói vừa thuận tay nâng một bên má Trường quay về phía mình, tới tấp đặt lên đó những cái hôn đắm đuối.
Trường đáp lại những cái hôn nồng cháy của Hà, nhưng vẫn không quên làm cho xong chức phận, bước xuống giường, đến bên chiếc tủ treo quần áo, rút chiếc bút máy ở túi, rồi quay lại bàn hí húi ghi mấy chữ và ký nhoáy một cái. Xong, quay lại giường đưa cho Hà, hỏi:
- Còn số gạo mua về đã bốc dưới tàu lên hết chưa?
- Chúng em đang cho bốc. Nhưng cũng có cái khó là bên cửa hàng lương thực họ không cho mượn kho để chứa tạm, để chờ phân cho các xã, anh ạ.
Trường nói ngay, không ra trách cứ, cũng không ra tán thành với cửa hàng lương thực huyện, nhưng rõ là nhắc khéo Hà:
- Việc này thì em lại câu nệ quá rồi. Có phải vải vóc, mắn muối, rổ rá, cày cuốc như các mặt hàng truyền thống của ngành mua bán đâu mà cứ phải qua kho phân phối dần. Đây là gạo cứu đói cho dân. Huyện đã phải bấm bụng bỏ ra tiền triệu để đi mua gạo về cứu đói, mà lại cho vào kho chờ phân phối thì còn gọi gì là cứu đói nữa. Thôi, em cứ cho bốc ở tàu lên được xe nào, chở thẳng về xã xe ấy, để họ phân chia ngay cho dân là nhanh gọn nhất. Không phải kho tàng, thuê mướn, hư hao gì nữa.
Những tưởng Trường giải quyết như thế là gọn. Nhưng sao trong việc này Hà vẫn như có cái gì chưa được vừa ý mình, hay suốt bao nhiêu ngày mệt nhọc vào tận miền Nam mới mua được mấy trăm tấn gạo ra, ngỡ rồi sẽ có bao nhiêu chánh phó chủ tịch, chủ nhiệm các xã săn đón nài nỉ, van xin Hà từng cân gạo trong giấy phân phối lương thực phát ra hàng ngày, do đích danh chủ nhiệm mua bán huyện ký mới có hiệu lực. Vậy mà chỉ mấy câu của Trường, bao nhiêu dự định về phân phối gạo như một kiểu phát chẩn Hà đã tính hết nước, hoá ra công cốc. Nhưng Hà cũng không dám bác bỏ ý Trường, chỉ nói:
- Nhưng em thấy ở nhà các xã cũng đi miền ngược mua sắn tươi cả rồi, anh ạ!
Trường xác nhận:
- Đấy là chủ trương của huyện cấp giấy cho các xã lên miền ngược mua sắn về cho dân, để có cái ăn trong tháng giáp hạt này.
- 13 -
Đúng như Trường nói, huyện cấp giấy giới thiệu cho các xã lên miền núi mua sắn về cho dân, để có cái ăn qua tháng giáp hạt này. Nhiều xã đã “xuất tướng”, đích thân chủ tịch uỷ ban hoặc chủ nhiệm hợp tác xã khăn gói lên miền ngược mua sắn, thuê xe chở về. Mỗi cân sắn chi phí về tới nhà tính ra chỉ mất hào rưỡi, hai hào nên bà con những xã đã mua được sắn mang về đều rất phấn khởi. Một miếng khi đói bằng một gói khi no, ai lại không hởi lòng hởi dạ.
Vậy mà xã Tiên Trung vẫn chưa động tĩnh gì. Chủ tịch Thuật nhận giấy giới thiệu của huyện mấy ngày nay, vẫn đút túi, chỉ chờ tìm được người dẫn đầu đoàn đi mua sắn là đưa ra. Nhưng vẫn chưa tìm được. Bí thư Sa không thể đi được rồi, vì vừa mổ dạ dầy, mới lại tuổi cũng đã cao, năm nay 64, ngồi tàu xe thì được, nhưng lên đến trên ấy còn phải trèo đèo, lội suối vào từng bản, đến từng nhà, thậm chí ra tận ngoài đồi nương mới mua được sắn, rồi lại còn đào bới, khuân vác, thuê xe cộ chuyên chở. Ối giời, của một đồng công một nén, mua được xe sắn về đến nhà đâu phải dễ. Thế nên không thể bạ ai cử người ấy đi được, phải có người tin cậy, làm việc có trách nhiệm đã đành, lại còn phải biết ít nhiều đường sá miền ngược mới dễ dàng đi lại, mua bán. Nhưng cử ai đi bây giờ cũng khó. Chú Lận không thể đi được rồi. Đã giở công trình gia tộc ra mà vắng chú ấy, ai là người trông nom công việc hàng ngày. Vả lại chú ấy còn là chân chạy, vắng nửa ngày một buổi còn được, chứ hàng chục ngày, có khi đến cả tháng, thì khó có người thay được.
Thuật họp trên huyện về thẳng nhà, vất tệch cái xe đạp ngoài hiên, vào bàn ngồi, rót đầy ca nước chè xanh nguội ngắt trong cái siêu dưới chân bàn tu một hơi hết. Rồi cứ thế ngồi thừ ra. Ban sáng ở huyện, ông Hưởng chủ trì cuộc họp kiểm điểm việc khắc phục hậu quả bão lốc, không phê bình, nhưng lại bắt bẻ: “Tiên Trung không cần đi mua sắn nữa thì yêu cầu đồng chí Thuật đưa lại giấy giới thiệu, để huyện cấp cho xã khác. Chứ không thể giữ mãi giấy giới thiệu lưu không thế được đâu”. Đúng là giấy giới thiệu đã có chữ ký và con dấu của uỷ ban huyện, chỉ chưa có họ tên người mang giấy, mà để lại lâu, nếu mất thì chí nguy. Nhưng Thuật chỉ biết im lặng, không nói được câu nào. Bụng đã nghĩ, hay là hoãn công trình gia tộc lại, để mùa màng xong, thóc lúa dư dả hẵng làm. Nhưng lại nhớ lời em rể dặn cái sáng Thuật đi cùng Xuê vào phòng Trường, gặp đúng lúc cuộc tình sét đánh giữa Trường và Hà vừa xong. Trước khi nhắc Thuật nhớ qua chỗ cô Hà bên mua bán huyện lấy đôi lốp xe đạp về mà thay, chú em rể quý hoá còn dặn đi dặn lại ông anh vợ: “Bác đã có ý định lập sinh phần gia tộc, em hoàn toàn ủng hộ. Nhưng phải làm khẩn trương, bác ạ!”. Làm khẩn trương. Đúng quá rồi. Nhân bảo như thần bảo. Hơn nữa, chú ấy lại đứng đầu cả huyện, sao còn tính toán hớ hênh được. Lúc này đang là thời cơ thuận lợi. Trong nhà, mình là trưởng, kinh tế có, chức quyền có, tuy chưa đứng đầu xã, vì ông Sa dẫu đã 64 tuổi vẫn còn hám chức bí thư, chưa chịu nghỉ hưu. Nhưng lại là người đứng đầu chính quyền, mọi việc của xã, từ đất đai công thổ, thuế má, đến sinh tử, đi đứng, nhất nhất đều phải qua tay chủ tịch ký mới xong. Chưa kể chú Lận cũng đang là chủ nhiệm hợp tác, nắm toàn bộ kinh tế nông nghiệp của xã. Dưới thế. Còn trên. Tiếng là em, nhưng vợ chú Trường lại là con gái út, được ông bà nuông chiều từ bé, cô ấy được người, lại được cả nết, bảo gì chồng chả nghe. Thời buổi này, mười anh cán bộ, nhân viên nhà nước thì chín anh sợ vợ một vành. Bởi chẳng mấy anh không có tật. Mà đã có tật thì hay giật mình. Vợ chỉ hơi làm mình làm mẩy một tý, ghen bóng ghen gió một tý, là đã són đái ra quần. Không, nó mà đến tận cơ quan làm ầm ĩ lên thì chỉ có ngồi kiểm điểm cả tháng không xong. Nhẹ cũng bị phê bình, cảnh cáo ghi lý lịch. Nặng có khi còn mất đảng, mất chức, phải về vườn nữa ấy chứ. Vậy thì một khi chồng cô Ngấn đã nghe theo lòi vợ, thì gì chứ cái sinh phần gia tộc bên ngoại có đáng là bao đối với một vị đứng đầu chính quyền huyện. Đúng là thời cơ có một không hai, trên dưới đều cánh hẩu cả. Còn công sá thì giữa lúc đói kém này, chỉ ới một tiếng có ối người làm. Chứ lại không. Đi đào mai cuốc đất cơm ngày hai bữa, dẫu không công sá gì cũng còn bằng mấy ở nhà bữa cháo, bữa cơm không có mà ăn. Việc thổ mộc xưa nay muốn đỡ tốn kém, bao giờ người ta chả giở ra vào kỳ cơ nhỡ. Thế nên chú Trường chú ấy khuyên làm khẩn trương đi là đúng. Cần phải khẩn trương, khẩn trương nữa!
Thế là Thuật về, ráo riết chuẩn bị lập sinh phần.
Hà thực ra cũng không biết Trường đang có mặt ở thành phố. Mãi lúc ở sở thương nghiệp ra, Hà mới sực nhớ phải gọi điện xin ý kiến chủ tịch huyện. Hà vội quay lại phòng thường trực, nhờ máy gọi về huyện gặp Trường. Nhưng người cầm máy lại là Xuê, giờ đã được đề bạt lên phó văn phòng uỷ ban huyện. Xuê không biết bằng cách nào mà vừa nghe tiếng đã nhận ra Hà, liền xưng danh: “Em, Xuê đây mà! Chị Hà đấy ạ!”. Từ cái lần Xuê và ông Thuật bất ngờ bật cửa vào phòng Trường, đúng lúc Hà mới chỉ mặc xong mỗi cái quần con, còn cả tấm thân trắng ngọc ngà với bộ ngực ngồn ngộn chưa kịp có gì che, đành đứng lấp sau tấm ri-đô. Còn Trường lúng túng xỏ cả hai chân vào một bên ống quần, mãi mới ngay người lên được. Kể từ cái lần không thể nào quên ấy, Xuê mỗi lần gặp Hà, dù trong cơ quan hay ngang đường giữa chợ, cũng một điều em, hai điều chị với Hà. Chứ không như trước, lúc chị, lúc em, cứ lộn tùng phèo, dù về tuổi tác Xuê mới ba mươi nhăm, còn Hà năm nay đã bốn mươi. Nhờ gặp Xuê ở đầu dây đằng kia, Hà mới có thể hỏi tự nhiên: “Chú có biết anh Trường họp ở đâu không? Chị có việc cần xin ý kiến anh ngay bây giờ”. Xuê sốt sắng mách nước: “Thế thì chị cứ xuống trường đảng, hỏi gặp đồng chí Trường, chủ tịch huyện Vĩnh Tiên có việc cần, là người ta báo cho anh ấy ra ngay đấy mà”.
Nhân bảo như thần bảo, dẫu tin hay không, Hà vẫn răm rắp làm đúng lời chỉ dẫn của Xuê. Chị xuống trường đảng, vào phòng thường trực nhờ báo giúp cho đồng chí Trường, chủ tịch uỷ ban nhân dân huyện Vĩnh Tiên, ra có người cần gặp ở ngoài phòng thường trực, nằm sau cái nhà như cái chòi, có công an đứng gác canh lối cổng vào. Ông thường trực đi hút lên phía hội trường cao to, nghiêm cẩn như một giảng đường. Hà đứng ở cửa phòng thường trực chỉ dám nhìn lên toà nhà ấy, chứ không dám bước thêm một bước nào về phía ấy nữa, lòng thấy rổn rảng bao ý nghĩ rất khó diễn tả. Hình như Hà vừa ước, chỉ một lần thôi, dù có chết cũng cam lòng, được bước chân vào cái hội trường nguy nga, tráng lệ và nghiêm cẩn kia, ngồi trang trọng, chăm chú lắng nghe như nuốt lấy từng lời người thuyết giảng. Lại hình như Hà vừa thấy gai hết cả người khi ngồi vào trong ấy, không biết có máy điều hoà nhiệt độ chưa mà người lạnh toát, nhưng khi đi ra ngoài lại thấy người hâm hấp nóng, mắt nở hoa cà hoa cải, nhìn vào cái gì cũng thấy lạ lẫm, xa vời. Bỗng dưng Hà thấy choáng váng lo sợ, cầu trời đừng bắt con ngồi vào đấy, con là đàn bà, con có con gái mới vào học cấp ba, lại còn bà mẹ chồng năm nay đã ngoài bảy mươi già nua ốm yếu. Con còn, con còn nhiều việc của kiếp người phải lo toan, gánh vác. Con còn, con còn anh ấy nữa. Con mới bốn mươi tuổi đời, cái tuổi hồi xuân của người đàn bà, con không thể, con không thể… Hà trong phút chờ đợi gặp Trường, lòng bỗng rộn lên bao ý nghĩ như người mộng du. Nửa muốn dấn lên, phấn đấu nữa để đạt tới đỉnh cao quyền lực. Nửa muốn thủ thường, cam phận để hưởng trọn vẹn mọi ham muốn của kiếp người, để được yêu, được thương và được làm tròn bổn phận của người đàn bà. Càng chờ đợi Hà càng cồn cào ruột gan, như thể lần đầu, như thể cái tối hôm ấy, cách đây đã bốn năm, cũng vào một ngày đầu hạ thế này.
Nếu như không có cái tối hôm ấy bà mẹ chồng Hà đau ruột thừa, hay giun chui ống mật quằn quại, phải đưa lên bệnh viện huyện. Ở phòng cấp cứu bên cạnh là một người đàn ông bị ngã xe máy, không biết có sao, nhưng rất nhiều người đứng vây kín ngoài cửa, đến nỗi mấy lần Hà đinh xông thẳng vào gặp lãnh đạo bệnh viện, hoặc bác sĩ trực, mà không sao chen chân vào được.
Nếu như không có cái tối hôm ấy…
Quê Hà ở xã Tiên Cựu, đầu huyện, cách huyện lỵ có bệnh viện mẹ chồng Hà vừa được đưa đến hơn chục cây số, nhưng lại phải qua một con sông, thành thử tiếng là cùng huyện, nhưng lại ngăn sông cách đò. Không biết có phải vì thế mà các thầy thuốc bệnh viện cũng có sự phân biệt đối xử giữa người ở các xã bên này sông, với người ở xã bên kia sông. Chứ không phân biệt đối xử mà bà mẹ chồng Hà, ngay từ khi vào viện đã đưa hết cả giấy tờ chứng nhận mẹ liệt sĩ ra, nhưng cũng chỉ được một cô mặc áo choàng trắng, chẳng biết làm gì, y tá hay y sĩ, chỉ chỗ đưa bà cụ vào nằm ở chiếc giường con góc phòng, bên cạnh cái phòng đang bị đám người quá đỗi lo lắng cho bệnh nhân đứng quây kín ngoài cửa kia. Anh con rể và mấy người làng thấy bà cụ kêu dữ quá, mà chẳng có ông bà y tá, y sĩ nào dòm dỏ tới, mới thúc Hà không chờ đợi gì nữa, cứ đi gặp thẳng lãnh đạo bệnh viện xem thế nào. Chứ bà cụ là mẹ liệt sĩ, nhà nước còn phải ưu tiên, còn phải chăm sóc đến nơi đến chốn, huống hồ bệnh viện huyện. Thế mà từ lúc bà cụ vào viện, ở chỗ phòng khám chỉ nắn nắn xoa xoa vùng bụng một tý, rồi đưa sang đây nằm chỏng chơ từ bấy đến giờ. Một bà lão đã ngoài bảy mươi tuổi, dẫu là đau ruột thừa, dạ dày hay giun chui ống mật, thì khám xong cũng phải bảo cho người nhà người ta biết là bệnh gì, rồi cho thuốc thang, chứ cứ để nằm kêu thế kia, người nào là người chẳng động lòng bi thương, huống hồ con cháu người bệnh. Thế mà mấy lần cái cô mặc áo choàng trắng chỉ chỗ đưa bà cụ vào nằm ở phòng này, trở đi trở lại ngoài hành lang, ông anh rể, rồi Hà chạy ra túm áo nài nỉ, cô nói dùm y, bác sĩ cho bà cụ nhà tôi cái thuốc gì cho bớt đau, chứ không để bà đau quá, chịu sao nổi. Nhưng lần thì cô ta vội đi, lần thì chân vẫn bước, còn mồm bật ra mấy lời nghe tiếng được tiếng mất, hình như bảo chờ tý nữa, giải quyết xong ca này đã. Sự chờ đợi ở đâu cũng chỉ có giới hạn, huống hồ lúc này, nghe bà mẹ chồng kêu rên như sát muối vào lòng, Hà không còn đủ bình tĩnh nén chờ được nữa, lại có phần cũng muốn biết cái ca đang giải quyết trong kia là ông hoàng bà chúa nào mà cả giám đốc, phó giám đốc và bác sĩ, y sĩ khoa ngoại đều ở hết trong ấy, chờ bao nhiêu lâu vẫn không thấy ai ló mặt ra. Hà bước rảo lại cửa phòng cấp cứu, chen đám người đứng bâu đen bên ngoài, giật tung tấm cánh cửa gỗ, mặc cho những lời can ngăn của đám người ngoài cửa. Hà vừa lách qua cánh cửa vào trong phòng, bỗng nghe tiếng nói như quát: “Ai thế? Ra ngay! Chị vào đây làm gì?”. Không phải nhân viên bệnh viện, mà là một người ở văn phòng uỷ ban huyện. Hà biết người ấy chỉ làm mỗi việc tập hợp số liệu cho chánh phó chủ tịch, đấy là Xuê. Nghe tiếng quát của Xuê, mấy nhân viên bệnh viện vội quay ra, một cô mặc áo dài trắng cầm hai cánh tay Hà đẩy ra cửa. Nhưng Hà đã hất được tay cô kia ra, rảo bước quay lại, chỉ tay vào một người mặc áo choàng trắng, đầu bịt mũ trắng, miệng cũng đeo khẩu trang trắng, đang ngồi trên chiếc ghế đẩu cạnh giường người bệnh nằm, giọng nói như rít qua kẽ răng: “Anh Chu, tôi hỏi anh: mẹ tôi bệnh gì mà vào viện suốt từ tối đến giờ các anh không cho được lấy một viên thuốc, cứ để bà cụ kêu rên quằn quại như thế, hả, hả!?”. Một người nam giới cũng từ đầu đến chân mang toàn đồ trắng, như người ngồi ghế đẩu cạnh giường, thấy thế vội quay lại, dạt mấy người đứng lố nhố quanh giường người bệnh, sấn đến trước mặt Hà: “Yêu cầu chị đi ra. Chúng tôi đang có ca cấp cứu!”. Hà cất giọng không kém phần cứng cỏi: “Tôi nói chuyện với trưởng phòng y tế kiêm giám đốc bệnh viện huyện, chứ không nói với anh!”. Người đàn ông xem ra đã tức giận: “Tôi là bác sĩ trực. Tôi có quyền yêu cầu chị ra khỏi đây ngay!”. Đã thế, Hà cũng không cần giữ kẽ, nói ngay: “Tôi là vợ liệt sĩ, mẹ chồng tôi là mẹ đẻ ra liệt sĩ. Vậy có đáng được các anh ưu tiên cấp cứu hay không, các anh bảo?”. Tức thì, người đàn ông nằm trên giường, một nửa mặt, từ gần đỉnh đầu xuống tới hết bên tai trái, quấn kín băng, vội gượng cất đầu lên như kiểu trẻ con mới tập cất đầu, một tay đưa ra phía trước như vẫy vẫy. Người đàn ông mặc đồ trắng ngồi cạnh giường khi nãy Hà gọi là Chu, vội quay lại ra hiệu cho mấy người đứng xung quanh dãn ra, rồi gọi: “Chị Hà ơi, chị vào chủ tịch bảo gì đây này!”. Hà bây giờ nghe Chu nói mới nhìn thẳng vào người nằm trên giường, đang được nhân viên y tế chồng mấy chiếc gối cho cao đầu lên:
“Ối giời, chủ tịch Trường! Em thật có lỗi. Em không biết…”. Người đàn ông trên giường lúc này như nửa nằm nửa ngồi, giọng nói nhỏ, có phần mệt mỏi: “Cô không làm gì nên lỗi. Mà lỗi là ở anh Chu, với mấy anh chị em đây thôi. Mẹ chồng cô bị bệnh gì, hả cô Hà? Bây giờ bà cụ thế nào rồi?”. Đã vào đến đây thì chỉ còn nước đánh bài ngửa nữa thôi, Hà dồn dập nói, như sợ không nói nhanh chưa biết chừng mấy người kia lại không cho nói nữa: “Báo cáo với chủ tịch, là đến giờ chúng em cũng chưa biết bà cụ nhà em bị bệnh gì. Vì y, bác sĩ có khám xét gì cho mẹ em đâu mà biết. Nhưng bà cụ đau ghê lắm, anh ạ. Chỉ một mực ôm bụng kêu suốt từ chập tối đến giờ, đã gần mười giờ đêm rồi, mà ai đời bệnh viện không cho mẹ em được lấy nửa viên thuốc giảm đau. Thử hỏi chính sách ưu tiên ưu đãi gia đình liệt sĩ có còn nữa hay không, hả chủ tịch?”. Câu hỏi bất ngờ, có phần bột phát, kết quả của sự tức giận đợi chờ, lại chĩa ngay vào chủ tịch huyện, chứ không vào giám đốc bệnh viện hay bác sĩ, y sĩ đứng vây quanh giường chủ tịch nằm, bỗng nhiên Trường cũng thấy bối rối. Đành rằng, khi tức giận con người ta có thể đãng trí, mất khôn, nhưng không phải người tỉnh táo, minh mẫn không thể có những lời lẽ nhọn sắc, xoáy vào cân não người nghe như thế được. Vả lại, trong việc để một bà mẹ liệt sĩ nằm chờ từ chập tối tới giờ không thăm khám, không thuốc thang, thậm chí bệnh tật bà cụ ra sao đến con cái người ta cũng chưa biết, thì quả là một lỗi lầm không chỉ cán bộ, nhân viên bệnh viên mà chính anh, với cương vị chủ tịch huyện, cũng có phần phải gánh chịu. Trường bỗng động đậy người, như muốn ngồi hẳn lên, làm Chu và mấy bác sĩ đứng cạnh giường vội sán lại, định giúp Trường một tay xoay lại thế ngồi. Nhưng đã nghe Trường cất giọng rành rẽ: “Bây giờ mình không thấy choáng đầu như lúc mới vào viện nữa. Anh Chu với mấy anh sang xem bà cụ cô Hà bệnh tình gì, thuốc men cho bà cụ chu đáo nhá!”. Chủ tịch huyện chỉ nói chừng ấy thôi, nhưng từ giám đốc đến nhân viên bệnh viện có mặt trong phòng cấp cứu đều răm rắp lui ra. Hà định nói: “Cảm ơn chủ tịch”, nhưng mới quay lại đến đầu giường, nhìn Trường một nửa mặt mang băng trắng, hai con mắt nhỏ và dài nheo nheo như cười với mình, Hà bỗng cúi đầu như tránh cái nhìn của Trường, giọng lí nhí: “Em chào anh, em sang phòng bên!”, rồi bước rảo ra cửa.
Chỉ sau lúc Hà bỗng dưng xông vào phòng cấp cứu chưa đầy một tiếng đồng hồ, bà mẹ chồng Hà được đưa lên bàn mổ, mà có người bảo, nếu để quá mấy tiếng nữa không khéo chỗ ruột thừa vỡ ra thì chí nguy. Khi bà cụ ở bàn mổ xuống, qua phòng hồi sức, rồi sang điều trị ở khoa ngoại, bà con nội tộc, xóm làng, anh em bạn hữu của con, của cháu đến thăm hỏi đều được nghe khi thì chị gái anh rể, khi thì bà cô bá dì, sau nữa là bà cụ tỉnh táo lại cũng không ngớt lời kể với mọi người rằng, không có chị Hà làm dữ thì chưa biết cụ em hôm nay còn được thế này, hay lại đi theo tiên tổ rồi ấy chứ. Hà bỗng trở thành nàng dâu hiếu thảo ít ai bì, lại cũng trở thành người đàn bà đanh đá ít ai sánh. Bởi xưa nay cả huyện này, người bệnh nặng vô thiên ủng, mẹ và vợ liệt sĩ cũng vô vàn, nhưng thử hỏi đã anh đàn ông, chị đàn bà nào dám xông thẳng vào phòng gặp lãnh đạo bệnh viện giữa lúc đang có bệnh nhân cấp cứu bao giờ chưa? Nhất là sau này, một đồn mười, mười đồn trăm, người ta đồn rằng, cô Hà cô ấy biết mười mươi là đang cấp cứu cho ông Trường chủ tịch huyện. Vì việc ông Trường ăn liên hoan ở ngoài trạm ngoại thương về đến gần cổng uỷ ban, không biết mải nghĩ ngợi gì mà đang đi lại ngã quăng cả người và xe ra đường, phải đưa bệnh viện cấp cứu, thì đến nửa huyện này đều biết. May là ngã nằm nghiêng người, nên chỉ bị một nửa mặt bên trái đập xuống đường, còn xe văng ra ngoài, chứ không, xe mà đè lên người có khi còn dập ống chân, phải cưa là cái chắc.
Chẳng khác gì cái lần đầu tiên sau ngày bà mẹ chồng xuất viện, Hà đến uỷ ban xin gặp chủ tịch huyện. Chị gặp về việc gì? Công hay tư? Đã đăng ký ngày giờ xin gặp chưa? Người thường trực uỷ ban soi mói nhìn Hà, dồn dập hỏi. Hà bỗng thấy lúng túng, chưa biết trả lời thế nào. Bởi cả ba câu hỏi kia, có lẽ chỉ có mỗi câu có thể nói ngay được, là xin gặp về việc riêng. Nhưng việc riêng sao lại có thể gặp trong giờ làm việc ở giữa chốn huyện đường. Mà chị là cái thá gì lại đòi gặp chủ tịch huyện về việc riêng vào cái giờ này nhỉ? Ừ phải, Hà là cái thá gì…
Một cô gái nông thôn học xong cấp hai thì được ông cậu, em của mẹ, làm tuyên huấn huyện uỷ xin cho vào hợp tác xã mua bán huyện, làm chân tạp vụ, suốt ngày chỉ lo nước nôi, lau bàn, rửa chén ở mấy phòng làm việc và tiếp khách của ban chủ nhiệm. Mấy năm sau ông cậu được cơ cấu vào chấp hành huyện uỷ, thì cô cháu cũng được cất nhắc từ tạp vụ sang làm thủ quỹ ở phòng tài vụ mua bán huyện. Cũng từ đây, Hà được cử đi học lớp tại chức trường tài chính-kế toán tỉnh. Ba năm đằng đẵng mỗi tuần hai ngày thứ bảy, chủ nhật, mờ sáng đạp xe đi, mờ tối đạp xe về đến nhà, chỉ ăn lưng cơm rồi đi nằm, chứ cũng không còn sức đâu ngõ ngàng đến việc học hành của con nữa. Cũng may con bé học được, lại thêm bà mẹ chồng quý cháu, thương nàng dâu, sớm tối mọi việc cửa nhà Hà chưa về bà cụ đều thu vén đâu vào đấy. Hà dồn sức vào học, để cố lấy tấm bằng trung cấp, hoạ may mới mở mày mở mặt ra được, như lời ông cậu huyện uỷ viên động viên cô cháu gái. Nhưng không may cho Hà, chưa lấy được tấm bằng thì ông cậu bị kỷ luật tuột sạch chức tước, phải đi “hạ phóng” về nông trường cói. Thế là dậu ngã bìm leo, ông cậu xuống nông trường cói thì cô cháu gái học xong trung cấp, với tấm bằng đỏ hẳn hoi, cũng thôi làm thủ quỹ phòng tài vụ, sang làm văn thư hành chính. Hay nói nôm na là chỉ làm mỗi việc vào sổ công văn đi đến và mỗi ngày một lần ra bưu điện huyện nhận công văn, báo chí về cơ quan, rồi phân cho các phòng.
Đời Hà những tưởng cứ trôi đi bình lặng thế, nếu không có cái buổi tối thần tiên, bà mẹ chồng cấp cứu ruột thừa ở bệnh viện huyện.
Hà liền nhớ đến cái tối hôm ở bệnh viện, một liều ba bảy cũng liều, phải nói thác đi mới có thể vào thẳng phòng làm việc của chủ tịch huyện được. Hà nhè nhẹ đưa tay kéo cao cái cổ áo lá sen, để che bớt đi đôi vai và khuôn ngực trắng hồng, rồi bước lên một bước cạnh mép bàn, đối diện với người thường trực, nói lấp lửng, rất khó tách bạch: “Báo cáo với bác là cháu ở bên hợp tác mua bán huyện, sáng nay có điện của chủ tịch gọi sang, không biết về việc gì, nhưng chắc là cần lắm, bác nhỉ”. Hà nói xong, cứ thế xách chiếc túi con quay ra, đi thẳng lên dãy nhà dành cho chánh phó chủ tịch và phòng khách của lãnh đạo huyện. Ông thường trực nhìn Hà bươn bả đi cũng vội xô ghế định đứng lên, nhưng nghĩ thế nào lại ngồi xuống. Người đã nói được câu ấy cũng không phải là người dễ hoạnh hoẹ, vả hoạnh hoẹ làm gì, nhỡ sai hẹn của lãnh đạo, có khi đầu không phải, lại phải tai.
Hà bước vào phòng chủ tịch huyện, giữa lúc Trường đang ngồi cắm cúi viết cái gì đó, vẻ trầm tư, tập trung đến cao độ suy nghĩ vào con chữ. Hà vào phòng, đôi dép lê lướt nhẹ trên nền nhà láng xi măng lâu ngày, nhiều chỗ đã dóc bánh đa. Nếu không có tiếng nói, cũng rất nhẹ và êm, của Hà cất lên, có lẽ Trường không biết có người vừa bước vào: “Em chào chủ tịch ạ!”. Trường giật mình, ngẩng lên: “Cô Hà đấy à! Đến có việc gì, hay mấy cậu bệnh viện lại gây khó dễ cho bà cụ?”. Hà rón rén ngồi xuống đầu ngoài chiếc ghế tựa dài, chỗ bàn uống nước ở góc phòng, hơi chếch với bàn làm việc của Trường một tý. Giọng Hà vẫn nhỏ và êm: “Dạ, mẹ em được xuất viện về nhà rồi ạ. Hôm nay em đến để cảm ơn chủ tịch. Giá hôm ấy không có chủ tịch thì mẹ em…”. Trường vẫn cắm cúi viết, giọng nói cũng rất nhỏ: “Không có gì. Cô uống nước, chờ một tý. Tôi xong rồi đây”. Giây lát, Trường đứng lên, lẹt xẹt đôi dép lê đi lại chiếc ghế tựa đối diện với chiếc ghế dài: “Bà cụ nhà cô được xuất viện rồi à. Thế thì tốt. Sức khoẻ bình phục chưa?”. Hà lúc này đã thấy bớt lúng túng hơn lúc mới vào, nhưng giọng vẫn nhỏ: “Dạ, mẹ em đã ăn được bữa hai lưng cơm và đi lại trong nhà, ngoài sân được rồi ạ”. Trường rót nước ra chiếc chén nhỏ đặt trước mặt Hà, hỏi: “Bà cụ là mẹ chồng cô à? Sinh hạ được mấy anh chị tất cả”. Hà từ tốn: “Dạ. Bố chồng em mất sớm, ông bà chỉ sinh được một chị gái với chồng em thôi ạ. Chị gái lấy chồng cùng làng. Còn bà cụ giờ ở với hai mẹ con em”. Hà vừa nói, vừa đưa tay cầm chén nước để trên bàn con. Nhưng chưa đưa lên môi, mà ngửa bàn tay ra đặt chén nước vào xoay xoay, rồi chậm rãi nhắc lại câu nói lúc mới đến: “Hôm nay em đến để cảm ơn chủ tịch. Giá hôm ấy không có chủ tịch thì mẹ em không biết phải chờ đến bao giờ”. Trường đưa mắt nhìn Hà một giây mà như phát hiện ra bao nhiêu cái đẹp, cái xinh, cái lạ ở người đàn bà đang ngồi trước mặt.
Quái lạ, cô này ở ngoài hợp tác xã mua bán huyện, sao nay mình mới giáp mặt? Ừ, nhìn người thì nhận ra, nhưng nhìn kỹ dung nhan cô ta như thế này thì chưa lần nào. Trường thoáng nghĩ, rồi làm như quên, hỏi lại: “Cô Hà làm ở bộ phận nào ngoài ấy nhỉ?”. “Em làm văn thư hành chính, nên cũng chả hay đi đến đâu”. Hà chỉ nói thế, liền ngước đôi mắt lá răm có hàng mi cong, mảnh và sắc, nhìn thẳng vào khuôn mặt vuông vức, trắng hồng, với làn môi lúc nào cũng có nụ cười thường trực của Trường đang ngồi trước mặt, đầu thoáng ý nghĩ cơ hội đây rồi, vội ỏn ẻn, nhỏ nhẻ, đặc trưng của người đàn bà biết cách nói chuyện với đàn ông háo sắc: “Em suốt ngày chỉ ro ró trong phòng, những khi rỗi việc cũng chả biết đi đâu, buồn nẫu cả người. Thế nên anh không biết em cũng là phải”. Trường trong giây lát như bị giọng nói ỏn ẻn và cái nhìn của Hà thôi miên. Thật lâu lắm, hôm nay mới gặp một nhân viên cơ quan huyện có khuôn mặt trái xoan, đôi mắt lá răm, lông mày lá liễu và một giọng nói ngọt như mía lùi thế này. Còn ngày thường không phải không gặp, nhưng phần nhiều là những cô gái còn trẻ, có cô chỉ đáng tuổi con, tuổi cháu, lại mới đi làm, chuyện trò không thôi cũng rụt rè, ngơ ngác như nghé mới vực. Không mấy khi gặp được một phụ nữ xinh đẹp, lại vừa trang lứa như với cô Hà đây. Lòng rộn ràng một cảm xúc khó tả, Trường đặt hết hai con mắt nhìn xoáy vào vùng ngực khơi gợi, dưới chiếc cổ áo hình lá sen trễ nải của Hà. Như chỉ đợi có thế, Hà từ chiếc ghế dài bên này đứng ngay dậy, bước nhanh sang chiếc ghế đối diện. Cũng vừa lúc Trường đứng dậy khoát rộng vòng tay như ôm bổng Hà lên. Miệng lẩm bẩm một câu như nhắc lại lời Hà ban nãy: “Chả biết đi đâu thì đến chỗ anh là hết buồn nẫu cả người ngay thôi mà!”. Hà đưa cả hai tay bá chặt lấy cổ Trường, rồi rướn cao đầu định hớp môi Trường hôn. Thì vừa lúc Trường buông vội Hà ra: “Để anh đóng cửa lại đã”. Câu nói như một sự báo hiệu bước chuyển đổi cuộc đời người đàn bà đã mười mấy năm chưa gặp lại hơi hướng người đàn ông. Và một khi cái ranh giới mỏng manh, vô hình, vật rào cản vô thức không ai dựng lên, nhưng mặc nhiên tồn tại trong cõi người nơi trần thế, đã bị chính con người phá vỡ, thì cũng giống như cánh cống đã được mở, nước cứ thế thông thống phóng vào đồng với một sức mạnh không gì có thể kiềm chế nổi. Dẫu sau này, một vài lần Trường cũng nhẹ nhàng nhắc khéo Hà: “Em in ít đến chỗ anh có được không”. Nhưng in ít không có nghĩa là không đến. Mà Hà đã đến thì không phải như hồi đầu đi lối cổng chính, giờ Hà đã có hẳn một cái chìa khoá có thể tự mở cái cổng con phía sau dẫy nhà chánh phó chủ tịch, để đi tắt vào phòng Trường. Bởi sau này, trước bàn dân thiên hạ, Hà là em nuôi của Trường, một người đã nhường việc chữa chạy chỗ đau nơi mặt với hàng tá pê-ni-xê-nin, một loại thuốc kháng sinh tốt nhất, bấy giờ chỉ có giám đốc bệnh viện mới có quyền ký giấy xuất thuốc từ kho dược ra, để cho bà cụ mẹ liệt sĩ điều trị chỗ mổ ruột thừa. Thế thì việc Hà nhận Trường làm anh nuôi cũng là một sự trả ơn người đã có lòng cứu sống mẹ chồng mình, cũng là điều không chỉ có Hà, mà cả mẹ chồng Hà và chị gái, anh rể, đều cho là phải đạo.
Mà đã là phải đạo thì mặc nhiên, Hà không những chỉ ra vào chỗ Trường không cần qua lối cổng chính, có bảo vệ suốt ngày đêm, mà còn ra vào nhiều phòng ban của huyện không cần hẹn hò đăng ký trước. Còn chính cơ quan hợp tác xã mua bán huyện, chỗ Hà làm việc, thì chưa đầy một tháng, kể từ sau ngày cái ranh giới mỏng manh bị phá vỡ, Hà từ một nhân viên văn thư hành chính được đề bạt lên phó phòng tài vụ, vì đã học qua trung cấp tài chính-kế toán, lại làm việc ở đây đã lâu, quen người, quen việc rồi - Như lời chủ nhiệm họp tác xã mua bán huyện khi công bố quyết định bổ nhiệm đồng chí Đoàn Thị Thuý Hà giữ chức phó trưởng phòng tài vụ. Vạn sự khởi đầu nan, Hà cứ thế tuần tự như tiến. Cuối năm ấy, ông Nhận, phó chủ nhiệm mua bán huyện về hưu, lẽ ra một trưởng cửa hàng được đề bạt giữ chức vụ ấy, nhưng gần đến ngày ông Nhận rời nhiệm sở, đùng một cái trưởng ban tổ chức chính quyền huyện xuống làm việc riêng với bí thư chi bộ kiêm chủ nhiệm mua bán huyện. Chỉ hai ngày sau, lại đích thân trưởng ban mang quyết định xuống công bố trước cuộc họp chi uỷ và ban chủ nhiệm hợp tác xã mua bán bổ nhiệm đồng chí Hà giữ chức phó chủ nhiệm, thay đồng chí Nhận về hưu. Với lời giải thích nghe cũng hợp lý hợp tình, đồng chí Hà là nữ, mà nữ là thuộc diện ưu tiên, thêm nữa, lại có trình độ trung cấp tài chính-kế toán, rất cần đối với một đơn vị hoạt động kinh doanh như hợp tác xã mua bán huyện nhà. Có lẽ chỉ với ưu thế đặc biệt nổi trội ấy mà Hà nhận chức phó chủ nhiệm chưa được nửa năm, thì giời ơi đất hỡi thế nào, ông Thất, chủ nhiệm mua bán huyện, lại được điều lên làm phó chủ nhiệm liên hiệp họp tác xã mua bán tỉnh. Dĩ nhiên, chức chủ nhiệm mua bán huyện không thể rơi vào ai khác là đồng chí Hà, một cán bộ nữ có trình độ, lại năng nổ, xốc vác - Theo cách đánh giá của phó bí thư huyện uỷ kiêm chủ tịch uỷ ban huyện Đào Trọng Trường trong cuộc hội ý thường trực huyện uỷ để bố trí người thay ông Thất. Không biết ở đời còn cái may nào giống cái may của Hà đã gặp sau gần ba năm, kể từ cái buổi tối bà mẹ chồng phải đưa lên bệnh viện, Hà dám xông thẳng vào phòng cấp cứu giữa lúc các thầy thuốc đang cuống lên, lo cho chỗ vết thương ngã xe máy của chủ tịch huyện. Quả là một buổi tối thần tiên, một buổi tối đổi đời, một buổi tối… Cũng chẳng còn từ ngữ nào diễn tả nổi cái buổi tối hôm ấy đối với Hà là một buổi tối gì gì nữa.
Chỉ biết, Hà trong lúc chờ đợi gặp Trường từ trên hội trường đảng tỉnh đi ra, lòng rộn lên bao ý nghĩ như người mộng du. Những giây phút đợi chờ cũng vì thế nhẹ nhàng trôi không chút nặng nề, khắc khoải. Nghĩ thì nghĩ, nhưng mắt Hà vẫn đặt vào toà nhà cao to, nghiêm cẩn như một giảng đường trước mặt. Kia rồi, người đàn ông tầm thước, nước da trắng trẻo, với nụ cười thường trực trên môi và một dáng đi tay cứ vung va vung vẩy như quặt ra phía sau, từ lâu dù nhìn mãi đằng xa Hà cũng không thể lẫn với bất cứ người đàn ông nào, đang từ cửa chính hội trường bước từng bậc xuống sân, đi nhanh ra nhà thường trực. Hà xách cái túi đê trong chiếc nón trên ghế, ngó đầu sang phòng bên chào ông thường trực, rồi bước vội ra cửa. Trường vừa nhìn thấy Hà, lòng bỗng xốn xang:
- Anh lại cứ tưởng ai gặp cơ. Thì ra là em!
- Anh không ngờ em lại có thể tìm tới đây gặp anh chứ gì?
Hai người đã đứng đối diện nhau. Bốn con mắt nhìn nhau như thể hàng năm nay mới gặp. Trường xác nhận:
- Ừ, anh không nghĩ em đã về. Chuyến đi miền Nam tốt đẹp không em? Lương thực mua được bao nhiêu? Ở nhà đang gay go, ba tháng trông cây không bằng một ngày trông quả. Càng những ngày giáp hạt càng đói vàng con mắt.
Nghe Trường hỏi dồn dập, Hà hiểu ngay anh đang lo lắng đời sống của bà con trong kỳ giáp hạt này. Đứng ở đây xin ý kiến có khi lại xôi hỏng bỏng không cũng chưa biết chừng, Hà liền nói:
- Việc còn nhiều lắm. Anh có phòng nghỉ ở đây không? Anh em mình phải ngồi lâu lâu một tý, em mới báo cáo hết với anh được.
Trường nhìn Hà, mắt hơi nheo lại:
- Thế cũng được. Ta lên trên này.
Trường dẫn Hà đi lại phía dẫy nhà hai tầng khuất sau hàng cây dừa nước um tùm cành lá, phía cuối hội trường. Hai người đi vào cầu thang đặt ở giữa toà nhà, rồi quặt bên tay trái, qua mấy phòng đóng cửa kín. Trường dừng lại trước cửa một phòng gần sát đầu dẫy tầng hai, rút túi lấy chìa khoá mở cửa. Khi cánh cửa gỗ đóng theo kiểu bức bàn vừa mở ra, Trường quay lại vừa giục, vừa như đẩy Hà:
- Em vào đi!
Vì cánh cửa Trường mới mở hé, Hà phải hơi nghiêng người mới bước vào được. Khi Hà chưa kịp bước hẳn vào trong phòng, vẫn còn chân trong chân ngoài cửa, Trường vội bước vào theo, một chân Trường giẫm lên chân Hà, làm Hà kêu ối lên, vội ôm lấy Trường. Hai người cứ thế dìu nhau vào gần chiếc bàn kê sát tường, hai bên có hai cái ghế, hẳn là bàn học của học viên. Hà như cứng đơ hai chân, một tay bá chặt cổ Trường, một tay chỉ vào chiếc giường con cạnh đó. Trường hiểu ý, nhưng không dìu Hà đến thẳng chiếc giường Hà chỉ, mà quay ra dẫn Hà đến chiếc giường kê sát tường phía trong, hẳn đấy mới là giường của Trường nằm trong thời gian dự hội nghị. Vừa tới nơi, Hà liền nằm vật ra giường, dáng mệt mỏi, nhưng đôi mắt lóng lánh nước lại chăm chăm nhìn Trường vẻ khơi gợi, đợi chờ. Trường dường như chưa nhìn thấy đôi mắt âu yếm của Hà, hoặc giả đã nhìn thấy, nhung đây là nhà ở của học viên trường đảng tỉnh, chứ không phải phòng riêng của mình ở uỷ ban huyện, nên lẳng lặng quay ra khép chặt cánh cửa, còn cẩn thận lấy chốt cài ngang phía trong, xong mới bước nhanh lại chiếc giường Hà đang nằm. Trường bước đến ngồi xuống giường, hai chân vẫn để thõng dưới sàn nhà, nhắc lại câu hỏi khi hai người mới gặp nhau:
- Chuyến đi của em có tốt đẹp không? Lương thực mua được bao nhiêu?
Hà nửa nằm nửa ngồi, đưa cả hai tay ra như ôm choàng lấy cổ Trường, mặt ghé sát vào mặt Trường, như thể chỉ còn đợi Trường mấp máy môi là hai cái miệng hớp chặt lấy nhau không thể rời. Nhưng Trường lại ấp cả hai bàn tay lên hai má Hà, như thể người ta vẫn đưa tay vuốt má trẻ con mỗi khi đi xa về. Giọng Trường nhỏ nhẹ:
- Từ hôm em đưa đoàn hợp tác xã mua bán vào miền Nam mua lương thực, anh vẫn sốt ruột chờ tin, nhưng cứ bặt tăm. Em thử nói sơ qua tình hình chuyến đi xem thế nào, có kết quả gì không?
Bao nhiêu ngày đằng đẵng nhớ nhung, lại bao nhiêu lâu đợi chờ mong ngóng, ngồi đến tê cả chân ngoài phòng thường trực, thế mà gặp nhau rồi, đưa nhau vào đến đây rồi, cánh cửa khép lại tưởng hoàn toàn tự do, hoàn toàn buông thả, hoàn toàn đòi hỏi và chiều chuộng theo ý thích của nhau, vậy mà… Hà ngồi hẳn dậy giữa giường, hai chân co lên, hai tay khuỳnh ra ôm lấy hai đầu gối, như cố nén những giọt nước chỉ chực trào ra trong khoé mắt, giọng đều đều, rời rạc:
- Báo cáo… với anh là chuyến đi… nói chung là thuận lợi. Toàn bộ số tiền mặt huyện cấp, cộng với số tiền vốn của đơn vị mang theo, chúng em mua hàng hết.
Trường sốt ruột cắt ngang:
- Được những hàng gì nhiều, hả em? Gạo có được nghìn tấn không?
- Anh cứ từ từ để em nói đã nào. Đoàn chúng em có năm người, vào trong đó chia làm hai tốp, em cùng với anh Định và cô Hoá đi miền Tây, xuống tận Cần Thơ, Long Xuyên lùng mua gạo. Nhưng các công ty lương thực trong đó đang có lệnh tập trung giao gạo cho trung ương đê chuyển gấp ra các tỉnh Thanh-Nghệ-Tĩnh. Nên suốt gần tháng, chúng em đi hàng chục nơi cũng chỉ mua được một ít.
- Một ít là bao nhiêu, có được dăm bảy trăm tấn không? - Trường sốt ruột hỏi.
- Thì anh cứ từ từ, nghe em nói đã nào.
- Ừ, anh vẫn nghe đây. Còn mấy người kia, ông Thản và anh Nhiệm thì sao?
Trường cứ hỏi dồn, làm Hà thấy hơi lúng túng, vì không ngờ cuộc gặp sau bao lâu đợi chờ, lại quay ra như lấy khẩu cung nhau thế này. Nhưng Hà kịp trấn tĩnh, hay đúng hơn là biết tận dụng cái sắc đẹp và sự âu yếm trời phú cho đàn bà để dập tắt cơn nóng nẩy của người đàn ông đa tình, hiếu sắc, lại hiếu cả danh. Hà buông tay bó gối, quay sang ôm lấy Trường và ghé sát khuôn mặt trái xoan có đôi mắt với những ngấn nước đang vòng quanh, nhìn thẳng vào Trường, giọng ỏn ẻn:
- Anh chẳng thương em gì cả. Đi xa hàng tháng về mà chẳng để em nghỉ tý nào, cứ hỏi dồn dập như tra khảo em thôi!
- Thế là anh thương em đấy chứ. Em có biết chuyến đi của em mà thắng lợi thì ý nghĩa biết bao không. Thôi nói tiếp đi, còn mũi ông Thản, anh Nhiệm thì sao?
Hà vẫn choàng tay ôm Trường, mặc cả:
- Nhưng anh phải bình tĩnh nghe, em mới nói.
- Ừ, anh nghe đây!
- Ông Thản có người quen làm ở U-ni-mếch Sài Gòn. Hai người ở lại trên đó hoá ra lại may, tìm được mối hàng chiết khấu cao, nên gánh đỡ cho chi phí mấy trăm tấn gạo, không có cũng gay.
- Hàng gì lại chiết khấu cao? Hay là mất phẩm chất?
Hà bĩu môi:
- Gớm, anh cứ làm như em gái anh ngờ nghệch lắm đấy. Đi lôi hàng mất phẩm chất về còn bán cho ma. Nhưng mà này, em bảo, hàng này em biết tỏng là anh rất thích, nên em nói xong là phải ấy ngay anh nhá, em muốn lắm rồi.
Trường cũng đưa tay kéo Hà sát vào lòng mình, rồi vừa luồn một bàn tay xuống dưới vạt áo, lần lần bầu vú căng cứng của Hà xoa xoa nắn nắn, vừa thì thào:
- Ừ, nói nhanh đi, rồi còn ấy tý, kẻo trên hội trường họ cũng sắp tan đấy.
Hà như kìm nén ngọn lửa tình vừa được Trường khơi lên đã bùng cháy trong lòng, đặt một tay lên chỗ ngực có bàn tay Trường đang xoa nắn dưới lần áo mỏng. Ngẩng đầu nhìn Trường nói nhỏ, chỉ đủ hai người nghe:
- Anh có biết chỗ người quen của ông Thản để cho mối hàng gì không? Thôi, để em nói. Cầm chắc là anh cũng rất thích. Đấy là hai mươi nhăm chiếc xe máy Honda, dòng Sun-pe-cúp còn nguyên cả hộp, anh nhé!
Quả nhiên Trường không nén được niềm vui, quên cả bàn tay đang luồn dưới lần áo ngực Hà, dừng lại hỏi ngay:
- Loại bao nhiêu phân khối, năm mươi, bảy mươi, hay chín mươi?
Vậy là cá đã đớp mồi, nhưng Hà vẫn nhẩn nha:
- Em biết anh chán đi xe năm mươi rồi mà. Nên họ bảo nếu lấy xe năm mươi thì để cho hẳn bốn mươi chiếc, chuyển tiền qua ngân hàng vào trả sau cũng được. Nhưng em biết anh đang thích xe phân khối lớn, nên em lấy năm chiếc chín mươi, để anh thích chiếc nào lấy chiếc ấy, còn lại đều là xe bảy mươi.
- Sao em không lấy toàn xe chín mươi, lại dở giăng dở đèn thế?
- Nhưng không đủ tiền lấy cả chín mươi, anh ạ. Thế em mới phải vội ra hỏi ý kiến anh.
- Em đã định số xe đó đưa cả về huyện phân phối, hay bán cho đâu chưa?
- Em đã trao đổi thống nhất trong ban chủ nhiệm thế này, xin ý kiến anh, được thì em cho xử lý ngay.
Hà vẫn ngồi hướng đôi mắt ướt rười rượi vào mặt Trường, giọng nói nhỏ nhẻ, thoáng nghe có vẻ rõ ràng, nhưng nghe kỹ, nghĩ suy cặn kẽ vẫn thấy lộn xộn, chồng chéo, rất khó tách bạch hai mươi nhăm chiếc xe ấy có mấy chiếc để dùng, để biếu, cho những đâu, còn là bán, theo phương thức nào, lấy hết bằng tiền mặt hay đối lưu hàng công nghệ phẩm về phục vụ địa phương? Trường cố gắng lắm cũng chí nắm bắt được phần nào những lời Hà nói. Nhưng cũng không hỏi lại, ai lại đi hỏi lại người mình yêu trong khi đang tự tình, kỳ quá! Mà dẫu Trường có không thấy kỳ, cũng chậm rồi, không còn dịp nữa rồi. Bởi ngay tức khắc, Hà đang ngồi bỗng như đổ người vào ngực anh, hai tay vít đầu anh xuống, rồi nhanh như chớp tới tấp ấp lên môi, lên má Trường những cái hôn như trút niềm rạo rực, nén chờ, cùng một câu nói mà vào giây phút ấy, trong bối cánh diệu kỳ có một không hai ấy, Trường không thể không bật ra lời khen, khi thoáng nghe Hà hỏi:
- Thế có được không anh?
- Em đúng là giỏi tính toán!
Hà cười, giọng ỏn ẻn:
- Không thế làm em gái anh thế nào được.
Trường như vẫn còn kịp nhớ một việc không kém phần hệ trọng, vội nâng đầu Hà lên, dặn:
- Này, thể nào cũng phải đê lại một chiếc xe chín mươi cho bên huyện uỷ đấy, em nhá!
- Vâng!
Nói xong câu ấy, Hà thấy nhẹ cả người, vì Trường dặn thế nghĩa là, chỗ ngại nhất là bên huyện uỷ thì cũng có suất rồi, cứ yên tâm làm đi, đừng có lo gì nữa. Quả là công đi lại, và cả sự ngóng trông, chờ đợi của Hà không uổng. Đến mức Hà cũng không thể ngờ, mình chưa hao tốn bao nhiêu sức lực mà đã nhận được từ con người hừng hực khí nam nhi và hào hoa kia, một sự đồng tình gần như tuyệt đối. Không những thế, còn được lời khen “giỏi tính toán” nữa kia. Nhưng vẫn còn một động tác nữa bảo đảm cho Hà cầm đằng chuôi, ấy là chữ ký phê duyệt cho hợp tác xã mua bán huyện được áp dụng phương thức phân phối hàng hoá khai thác từ miền Nam ra, chứ không hẳn chỉ có xe máy, không những không ai có thể vặn vẹo, mà ngay đến cơ quan pháp luật cũng không thể bắt bẻ, vì cái việc hợp tác xã mua bán chúng tôi làm đã được uỷ ban huyện, trực tiếp là đồng chí chủ tịch, ký duyệt rồi. Hà bỗng nhoài người lên bàn lấy cái túi xách, từ lúc bước chân vào phòng đã vất lên đấy như thể tiện tay, lơ đãng, chứ trong chẳng có gì phải cất giữ. Hà bỗng nhoài người lên bàn lấy cái túi xách, rút trong túi ra một cuốn sổ bìa cứng, rồi lấy từ trong cuốn sổ ra tập giấy mỏng, đánh máy chi chít những hàng chữ màu xanh đen, chìa ra trước mặt Trường:
- Đây là phương thức phân phối hàng mà em vừa báo cáo với anh. Anh xem rồi ký vào đây cho em, để em về giải quyết luôn, chứ một đống tiền để lâu trong kho, còn lãi lờ gì nữa, hả anh. Còn mấy chiếc xe chín mươi thì cứ để kho bên em, hôm nào rỗi cùng nhau đi đăng ký mà thể, anh nhỉ.
Hà vừa nói vừa cầm tờ giấy đánh máy chi chít những chữ xanh đen giơ ra trước mặt Trường. Trường cầm tờ giấy xem lướt. Trong khi Trường xem lướt, Hà ngồi canh như khuỳnh tay ôm ngang vai Trường, và thuận đà, càng lúc càng day day bộ ngực cứng căng lên tay, lên vai làm Trường đọc mà như chẳng thấy rõ mặt chữ, chỉ thấy chữ nào chữ ấy líu ríu vào nhau như hoa cà hoa cải. Một loáng, Trường như đã xem xong, đầu hơi ngẩng lên, hỏi:
- Anh chỉ cần ghi đồng ý vào đây thôi hử?
- Vâng ạ!
Hà vừa nói vừa thuận tay nâng một bên má Trường quay về phía mình, tới tấp đặt lên đó những cái hôn đắm đuối.
Trường đáp lại những cái hôn nồng cháy của Hà, nhưng vẫn không quên làm cho xong chức phận, bước xuống giường, đến bên chiếc tủ treo quần áo, rút chiếc bút máy ở túi, rồi quay lại bàn hí húi ghi mấy chữ và ký nhoáy một cái. Xong, quay lại giường đưa cho Hà, hỏi:
- Còn số gạo mua về đã bốc dưới tàu lên hết chưa?
- Chúng em đang cho bốc. Nhưng cũng có cái khó là bên cửa hàng lương thực họ không cho mượn kho để chứa tạm, để chờ phân cho các xã, anh ạ.
Trường nói ngay, không ra trách cứ, cũng không ra tán thành với cửa hàng lương thực huyện, nhưng rõ là nhắc khéo Hà:
- Việc này thì em lại câu nệ quá rồi. Có phải vải vóc, mắn muối, rổ rá, cày cuốc như các mặt hàng truyền thống của ngành mua bán đâu mà cứ phải qua kho phân phối dần. Đây là gạo cứu đói cho dân. Huyện đã phải bấm bụng bỏ ra tiền triệu để đi mua gạo về cứu đói, mà lại cho vào kho chờ phân phối thì còn gọi gì là cứu đói nữa. Thôi, em cứ cho bốc ở tàu lên được xe nào, chở thẳng về xã xe ấy, để họ phân chia ngay cho dân là nhanh gọn nhất. Không phải kho tàng, thuê mướn, hư hao gì nữa.
Những tưởng Trường giải quyết như thế là gọn. Nhưng sao trong việc này Hà vẫn như có cái gì chưa được vừa ý mình, hay suốt bao nhiêu ngày mệt nhọc vào tận miền Nam mới mua được mấy trăm tấn gạo ra, ngỡ rồi sẽ có bao nhiêu chánh phó chủ tịch, chủ nhiệm các xã săn đón nài nỉ, van xin Hà từng cân gạo trong giấy phân phối lương thực phát ra hàng ngày, do đích danh chủ nhiệm mua bán huyện ký mới có hiệu lực. Vậy mà chỉ mấy câu của Trường, bao nhiêu dự định về phân phối gạo như một kiểu phát chẩn Hà đã tính hết nước, hoá ra công cốc. Nhưng Hà cũng không dám bác bỏ ý Trường, chỉ nói:
- Nhưng em thấy ở nhà các xã cũng đi miền ngược mua sắn tươi cả rồi, anh ạ!
Trường xác nhận:
- Đấy là chủ trương của huyện cấp giấy cho các xã lên miền ngược mua sắn về cho dân, để có cái ăn trong tháng giáp hạt này.
- 13 -
Đúng như Trường nói, huyện cấp giấy giới thiệu cho các xã lên miền núi mua sắn về cho dân, để có cái ăn qua tháng giáp hạt này. Nhiều xã đã “xuất tướng”, đích thân chủ tịch uỷ ban hoặc chủ nhiệm hợp tác xã khăn gói lên miền ngược mua sắn, thuê xe chở về. Mỗi cân sắn chi phí về tới nhà tính ra chỉ mất hào rưỡi, hai hào nên bà con những xã đã mua được sắn mang về đều rất phấn khởi. Một miếng khi đói bằng một gói khi no, ai lại không hởi lòng hởi dạ.
Vậy mà xã Tiên Trung vẫn chưa động tĩnh gì. Chủ tịch Thuật nhận giấy giới thiệu của huyện mấy ngày nay, vẫn đút túi, chỉ chờ tìm được người dẫn đầu đoàn đi mua sắn là đưa ra. Nhưng vẫn chưa tìm được. Bí thư Sa không thể đi được rồi, vì vừa mổ dạ dầy, mới lại tuổi cũng đã cao, năm nay 64, ngồi tàu xe thì được, nhưng lên đến trên ấy còn phải trèo đèo, lội suối vào từng bản, đến từng nhà, thậm chí ra tận ngoài đồi nương mới mua được sắn, rồi lại còn đào bới, khuân vác, thuê xe cộ chuyên chở. Ối giời, của một đồng công một nén, mua được xe sắn về đến nhà đâu phải dễ. Thế nên không thể bạ ai cử người ấy đi được, phải có người tin cậy, làm việc có trách nhiệm đã đành, lại còn phải biết ít nhiều đường sá miền ngược mới dễ dàng đi lại, mua bán. Nhưng cử ai đi bây giờ cũng khó. Chú Lận không thể đi được rồi. Đã giở công trình gia tộc ra mà vắng chú ấy, ai là người trông nom công việc hàng ngày. Vả lại chú ấy còn là chân chạy, vắng nửa ngày một buổi còn được, chứ hàng chục ngày, có khi đến cả tháng, thì khó có người thay được.
Thuật họp trên huyện về thẳng nhà, vất tệch cái xe đạp ngoài hiên, vào bàn ngồi, rót đầy ca nước chè xanh nguội ngắt trong cái siêu dưới chân bàn tu một hơi hết. Rồi cứ thế ngồi thừ ra. Ban sáng ở huyện, ông Hưởng chủ trì cuộc họp kiểm điểm việc khắc phục hậu quả bão lốc, không phê bình, nhưng lại bắt bẻ: “Tiên Trung không cần đi mua sắn nữa thì yêu cầu đồng chí Thuật đưa lại giấy giới thiệu, để huyện cấp cho xã khác. Chứ không thể giữ mãi giấy giới thiệu lưu không thế được đâu”. Đúng là giấy giới thiệu đã có chữ ký và con dấu của uỷ ban huyện, chỉ chưa có họ tên người mang giấy, mà để lại lâu, nếu mất thì chí nguy. Nhưng Thuật chỉ biết im lặng, không nói được câu nào. Bụng đã nghĩ, hay là hoãn công trình gia tộc lại, để mùa màng xong, thóc lúa dư dả hẵng làm. Nhưng lại nhớ lời em rể dặn cái sáng Thuật đi cùng Xuê vào phòng Trường, gặp đúng lúc cuộc tình sét đánh giữa Trường và Hà vừa xong. Trước khi nhắc Thuật nhớ qua chỗ cô Hà bên mua bán huyện lấy đôi lốp xe đạp về mà thay, chú em rể quý hoá còn dặn đi dặn lại ông anh vợ: “Bác đã có ý định lập sinh phần gia tộc, em hoàn toàn ủng hộ. Nhưng phải làm khẩn trương, bác ạ!”. Làm khẩn trương. Đúng quá rồi. Nhân bảo như thần bảo. Hơn nữa, chú ấy lại đứng đầu cả huyện, sao còn tính toán hớ hênh được. Lúc này đang là thời cơ thuận lợi. Trong nhà, mình là trưởng, kinh tế có, chức quyền có, tuy chưa đứng đầu xã, vì ông Sa dẫu đã 64 tuổi vẫn còn hám chức bí thư, chưa chịu nghỉ hưu. Nhưng lại là người đứng đầu chính quyền, mọi việc của xã, từ đất đai công thổ, thuế má, đến sinh tử, đi đứng, nhất nhất đều phải qua tay chủ tịch ký mới xong. Chưa kể chú Lận cũng đang là chủ nhiệm hợp tác, nắm toàn bộ kinh tế nông nghiệp của xã. Dưới thế. Còn trên. Tiếng là em, nhưng vợ chú Trường lại là con gái út, được ông bà nuông chiều từ bé, cô ấy được người, lại được cả nết, bảo gì chồng chả nghe. Thời buổi này, mười anh cán bộ, nhân viên nhà nước thì chín anh sợ vợ một vành. Bởi chẳng mấy anh không có tật. Mà đã có tật thì hay giật mình. Vợ chỉ hơi làm mình làm mẩy một tý, ghen bóng ghen gió một tý, là đã són đái ra quần. Không, nó mà đến tận cơ quan làm ầm ĩ lên thì chỉ có ngồi kiểm điểm cả tháng không xong. Nhẹ cũng bị phê bình, cảnh cáo ghi lý lịch. Nặng có khi còn mất đảng, mất chức, phải về vườn nữa ấy chứ. Vậy thì một khi chồng cô Ngấn đã nghe theo lòi vợ, thì gì chứ cái sinh phần gia tộc bên ngoại có đáng là bao đối với một vị đứng đầu chính quyền huyện. Đúng là thời cơ có một không hai, trên dưới đều cánh hẩu cả. Còn công sá thì giữa lúc đói kém này, chỉ ới một tiếng có ối người làm. Chứ lại không. Đi đào mai cuốc đất cơm ngày hai bữa, dẫu không công sá gì cũng còn bằng mấy ở nhà bữa cháo, bữa cơm không có mà ăn. Việc thổ mộc xưa nay muốn đỡ tốn kém, bao giờ người ta chả giở ra vào kỳ cơ nhỡ. Thế nên chú Trường chú ấy khuyên làm khẩn trương đi là đúng. Cần phải khẩn trương, khẩn trương nữa!
Thế là Thuật về, ráo riết chuẩn bị lập sinh phần.
/16
|