Tiết trời năm nay dường như không thuận. Mới vào đầu hè đã sầm sập mưa. Mưa như tháo nước từ trên trời cao, ào ào dội vô hồi kỳ tận xuống cõi trần. Gió thông thốc, lồng lộn chạy quẩn, xoáy tít từ đồng làng này sang đồng làng kia. Gió lốc. Có dễ mấy mươi năm mới thấy một lần. Gió to chẳng kém trận bão vỡ đê ngự hàm năm nọ. Nhưng gió không đảo hướng, xoay chiều như bão. Mà chỉ rặt một hướng giật liên hồi, làm cây cối rạp cả xuống, rồi bất thần lại giật ngược trở lại, cuốn chặt vào trong, cứ thế như lôi, như kéo, giật tung ráo cả lên. Gió lốc kéo đi một vệt dài qua mấy xã, tàn phá không biết cơ man nào là hoa màu, cây cối và cả những nếp nhà tranh tre mái rạ bị hất tung toé, ngập ngụa trên đường làng, ngõ xóm. Đã gió lại mưa. Mưa như thế cái túi nước khổng lồ tít tận trên kia vừa bị chọc thủng, làm nước xối xả đổ xuống ngập trắng mặt đất. Cải mở cửa phòng nhìn ra con kênh trung thuỷ nông chảy qua trước cổng huyện uỷ, nước đã mấp mé hai bên bờ. Mấy người đi bắt cá dờn nước chỉ mặc phong phanh mỗi cái quần đùi sũng nước, tay cầm chiếc nơm chạy lăng xăng trên bờ, rồi bất thần tung cả nơm và người xuống kênh đánh ùm một tiếng. Bần thần nhìn mấy người đi úp cá dờn nước, Cải bỗng thấy vẩn vơ nỗi buồn, khi chợt nghĩ tới những con cá người ta đang úp kia, biết đâu chẳng từ vùng cá của hợp tác xã nào đó, trận mưa hồi đêm làm vỡ bờ tràn nước trôi ra. Tai hại thật. Nhưng vỡ vùng cá cũng không bằng hại lúa má, hoa màu. Cữ này lúa đại trà vừa trỗ, nhiều chỗ đang phơi màu, mưa to gió lớn thế này làm sao chịu nổi. Thật tai hại chẳng kém trận bão cấp chín, cấp mười tràn qua. Trong ba cái thế chân kiềng của người quân tử xung trận: thiên thời - địa lợi - nhân hoà, chẳng biết rồi ra thế nào, chứ cái thế đầu tiên: thiên thời, Cải đã gặp trắc trở rồi đây! Mới chân ướt chân ráo về làm bí thư huyện uỷ Vĩnh Tiên được hơn tháng, gặp ngay trận mưa to gió lớn, dễ chừng mấy chục năm mới có một lần, như một thách thức trút xuống đầu Cải. Liệu còn những gì tiếp theo nữa…
Cải đang mải đứng nhìn người đi úp cá dờn nước ngoài kênh, lòng ngổn ngang bao ý nghĩ, thì có tiếng cô gái từ dãy nhà dưới vọng lên:
- Mời chú xuống ăn sáng ạ!- Tiếng cô Lập, nhân viên văn thư huyện uỷ.
Cải đi xuống phòng đầu dãy nhà dành cho cán bộ, nhân viên văn phòng.Vừa bước vào thì Thơi, chánh văn phòng, nói ngay:
- Mưa to quá, anh ạ! Bên thuỷ lợi vừa báo sang lượng mưa đo được hơn trăm ly. Nhưng còn may, đang vào kỳ nước kém, nước sông không to nên trong đồng nước rút cũng nhanh.
Cải bồn chồn nghe, bỗng ngắt lời Thơi:
- Còn người và nhà cửa, đã đâu báo cáo thiệt hại gì chưa?
- Em điện hỏi bên văn phòng uỷ ban rồi. Không đâu có thiệt hại lớn, chỉ cây cối đổ nhiều. Riêng xã Giang Khẩu có cây cầu bắc qua kênh bị đổ, do một đầu mốc cầu bị sụt. Có khả năng việc đi lại bị trắc trở vài hôm. Nhưng cũng còn may, có hai người đi xe đạp vừa lên đầu cầu đằng này, thì đầu cầu đằng kia sập.
Cải bảo Thơi:
- Cậu nhớ theo dõi chặt thời tiết nhá. Còn thường vụ, sáng nay vẫn họp đấy.
- Vừa nãy anh Trường cũng điện sang hỏi.
- Cậu bảo sao?
- Em bảo không thấy anh Cải báo hoãn, chắc vẫn họp.
Thực, cuộc họp sáng nay cũng không có gì quan trọng, chỉ là giao ban hàng tuần của thường vụ huyện uỷ, như cách làm việc đã thành nếp từ bao đời bí thư huyện này. Nhưng đêm qua bất thần trời giáng một trận mưa to gió lốc, Cải càng thấy cuộc họp không thể trì hoãn.
Vậy mà cũng mãi đến gần tám giờ mới thấy Trường, chủ tịch uỷ ban huyện, người xương xương, nước da trắng trẻo, cắp cái cặp hai ngăn màu huyết dụ lững thững bước vào phòng họp dành riêng cho thường vụ, nằm phía cuối dãy nhà tám gian chạy dài như cái hội trường, gần cây mít loà xoà cành lá. Trường vừa vào vội kéo ghế ngồi, rồi đưa mắt về phía Cải nói trống không: “Họp đi thôi. Có gì bàn nhanh lên. Hôm nay nhiều việc lắm. Trại cá vỡ bờ vùng, có khi thiệt hại tới hàng triệu. Giang Khẩu đổ cầu. Giang Biên vỡ đập tràn hồ chứa nước. Rồi cây cối đổ không biết bao nhiêu mà kể. May đúng kỳ nước kém, chứ không, còn ngập lụt, lúa má thiệt hại không biết chừng nào”. Tính Trường thế, bao giờ cũng biết lựa lúc nêu bật tầm quan trọng của vấn đề, nhất là những công việc do mình phụ trách, như việc khắc phục hậu quả trận mưa lốc đêm qua. Nhưng giờ đây Trường muốn nhấn mạnh tính khẩn trương còn ở một ý nghĩa khác, mà có lẽ hầu như cả bảy người trong ban thường vụ chỉ có Cải là chưa hiểu ngọn ngành, còn chẳng ai lạ.
Mới cách đây chừng hai tháng, nghĩa là khi Cải chưa về làm bí thư, Trường gần như chắc mẩm mình chứ không ai khác, lên làm bí thư huyện uỷ Vĩnh Tiên. Trường mới ngoài bốn mươi, trẻ nhất trong số thường vụ huyện uỷ, lại cũng là người duy nhất trong hàng cán bộ chủ chốt huyện có tới ba bằng đại học và tương đương. Dù là học tại chức, mỗi tháng tập trung năm, bảy ngày, hai năm rưỡi, ba năm đã dinh về tấm bằng đại học. Nhưng vẫn là một hình mẫu lý tưởng khi lựa chọn cán bộ trước mỗi kỳ bầu bán ở huyện. Không chỉ trình độ, cả về phong cách Trường cũng có những nét khác người. Chẳng hạn về vóc dáng bên ngoài. Trường thuộc loại nam giới rất đàn ông. Lại đẹp trai. Khuôn mặt vuông chữ điền. Chỉ phải cái mắt bên trái có một mí, ti hí mắt lươn (Những người ti hí mắt lươn; trai thời trộm cướp, gái buôn chồng người - ca dao), trông tinh nhanh nhưng cũng có cái gì ranh mãnh. Bù lại, cái miệng lúc nào cũng mấp máy như luôn luôn cười vui với mọi người, nhưng lại chẳng cười với ai. Trường thuộc loại người có nhiều may mắn trên bước đường công danh. Từ một bí thư đoàn xã nổi tiếng về phong trào thanh niên làm bèo hoa dâu, được cất nhắc lên huyện đoàn, năm sau đã thuộc diện “kế cận”, được cử đi học đại học tại chức tỉnh. Khi đang còn học năm cuối đại học, lại được đặc cách cử theo học lớp tại chức của trường cao cấp chính trị trung ương về mở ngay tại địa phương. Một khi đã có ngần ấy cái “tại chức”, lại nằm trong “ba-rem” nữa, nghiễm nhiên Trường như cưỡi trên lưng ngựa, cứ thế mà “tẩu như phi”. Khi ông Giá đã năm mươi tám tuổi, làm bí thư huyện uỷ Vĩnh Tiên có tới ba khoá rưỡi, rục rịch được điều lên ban kiểm tra tỉnh, Trường đã chắc như đinh đóng cột cái chức của ông Giá thể nào cũng rơi vào tay mình.
Vậy mà đùng một cái, ở đâu lại nẩy lòi ra cái tay Nguyễn Tiến Cải.
Trường phải mất đến cả tuần mới dò ra lai lịch. Thì ra, hắn cũng người huyện này, dân làng Cẩm, xã An Thái, dưới cuối huyện. Học xong lớp mười trường cấp ba huyện thì xung phong đi bộ đội. Sau mấy tháng huấn luyện, được cử đi học lớp hạ sĩ quan, rồi bổ sung về đoàn phòng không Nam Triệu, làm khẩu đội trường pháo cao xạ. Gần như suốt những năm trong quân ngũ, hắn chỉ cắm chân trên các trận địa pháo ở ngoại thành, chứ không xê dịch đâu xa, vào tận chiến trường phía Nam lại càng không. Thế nên nghe đâu vùng nông thôn ngoại thành hắn thuộc như lòng bàn tay, nhất là huyện này với bên An Thuỵ. Những năm máy bay Mỹ đánh phá ác liệt, đơn vị pháo của hắn cứ như quân tàng hình, chập tối còn ở huyện này, sớm hôm sau đã qua sông sang huyện kia lập trận địa được ngay. Không kể bên An Thuỵ, chỉ nội huyện này, dân các xã Tiên Trung, Tiên Tiến, Tiên Cựu không mấy người không nhớ mặt thuộc tên đại đội trưởng pháo cao xạ 37 ly chuyên đánh lõng máy bay tầm thấp, có dáng người cao, nước da ngăm đen, đặc nước da người miền biển. Vừa kết thúc cuộc kháng chiến chống Mỹ, Cải được cử đi học trường trung cao cấp chính trị quân sự, lẽ ra học xong về làm chính trị viên trưởng tiểu đoàn, hoặc lên cấp trung đoàn cũng chưa biết chừng. Nhưng giữa năm ấy, cơn bão số 7 với sức gió cấp 10 tràn vào đất liền, tàn phá một vùng rộng ven biển. Đơn vị điều động gấp một số cán bộ am hiểu nông nghiệp, nông thôn về giúp địa phương nơi đóng quân giải quyết hậu quả sau bão. Cải nằm trong số cán bộ ấy, được phiên chế vào đoàn chỉ đạo khôi phục kinh tế của tỉnh. Sau đợt khắc phục hậu quả cơn bão số 7, Cải có quyết định chuyển ngành về ban kinh tế tỉnh uỷ, làm chuyên viên nghiên cứu tổ chức lại sản xuất và cải tiến quản lý nông nghiệp, cho đến khi được tỉnh uỷ điều về thay ông Giá làm bí thư huyện này…
Trường lơ đễnh nhìn lên tấm bản đồ huyện lởm chởm màu xanh lục, xanh nhạt, nâu, nâu thẫm, vàng, vàng chanh, vàng nghệ, trắng, trắng nhờ, trắng lơ… Nhưng trong đầu lại như không bận tâm mấy đến tấm bản đồ ấy, mà còn mải theo đuổi bao ý nghĩ vẩn vơ về cái chức bí thư huyện uỷ và con người đang điều khiển cuộc họp thường vụ đây. ở đầu chiếc bàn dài và rộng, đúng cái ghế của người điều khiển các cuộc họp thường vụ hoặc chấp hành huyện uỷ, Cải đang điềm tĩnh, chậm rãi trình bày vắn tắt những công việc trong tuần qua và tuần tới, đúng trình tự giao ban hàng tuần của thường vụ. Bất ngờ Cải dừng lại, ngẩng nhìn ra ngoài sân. Từ phía cổng đang đi vào một người đàn ông khoác áo đi mưa màu xanh thẫm. Chưa đoán ra trẻ hay già, nhưng chắc dân ở xã nào lên có việc gì. Cải hất đầu ra ý bảo Thơi ra xem ai. Rồi lại cúi xuống lướt nhìn cuốn sổ tay vẫn đặt trước mặt, có mấy cái gạch đầu dòng rất đậm đánh dấu những công việc cần tập trung làm trong những ngày tới. Khi Cải vừa ngẩng lên, bỗng nhận ra người khoác áo đi mưa từ dưới xã lên kia, trông hao hao… Người kia vừa bước chân vào cửa đã cất tiếng oang oang, như sợ không nói nhanh chưa chắc đã được nói:
- Chẳng mấy khi gặp chư ông đông đủ, tôi chỉ xin có một ý kiến hỏi…
Quả nhiên, Trường không để người kia nói hết câu, như đã hiểu thấu tâm can người ấy định nói gì, vội xua xua tay:
- Mời ông về! Mời ông về! Thắc mắc gì giải quyết sau. Chúng tôi bận họp!
Nhưng người kia cứ thản nhiên nói, như ở giữa sân đình làng mình:
- Tôi xin mạn phép chư ông hỏi: thế tại sao cái đứa gian tham tư lợi không kỷ luật, mà lại kỷ luật người ngay thẳng, làm việc lợi cho dân? Phải trái, trắng đen lẫn lộn như thế mà gọi là công minh chính đại à?
Trường vẻ bực bõ xô ghế đứng lên, chẳng gì mình cũng là người đứng đầu chính quyền huyện này, làm thế có khác trát bùn lên mặt nhau. Thật quá thể. Phải cho gọi ngay công an sang còng tay ông ta lại thì mới chừa. Nhưng Trường chưa kịp rời chỗ ngồi, Cải đã quay sang bảo chánh văn phòng:
- Anh Thơi ra mời bác ấy xuống phòng khách uống nước, chờ chúng mình họp xong sẽ tiếp bác ấy nhá.
Thơi vội đứng lên, dẫn ông ta xuống căn nhà hình răng bừa phía bên trái nhà họp thường vụ. Chờ hai người ra khuất, Cải mới quay sang hỏi Thìn:
- Ai trông như ông Mải ở Tiên Trung, phải không bác?
Thực ra về tuổi tác, trưởng ban tổ chức chỉ hơn bí thư huyện uỷ chưa đến một giáp, Cải bốn bảy, còn Thìn năm sáu. Nhưng Thìn có khổ người cao gầy, lại xấu máu, đầu bạc quá nửa, mới gặp lần đầu dễ tưởng Thìn đã ngoài sáu mươi. Hôm Cải mới về huyện, gặp nhau, Thìn chủ động bắt tay chào. Cải nắm tay Thìn đến mươi giây, mắt cứ nhìn lên mái đầu nhiều sợi bạc, chưa biết gọi thế nào cho phải thứ bậc, thì Thơi, nghĩ Cải không biết Thìn, vội giới thiệu: “Đây là bác…”. Cải vội ngắt lời Thơi, nhưng mắt vẫn nhìn Thìn: “Bác Thìn, bọn mình biết nhau rồi”. Lời cửa miệng là lời khó sửa. Mà cũng chẳng việc gì phải sửa. Từ ấy, Cải vẫn gọi Thìn là bác, như mấy cô cậu trong cơ quan quen gọi những người nhiều tuổi hơn bằng chú bác. Nghe có vẻ gia đình, nhưng nhiều khi lại lấy thế làm dễ chịu. Thìn xác nhận lời Cải hỏi, rồi nói thêm:
- Ông ấy đang có nỗi bức xúc trong lòng, vì cậu con trai bị kỷ luật. Khó thế đấy. Không nghiêm thì bảo hữu khuynh. Nghiêm thì kẻ trách người oán. Biết thế nào cho vừa.
Thìn nói mà như hỏi, nhưng Cải cũng chỉ lẳng lặng nghe, để đấy, chứ chưa biết gì mà nói, chưa hiểu sì mà thưa. Nhưng trong lòng lại thấy man mác một nỗi buồn rất vô cớ.
Ngay chủ nhật ấy, Cải không về nhà giúp vợ con việc gì, dù quê anh ở cuối huyện, đất trồng màu bận quanh năm; hơn nữa, giờ lại đang kỳ thu hái dưa chuột, rỡ khoai lang lấy đất gieo mạ, bận tối ngày. Nhưng ngay từ khi nhận quyết định về huyện, Cải đã nói với vợ con, mình về gần nhưng không có nghĩa được ở nhà giúp mẹ con nhiều việc hơn trước đâu, mà chỉ làm tội mẹ con bận rộn nước nôi, khách khứa nhiều hơn đấy. Nha, vợ Cải, quen xa chồng từ khi cắp nón về làm dâu, nghe nói thế chỉ bấm bụng cười thầm, dễ bao nhiêu năm anh đi xa, việc nhà việc đồng đây bỏ hết cả chắc. Còn bận rộn thì chả ngại. Càng bận càng vui. Còn gì vui hơn với một người vợ khi chồng luôn luôn có khách khứa, bạn hữu đến nhà. Nên ngày nghỉ dẫu Cải về hay không, cũng chưa khi nào Nha căn vặn, sao anh về huyện rồi mà vẫn cứ đi biền biệt thế.
Giữ lời hẹn với ông Mải, chủ nhật Cải đạp xe xuống Tiên Trung. Tháng tư, nắng gió Lào vừa khô vừa nóng. Trên cánh đồng lúa hai bên đường từ huyện lỵ xuống Tiên Trung thấy lốm đốm chỗ chín vàng, chỗ đang vào gạo, chỗ mới trổ bông lơ phơ như cờ lông công. Cái màu lúa trỗ thế nào thì những cây lúa trên một đám ruộng cũng thế. Trông cả đám, cả ruộng thỉnh thoảng lại thấy nhô mấy cây, mấy khóm chỏng chơ lên trời, trông xa không phân biệt được là lúa, hay cỏ lồng vực. Giống má thế, làm sao có năng suất. Cải đạp xe chầm chậm qua cánh đồng, miên man nghĩ ngợi. Đồng đất Vĩnh Tiên xưa chua mặn, mấy năm nay được ngọt hoá dần, nhờ hệ thống thuỷ lợi ngày một hoàn chỉnh và con kênh trung thuỷ nông dẫn nước phù sa từ đầu đến cuối huyện mới hoàn thành. Nhưng sao lúa vẫn xấu thậm xấu tệ. Lại còn lẫn giống nữa, mới thảm chứ. Thế mà ngày còn ở trên tỉnh, năm nào Cải cũng được đọc những báo cáo dài tràn? giang đại hải của huyện gửi lên, nhận định toàn diện sản xuất, đời sống trong huyện với những kết quả khá hấp dẫn, mà thường năm sau nhiều hơn, cao hơn năm trước mấy mươi phần trăm, với tỷ lệ chính xác đến phần nghìn. Còn bây giờ, khi Cải đã cắm chân trên vùng đất quê hương, là công dân thực sự của huyện nhà, vào buổi sáng trong lành như sáng hôm nay, chầm chậm đạp xe xuyên qua cánh đồng, len lỏi trên đường quê mới cảm nhận hết cái thực tại của mộng đồng, làng xóm quê mình.
Cũng con đường qua cánh đồng này, cái ngày chưa xa ấy, bất cứ lúc nào, ngày cũng như đêm, làm gì thì làm tai vẫn phải ngong ngóng lắng nghe tiếng máy bay phản lực Mỹ có thể bất thần rẹt qua bắn rốc két, tên lửa, thậm chí ném từng chùm bom sát thương bất cứ lúc nào. Trận địa pháo cao xạ của đơn vị Cải nằm chếch bên trái con đường kia, chỗ bãi sông phía dưới đầu cầu một đoạn vài con sào. Nhiều đêm Cải vẫn đi tắt chỗ này vào làng Phương Trà gặp Phượng, chủ tịch uỷ ban xã, để bàn với địa phương cho người ra giúp đơn vị, khi thì lập trận địa giả mà như thật, nghĩa là cũng có đường vào trận địa, có ụ pháo nguỵ trang cây cối xanh rì. Khi lại đắp ụ nổi ngay sát bãi sông dưới chân đê, đón lõng máy bay Mỹ ném bom nội thành xong, lần nào cũng vội vàng bám theo dọc sông lao ra biển, tưởng là yên lành, thì lại bất ngờ dính đạn pháo cao xạ của ta cũng chưa biết chừng.
Cũng trên con đường ấy, đã có lần Cải dẫn Phượng về nhà vào giữa đêm hôm khuya khoắt. Hai người đi giao ban cụm chiến đấu ở huyện về, đến quãng này trời bỗng nổi cơn giông. Mưa như trút nước. Những hạt mưa đầu mùa to và nặng, ném thốc vào người, rát ràn rạt. Gió thổi thông thốc như chỉ chực hất cả người và xe xuống đường. Trời vần vũ, dầy đặc mây đen. Có lúc không tài nào còn nhìn rõ đường mà đạp xe được nữa. Cứ liều đi, chỉ còn cách xuống mà dong xe đi bộ. Gì mà khổ thế, người ướt chịu được, nhưng sổ sách, tài liệu ướt, mai lấy gì họp phổ biến cho anh em đây. Phượng bảo Cải: “Đằng kia có cái lều coi đồng, hay anh em mình vào đó chờ ngớt mưa to, gió lớn rồi hẵng về, anh ạ!”. Cải nhìn dáng người cao, rắn rỏi của Phượng đang cúi khom người dong chiếc xe đạp Phượng Hoàng lọc tọc đi dưới mưa, áo quần sũng nước, cũng không muốn gắng thêm chút nào nữa, liền đẩy xe vượt lên. Hai người vất xe đạp bên bờ mương, chui vội vào chiếc lều con chỉ đủ kê một chiếc chõng tre có rải mà không có chiếu, dù là manh chiếu hẹp. Chiếc lều trống hoang trống huếch. May còn thấy ở một góc lều có ba hòn gạch làm đẩu rau đun bếp ập đầu vào nhau, cùng với mùi tro rơm rạ ngai ngái, nồng nồng là còn hơi hướng ấm cúng của con người. Vừa bước chân vào lều, Cải đã cảm thấy đúng là không mau tránh vào đây thì Phượng khó mà về được đến nhà. Người Phượng như bị ngấm nước mưa run cầm cập, hai hàm răng đập vào nhau nghe rất rõ. Cải đứng nhìn Phượng đang ngồi run lẩy bẩy, làm chiếc chõng tre kêu kẽo kẹt, bỗng thấy dào lên niềm yêu thương và nỗi cảm thông. Ở vào thời yên bình, một cô gái hăm tám tuổi dáng nhỏ nhắn, nước da bắt nắng chắc khoẻ, tấm lưng dài thắt đáy lưng ong, lại thêm đôi mắt lá dăm lông mày lá liễu thế kia, làm gì còn sớm hôm lẻ bóng đến bây giờ. Thế nhưng, Phượng không những chỉ một lần đi về trong đêm hôm mưa gió thế này, mà như lời Phượng khi vừa đạp xe chạy mưa, vừa nói cho quên nỗi mệt nhọc với Cải lúc hai người còn đi trên đê: “Có lần em còn một mình đạp xe từ huyện về, đến ngang đường gặp mưa giông sấm chớp đùng đừng, trời tối như mực, không biết đường nào mà đi. Đành xuống xe, ngồi bên vệ đường chờ tạnh mưa, sáng trời mới dò ra đường về”. Chỉ mỗi nỗi vất vả cực nhọc đi đêm về hôm mưa giông gió rét, cũng đủ thấy những người phụ nữ như Phượng đã phải chịu thiệt thòi lớn lao đến mức nào, trong khi cáng đáng việc nhà, việc làng cho những người đàn ông sức dài vai rộng ra chiến trường. Mà mưa lúc nào không mưa, lại đúng vào lúc đêm hôm khuya khoắt, ngang đường giữa đồng thế này, có hại nhau không cơ chứ. Cải cứ đứng bần thần nhìn Phượng đang ngồi dựa lưng vào bức vách lều run cầm cập. Phượng thấy thế, bảo: “Anh sao không ngồi xuống chõng này, mà cứ đứng thế. Ngại à?”. Cải nuốt mấy hạt nước mưa nhỏ trên mái tóc xuống mồm, bảo: “Không, anh có ngại gì đâu”. “Thế sao anh không ngồi xuống?”. Cải liền ngồi xuống nửa phần chõng vẫn còn bỏ trống. Phượng lại nói trong hơi thở gấp gáp, giữa hai cơn run lập cập: “Anh ngồi gần lại chỗ em đây này. Ừ, gần nữa. Anh không thấy em bị nước mưa rét run hết cả người lên đây này”. Cải đã cảm thấy rất rõ cái rét, cái run từ hơi thở và da thịt Phượng phả vào người mình. Bỗng chốc Cải như quên đi sự ngăn cách giữa hai người, một trung uý chỉ huy đơn vị pháo cao xạ và một chủ tịch uỷ ban xã nơi đơn vị đóng quân, những ý tứ giữ gìn, và cả những ngăn cách về quyền hạn, trách nhiệm và giới tính, phút chốc như tan biến trong tiếng hai hàm răng lập cập va nhau và hơi thở nóng hôi hổi của Phượng càng lúc càng như vây bủa lấy Cải. Tiếng Phượng cũng càng lúc càng riết róng trong cái run lẩy bẩy, không thể phân định rõ là run vì mưa rét, hay vì sự hồi hộp xúc động không thể kìm nén: “Anh ôm em đi. Anh Cải! Ôm em chặt vào. Thế, thế! Hư hư hư, anh… Em ấm người lên rồi đây này!”. Cứ thế, hai người ôm riết lấy nhau, như chở che cho nhau giữa trận giông gió ầm ào chẳng kém cơn bão thốc tháo trên cánh đồng sau kỳ nắng nóng. Rồi không biết từ khi nào, Phượng hay là Cải, đã cởi hết hàng cúc áo chiếc sơ mi màu lá cây của Phượng ra, chiếc áo lót cũng rời một bên khỏi vai, để phơi ra ngồn ngộn hai bầu vú tròn căng của Phượng, làm Cải mê mẩn như quên hết mọi sự trên đời. Ngoài kia là nền trời vần vũ mây mưa, cùng những tia chóp như hai dòng điện cực mạnh rạch loé bầu trời, và xa hơn nữa là trận địa pháo phòng không, giờ này đang náu mình dưới làn nguỵ trang, chờ loạt pháo nhả đạn. Cải mân mê hai bầu vú tơ non, làm Phượng thích thú cười khanh khách. Bỗng bàn tay Cải rời vùng ngực vuốt nhanh xuống, luồn ngay vào đúng cái chỗ mẫn cảm nhất của người con gái, làm Phượng lập tức co rúm người lại, và nhanh như cắt ngồi bật dậy, kéo vội ống quần, vạt áo che người. Trong khi Cải còn chưa kịp hiểu thế là thế nào, Phượng đã cất giọng nhẹ nhàng, từ tốn như dỗ dành: “Em xin lỗi anh, vì sự việc đến nhanh quá, em chưa kịp nói. Trước khi anh Thuật lên đường nhập ngũ, em đã hứa với anh ấy dù thế nào cũng chờ. Nên em không thể… Em thành thật xin lỗi!”. Cải nghe từng tiếng nói nhỏ nhẹ của Phượng, lòng không mảy may giận hờn, chỉ thấy dào lên tình cảm quý mến, trân trọng và một nỗi tẽn tò, thèn thẹn…
Điều không may cho cái đêm tránh mưa trong chiếc lều người coi đồng ấy, là hôm sau Phượng bị cảm sốt cao, phải đưa lên bệnh viện huyện nằm điều trị mất nửa tháng. Những gì diễn ra trong đêm đó thì không ai biết. Nhưng điều ai cũng biết, là do gặp trận mưa bất chợt ngang đường, ướt như chuột lụt, kéo dài hàng mấy tiếng đồng hồ giữa đồng không mông quạnh, mà chị chủ tịch xã bị cảm sốt thương hàn, có lúc lên tới 40 độ C. Cũng lại điều không may nữa, là tối hôm sau đơn vị pháo cao xạ của Cải được lệnh di chuyển sang huyện khác, cách sông cách đò đến mấy tháng không quay lại. Việc đó trong thời chiến cũng chẳng có gì khó hiểu. Nhưng lại trở nên khó hiểu, khi một vài người vốn đã ghen ăn ghét ở với chị chủ tịch uỷ ban mới tý tuổi đầu mà nghiêm quá thể, liền gắn ngay cái việc hai người chạy mưa vào chiếc lều con giữa đồng không mông quạnh, đêm hôm khuya khoắt để suy diễn, loạn bàn về cái sự lửa gần rơm có trời mà biết. Khi Cải một lần về huyện xác minh lý lịch kết nạp đảng cho một chiến sĩ trong đơn vị, tranh thủ đạp xe xuống nhà thăm, Phượng giữ lại ăn cơm, nhưng Cải chối đây đẩy rằng phải về huyện đội vì đã có hẹn, thì Phượng mới nói: “Anh quên cái đêm mưa gió ấy đi, và nếu không có công việc gì thì cũng không nên gặp em nữa. Còn em, thành thật xin lỗi anh và cảm ơn anh rất nhiều”. Cải hiểu, đó là lời nói thật lòng của một cô gái chan chứa yêu thương và giàu nghị lực, nhưng ở vào hoàn cảnh như thế, cũng khó có cách xử sự nào hơn.
Cải vừa đạp xe chầm chậm trên con đường về thăm ông Mải, vừa như lần giở lại những thước phim tự mình quay, tự mình cất biến từ ngày nảo ngày nào, giờ mới có dịp mang ra lướt qua, chứ cũng chưa có thể dừng lại ngắm nghía lâu hơn nữa…
Nghe ông Mải nói: “Nhanh thế! Quay đi quay lại đã mười mấy năm rồi”, Cải bỗng thấy lòng xốn xang, cứ ngồi thần ra đến mươi giây. Bỗng có tiếng ông Mải hỏi vóng ra ngõ:
- Sao lại xe về thế kia? Không đủ cân à?
Cải quay nhìn ra đầu sân. Một cô gái chừng hăm bốn, hăm nhăm tuổi đang dang hai tay cầm hai càng xe và bà mẹ đi sau đẩy chiếc xe cải tiến vào sân. Trên xe là một con lợn lai trắng lôm lốp nằm thở hồng hộc. Cô con gái ngẩng lên, nói liến thoắng:
- Cân thì thừa bố ạ. Lợn nhà những bảy mươi tám kí cơ mà. Nhưng con với mẹ tay nhẵn như chùi, có đợi đến trưa cũng chả chắc cân được. Thế là ba mươi sáu chước, chỉ còn chước kéo lợn về là chẳng mất gì.
Bà mẹ không biết có nhìn thấy Cải đang ngồi với chồng trên hiên, cứ bô bô:
- Cha tiên sư chúng nó chứ, đã đi mua của người ta còn đòi đút lót. Không thấy bao giờ mua bán lại cửa quyền như bây giờ. Con lợn chỉ có bảy mươi tám cân, mà cái thằng cháu gọi ông chủ tịch xã bằng chú ruột lại ra nhăn nhở rỉ tai: bác muốn bán đợt này thì cứ bổi dưỡng cho chúng cháu mươi kí là xong ngay tắp lự. Tôi bực, bảo con nó xe về. Không bán cho cửa hàng thì gọi thợ thịt vào nó mua. Có sợ ế đâu mà phải quỵ luỵ chúng nó quá thế.
Ông Mải thật thà hỏi:
- Xã không có người nào ở đấy hay sao mà để mấy đứa ngang ngược thế?
Bà Mải vẫn chưa hết tấm tức:
- Thì chính ông chủ tịch Thuật đọc tên từng nhà chứ còn ai. Hai mẹ con xe lợn ra từ sớm, chả biết thế nào lại không có tên trong danh sách, không được phát tích kê. Sau con bé nó sấn lại chỗ đọc tên, dằng được tờ giấy ở tay ông Thuật. Thế là thằng Bính, cháu ông ấy, mới vội chạy ra bảo nó đưa trả danh sách và mang lợn vào cân, không thì còn chờ đến mục thất. Tôi đã bảo bố con ông nhiều lần rồi, nhưng nào có để vào tai. Thời buổi này mà cứ thật thà, thẳng thắn thì chỉ có thiệt đơn thiệt kép. Mình ở làng ở xã, nhất nhất cái gì cũng phải qua tay người ta. Con cháu muốn đi đâu cũng phải ra xã chứng nhận. Có con lợn, hạt thóc muốn bán cũng phải có xã nhận thực không nợ nần công quỹ, không dây dưa nghĩa vụ mới được bán, chứ tự mình cũng không thể. Thế mà bố con ông vẫn cứ ngang cành bứa với người ta, thì đến có con lợn cũng không bán nổi, ông đã thấy chưa!
Ông Mải bỗng thấy lời chì chiết của bà vợ nghe sao hẹp hòi, hèn mọn. Nhưng ngẫm, có khi lại đúng cũng nên.
Ông Mải không nén được nỗi bực dọc cái quân vô loài, nhưng vẫn nhẹ nhàng bảo vợ:
- Không bán được thì thả vào chuồng nuôi, chứ sao bà cứ chì chiết tôi thế!
- Tôi bấn gì phải chì chiết ông. Nhưng cũng không thể không nói cho thiên hạ họ biết, có đời thuở nào quan lại đi ăn chẹt dân thế bao giờ?
Không biết bà vợ ông Mải đã nhận ra Cải đang ngồi với chồng trên hiên kia chưa, nhưng thực, câu nói của bà làm Cải bỗng ngượng chín mặt, chỉ còn thiếu tìm cái lỗ lẻ nào chui tọt xuống cho xong. Dĩ nhiên, những người ấy cũng chỉ là cán bộ, đảng viên dưới quyền lãnh đạo của anh, chứ không phải chính anh mắc lỗi. Nhưng một người lãnh đạo khi nghe người khác kể tội của người dưới quyền, lại không thấy hổ thẹn thì cũng không nên làm người lãnh đạo làm gì nữa. Cải bỗng loé lên ý nghĩ ấy, rồi lại ngồi thần mặt ra, không dám hé răng nửa lời, rằng bác bỏ quá đi cho, hoặc có khi chúng chỉ nói đùa chứ không là thật. Nhưng anh cứ ngồi lẳng lặng thông nõ điếu, đến không còn cái tàn nào dính quanh nõ, rồi mới đặt mồi thuốc lào vào, lấy ngón tay dặt dặt cho những sợi thuốc dính chặt vào nõ điếu. Giây lát mới cầm mẩu đóm châm vào ngọn đèn dầu để bên cạnh. Cái đóm bằng chính thân cây thuốc lào ngâm kỹ, phơi nỏ, tước nhỏ, vừa chạm vào ngọn đèn đã bén lửa cháy ngay. Cải vừa đặt cái đóm gần miệng điếu, liền rít liên hồi kỳ tận làm cái nõ điếu kêu nong sòng sọc. Lâu lắm Cải mới hút điếu thuốc lào ở ngay cái đất xưa kia nổi tiếng về trồng thuốc lào, tìm có thuốc lào được mang về kinh đô tiến vua. Tiếng là Cải cũng người huyện này, nhưng mấy xã vùng dưới quê anh không phải đất trồng thuốc lào, tuy cũng trồng, nhưng thuốc hút không được khói, mang lên miền ngược rượu nhạt bán người nhỡ thì được, chứ người quanh vùng sành hút họ không mua. Chỉ có vùng trên này, cũng chỉ có mấy làng Hà Nam, Phương Trà, Phương Trì đây là trồng thuốc lào kiểu gì hút cũng thơm ngon, đượm khói, lại say. Chả thế ngày xưa, ở mấy làng này từ ông già bà cả đến trẻ con mới nứt mắt đã hút thuốc lào, đến chỉ ngửi khói thuốc đã say, chẳng thế lại có câu: “Thuốc lào chồng hút vợ say; thằng bé qua ngõ lăn quay ra liền”. Thế cũng chưa hết. Có người còn lấy thuốc lào làm món lót dạ mỗi sớm mai lên. Vừa tung chiếu trên giường xuống đất là cầm ngay đến cái điếu hút một điếu thuốc lót dạ, rồi là đà lờ đờ lim dim hai mắt, lử đử lừ đừ, bụng dạ vận chuyển như có luồng sinh khí mới lạ tràn vào. Rồi cứ thế ngồi bó gối lúc lâu, lập tức người trở lên hoàn toàn tỉnh táo, đầu óc sáng láng, chân tay nhanh nhẹn, đi đứng hoạt bát. Điếu thuốc lào lót dạ buổi sớm mai từ lâu đã thành thói quen không thể thiếu của nhiều người ở vùng trồng thuốc lào. Đến mức có cô gái mới về làm dâu, mà làm dâu là gà gáy phải dậy nấu cơm sớm, để sáng ra mọi người trong nhà dậy ăn cơm ra đồng. Tục lệ ở vùng này ngày chỉ ăn hai bữa sáng, trưa để đi làm, chứ không ăn bữa tối. Cô gái mới về làm dâu, gà gáy dậy nấu cơm còn thẹn thùng, ý tứ không dám hút thuốc ở nhà trên, sợ làm cả nhà thức giấc, vội vo gạo, mang nồi xuống nhà bếp, vừa ngồi nấu cơm vừa hút thuốc cho tiện. Điếu thuốc đầu tiên của một ngày mùa đông tiết trời se lạnh, hút vào đến đâu biết đến đấy, thơm ngon, nồng đượm, thôi thì không còn cảm giác nào tả xiết. Vừa tỉnh táo lại vừa châng lâng, khoái cảm, tưởng không còn gì cảm khoái hơn, kể cả cái lúc thích thú đến lật bật cả người khi anh chồng chống cả hai đầu gối xuống giường đẩy như đẩy thuyền, cũng chỉ châng lâng, khoái cảm đến thế là cùng. Cô dâu mới đầu còn ngồi bó gối, như bao người say thuốc thường không ai bảo ai đều ngồi một kiểu thế, nhưng cứ lịm dần, lịm dần, rồi nằm vật ra cạnh bếp lửa lúc nào không hay. Ngày tháng mười khô hanh, những cây rạ nỏ như bấc từ trong bếp cháy lan ra ngoài, bén vào thùng trấu chất đầy rạ, cái nhà bếp bốc cháy ngùn ngụt mà cồ dâu mới vẫn trong cơn say, chưa biết một tý gì. Cho đến khi anh chồng bừng tỉnh, quờ tay không thấy cô vợ đâu mới sực nhớ ra, vội chạy xuống bếp, thì ôi thôi, cô dâu mới đã bị ngọn lửa liếm tới làn da trắng phốp pháp.
Cải lúc này đây ngồi rít mồi thuốc cháy thành than đến tận đáy nõ cũng không thấy châng lâng, khoái cảm, mà chỉ thấy đầu váng vất khó chịu. Anh cứ ngồi bần thần nhìn bà Mải và cô con gái kéo chiếc xe cải tiến ra chuồng lợn, nằm phía trái đầu hồi nhà ngay nối ngõ vào.
Lúc lâu, bà Mải tất tưởi bước vào, hai ống quần vẫn sắn đến đầu gối. Có lẽ giờ bà mới nhận ra Cải:
- Ối giời, lại tưởng ông cán bộ nào, ra chú Cải! Nghe nói hồi này về huyện rồi hử? Thế lại tốt, chứ cứ đi biền biệt thì chỉ được cái nhàn thây, nhưng vợ con lại vất vả quá đỗi. Dạo năm ngoái, trên này mạ bủi hỏng hết, tôi với mấy bà xuống dưới ấy mua mạ, gặp thím ấy mà mãi chị em mới nhận ra nhau. Sao mà trồng thím gầy đét như con cá mắm, có ốm đau gì không hử? Lại bảo em chả ốm đau gì. Nhưng để thím gầy là chú có khuyết điểm đấy.
Cái giọng sởi lởi của bà Mải làm Cải mau chóng quên đi sự tức giận của bà, và cả của anh, vừa nãy. Cải tủm tỉm cười:
- Vâng, đúng là con cũng có khuyết điểm cứ đi biền biệt. Nhưng nhà con người trông thế, chứ cũng không hay yếu vặt đâu. Chỉ phải cái cả nghĩ, cả lo, chả mấy đêm ngủ được đẫy giấc.
- Thời buổi này, anh bảo ai mà chả lo. Như nhà tôi có bốn miệng ăn, lại toàn người lớn. Thế mà vụ nào nhiều cũng chỉ được chia chưa đến ba tạ thóc, ăn làm sao được nửa năm giời mà chả lo cơ chứ.
Nghe bà vợ nói đến đấy, ông Mải vừa vơ đống nan đứng dậy, vừa lừ mắt cho vợ, ra ý bảo thôi, đừng kể lể dông dài đói lo ra làm gì. Đã mấy tháng, từ khi Điền bị kỷ luật, giờ mới có cán bộ huyện, lại là bí thư huyện uỷ, bước chân vào đến cái nhà này, đã biết thế nào mà bà dông dài. Nhưng đã nghe Cải tiếp lời bà:
- Nghe nói vụ vừa rồi trên này được mùa, năng suất những hăm nhăm, hăm sáu tạ cơ mà. Sao thóc chia lại ít thế, hả bà?
Bà Mải vẫn buồn buột nói theo ý nghĩ của mình:
- Hai mươi nhăm, hai mươi sáu tạ đâu chả biết, chỉ biết mỗi công được chia có bốn lạng thóc ướt thôi, anh ạ!
- Thế còn đâu cả?
- Bớt đầu, bớt đuôi để cán bộ chia nhau, chứ còn đâu. Nào là công quản lý điều hành, kế hoạch tài vụ, vật tư kỹ thuật, rồi công thuỷ lợi thuỷ nông, bơm thuốc sâu, tiêm chích lợn, bảo vệ đồng, trông nhà trẻ mẫu giáo. Thôi thì tất tật mọi việc từ nấu nước cho cán bộ uống, quét nhà hội trường cho cán bộ ngồi, trông xe cho cán bộ họp, đến nấu cơm cho cán bộ ăn liên hoan đều tính ra thành thóc để đưa vào phương ăn chia thì công lao động còn đâu mà chả bốn lạng thóc ướt, hả anh.
Cải vừa định hỏi câu gì đó, thì ông Mải đã trở ra, mắng át vợ:
- Cái bà này! Có bắt tận tay day tận mặt người ta không mà nói thế!
- Ông không ra đến đồng không biết, chứ người ta còn hát những câu nghe nẫu cả ruột nữa kia: “Xã viên đi cấy thâm ghe; để cho chủ nhiệm uống chè Thanh Tâm”, thì sao nào!
Ông Mải buông thõng:
- Đến nhỡn tiền còn chẳng ăn ai, nữa là hát với hỏng!
Cải nhìn ông Mải với cái nhìn khó hiểu:
- Ông bảo ai nhỡn tiền lại không làm sao kia?
Ông Mải ngồi xuống bên ấm giành tích, mở nắp, rót nước, chậm chạp, từ từ như chẳng đi đâu mà vội. Cải đưa mắt nhìn ông. Trên khuôn mặt vuông chữ điền, hiện rõ những đường da nhăn nheo, hai má đã hom hóp nhưng cái nhìn vẫn tinh anh, thoáng nét đăm chiêu, tư lự ẩn sau hàng mi dầy. Một ông già cương trực, hiểu đời, biết người, nhưng cũng không phải là người bộc trực, dễ hỏi, dễ nói. Cứ cái cách nói năng rào rào đón đón từ nãy đến giờ, đủ biết trong lòng ông đang có điều gì ấm ức chưa cởi ta được. Cải cầm cái chén không, đưa về phía cái dành tích ông Mải đang đặt tay lên nắp, nói:
- Ông cho con xin chén nước nữa. Cái giống chè xanh lâu không uống, giờ uống thấy ngon thế.
- Uống ban ngày không sao, chứ tối mà uống vào là khó ngủ lắm đấy.
Cải đón chén nước, tợp một ngụm chè xanh thơm thơm, chan chát thấm vào đến ly ty huyết quản. Đoạn, vừa xoay xoay chén nước còn dở trên tay, vừa nhìn ông Mải cất giọng chân tình:
- Ông còn tin con như cái ngày đơn vị pháo cao xạ của con về đóng quân ở đây, thì xin ông cứ nói thật. Con mới về huyện, cũng chưa hiểu hết mọi chuyện. Mà tình hình huyện nhà thì ông cũng biết rồi đấy, nó đa dạng và phức tạp lắm. Hôm nay con xuống, trước là thăm ông bà, sau cũng muốn biết sự thật về việc ông nên gặp thường vụ huyện uỷ hôm nọ.
Cải nói xong, không khí như ắng lặng hẳn. Cái hiên cửa quay hướng nam hơi ghé đông, mới già nửa buổi sáng mặt trời còn đi xiên ngang, chi đọng những vệt nắng mỏng manh nhàn nhạt. Ông Mải ngồi trầm ngâm nghe Cải nói, không ra chăm chú, cũng không ra lơ đễnh. Giây lát, quay ra ngoài bể nước, bà vợ đang rửa chân tay ở đó, giục:
- Bà chạy ra chợ mua cái gì ăn, được mớ cá về nấu bữa riêu chua thì ngon.
Bà Mải từ ngoài bể nước nói vỏng vào:
- Có khi bắt con gà mà thịt, ông ạ.
Cải vội lên tiếng:
- Thôi bác ơi, gà qué làm gì. Bác cứ cho ăn bữa cá riêu với rau muống sống thái nhỏ, như dạo nọ có lần cháu được ăn ở nhà ta, thế là ngon.
Ông Mải bảo:
- Gà thì nhà có đấy. Nhưng bây giờ thằng Điền đi vắng, chẳng lẽ tôi với anh lại bỏ đây đi đuổi gà.
Bà vợ nghe ông chồng nói thế, đủ biết ông thù tiếp bí thư huyện uỷ còn lâu, có lên đến chợ về tới nhà chưa chắc đã vãn chuyện. Còn Cải thì thầm hiểu, đó là cách ông đuổi khéo bà vợ đi để ở nhà dễ nói chuyện, nên khi ông Mải nói thế, anh cũng không can ngăn gì nữa.
Cải đang mải đứng nhìn người đi úp cá dờn nước ngoài kênh, lòng ngổn ngang bao ý nghĩ, thì có tiếng cô gái từ dãy nhà dưới vọng lên:
- Mời chú xuống ăn sáng ạ!- Tiếng cô Lập, nhân viên văn thư huyện uỷ.
Cải đi xuống phòng đầu dãy nhà dành cho cán bộ, nhân viên văn phòng.Vừa bước vào thì Thơi, chánh văn phòng, nói ngay:
- Mưa to quá, anh ạ! Bên thuỷ lợi vừa báo sang lượng mưa đo được hơn trăm ly. Nhưng còn may, đang vào kỳ nước kém, nước sông không to nên trong đồng nước rút cũng nhanh.
Cải bồn chồn nghe, bỗng ngắt lời Thơi:
- Còn người và nhà cửa, đã đâu báo cáo thiệt hại gì chưa?
- Em điện hỏi bên văn phòng uỷ ban rồi. Không đâu có thiệt hại lớn, chỉ cây cối đổ nhiều. Riêng xã Giang Khẩu có cây cầu bắc qua kênh bị đổ, do một đầu mốc cầu bị sụt. Có khả năng việc đi lại bị trắc trở vài hôm. Nhưng cũng còn may, có hai người đi xe đạp vừa lên đầu cầu đằng này, thì đầu cầu đằng kia sập.
Cải bảo Thơi:
- Cậu nhớ theo dõi chặt thời tiết nhá. Còn thường vụ, sáng nay vẫn họp đấy.
- Vừa nãy anh Trường cũng điện sang hỏi.
- Cậu bảo sao?
- Em bảo không thấy anh Cải báo hoãn, chắc vẫn họp.
Thực, cuộc họp sáng nay cũng không có gì quan trọng, chỉ là giao ban hàng tuần của thường vụ huyện uỷ, như cách làm việc đã thành nếp từ bao đời bí thư huyện này. Nhưng đêm qua bất thần trời giáng một trận mưa to gió lốc, Cải càng thấy cuộc họp không thể trì hoãn.
Vậy mà cũng mãi đến gần tám giờ mới thấy Trường, chủ tịch uỷ ban huyện, người xương xương, nước da trắng trẻo, cắp cái cặp hai ngăn màu huyết dụ lững thững bước vào phòng họp dành riêng cho thường vụ, nằm phía cuối dãy nhà tám gian chạy dài như cái hội trường, gần cây mít loà xoà cành lá. Trường vừa vào vội kéo ghế ngồi, rồi đưa mắt về phía Cải nói trống không: “Họp đi thôi. Có gì bàn nhanh lên. Hôm nay nhiều việc lắm. Trại cá vỡ bờ vùng, có khi thiệt hại tới hàng triệu. Giang Khẩu đổ cầu. Giang Biên vỡ đập tràn hồ chứa nước. Rồi cây cối đổ không biết bao nhiêu mà kể. May đúng kỳ nước kém, chứ không, còn ngập lụt, lúa má thiệt hại không biết chừng nào”. Tính Trường thế, bao giờ cũng biết lựa lúc nêu bật tầm quan trọng của vấn đề, nhất là những công việc do mình phụ trách, như việc khắc phục hậu quả trận mưa lốc đêm qua. Nhưng giờ đây Trường muốn nhấn mạnh tính khẩn trương còn ở một ý nghĩa khác, mà có lẽ hầu như cả bảy người trong ban thường vụ chỉ có Cải là chưa hiểu ngọn ngành, còn chẳng ai lạ.
Mới cách đây chừng hai tháng, nghĩa là khi Cải chưa về làm bí thư, Trường gần như chắc mẩm mình chứ không ai khác, lên làm bí thư huyện uỷ Vĩnh Tiên. Trường mới ngoài bốn mươi, trẻ nhất trong số thường vụ huyện uỷ, lại cũng là người duy nhất trong hàng cán bộ chủ chốt huyện có tới ba bằng đại học và tương đương. Dù là học tại chức, mỗi tháng tập trung năm, bảy ngày, hai năm rưỡi, ba năm đã dinh về tấm bằng đại học. Nhưng vẫn là một hình mẫu lý tưởng khi lựa chọn cán bộ trước mỗi kỳ bầu bán ở huyện. Không chỉ trình độ, cả về phong cách Trường cũng có những nét khác người. Chẳng hạn về vóc dáng bên ngoài. Trường thuộc loại nam giới rất đàn ông. Lại đẹp trai. Khuôn mặt vuông chữ điền. Chỉ phải cái mắt bên trái có một mí, ti hí mắt lươn (Những người ti hí mắt lươn; trai thời trộm cướp, gái buôn chồng người - ca dao), trông tinh nhanh nhưng cũng có cái gì ranh mãnh. Bù lại, cái miệng lúc nào cũng mấp máy như luôn luôn cười vui với mọi người, nhưng lại chẳng cười với ai. Trường thuộc loại người có nhiều may mắn trên bước đường công danh. Từ một bí thư đoàn xã nổi tiếng về phong trào thanh niên làm bèo hoa dâu, được cất nhắc lên huyện đoàn, năm sau đã thuộc diện “kế cận”, được cử đi học đại học tại chức tỉnh. Khi đang còn học năm cuối đại học, lại được đặc cách cử theo học lớp tại chức của trường cao cấp chính trị trung ương về mở ngay tại địa phương. Một khi đã có ngần ấy cái “tại chức”, lại nằm trong “ba-rem” nữa, nghiễm nhiên Trường như cưỡi trên lưng ngựa, cứ thế mà “tẩu như phi”. Khi ông Giá đã năm mươi tám tuổi, làm bí thư huyện uỷ Vĩnh Tiên có tới ba khoá rưỡi, rục rịch được điều lên ban kiểm tra tỉnh, Trường đã chắc như đinh đóng cột cái chức của ông Giá thể nào cũng rơi vào tay mình.
Vậy mà đùng một cái, ở đâu lại nẩy lòi ra cái tay Nguyễn Tiến Cải.
Trường phải mất đến cả tuần mới dò ra lai lịch. Thì ra, hắn cũng người huyện này, dân làng Cẩm, xã An Thái, dưới cuối huyện. Học xong lớp mười trường cấp ba huyện thì xung phong đi bộ đội. Sau mấy tháng huấn luyện, được cử đi học lớp hạ sĩ quan, rồi bổ sung về đoàn phòng không Nam Triệu, làm khẩu đội trường pháo cao xạ. Gần như suốt những năm trong quân ngũ, hắn chỉ cắm chân trên các trận địa pháo ở ngoại thành, chứ không xê dịch đâu xa, vào tận chiến trường phía Nam lại càng không. Thế nên nghe đâu vùng nông thôn ngoại thành hắn thuộc như lòng bàn tay, nhất là huyện này với bên An Thuỵ. Những năm máy bay Mỹ đánh phá ác liệt, đơn vị pháo của hắn cứ như quân tàng hình, chập tối còn ở huyện này, sớm hôm sau đã qua sông sang huyện kia lập trận địa được ngay. Không kể bên An Thuỵ, chỉ nội huyện này, dân các xã Tiên Trung, Tiên Tiến, Tiên Cựu không mấy người không nhớ mặt thuộc tên đại đội trưởng pháo cao xạ 37 ly chuyên đánh lõng máy bay tầm thấp, có dáng người cao, nước da ngăm đen, đặc nước da người miền biển. Vừa kết thúc cuộc kháng chiến chống Mỹ, Cải được cử đi học trường trung cao cấp chính trị quân sự, lẽ ra học xong về làm chính trị viên trưởng tiểu đoàn, hoặc lên cấp trung đoàn cũng chưa biết chừng. Nhưng giữa năm ấy, cơn bão số 7 với sức gió cấp 10 tràn vào đất liền, tàn phá một vùng rộng ven biển. Đơn vị điều động gấp một số cán bộ am hiểu nông nghiệp, nông thôn về giúp địa phương nơi đóng quân giải quyết hậu quả sau bão. Cải nằm trong số cán bộ ấy, được phiên chế vào đoàn chỉ đạo khôi phục kinh tế của tỉnh. Sau đợt khắc phục hậu quả cơn bão số 7, Cải có quyết định chuyển ngành về ban kinh tế tỉnh uỷ, làm chuyên viên nghiên cứu tổ chức lại sản xuất và cải tiến quản lý nông nghiệp, cho đến khi được tỉnh uỷ điều về thay ông Giá làm bí thư huyện này…
Trường lơ đễnh nhìn lên tấm bản đồ huyện lởm chởm màu xanh lục, xanh nhạt, nâu, nâu thẫm, vàng, vàng chanh, vàng nghệ, trắng, trắng nhờ, trắng lơ… Nhưng trong đầu lại như không bận tâm mấy đến tấm bản đồ ấy, mà còn mải theo đuổi bao ý nghĩ vẩn vơ về cái chức bí thư huyện uỷ và con người đang điều khiển cuộc họp thường vụ đây. ở đầu chiếc bàn dài và rộng, đúng cái ghế của người điều khiển các cuộc họp thường vụ hoặc chấp hành huyện uỷ, Cải đang điềm tĩnh, chậm rãi trình bày vắn tắt những công việc trong tuần qua và tuần tới, đúng trình tự giao ban hàng tuần của thường vụ. Bất ngờ Cải dừng lại, ngẩng nhìn ra ngoài sân. Từ phía cổng đang đi vào một người đàn ông khoác áo đi mưa màu xanh thẫm. Chưa đoán ra trẻ hay già, nhưng chắc dân ở xã nào lên có việc gì. Cải hất đầu ra ý bảo Thơi ra xem ai. Rồi lại cúi xuống lướt nhìn cuốn sổ tay vẫn đặt trước mặt, có mấy cái gạch đầu dòng rất đậm đánh dấu những công việc cần tập trung làm trong những ngày tới. Khi Cải vừa ngẩng lên, bỗng nhận ra người khoác áo đi mưa từ dưới xã lên kia, trông hao hao… Người kia vừa bước chân vào cửa đã cất tiếng oang oang, như sợ không nói nhanh chưa chắc đã được nói:
- Chẳng mấy khi gặp chư ông đông đủ, tôi chỉ xin có một ý kiến hỏi…
Quả nhiên, Trường không để người kia nói hết câu, như đã hiểu thấu tâm can người ấy định nói gì, vội xua xua tay:
- Mời ông về! Mời ông về! Thắc mắc gì giải quyết sau. Chúng tôi bận họp!
Nhưng người kia cứ thản nhiên nói, như ở giữa sân đình làng mình:
- Tôi xin mạn phép chư ông hỏi: thế tại sao cái đứa gian tham tư lợi không kỷ luật, mà lại kỷ luật người ngay thẳng, làm việc lợi cho dân? Phải trái, trắng đen lẫn lộn như thế mà gọi là công minh chính đại à?
Trường vẻ bực bõ xô ghế đứng lên, chẳng gì mình cũng là người đứng đầu chính quyền huyện này, làm thế có khác trát bùn lên mặt nhau. Thật quá thể. Phải cho gọi ngay công an sang còng tay ông ta lại thì mới chừa. Nhưng Trường chưa kịp rời chỗ ngồi, Cải đã quay sang bảo chánh văn phòng:
- Anh Thơi ra mời bác ấy xuống phòng khách uống nước, chờ chúng mình họp xong sẽ tiếp bác ấy nhá.
Thơi vội đứng lên, dẫn ông ta xuống căn nhà hình răng bừa phía bên trái nhà họp thường vụ. Chờ hai người ra khuất, Cải mới quay sang hỏi Thìn:
- Ai trông như ông Mải ở Tiên Trung, phải không bác?
Thực ra về tuổi tác, trưởng ban tổ chức chỉ hơn bí thư huyện uỷ chưa đến một giáp, Cải bốn bảy, còn Thìn năm sáu. Nhưng Thìn có khổ người cao gầy, lại xấu máu, đầu bạc quá nửa, mới gặp lần đầu dễ tưởng Thìn đã ngoài sáu mươi. Hôm Cải mới về huyện, gặp nhau, Thìn chủ động bắt tay chào. Cải nắm tay Thìn đến mươi giây, mắt cứ nhìn lên mái đầu nhiều sợi bạc, chưa biết gọi thế nào cho phải thứ bậc, thì Thơi, nghĩ Cải không biết Thìn, vội giới thiệu: “Đây là bác…”. Cải vội ngắt lời Thơi, nhưng mắt vẫn nhìn Thìn: “Bác Thìn, bọn mình biết nhau rồi”. Lời cửa miệng là lời khó sửa. Mà cũng chẳng việc gì phải sửa. Từ ấy, Cải vẫn gọi Thìn là bác, như mấy cô cậu trong cơ quan quen gọi những người nhiều tuổi hơn bằng chú bác. Nghe có vẻ gia đình, nhưng nhiều khi lại lấy thế làm dễ chịu. Thìn xác nhận lời Cải hỏi, rồi nói thêm:
- Ông ấy đang có nỗi bức xúc trong lòng, vì cậu con trai bị kỷ luật. Khó thế đấy. Không nghiêm thì bảo hữu khuynh. Nghiêm thì kẻ trách người oán. Biết thế nào cho vừa.
Thìn nói mà như hỏi, nhưng Cải cũng chỉ lẳng lặng nghe, để đấy, chứ chưa biết gì mà nói, chưa hiểu sì mà thưa. Nhưng trong lòng lại thấy man mác một nỗi buồn rất vô cớ.
Ngay chủ nhật ấy, Cải không về nhà giúp vợ con việc gì, dù quê anh ở cuối huyện, đất trồng màu bận quanh năm; hơn nữa, giờ lại đang kỳ thu hái dưa chuột, rỡ khoai lang lấy đất gieo mạ, bận tối ngày. Nhưng ngay từ khi nhận quyết định về huyện, Cải đã nói với vợ con, mình về gần nhưng không có nghĩa được ở nhà giúp mẹ con nhiều việc hơn trước đâu, mà chỉ làm tội mẹ con bận rộn nước nôi, khách khứa nhiều hơn đấy. Nha, vợ Cải, quen xa chồng từ khi cắp nón về làm dâu, nghe nói thế chỉ bấm bụng cười thầm, dễ bao nhiêu năm anh đi xa, việc nhà việc đồng đây bỏ hết cả chắc. Còn bận rộn thì chả ngại. Càng bận càng vui. Còn gì vui hơn với một người vợ khi chồng luôn luôn có khách khứa, bạn hữu đến nhà. Nên ngày nghỉ dẫu Cải về hay không, cũng chưa khi nào Nha căn vặn, sao anh về huyện rồi mà vẫn cứ đi biền biệt thế.
Giữ lời hẹn với ông Mải, chủ nhật Cải đạp xe xuống Tiên Trung. Tháng tư, nắng gió Lào vừa khô vừa nóng. Trên cánh đồng lúa hai bên đường từ huyện lỵ xuống Tiên Trung thấy lốm đốm chỗ chín vàng, chỗ đang vào gạo, chỗ mới trổ bông lơ phơ như cờ lông công. Cái màu lúa trỗ thế nào thì những cây lúa trên một đám ruộng cũng thế. Trông cả đám, cả ruộng thỉnh thoảng lại thấy nhô mấy cây, mấy khóm chỏng chơ lên trời, trông xa không phân biệt được là lúa, hay cỏ lồng vực. Giống má thế, làm sao có năng suất. Cải đạp xe chầm chậm qua cánh đồng, miên man nghĩ ngợi. Đồng đất Vĩnh Tiên xưa chua mặn, mấy năm nay được ngọt hoá dần, nhờ hệ thống thuỷ lợi ngày một hoàn chỉnh và con kênh trung thuỷ nông dẫn nước phù sa từ đầu đến cuối huyện mới hoàn thành. Nhưng sao lúa vẫn xấu thậm xấu tệ. Lại còn lẫn giống nữa, mới thảm chứ. Thế mà ngày còn ở trên tỉnh, năm nào Cải cũng được đọc những báo cáo dài tràn? giang đại hải của huyện gửi lên, nhận định toàn diện sản xuất, đời sống trong huyện với những kết quả khá hấp dẫn, mà thường năm sau nhiều hơn, cao hơn năm trước mấy mươi phần trăm, với tỷ lệ chính xác đến phần nghìn. Còn bây giờ, khi Cải đã cắm chân trên vùng đất quê hương, là công dân thực sự của huyện nhà, vào buổi sáng trong lành như sáng hôm nay, chầm chậm đạp xe xuyên qua cánh đồng, len lỏi trên đường quê mới cảm nhận hết cái thực tại của mộng đồng, làng xóm quê mình.
Cũng con đường qua cánh đồng này, cái ngày chưa xa ấy, bất cứ lúc nào, ngày cũng như đêm, làm gì thì làm tai vẫn phải ngong ngóng lắng nghe tiếng máy bay phản lực Mỹ có thể bất thần rẹt qua bắn rốc két, tên lửa, thậm chí ném từng chùm bom sát thương bất cứ lúc nào. Trận địa pháo cao xạ của đơn vị Cải nằm chếch bên trái con đường kia, chỗ bãi sông phía dưới đầu cầu một đoạn vài con sào. Nhiều đêm Cải vẫn đi tắt chỗ này vào làng Phương Trà gặp Phượng, chủ tịch uỷ ban xã, để bàn với địa phương cho người ra giúp đơn vị, khi thì lập trận địa giả mà như thật, nghĩa là cũng có đường vào trận địa, có ụ pháo nguỵ trang cây cối xanh rì. Khi lại đắp ụ nổi ngay sát bãi sông dưới chân đê, đón lõng máy bay Mỹ ném bom nội thành xong, lần nào cũng vội vàng bám theo dọc sông lao ra biển, tưởng là yên lành, thì lại bất ngờ dính đạn pháo cao xạ của ta cũng chưa biết chừng.
Cũng trên con đường ấy, đã có lần Cải dẫn Phượng về nhà vào giữa đêm hôm khuya khoắt. Hai người đi giao ban cụm chiến đấu ở huyện về, đến quãng này trời bỗng nổi cơn giông. Mưa như trút nước. Những hạt mưa đầu mùa to và nặng, ném thốc vào người, rát ràn rạt. Gió thổi thông thốc như chỉ chực hất cả người và xe xuống đường. Trời vần vũ, dầy đặc mây đen. Có lúc không tài nào còn nhìn rõ đường mà đạp xe được nữa. Cứ liều đi, chỉ còn cách xuống mà dong xe đi bộ. Gì mà khổ thế, người ướt chịu được, nhưng sổ sách, tài liệu ướt, mai lấy gì họp phổ biến cho anh em đây. Phượng bảo Cải: “Đằng kia có cái lều coi đồng, hay anh em mình vào đó chờ ngớt mưa to, gió lớn rồi hẵng về, anh ạ!”. Cải nhìn dáng người cao, rắn rỏi của Phượng đang cúi khom người dong chiếc xe đạp Phượng Hoàng lọc tọc đi dưới mưa, áo quần sũng nước, cũng không muốn gắng thêm chút nào nữa, liền đẩy xe vượt lên. Hai người vất xe đạp bên bờ mương, chui vội vào chiếc lều con chỉ đủ kê một chiếc chõng tre có rải mà không có chiếu, dù là manh chiếu hẹp. Chiếc lều trống hoang trống huếch. May còn thấy ở một góc lều có ba hòn gạch làm đẩu rau đun bếp ập đầu vào nhau, cùng với mùi tro rơm rạ ngai ngái, nồng nồng là còn hơi hướng ấm cúng của con người. Vừa bước chân vào lều, Cải đã cảm thấy đúng là không mau tránh vào đây thì Phượng khó mà về được đến nhà. Người Phượng như bị ngấm nước mưa run cầm cập, hai hàm răng đập vào nhau nghe rất rõ. Cải đứng nhìn Phượng đang ngồi run lẩy bẩy, làm chiếc chõng tre kêu kẽo kẹt, bỗng thấy dào lên niềm yêu thương và nỗi cảm thông. Ở vào thời yên bình, một cô gái hăm tám tuổi dáng nhỏ nhắn, nước da bắt nắng chắc khoẻ, tấm lưng dài thắt đáy lưng ong, lại thêm đôi mắt lá dăm lông mày lá liễu thế kia, làm gì còn sớm hôm lẻ bóng đến bây giờ. Thế nhưng, Phượng không những chỉ một lần đi về trong đêm hôm mưa gió thế này, mà như lời Phượng khi vừa đạp xe chạy mưa, vừa nói cho quên nỗi mệt nhọc với Cải lúc hai người còn đi trên đê: “Có lần em còn một mình đạp xe từ huyện về, đến ngang đường gặp mưa giông sấm chớp đùng đừng, trời tối như mực, không biết đường nào mà đi. Đành xuống xe, ngồi bên vệ đường chờ tạnh mưa, sáng trời mới dò ra đường về”. Chỉ mỗi nỗi vất vả cực nhọc đi đêm về hôm mưa giông gió rét, cũng đủ thấy những người phụ nữ như Phượng đã phải chịu thiệt thòi lớn lao đến mức nào, trong khi cáng đáng việc nhà, việc làng cho những người đàn ông sức dài vai rộng ra chiến trường. Mà mưa lúc nào không mưa, lại đúng vào lúc đêm hôm khuya khoắt, ngang đường giữa đồng thế này, có hại nhau không cơ chứ. Cải cứ đứng bần thần nhìn Phượng đang ngồi dựa lưng vào bức vách lều run cầm cập. Phượng thấy thế, bảo: “Anh sao không ngồi xuống chõng này, mà cứ đứng thế. Ngại à?”. Cải nuốt mấy hạt nước mưa nhỏ trên mái tóc xuống mồm, bảo: “Không, anh có ngại gì đâu”. “Thế sao anh không ngồi xuống?”. Cải liền ngồi xuống nửa phần chõng vẫn còn bỏ trống. Phượng lại nói trong hơi thở gấp gáp, giữa hai cơn run lập cập: “Anh ngồi gần lại chỗ em đây này. Ừ, gần nữa. Anh không thấy em bị nước mưa rét run hết cả người lên đây này”. Cải đã cảm thấy rất rõ cái rét, cái run từ hơi thở và da thịt Phượng phả vào người mình. Bỗng chốc Cải như quên đi sự ngăn cách giữa hai người, một trung uý chỉ huy đơn vị pháo cao xạ và một chủ tịch uỷ ban xã nơi đơn vị đóng quân, những ý tứ giữ gìn, và cả những ngăn cách về quyền hạn, trách nhiệm và giới tính, phút chốc như tan biến trong tiếng hai hàm răng lập cập va nhau và hơi thở nóng hôi hổi của Phượng càng lúc càng như vây bủa lấy Cải. Tiếng Phượng cũng càng lúc càng riết róng trong cái run lẩy bẩy, không thể phân định rõ là run vì mưa rét, hay vì sự hồi hộp xúc động không thể kìm nén: “Anh ôm em đi. Anh Cải! Ôm em chặt vào. Thế, thế! Hư hư hư, anh… Em ấm người lên rồi đây này!”. Cứ thế, hai người ôm riết lấy nhau, như chở che cho nhau giữa trận giông gió ầm ào chẳng kém cơn bão thốc tháo trên cánh đồng sau kỳ nắng nóng. Rồi không biết từ khi nào, Phượng hay là Cải, đã cởi hết hàng cúc áo chiếc sơ mi màu lá cây của Phượng ra, chiếc áo lót cũng rời một bên khỏi vai, để phơi ra ngồn ngộn hai bầu vú tròn căng của Phượng, làm Cải mê mẩn như quên hết mọi sự trên đời. Ngoài kia là nền trời vần vũ mây mưa, cùng những tia chóp như hai dòng điện cực mạnh rạch loé bầu trời, và xa hơn nữa là trận địa pháo phòng không, giờ này đang náu mình dưới làn nguỵ trang, chờ loạt pháo nhả đạn. Cải mân mê hai bầu vú tơ non, làm Phượng thích thú cười khanh khách. Bỗng bàn tay Cải rời vùng ngực vuốt nhanh xuống, luồn ngay vào đúng cái chỗ mẫn cảm nhất của người con gái, làm Phượng lập tức co rúm người lại, và nhanh như cắt ngồi bật dậy, kéo vội ống quần, vạt áo che người. Trong khi Cải còn chưa kịp hiểu thế là thế nào, Phượng đã cất giọng nhẹ nhàng, từ tốn như dỗ dành: “Em xin lỗi anh, vì sự việc đến nhanh quá, em chưa kịp nói. Trước khi anh Thuật lên đường nhập ngũ, em đã hứa với anh ấy dù thế nào cũng chờ. Nên em không thể… Em thành thật xin lỗi!”. Cải nghe từng tiếng nói nhỏ nhẹ của Phượng, lòng không mảy may giận hờn, chỉ thấy dào lên tình cảm quý mến, trân trọng và một nỗi tẽn tò, thèn thẹn…
Điều không may cho cái đêm tránh mưa trong chiếc lều người coi đồng ấy, là hôm sau Phượng bị cảm sốt cao, phải đưa lên bệnh viện huyện nằm điều trị mất nửa tháng. Những gì diễn ra trong đêm đó thì không ai biết. Nhưng điều ai cũng biết, là do gặp trận mưa bất chợt ngang đường, ướt như chuột lụt, kéo dài hàng mấy tiếng đồng hồ giữa đồng không mông quạnh, mà chị chủ tịch xã bị cảm sốt thương hàn, có lúc lên tới 40 độ C. Cũng lại điều không may nữa, là tối hôm sau đơn vị pháo cao xạ của Cải được lệnh di chuyển sang huyện khác, cách sông cách đò đến mấy tháng không quay lại. Việc đó trong thời chiến cũng chẳng có gì khó hiểu. Nhưng lại trở nên khó hiểu, khi một vài người vốn đã ghen ăn ghét ở với chị chủ tịch uỷ ban mới tý tuổi đầu mà nghiêm quá thể, liền gắn ngay cái việc hai người chạy mưa vào chiếc lều con giữa đồng không mông quạnh, đêm hôm khuya khoắt để suy diễn, loạn bàn về cái sự lửa gần rơm có trời mà biết. Khi Cải một lần về huyện xác minh lý lịch kết nạp đảng cho một chiến sĩ trong đơn vị, tranh thủ đạp xe xuống nhà thăm, Phượng giữ lại ăn cơm, nhưng Cải chối đây đẩy rằng phải về huyện đội vì đã có hẹn, thì Phượng mới nói: “Anh quên cái đêm mưa gió ấy đi, và nếu không có công việc gì thì cũng không nên gặp em nữa. Còn em, thành thật xin lỗi anh và cảm ơn anh rất nhiều”. Cải hiểu, đó là lời nói thật lòng của một cô gái chan chứa yêu thương và giàu nghị lực, nhưng ở vào hoàn cảnh như thế, cũng khó có cách xử sự nào hơn.
Cải vừa đạp xe chầm chậm trên con đường về thăm ông Mải, vừa như lần giở lại những thước phim tự mình quay, tự mình cất biến từ ngày nảo ngày nào, giờ mới có dịp mang ra lướt qua, chứ cũng chưa có thể dừng lại ngắm nghía lâu hơn nữa…
Nghe ông Mải nói: “Nhanh thế! Quay đi quay lại đã mười mấy năm rồi”, Cải bỗng thấy lòng xốn xang, cứ ngồi thần ra đến mươi giây. Bỗng có tiếng ông Mải hỏi vóng ra ngõ:
- Sao lại xe về thế kia? Không đủ cân à?
Cải quay nhìn ra đầu sân. Một cô gái chừng hăm bốn, hăm nhăm tuổi đang dang hai tay cầm hai càng xe và bà mẹ đi sau đẩy chiếc xe cải tiến vào sân. Trên xe là một con lợn lai trắng lôm lốp nằm thở hồng hộc. Cô con gái ngẩng lên, nói liến thoắng:
- Cân thì thừa bố ạ. Lợn nhà những bảy mươi tám kí cơ mà. Nhưng con với mẹ tay nhẵn như chùi, có đợi đến trưa cũng chả chắc cân được. Thế là ba mươi sáu chước, chỉ còn chước kéo lợn về là chẳng mất gì.
Bà mẹ không biết có nhìn thấy Cải đang ngồi với chồng trên hiên, cứ bô bô:
- Cha tiên sư chúng nó chứ, đã đi mua của người ta còn đòi đút lót. Không thấy bao giờ mua bán lại cửa quyền như bây giờ. Con lợn chỉ có bảy mươi tám cân, mà cái thằng cháu gọi ông chủ tịch xã bằng chú ruột lại ra nhăn nhở rỉ tai: bác muốn bán đợt này thì cứ bổi dưỡng cho chúng cháu mươi kí là xong ngay tắp lự. Tôi bực, bảo con nó xe về. Không bán cho cửa hàng thì gọi thợ thịt vào nó mua. Có sợ ế đâu mà phải quỵ luỵ chúng nó quá thế.
Ông Mải thật thà hỏi:
- Xã không có người nào ở đấy hay sao mà để mấy đứa ngang ngược thế?
Bà Mải vẫn chưa hết tấm tức:
- Thì chính ông chủ tịch Thuật đọc tên từng nhà chứ còn ai. Hai mẹ con xe lợn ra từ sớm, chả biết thế nào lại không có tên trong danh sách, không được phát tích kê. Sau con bé nó sấn lại chỗ đọc tên, dằng được tờ giấy ở tay ông Thuật. Thế là thằng Bính, cháu ông ấy, mới vội chạy ra bảo nó đưa trả danh sách và mang lợn vào cân, không thì còn chờ đến mục thất. Tôi đã bảo bố con ông nhiều lần rồi, nhưng nào có để vào tai. Thời buổi này mà cứ thật thà, thẳng thắn thì chỉ có thiệt đơn thiệt kép. Mình ở làng ở xã, nhất nhất cái gì cũng phải qua tay người ta. Con cháu muốn đi đâu cũng phải ra xã chứng nhận. Có con lợn, hạt thóc muốn bán cũng phải có xã nhận thực không nợ nần công quỹ, không dây dưa nghĩa vụ mới được bán, chứ tự mình cũng không thể. Thế mà bố con ông vẫn cứ ngang cành bứa với người ta, thì đến có con lợn cũng không bán nổi, ông đã thấy chưa!
Ông Mải bỗng thấy lời chì chiết của bà vợ nghe sao hẹp hòi, hèn mọn. Nhưng ngẫm, có khi lại đúng cũng nên.
Ông Mải không nén được nỗi bực dọc cái quân vô loài, nhưng vẫn nhẹ nhàng bảo vợ:
- Không bán được thì thả vào chuồng nuôi, chứ sao bà cứ chì chiết tôi thế!
- Tôi bấn gì phải chì chiết ông. Nhưng cũng không thể không nói cho thiên hạ họ biết, có đời thuở nào quan lại đi ăn chẹt dân thế bao giờ?
Không biết bà vợ ông Mải đã nhận ra Cải đang ngồi với chồng trên hiên kia chưa, nhưng thực, câu nói của bà làm Cải bỗng ngượng chín mặt, chỉ còn thiếu tìm cái lỗ lẻ nào chui tọt xuống cho xong. Dĩ nhiên, những người ấy cũng chỉ là cán bộ, đảng viên dưới quyền lãnh đạo của anh, chứ không phải chính anh mắc lỗi. Nhưng một người lãnh đạo khi nghe người khác kể tội của người dưới quyền, lại không thấy hổ thẹn thì cũng không nên làm người lãnh đạo làm gì nữa. Cải bỗng loé lên ý nghĩ ấy, rồi lại ngồi thần mặt ra, không dám hé răng nửa lời, rằng bác bỏ quá đi cho, hoặc có khi chúng chỉ nói đùa chứ không là thật. Nhưng anh cứ ngồi lẳng lặng thông nõ điếu, đến không còn cái tàn nào dính quanh nõ, rồi mới đặt mồi thuốc lào vào, lấy ngón tay dặt dặt cho những sợi thuốc dính chặt vào nõ điếu. Giây lát mới cầm mẩu đóm châm vào ngọn đèn dầu để bên cạnh. Cái đóm bằng chính thân cây thuốc lào ngâm kỹ, phơi nỏ, tước nhỏ, vừa chạm vào ngọn đèn đã bén lửa cháy ngay. Cải vừa đặt cái đóm gần miệng điếu, liền rít liên hồi kỳ tận làm cái nõ điếu kêu nong sòng sọc. Lâu lắm Cải mới hút điếu thuốc lào ở ngay cái đất xưa kia nổi tiếng về trồng thuốc lào, tìm có thuốc lào được mang về kinh đô tiến vua. Tiếng là Cải cũng người huyện này, nhưng mấy xã vùng dưới quê anh không phải đất trồng thuốc lào, tuy cũng trồng, nhưng thuốc hút không được khói, mang lên miền ngược rượu nhạt bán người nhỡ thì được, chứ người quanh vùng sành hút họ không mua. Chỉ có vùng trên này, cũng chỉ có mấy làng Hà Nam, Phương Trà, Phương Trì đây là trồng thuốc lào kiểu gì hút cũng thơm ngon, đượm khói, lại say. Chả thế ngày xưa, ở mấy làng này từ ông già bà cả đến trẻ con mới nứt mắt đã hút thuốc lào, đến chỉ ngửi khói thuốc đã say, chẳng thế lại có câu: “Thuốc lào chồng hút vợ say; thằng bé qua ngõ lăn quay ra liền”. Thế cũng chưa hết. Có người còn lấy thuốc lào làm món lót dạ mỗi sớm mai lên. Vừa tung chiếu trên giường xuống đất là cầm ngay đến cái điếu hút một điếu thuốc lót dạ, rồi là đà lờ đờ lim dim hai mắt, lử đử lừ đừ, bụng dạ vận chuyển như có luồng sinh khí mới lạ tràn vào. Rồi cứ thế ngồi bó gối lúc lâu, lập tức người trở lên hoàn toàn tỉnh táo, đầu óc sáng láng, chân tay nhanh nhẹn, đi đứng hoạt bát. Điếu thuốc lào lót dạ buổi sớm mai từ lâu đã thành thói quen không thể thiếu của nhiều người ở vùng trồng thuốc lào. Đến mức có cô gái mới về làm dâu, mà làm dâu là gà gáy phải dậy nấu cơm sớm, để sáng ra mọi người trong nhà dậy ăn cơm ra đồng. Tục lệ ở vùng này ngày chỉ ăn hai bữa sáng, trưa để đi làm, chứ không ăn bữa tối. Cô gái mới về làm dâu, gà gáy dậy nấu cơm còn thẹn thùng, ý tứ không dám hút thuốc ở nhà trên, sợ làm cả nhà thức giấc, vội vo gạo, mang nồi xuống nhà bếp, vừa ngồi nấu cơm vừa hút thuốc cho tiện. Điếu thuốc đầu tiên của một ngày mùa đông tiết trời se lạnh, hút vào đến đâu biết đến đấy, thơm ngon, nồng đượm, thôi thì không còn cảm giác nào tả xiết. Vừa tỉnh táo lại vừa châng lâng, khoái cảm, tưởng không còn gì cảm khoái hơn, kể cả cái lúc thích thú đến lật bật cả người khi anh chồng chống cả hai đầu gối xuống giường đẩy như đẩy thuyền, cũng chỉ châng lâng, khoái cảm đến thế là cùng. Cô dâu mới đầu còn ngồi bó gối, như bao người say thuốc thường không ai bảo ai đều ngồi một kiểu thế, nhưng cứ lịm dần, lịm dần, rồi nằm vật ra cạnh bếp lửa lúc nào không hay. Ngày tháng mười khô hanh, những cây rạ nỏ như bấc từ trong bếp cháy lan ra ngoài, bén vào thùng trấu chất đầy rạ, cái nhà bếp bốc cháy ngùn ngụt mà cồ dâu mới vẫn trong cơn say, chưa biết một tý gì. Cho đến khi anh chồng bừng tỉnh, quờ tay không thấy cô vợ đâu mới sực nhớ ra, vội chạy xuống bếp, thì ôi thôi, cô dâu mới đã bị ngọn lửa liếm tới làn da trắng phốp pháp.
Cải lúc này đây ngồi rít mồi thuốc cháy thành than đến tận đáy nõ cũng không thấy châng lâng, khoái cảm, mà chỉ thấy đầu váng vất khó chịu. Anh cứ ngồi bần thần nhìn bà Mải và cô con gái kéo chiếc xe cải tiến ra chuồng lợn, nằm phía trái đầu hồi nhà ngay nối ngõ vào.
Lúc lâu, bà Mải tất tưởi bước vào, hai ống quần vẫn sắn đến đầu gối. Có lẽ giờ bà mới nhận ra Cải:
- Ối giời, lại tưởng ông cán bộ nào, ra chú Cải! Nghe nói hồi này về huyện rồi hử? Thế lại tốt, chứ cứ đi biền biệt thì chỉ được cái nhàn thây, nhưng vợ con lại vất vả quá đỗi. Dạo năm ngoái, trên này mạ bủi hỏng hết, tôi với mấy bà xuống dưới ấy mua mạ, gặp thím ấy mà mãi chị em mới nhận ra nhau. Sao mà trồng thím gầy đét như con cá mắm, có ốm đau gì không hử? Lại bảo em chả ốm đau gì. Nhưng để thím gầy là chú có khuyết điểm đấy.
Cái giọng sởi lởi của bà Mải làm Cải mau chóng quên đi sự tức giận của bà, và cả của anh, vừa nãy. Cải tủm tỉm cười:
- Vâng, đúng là con cũng có khuyết điểm cứ đi biền biệt. Nhưng nhà con người trông thế, chứ cũng không hay yếu vặt đâu. Chỉ phải cái cả nghĩ, cả lo, chả mấy đêm ngủ được đẫy giấc.
- Thời buổi này, anh bảo ai mà chả lo. Như nhà tôi có bốn miệng ăn, lại toàn người lớn. Thế mà vụ nào nhiều cũng chỉ được chia chưa đến ba tạ thóc, ăn làm sao được nửa năm giời mà chả lo cơ chứ.
Nghe bà vợ nói đến đấy, ông Mải vừa vơ đống nan đứng dậy, vừa lừ mắt cho vợ, ra ý bảo thôi, đừng kể lể dông dài đói lo ra làm gì. Đã mấy tháng, từ khi Điền bị kỷ luật, giờ mới có cán bộ huyện, lại là bí thư huyện uỷ, bước chân vào đến cái nhà này, đã biết thế nào mà bà dông dài. Nhưng đã nghe Cải tiếp lời bà:
- Nghe nói vụ vừa rồi trên này được mùa, năng suất những hăm nhăm, hăm sáu tạ cơ mà. Sao thóc chia lại ít thế, hả bà?
Bà Mải vẫn buồn buột nói theo ý nghĩ của mình:
- Hai mươi nhăm, hai mươi sáu tạ đâu chả biết, chỉ biết mỗi công được chia có bốn lạng thóc ướt thôi, anh ạ!
- Thế còn đâu cả?
- Bớt đầu, bớt đuôi để cán bộ chia nhau, chứ còn đâu. Nào là công quản lý điều hành, kế hoạch tài vụ, vật tư kỹ thuật, rồi công thuỷ lợi thuỷ nông, bơm thuốc sâu, tiêm chích lợn, bảo vệ đồng, trông nhà trẻ mẫu giáo. Thôi thì tất tật mọi việc từ nấu nước cho cán bộ uống, quét nhà hội trường cho cán bộ ngồi, trông xe cho cán bộ họp, đến nấu cơm cho cán bộ ăn liên hoan đều tính ra thành thóc để đưa vào phương ăn chia thì công lao động còn đâu mà chả bốn lạng thóc ướt, hả anh.
Cải vừa định hỏi câu gì đó, thì ông Mải đã trở ra, mắng át vợ:
- Cái bà này! Có bắt tận tay day tận mặt người ta không mà nói thế!
- Ông không ra đến đồng không biết, chứ người ta còn hát những câu nghe nẫu cả ruột nữa kia: “Xã viên đi cấy thâm ghe; để cho chủ nhiệm uống chè Thanh Tâm”, thì sao nào!
Ông Mải buông thõng:
- Đến nhỡn tiền còn chẳng ăn ai, nữa là hát với hỏng!
Cải nhìn ông Mải với cái nhìn khó hiểu:
- Ông bảo ai nhỡn tiền lại không làm sao kia?
Ông Mải ngồi xuống bên ấm giành tích, mở nắp, rót nước, chậm chạp, từ từ như chẳng đi đâu mà vội. Cải đưa mắt nhìn ông. Trên khuôn mặt vuông chữ điền, hiện rõ những đường da nhăn nheo, hai má đã hom hóp nhưng cái nhìn vẫn tinh anh, thoáng nét đăm chiêu, tư lự ẩn sau hàng mi dầy. Một ông già cương trực, hiểu đời, biết người, nhưng cũng không phải là người bộc trực, dễ hỏi, dễ nói. Cứ cái cách nói năng rào rào đón đón từ nãy đến giờ, đủ biết trong lòng ông đang có điều gì ấm ức chưa cởi ta được. Cải cầm cái chén không, đưa về phía cái dành tích ông Mải đang đặt tay lên nắp, nói:
- Ông cho con xin chén nước nữa. Cái giống chè xanh lâu không uống, giờ uống thấy ngon thế.
- Uống ban ngày không sao, chứ tối mà uống vào là khó ngủ lắm đấy.
Cải đón chén nước, tợp một ngụm chè xanh thơm thơm, chan chát thấm vào đến ly ty huyết quản. Đoạn, vừa xoay xoay chén nước còn dở trên tay, vừa nhìn ông Mải cất giọng chân tình:
- Ông còn tin con như cái ngày đơn vị pháo cao xạ của con về đóng quân ở đây, thì xin ông cứ nói thật. Con mới về huyện, cũng chưa hiểu hết mọi chuyện. Mà tình hình huyện nhà thì ông cũng biết rồi đấy, nó đa dạng và phức tạp lắm. Hôm nay con xuống, trước là thăm ông bà, sau cũng muốn biết sự thật về việc ông nên gặp thường vụ huyện uỷ hôm nọ.
Cải nói xong, không khí như ắng lặng hẳn. Cái hiên cửa quay hướng nam hơi ghé đông, mới già nửa buổi sáng mặt trời còn đi xiên ngang, chi đọng những vệt nắng mỏng manh nhàn nhạt. Ông Mải ngồi trầm ngâm nghe Cải nói, không ra chăm chú, cũng không ra lơ đễnh. Giây lát, quay ra ngoài bể nước, bà vợ đang rửa chân tay ở đó, giục:
- Bà chạy ra chợ mua cái gì ăn, được mớ cá về nấu bữa riêu chua thì ngon.
Bà Mải từ ngoài bể nước nói vỏng vào:
- Có khi bắt con gà mà thịt, ông ạ.
Cải vội lên tiếng:
- Thôi bác ơi, gà qué làm gì. Bác cứ cho ăn bữa cá riêu với rau muống sống thái nhỏ, như dạo nọ có lần cháu được ăn ở nhà ta, thế là ngon.
Ông Mải bảo:
- Gà thì nhà có đấy. Nhưng bây giờ thằng Điền đi vắng, chẳng lẽ tôi với anh lại bỏ đây đi đuổi gà.
Bà vợ nghe ông chồng nói thế, đủ biết ông thù tiếp bí thư huyện uỷ còn lâu, có lên đến chợ về tới nhà chưa chắc đã vãn chuyện. Còn Cải thì thầm hiểu, đó là cách ông đuổi khéo bà vợ đi để ở nhà dễ nói chuyện, nên khi ông Mải nói thế, anh cũng không can ngăn gì nữa.
/16
|