Bãi Gió Cồn Trăng

Chương 8: chương 8

/12


Cứ mỗi ngày cô Ba Túy Nguyệt đem cơm cho Bác vật Cảnh. Lúc đầu bà Năm Tảo sợ con mình vì tiếp xúc với kẻ phong hủi lâu ngầy chầy tháng sẽ bị lây bịnh ngặt nghèo kia, nhưng ông Năm Tảo khuyên:

- Sanh lão bịnh tử đều có số mạng cả, má nó chớ lo. Con Ba nhà mình đem cơm cho ông Bác vật chớ có tiếp xúc kề cận với ổng đâu mà má nó sợ lây bịnh.

Cô Ba Túy Nguyệt cũng trấn an mẹ:

- Thưa má, con mang cơm nước cho ổng con chỉ đứng đàng xa nói chuyện chớ không chà lết, quết xảm lên bộ ván gõ của ổng, con cũng không uống nước, ăn bánh ổng mời thì làm sao lây bịnh được. Ăn uống xong, ổng tự tay rửa gào- mên, phơi cho ráo để bữa sau con tời lấy đem về.

Vậy là ngày ba bữa, dù nắng hay mưa, cô Ba cũng đem cơm qua túp nhà lá nơi ông Bác vật Cảnh thuê. Tuy nhiên bà Năm tự nhủ để hưỡn hưỡn bà sẽ xúi ông Bác vật Cảnh thuê một đứa trẻ trong xóm lo việc đem cơm nước cho ông.

Lần đầu chạm mặt ông Bác vật Cảnh, cô Ba Túy Nguyệt bàng hoàng khôn tả. Trừ làn da đỏ thén vì bịnh, đường nét trên khuôn mặt ông thiệt khôi vĩ: Mũi dọc dừa, cầm vuông, trán đứng thẳng vách thành, cặp môi đầy đặn và rõ nét.. Chèn ơi, mặt gì mà thanh tú từng nét một! Đã vậy, vóc mình ông còn cân đối. Hôm đó ông mặc quần đùi, sơ- mi màu cháo lòng có vá vài mảnh để tiện việc vun xới líp huệ bên hè và mấy khóm bông tang, bông ngọc trâm trong sân. Cả hai chào nhau. Cô gái nhỏ nhẹ thưa:

- Thưa ông bác vật, ba má em sai em đem cơm qua đây. Từ rày về sau, hễ ông muốn ăn món chi xin cho em biết trước một ngày để em đi chợ mua sắm rồi nấu nướng cho ông ăn sốt dẽo.

Ông Bác vật trả lời:

- Để rồi đêm đêm, tôi nằm gác tay lên trán coi mình thèm ăn món chi, sẽ nói cho cô biết.

Cô Ba Túy Nguyệt đặt gào- mêm xuống bàn, lôi tùng ngăn ra để bày lên mâm. Bốn ngăn, trừ một ngăn đựng đầy cơm gạo nanh chồn trắng như bông bưởi và thơm ngào ngạt, ba ngăn kia gồm món canh rau cao kỷ nấu thịt, món sườn nướng thơm điếc mũi, món lòng gà xào thuốc vừa sắc cùng hai trái xoài cát làm món tráng miệng.

Bác vật Cảnh xoa tay, trầm trồ:

- Cơm sốt canh nóng, chỉ ăn bằng mắt thôi tôi cũng đã biết ngon dở ra sao rồi. Ai làm bếp vậy cô?

Cô Ba rụt rè:

- Thường thị chị Hai em cùng em làm bếp, nhưng hôm nay chỉ theo má em đi vô ngọn rạch CÁ Trê thăm người quen nên em làm bếp mình em. Mong ông không chê món dở mà chiếu cố cho em mừng.

Co rót thuốc vào chiếc tô sành, rồi bày trên chiếc dĩa sứ trái táo tàu và trái cà na tẩm đường. Xong xuôi, cô xin phép ra về. Ông Bác vật Cảnh vừa ăn cơm vừa hình dung lại nhân diện vóc dáng sô gái. Chu choa ơi, cô nầy là gái giữa chợ nửa quê mà sao có tướng sang dường ấy! Khuôn mặt trái xoan, sóng mũi giọt mật, vàng trán cao, mắt xếch thuộc loại phụng nhỡn sáng long lanh, cặp môi trái tim ửng màu san hô, hàn răng ngọc trai dều đặn trắng bóng, mái tóc óng ả như mua nhuộm huyền giồi! Đã vậy vóc mình cổ còn cao ráo, yểu điệu. Khi bước đi, tay cổ đánh đàng xa dịu nhiễu. Giọng cổ còn ấm áp lảnh lót, phát âm ráo rẻ ra người ăn học. Phải chi mình không mang bịnh nan y, mình sẽ cưới cổ, cất nhà lầu hai từng cho cổ ở mới xứng đáng cái huê dung nguyệt mạo của cô.

Trưa hôm đó, cứ nghĩ tới cô Ba Túy Nguyệt, rồi nghĩ tới hoàn cảnh cay nghiệt của mình, Bác vật Cảnh thêm thao thức, không tài nào ngủ trưa được. Theo trí lan man, ông nghĩ hết chuyện nọ qua chuyện kia. Gia đình ông thanh bạch, tuy không theo đạo nào nhưng thường tu nhơn tích đức, thờ cúng ông bà. Ông thì nhiễm Tây học, tin khoa học chớ không tin một đấng tạo hóa nào. Sống trong buổi giao thời, nhận thấy nước nhà không được khai hóa mở mang nên ông tích cực tham gia vào các hội phước thiện, hội chống mù chữ, hội chống hủ tục, hội khuyến nông cùng các hoạt động nâng cao dân trí. Vậy mà từ khi vướng bịnh nghiệt nầy, ông đành bỏ dở hết mọi hoạt động, cam sống ẩn dật nơi thôn ổ tịch mịch.

Bên ngoài trời xáng một trận mưa, lúc đầu tầm tã rồi sau cứ rỉ rả dai nhách. Mưa điệu nầy, làm sao ông ra ngoài sân để o bế bông kiểng và chăm bón vạt đất trồng rau cho được! Bởi đó ông đốt rề- sô nấu nước, pha cho mình một bình trà. Uống trà xong, ông lấy quyển Đường thi ra ngâm rồi thử dịch ra tiếng Việt. Bên ngoài, thỉnh thoảng gió lùa vào bụi tre kêu rào rào hoặc khua mấy nhánh bằng lăng, nhánh trúc bách diệp phần phật. Sau đó ông bỏ vào giường nằm gác tay lên trán, mắt lim dim.

Bóng chiều xám tro kéo về. Mưa vẫn chưa ngớt. Ngoài mé ruộng sâm sấp nước, ngoài ao bàu lũng vũng, tiếng ếch nhái, nhóc nhen, chàng hiu, bồ tọt cưa kêu nềnh oang buôn sao mà buồn thúi ruột! Ông bèn chổi dậy đi rửa mấy ngăn gào- mên và súc ấm. Xong, ông đem phơi trên vì tre cho ráo nước.

Bỗng ngoài sân có tiếng lăng líu:

- Xin thưa, có ông Bác vật trong nhà hay không?

Bác vật Cảnh đi thắp đèn và nói vang ra:

- Tôi ở trong nhà đây. Trời mưa ướt át, tôi có dám ra ngoài sân, ngoài hè, ngoài vườn đâu!

Cô Ba Túy Nguyệt đem hai gào- mên kháÿc đựng cơm và thức ăn qua. Chiều nay cô đổ bánh xèo. Món cơm nóng ăn với tôm kho tàu là đề ăn dặm thêm kẻo đêm dài ông sẽ đói bụng. Cô lôi giỏ lấy bánh xèo và rau sống bọc trong lá chuối để bày ra mâm. Cô mở nút chai đựng nước mắm giấm ớt rót ra chén nhỏ để ông chấm bánh xèo.

Bác vật Cảnh than:

- Trời chiều mưa gió, nằm đọc sách hoài nên tinh thần tôi trì trệ lắm. Sẵn bánh xèo nóng hổi bù thổi bù ăn nầy, ăn xong chắc tinh thần tôi sẽ phấn chấn được chút nào chăng!

Cô Ba chắc lưỡi:

- Chết chưa! Nằm mà đọc sách hoài thì đầu óc tránh sao khỏi loõng bõng, tinh thần làm sao khỏi sa sút đây! Ông Bác vật nên tìm kinh kệ mà đọc có hơn không?

Bác vậy Cảnh cười cười::

- Ý gì cô khuyên tôi như vậy?

Cô Ba sắp mấy trái mận xanh, đỏ vào dĩa, nhoẻn nụ cười ranh mảnh:

- Thưa, em có ý gì đâu. Ông thử đọc vài phẩm kinh Đại Thừa thử coi có hạp với nhu cầu tâm linh của ông hay không! Nếu hạp thì đọc tiếp, còn không thì ông cứ đọc sách khác để mở mang trí thức.

Bác vật Cảnh ỡm ờ:

- Được rồi, tôi sẽ đọc kinh Phật cho cô vui.

Cô Ba nghiêm ngay sắc mặt, thái độ lạnh lùng nên Bác vật Cảnh không nói gì thêm. Cô chồng những ngăn gào- mên, xỏ vào tay xách, còn chiếc ấm đất thì cô bỏ vào giỏ mây. Bên ngoài mưa đã tạnh, trời nạm đầy sao đêm lấp lánh. Bóng trăng tròn vành vạnh đã ló dạng ở phương đông. Bác vật Cảnh bảo:

- Chắc cô không rõ, tôi đã có lần thưa với bác Năm rằng tôi vốn không duy tâm nên không tin đấng tạo hóa. Theo tôi, tôn giáo chỉ lập ra những lý thuyết khiến con người cần an. thiếu ý chí tiến thân.

Cô Ba Túy Nguyệt lắc đầu:

- Đó chỉ là thành kiến. Nếu ông đọc kinh Phật, ông sẽ có những suy nghĩ khác.

Và cô vẫn giữ vẻ lạnh lùng:

- Thôi, xin chào ông. Đêm nay ông có suy nghĩ muốn ăn món chi thì sáng mai cho em biết.

Cô bước ra ngoài, men theo lối nhỏ băng qua khoảng đất trống mọc đầy cỏ đuôi chồn, cây ké, cây mua, cỏ mực để tiến vè phía hàng rào ngăn đôi khuôn viên nhà cô và ngôi nhà thuê này, mở cửa rào bước vào khuôn viên nhà mình.

Hôm nay cả nhà ăn cơm trễ phải chờ cô Thiệt Nguyện đi An Hữu về. Cũng như thường lệ, bàn ăn được cọn hai mâm. Mâm mặn dành cho cả nhà, mâm chay dọn riêng cho cô Thiệt Nguyện. Món bánh xèo chay được đúc nhưn bằng giá, nấm mối, đậu hũ chiên... Hôm nay lại có ông Đạo Chuối đến viếng, và cũng như thường lệ ông chỉ ăn chuối chớ không ăn cơm. Bởi đó, bà Năm Tảo đãi ông bằng chuối cau vàng óng, ngọt và thơm. Ngoài ra ông Năm Tảo còn pha cho ông một bình trà Ô Long thiệt ngon.

Trong lúc dùng bữa, bà Năm Tảo mang ý định thuê trẻ mang cơm cho ông Bác vật Cảnh ra tỏ với cả nhà. Cô Ba Túy Nguyệt lộ vẻ bất bình, bảo mẹ:

- Má nghĩ coi, nếu má sợ con lây bịnh rồi đi mướn một thằng nhỏ đem cơm cho ông Bác vật thì té ra mình ỷ có tiền đưa nó vào chỗ hiểm nghèo hay sao? Gia đình mình là Phật tử thuần thành, con đâu thể để má làm như vậy được. Vả lại con vốn dè dặt kỹ lưỡng, gẫm chẳng hại chi. Còn bọn con nít lòng dạ hời hợt, ăn chưa no lo chưa tới, khó mà gìn giữ kỹ, không sớm thì chầy tụi nó cũng bị lây bịnh.

Cô Hai Túy Ngọc biểu đồng tình:

- Em con nói phải đó má. Thôi, để con với nó thay phiên nhau đem cơm cho ổng. Ông ta kể vai vế và thứ tự họ hàng là em chồng của con đó, chớ có phải người dưng nước lã đâu!

Cô Thiệt Nguyện ngăn cản:

- Em lãnh phần đem cơm cho ổng sao tiện. Thôi để cho con Ba cũng được.

Cô Hai cười:

- Tiện hay không tiện là chuyện thị phi. Mình hơi nào để tâm tới miệng lằn lưỡi mối cho mệt! Cứ làm theo lương tâm, theo lẽ phải. Hễ đức trọng thì quỷ thần kinh.

Bà Năm Tảo làm thinh, không dám chêm vào một tiếng bàn ra nào nữa. Cơm nước xong, cả nhà ra trung đường hầu chuyện ông Đạo Chuối.

Ông Đạo than phiền:

- Tui vừa đi An Hương về. Bịnh tình bà Mười Hai có mòi tái phát. Tui có dán mấy đạo bùa ở cửa buồng bả, vậy mà đêm đêm yêu quái cứ chui vô buồng cưỡng dâm bả. Tui biết ngay là con yêu nầy bản lĩnh cao cường trong khi tui còn non tay ấn. Chồng bả cho tui hay bả lại lớn bụng thêm một lần nữa. Ồng khóc lóc xin tui cứu mạng bả, cho nên ngày mai tui phải đi đò máy về Châu Đốc tìm sư huynh tui là ông Đạo Xiêm để xin vài lá bùa. Sư huynh tui có học luyện bùa ngải và trừ tà tận bên Xiêm.

Bà Năm Tảo thở dài bảo chồng:

- Ông coi đó, nếu vợ chồng bà Mười Hai từ trước biết tu nhơn tích đức thì đâu phải lãnh cái ác bào như vầy Thừ khi ị yêu mà tà quái quấy nhiễu, bả đã phải bỏ thành thị để về An Hương, vậy mà có thoát đâu!

Cô Thiệt Nguyện kể thêm:

- Thưa thím, cháu đi An Hương, nghe đâu xóm bên cạnh đình kể rằng trước đây bà Mười Hai lâu lâu từ chợ Vãng về các làng quê lân cận dụ dỗ gái quê ra thành, trước hết bắt họ làm đầy tớ, sau đó bà mua sắm quần hàng áo lụa cùng son phấn vòng vàng cho họ, bắt họ tiếp khách. Ăn quen theo kiểu đó, bà dụ dỗ gái chú Thường xuyên Lê Văn Hai ở An Hương khiến chú tức giận, vốn mang bịnh lao nặng nên chú hộc máu tươi ra mà chết. Con trai chú sau đó bỏ nhà ra đi, thề sẽ trả thù. Ít lâu sau, hắn lảng vảng ở xóm Lò Tương ngoài chợ Vãng là nơi bả mở động điếm. Hắn tò tí với chị bếp bả, bỏ bùa vô thức ăn của bả sao đó nên bả phát điên. Chồng con bả đưa bả về An Hương tịnh dưỡng. Sau đó công việc làm ăn thất bại, họ đành bán nhà, bán động đĩ ở xóm Lò Tương về xóm cạnh đình làng An Hương. Càng lúc cơn điên của bà Mười Hai càng nặng, bà thường đổ hô có yêu quái đêm đêm vô buồng cưỡng dâm bà, nhưng chồng con bà thì nghĩ rằng bả điên chớ có yêu quái gì đâu!

Ông Đạo Chuối nhấn mạnh từng tiếng:

- Bà điên trước, sau đó yêu quái thừa lúc tâm thần bà dao động, nhập vô quấy phá. Tiếc rằng tui chưa dò dẫm được tung tích con yêu đó mà thôi!

Cô Thiệt Nguyện bảo:

- Dạo sau nầy hễ nghe chó sủa là bả hoảng kinh hồn vía, tay chân run lẩy bẩy, sống lưng bả đổ mồ hôi lạnh ngắt. Con chó nào sủa dai thì bả lăn đùng ra chết giấc.

Mưa lại kéo về. Câu chuyện xoay qua đề tài khác. Bà Năm Tảo lau bộ ván cẩm lai, trải chiếu bông, bày mền nỉ, gối ống để dọn chỗ ngủ cho ông Đạo Chuối. Sau đó ai nấy rút về buồng riêng. Bà Năm Tảo dặn hai cô con gái:

- Con Hai con Ba hãy đi ngủ sớm để đầu canh năm thức dậy bắt nước làm gà nấu cháo. Bay cũng đừng quên nấu cháo chay cho chị Thiệt Nguyện bây dùng. Nhà có sẵn nấm rơm, mì căn, tào hũ ky, đủ bộ vận hết...

Mưa bên ngoài không ngớt, hễ trận nầy vừa tạnh là đám khác kéo về. Sau đó mưa cứ tuôn rỉ rả, trùn dế bên nhà tỉ tê từng loạt. Cô Ba Túy Nguyệt thay bộ quần áo rộng rồi vào giường, buông mùng xuống. Ngọn đèn chong vẫn cháy sáng mà cô không buồn vặn nhỏ. Thời tiết mát lạnh làm giấc ngủ mau tới.

Bỗng dưng cố Ba thấy mình đang đứng dưới mái hiên túp nhà lá mà Bác vật Cảnh vừa thuê. Cô đang đứng gần lu nước có chiếc gáo dừa gác trên miệng lu. Kế lu nước la khóm trang trổ bông đỏ như ráng chiều hè. Bỗng một người đàn bà mặc chiếc áo dài trắng, có khoát khăn san the trắng, dáng đi thướt tha yểu điệu tới gần bên cô. Tửng ai té ra cô Út Thoại Huê. Cô Ba Túy Nguyệt hoảng kinh toan chạy trốn thì cô Út trấn an liền:

- Cháu đừng sợ. Dì tuy là hồn ma bóng quế nhưng là vong cô của cháu, thường theo phù hộ cháu chớ có làm hại cháu bao giờ. Nè, hôm nay dì hiện hồn vào giấc chiêm bao của cháu để báo cho cháu một điều: ông bác vật Cảnh là người có duyên nợ với cháu đó. Cháu phải gắng mà săn sóc ổng.

Cô Ba Túy Nguyệt thắc mắc:

- Thưa dì, ổng đang mắc bệnh nan y, lẽ nào ba má cháu chịu gả cháu cho ổng?

Hồn cô Út cười:

- Việc đời biết ra sao mà lường! Rồi đây cháu sẽ rõ, thiên cơ bất khả lậu, cháu ôi!! Dì chỉ muốn biết một điều: cháu có tình ý gì với ổng không?

Cô Ba Túy Nguyệt mắc cỡ:

- Dì hỏi trớ trêu quá, nhưng cháu cũng xin thưa cháu kính mến ổng vì ổng là người ăn học, có dự phần vào xã hội tân tiến. Cháu lại còn thương xót ai hoài cho thân phận ổng vì bịnh ngặt nghèo mà phải bỏ hết công việc, chí hướng để về chui rúc nơi thôn ổ quạnh hiu như xóm Chuồng Gà nầy.

Hồn cô Út:

- Cháu là kẻ có lòng. Nội việc cháu không muốn mướn kẻ khác đem cơm nước cho ổng đã có thể gieo nhơn lành cho cháu rồi. Vậy cháu hãy săn sóc ổng cho chu đáo, và nhứt là phải thuyết phục ổng trọng Phật kính tăng, có vậy mới ngó lại cháu.

Nói xong cô Út Thoại Huê biến mất. Cũng vừa lúc đó, cô Ba Túy Nguyệt thức giấc. Nằm ôn lại giấc chiêm bao, lòng cô ngổn ngang trăm mối. Câu của cô Út: "Việc đời biết ra sao mà lường" lại đập vào tâm trí cô. Nếu vậy Bác vật Cảnh sẽ có ngày hết bịnh? Nhưng hết bịnh bằng cách nào đây? Họa chăng nhờ phép lạ. Săn sóc ông, cô Ba không quản ngại. Cô chỉ ngại mình không thể cảm hóa ổng tin tưởng đạo Phật, trau giồi phương tiện tâm linh!

Thiệt tình, tù khi Bác vật Cảnh dọn về đây, cô Ba Túy Nguyệt không hề có cảm tình gì đặc biệt với ông ta. Không phải tại cô chê ông vướng bịnh ngặt. Cô chỉ nhận thấy giữa ông ta và cô, mỗi người có một thế giới khác, một xã hội khác, một hoàn cảnh khác nên tâm tính, ý chí, tình cảm phải khác nhau. Nhưng từ sáng hôm nay, giáp mặt ông, nói chuyện với ông, cô cảm thấy lòng mình bâng khoâng khó tả. Lúc đầu cô cho rằng tại vì ông ta gợi ở cô lòng trắc ẩn, nhưng giờ đây cô mang máng thấy rằng, sau tấm lòng trắc ẩn kia còn có một tình cảm khác nữa. Thôi thì cô đành phó mặc cho nghiệp quả đẩy đưa, chớ làm sao cô lường được diễn biến sắp tới! Quý hồ là cô giữ được tấm lòng trong sạch, ý chi kiên trinh và nương theo Tam Bảo mà sống đời khiêm tốn nhưng sáng danh Phật tử. Có được như vậy thì dù tai ương hoạn nạn bủa giăng, cô vẫn bình tâm trả quả, gây dựng nghiệp tốt, tấm lòng tự tại sẽ lần lược sáng lòa như gương báu.

Cô Ba Túy Nguyệt nối lại giấc ngủ cho tới lúc chùa xóm bên gióng trống dóng chuông làm lễ công phu. Cô cùng mẹ và chị nấu nước pha trà rồi cho vào chai lít. Bà Năm Tảo lấy hai nải chuối sứ, chai lít đựng nước trà và hai bộ quần áo vải xiêm vừa giặt sạch bỏ vào bao cà ròn, một loại bao đươn bằng lá bàng. Đây là hành lý của ông Đạo Chuối.

Vào lúc bà Năm và hai cô con gái đốt đèn làm việc trong bếp thì ông Đạo Chuối cùng ông Năm Tảo thức dậy. Uống xong tuần trà, ông Năm hối ông đạo đi ra bến tàu. Chiều hôm trước, ông đã mua giấy tàu để sáng nay ông đạo đi Châu Đốc.

Từ xóm Chuồng Gà muốn đi tới bến tàu phải đi bộ ra giốc cầu Thiềng Đức, ở đó có xe kéo, xe lôi, xe xích lô để qua bên kia khu chợ và đi một mạch tới bến tàu. Vừa lúc đó, ông Chín Thẹo và cô Út Ngọc An từ bên kia hàng rào bước qua. Ông Chín Thẹo nói với ông Đạo Chuối:

- Má bầy trẻ có thuê hai chiếc xe lôi để cùng đưa ông đạo ra bến tàu. Giờ nầy chưa xe nào có mặt ở giốc cầu Thiêng Đức đâu!

Cô Út Ngọc tha thiết:

- Bạch ông Đạo, nếu nhờ tha lực của thập phương chư Phật cùng tài tróc quỉ trừ yêu của ông mà dì Mười Hai con hết bịnh thì con sẽ thuyết phục dì con qui y Tam Bảo và noi gương ông cùng chị Thiệt Nguyện để cứu nhơn độ thế.

Ông Đạo Chuối mở đãy bằng vải nâu, lấy ra ba quyển kinh đưa cho cô Ba Túy Nguyệt:

- Tặng cháu ba quyền kinh nầy, biết đâu sẽ có ích lợi cho cháu.

X

X X

Sáng hôm đó, khi đem liễn cháo gà cho Bác vật Cảnh, cô Ba mang theo ba quyển bửu kinh mà ông Đạo Chuối vừa tặng cô đưa cho ông Bác vật. Cô chờ đợi phản ứng của ông. Ông cầm quyển kinh Viên Giác lên lật vài trang, mặt không hề đổi sắc.

Chiều hôm sau, khi cô Ba xách cơm canh qua thì bắc gạp Bác vật Cảnh đang chăm chú xem kinh Lăng Nghiêm. Vừa thấy cô, ông xếp sách lại. Cô vừa bày thức ăn ra mâm, vừa hỏi:

- Quyển kinh ông đang xem đó, ông thấy ra sao?

Bác vật Cảnh trả lời:

- Ngay từ hai phần đầu, tôi đã bị quyển sách này lôi cuốn. Đẻ tôi đọc xong, sẽ cho cô biết sau. Bây giờ, tôi có thể nói với cô điều nầy: Triết thuyết nhà Phật không phải là tà thuyết mà là để giúp chúng sanh giải phóng tâm thức. Lâu nay tôi đã lầm tưởng, thiệt bậy quá xá!

Từ đó tới suốt nửa tháng sau, Bác vật Cảnh ngoài thú làm vườn, thường đọc kinh và tư duy. Ông có nhờ ông Năm Tảo mua cho ông bức tượng A Di Đà Tam Tôn và tượng Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai. Đêm đêm ông tụng kinh Dược sư, nhưng đó là chuyện về sau.

Sau khi tìm gặp ông Đạo Xiêm ở Tân Châu, ông Đạo Chuối đem bùa trừ tà tróc yêu về đất Vãng. Ông Chín Thẹo sắm sửa ghe rồi cùng ông Đạo Chuối, cô Thiệt Nguyện và cô Út Ngọc An đi An Hưng để trị bịnh cho bà Mười Hai.

Ông bà Mười Hai ở tong ngôi nhà lợp ngói âm dưng, vách vÿn bổ kho cách ngôi đình làng một con rạch nhỏ, có chiếu cầu khỉ bằng tre bắc ngang. Xung quanh nhà là ngôi vườn thập cẩm trồng nào chuối, ổi, mận, nho cam, xoài, chanh, bưởi...

Thấy khách chợ Vãng đến, ông Mười Hai mừng lắm, sai trưởng nam là cậu Hai Thanh dọn hai căn buồng, một dành cho ông Đạo Chuối và ông Chín Thẹo, một dành cho cô Thiệt Nguyện và cô Út Ngọc An. Ông cũng sai con gái là cô Ba Hồng bắt con vịt cà cuống nấu cháo, cùng dọn cơm chay cho cô Thiệt Nguyện và cô út.

Ông Chín Thẹo hỏi người em cột chèo:

- Dì Mười Hai có đỡ chút nào chăng vậy dượng?

Ông Mười Hai buồn rầu:

- Từ mười bữa nay, má sắp nhỏ lại trở bịnh, cứ hô bị quái vật hãm hiếp rồi hát lý tối ngày. Cả nhà phải giữ bả kẻo bả uống nước bùn sình mà bả cho rằng ngon còn hơn cam lộ của Phật bà.

Bà Mười Hai nghe có khách tới liền từ trong buồng bước ra. Đó là người đờn bà tuổi ngoài bốm mươi, da dẻ xanh chành, mình vóc gầy mòn khô héo, tóc rụng xơ xác. Vừa thấy mặt ông Đạo Chuối là bà ré lên chửi:

- Tiên nhơn tổ đường cái quân tả đạo bàng môn nầy! Tao bị nó hành mà mầy còn dắt phường đầu trâu mặt ngựa tới đây quấy rầy không cho tao tịnh dưỡng phải không?

Bà xốc lại ông Đạo Chuối toan hành hung, nhưng cậu Hai Thanh hiệp sức cùng ông Mười Hai và ông Chín Thẹo xúm lại cản ngăn và dùng lời dịu ngọt an ủi bà. Bà ngoe ngoảy bỏ vô buồng, miệng hát:

- Tay thiếp ôm chiếc gối vuông, mắt thiếp tuôn giọt ngọc. Buồng vắng chàng rồi, bụi mốc nhện giăng...

Ông Mười Hai nói với ông Đạo Chuối:

- Vợ tui từ khi điên về đây tịnh dưỡng, úng thuốc bắc do thầy Năm Trợ gần đây hốt như uống nước lã! Tối hôm đó, bả bèn chạy ra ngoài giữa cơn mưa lâm râm. Cả nhà xách đèn tán chai đi kiếm, thì thấy bả ngồi trên mả con chó bẹc- giê của ông Cai tổng Huyền...

Ông Chín Thẹo chận lại hỏi:

- Chó chết mà cũng có mả nữa sao?

Ông Mười Hai vừa vấn thuốc rê vừa đáp, vẻ mặt đăm chiêu:

- Số là ông Cai tổng Huyền có cậu trưởng nam tên là Hai Biểu. Củ được cha cho qua Tây học, đậu bằng tú tải rồi trở về nước. Cẩu về vườn sống đời công tử. Sau khi ông bà Cai tổng lần lượt qua đời, cẩu bán nhà, bán vườn, bán ruộng lên Lèo lập nghiệp rồi cưới vợ ở luôn bên đó. Nhà ông Cai tổng trước đó bị thợ mộc ếm bùa Lỗ Ban nên ai ở cũng mần ăn thất bại cho tới tán gia bại sản mới thôi. Cho nên nhà đó bị bỏ hoang. Hồi còn ở đây, cậu Hai Biểu có nuôi một con chó tây, cưng nó lắm, cho nó ăn toàn thịt bò, thịt heo. Khi nó chết, cẩu chôn nó sau vườn, bốn bên mả có tấn đá ong.

Cậu Hai Thanh tiếp lời cha:

- Má cháu hôm đó trong cơn điên, đến ngồi trên mả con chó. Sau khi được đưa về nhà, mỗi lần bả nghe chó sủa là bà nổi da gà, tay chân lạnh ngắt. Rồi từ đó đêm đêm, bả đổ hô là có kẻ vô buồng hãm hiếp bả.

Ông Đạo Chuối ngồi im. Vận sự về bà Mười Hai, ông đã nghe nhiều rồi. Ông hỏi ông Mười Hai lập đàn để ông làm phép trấn quỉ trừ ma. Cô Thiệt Nguyện thì lập bàn thờ, bày tranh Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai rồi treo phấn lụa năm màu và đốt 49 ngọn đèn để tụng kinh Dược Sư.

Ông Đạo Chuối treo tấm lụa đỏ vẽ hình bát quái bằng kim nhũ lóng lánh ở đàn tràng rồi vừa đốt mười đạo bùa thả mười phương vừa đọc thần chú. Đọc xong, ông bước xuống đàn tràng thì cô Thiệt Nguyện cũng vừa tụng xong 49 biến Dược Sư Lưu Ly Quang Dà La Ni. Cả hai tạm ngưng công việc, ngồi uống trà giải lao ở trung đường với gia chủ.

Cậu Hai Thanh và cô Ba Hồng cúng đường hai nải chuối lá. Thứ chuối nầy tuy vỏ có nhiều sớ nhưng thịt thì khá ngon, ngọt hơn chuối sứ, chỉ không thơm bằng chuối cau mà thôi.

Sau đó cô Ba Hồng dọn cơm chay cho cô Thiệt Nguyện và cô Út Ngọc An, ngồi bồi tiếp hai cô một chốc rồi mới xin phép dọn tiệc thịt vịt cho ông Chín Thẹo và cả nhà.

Hôm sau, cô Thiệt Nguyện bắt đầu tụng nguyên bộ kinh Dược Sư, còn ông Đạo Chuối lên đàn tràng tiếp tục trấn ếm yêu ma quỉ quái. Sau khi mọi việc xong xuôi, cô Thiệt Nguyện tụng hết bộ kinh và ông Đạo Chuối đã cuốn lá bùa bát quái bỏ vào đãy gấm, tất cả chủ khách đều tụ lại ở trung đường đàm đạo. Ông Đạo Chuối bảo:

- Tui đã biết tung tích con quỉ quấy nhiễu bà Mười Hai rồi. Tui chỉ có thể trấn áp con quỉ đó, còn việc chữa bịnh điên của bả, phải nhờ tha lực của đức Dược Sư cùng thập vị đại tướng Dược Xoa vậy.

Đem đó bà Mười Hai vẫn nói nhảm, lúc khóc lúc cười làm cả nhà không ai ngủ nổi. Ông Mười Hai bảo ông Đạo Chuối:

- Lạ chưa, hổm rày cơn điên của bả hơi bớt thì bữa nay lại có mòi tăng thêm.

Ông đạo trấn an:

- Cơn mưa trước khi tạnh tuôn ào ào hơn lúc mới rớt hột, xin gia chủ an tâm:

Canh năm vừa mãn, cô Út Ngọc An, cô Thiệt Nguyện cùng cô Ba Hồng thức dậy xuống bếp nấu cơm nếp và chuẩn bị bữa điểm tâm thì bà Mười Hai từ trong buồng bước ra, miệng hát:

- Đêm khuya tim lụn dầu hao,

Chồng tui say rượu, anh vào chi đây?

Rồi bà khóc sướt mướt:

- Lại "nó" nữa! Nó cứ theo bóng tối đêm về để chui vô buồng hãm hiếp tao. Tao già rồi, thịt da dai nhách mà nó không tha! Chèn ơi, mình mẩy nó đấy lông lá khét nghẹt làm tao muốn nghẹt thở, bụng tao bào xào muốn mửa thốc mật xanh mật vàng! Phen nầy chắc tao tự vận chết cho mát thân!

Ông Đạo Chuối đem bùa dán ở cửa buồng và trên bốn vách buồng. Tất cả gồm năm đạo bùa. Đêm hốm đó, trong phòng bà Mười Hai có tiếng hét lẫn tiếng ạch đụi. Bà la chói lói:

- Nó đó, nó hãm hiếp tui lại còn cắn tui nữa... Cứu tui bớ bà con! Cứu tui bớ lối xóm!

Ông Đạo Chuối chỗi dậy hô lớn:

- Mau thắp đuốc lên! Đêm nay tui bứng con yêu tinh ra khỏi cuộc đất nầy!

Cậu Hai Thanh vội thắp đèn măng- sông treo giã nhà. Cậu cũng thắp cho ông Chín Thẹo, ông mười Hai, ông Đạo Chuối và cho cậu mỗi người một cây đuốc. Cả bốn cùng vào buồng bà Mười Hai thì thấy bà nằm lõa lồ trên giường, bất tỉnh hôn mê. Ông mười Hai kéo tấm mềm nỉ xám trùm cho vợ. Còn ông Đạo Chuối cầm đuốc rọi cửa buồng và bốn tấm vách thì thấy đạo bùa bị lột tróc hết, xác bùa bị xé tả tơi nằm trên nên gạch.

Cậu Hai Thanh chắc lưỡi:

- Con yêu nầy phép thuật cao cường thiết! Bùa của ông đạo đây chẳng nhằm nhò gì đối với nó!

Ông Đạo Chuối moi chiếc kiếng trong tay nải ra. Đây là một phiến gưng tròn đường kính cỡ một tấc, sau lưng có dán đạo bùa vẽ chữ Phạn. Ông bảo:

- Cháu đừng tưởng năm đạo bùa không hiệu nghiệm Con yêu kia trước đây vô buồng nầy khi rút lui không để lại dấu vết, nhưng năm đạo bùa nầy đã làm cho dấu chơn nó tỏ lộ. Phải có cái kiếng chiếu yêu này mới thấy dấu chơn để theo về sáo huyệt của nó.

Ông khuyên mọi người thủ sẵn xà beng, cuốc, búa và cây tre vó nhọn. Ông đốt đèn cầy rồi áp gần kiếng chiếu yêu. Lùng ánh sáng phản chiếu soi rõ dấu chân chó từ cửa buồng ra tới ngoài hè. Mọi người cùng theo ông dò dấu chân chó, vượt qua hàng rào tre bao quanh khuôn viên, qua hai mương nước nhỏ, qua chiếc cầu khỉ, đến khuôn viên ông Cai tổng Huyền và dừng lại bên mộ con chó bẹc- giê của cậu Hai Biểu. Ông Đạo Chuối reo lên:

- Đây rồi, sào huyệt của con yêu tinh đây rồi!

Ông dán đạo bùa lên tấm mộ bia con chó, đoạn sai mọi người dùng xà beng nạy những phiến đá ong tấn hai bên và đào mộ lên. Gần hai tiếng đồng hồ sau, chiếc hòm gỗ huỳnh đàn bày ra.

Ông Đạo Chuối vẽ bùa Lỗ Ban trên nắm hòm rồi vỗ tay một cái, nóc hòm văng ra xa, bày thi thể con chó. Thịt nó không hư vữa hôi thúi, chỉ rụng một ít lông mà thôi. Nó nằm thở hoi hóp, bụng phập phồng. Ông Đạo Chuối lại đọc thần chú, rồi cầm cây tre vót nhọn, dùng hết sức bình sanh đâm vào ngực con chó. Nó quằn quại lên tru một tiếng dài. Máu từ ngực nó tuôn ra đỏ ối nhưng không có mùi tanh của máu mà là mùi dầu lửa bốc nống nặc. Màu đỏ trong phút chốc biến thành màu xanh như chàm rồi ngả thành màu đen như hắc in. Ông Đạo Chuối lấy dao moi bụng chó thì chỉ thấy tóc cuộn từng lọn từng chàm chớ chẳng có ruột gan chi hết. Ông liền đưa cây đuốc vô vũng máu yêu tinh, máu mà bén lửa còn hơn xăng, cháy phùng lên. Mùi dầu hắc trộn mùi tóc cháy khét nghẹt. Đợi xác con yêu tinh thành tro, ông mới bảo cậu Hai Thanh lấp mộ lại, rồi ông quay qua ông mười Hai:

- Thôi, xin mừng ông. Bà Mười Hai sẽ không bị con yêu tinh quấy rầy nữa.

Rồi ông dặn cô Thiệt Nguyện:

- Ngày mai tui về chợ Vãng với ông Chín và cô Út, còn cô cứ ở đây tụng thêm cho đúng 98 biến kinh Dược Sư rồi hẵng về.

xxx

Khi về tới chợ Vãng, ông Đạo Chuối dùng đò ngang từ bến Dinh ông Chánh qua bên kia cù lao An Thành. Còn ông Chín Thẹo và cô Út Ngọc An về xóm Chuồng Gà. Lối xóm bu lại nhà ông bà Chín Thẹo để nghe hai cha con ông Chín kể rạch ròi tự sự. Có người còn hiếu kỳ chèo ghe, bơi xuống tới An Hương để ngó tận mắt bà Mười Hai và mả con chó quỷ.. Dân xóm nghe chuyện, kéo qua An Thành viếng Tịnh Liên am, nơi ông Đạo Chuối cư ngụ. Họ cúng đường am rất hậu rồi hùn tiền may hai tấm áo nhựt bình và hai chiếc quần vải cho ông Đạo Chuối.

Bà Năm Tảo và hai cô con gái càng giốc lòng ăn chay niệm Phật. Chừng hai tuần lễ sau, cô Thiệt Nguyện trở về xóm Chuồng Gà báo tin:

- Thưa chú thím Năm, thưa ông bà Chín, giờ đây bà Mười Hai hết điên rồi. Bà hứa sẽ tìm những cô gái mà bà dụ dỗ làm nghề buôn hương bán phấn để giúp đỡ họ hoàn lương và tìm chỗ xứng đối vừa lứa gả họ. Dù có phải tốn ba phần tư gai sản, bà cũng không nề hà.

Bà Chín Thẹo và cô Út Ngọc An chỉ biết chấp tay niệm Phật, không nói không rằng. Riêng cô Ba Túy Nguyệt trong dịp đem cơm nước cho Bác vật Cảnh hôm đó, thuật lại vận sự bà Mười Hai cho ông nghe. Cô nhấn mạnh:

- Tha lực của đức Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai khó mà lường được. Ông cứ trì chí tụng kinh Dược Sư sẽ thấy ứng nghiệm.

Bác vật Cảnh thành thật:

- Sự hiểu biết của nhơn loại về khoa học nào có nhằm nhò chi với sự hiểu biết của Phật. Cám ơn cô đã đem kinh lại cho tôi đọc. Lúc đầu vì chiều theo ý cô, vì tò mò nữa, nên tôi rờ tới kinh Lăng Nghiêm. Nhưng có lẽ tôi có túc duyên với Phật pháp hay sao đó mà chỉ mới đọc hai phần đầu là tôi say mê, trí óc thân nhiếp Phật pháp không mấy khó khăn. Thiệt cô là một thiện tri thức của tôi vậy!

Cô Ba Túy Nguyệt cười:

- Kiến thức của em về Phật pháp nào có bao nhiêu! So với chị Thiệt Nguyện, ba em và với các Phật tử thần thành thường làm công quả cho chùa Long Đức, em chỉ là con đom đóm sánh với ngọn đèn. Giờ đây, nghe ông luận về kinh kệ, em chợt thấy lợi căn của ông thù thắng là dường nào. Rồi đây biết đâu ông sẽ trở thành bực đa văn. Với cái biện tài vô ngại kia, ông sẽ đi đây đó giảng kinh cho các Phật tử nghe, làm lợi cho biết bao kẻ thành tâm cầu đạo.

Trước khi ra về, cô Ba hứa:

- Để em lên chùa Long Đức thỉnh kinh Diệu Pháp Liên Hoa cho ông xem. Trong quyển đó có phẩm Phổ Môn nói về công đức của đức Quán Thế Âm Bồ Tát. Ông nên tụng phẩm nầy để cầu xin đức đại từ đại bi đem nước cam lộ gội rửa trần cấu cho thân tâm ông được khinh an và lành mạnh.

Chiều hôm đó, cô Ba đem cơm cho Bác vật Cảnh, không quên mang theo quyển kinh Pháo Hoa.

Tối hôm đó, sau khi cơm nước xong, Bác vật Cảnh đi tắm rồi pha trà cúng Phật. Trời đêm tạnh ráo. Vầng trăng bạc đã lên khỏi ngọn xoài ở cuối vườn. Ông cuốn lớp chiếu trải trên divan cẩm lai để nằm chơi cho mát, dè đâu ông ngủ hồi nào không hay.

Trong cơn chiêm bao, Bác vật Cảnh thấy một mụ già mặt mũi xấu xí đứng bên giường. Ông hỏi:

- Bà ở đâu tới đây? Cửa nẻo đã gài chặt, sao bà vô đây được?

Bà già cười thân thiện:

- Tui ở trong nhà này chớ đâu! Cho ông rõ, tui vốn là con tinh cây cảm lai mà thiên hạ xé gỗ đóng chiếc đi- quăng ông đang nằm đó. Hiềm vì trước đây ông mê cái văn minh duy vật mà báng bổ trời thần, thóa mạ Phật pháp nên mang ác nghiệp. Nay ông biết quy y Tam Bảo, tu dưỡng thân tâm thì rồi đây, nhờ tha lực của Phật, ông sẽ thoát khỏi bịnh ngặt mà sánh duyên cùng trang thục nữ để rồi cả hai trợ tu cho nhau, ăn cơm có canh, tu hành có bạn là vây đó!

Nói xong bà già xốc lại, xô Bác vật Cảnh té chúi nhủi. Vừa lúc đó ông cũng giật mình tỉnh giấc. Bên tai ông, trống canh vừa điểm ba tiếng. Ông liền chỗi dậy mặc áo tràng tử tế, chà răng súc miệng sạch sẽ, đốt nhang trên bàn thờ Phật và bắt đầu tụng kinh Pháp Hoa từ phẩm đầu cho tới phẩm chót.

Vừa dứt quyển kinh thì bên ngoài trời đã sáng trắng. Cô Ba Túy Nguyệt đem các món điểm tâm qua. Cô bày bánh canh bột gạo và bánh tầm bì ra mâm trong khi Bác vật Cảnh nấu nước sôi để pha cà phê. Ông bảo:

- Từ canh ba tôi tụng kinh Pháp Hoa cho tới sáng trắng, chắc cô lạ lắm?

Cô Ba Túy Nguyệt cười thiệt tươi, sóng mắt ướt rượt nhưng cái nhìn thật nồng ấm. Cô bảo:

- Đối với ai thì em lấy làm lạ, chớ đối với ông, em biết cơ duyên cầu đạo của ông tới lúc chín mùi rồi!

Bác vật Cảnh nhìn sững cô gái. Đây có phải là trang thục nữ mà bà già trong chiêm bao đã tiên đoán ông sẽ cưới làm vợ chăng?

/12

THICH DOC TRUYEN

Đa số thông tin và hình ảnh trên website đều được sưu tầm từ các nguồn trên Internet. Website hay upload-er không sở hữu hay chịu trách nhiệm bất kỳ thông tin nào trên đây. Nếu làm ảnh hưởng đến cá nhân hay tổ chức nào, khi được yêu cầu, chúng tôi sẽ xem xét và gỡ bỏ ngay lập tức.

LIÊN HỆ ADMIN

[email protected]

DMCA.com Protection Status