* Cái hại của việc dùng binh, do dự là lớn nhất; tai họa của ba quân, không có gì bằng hồ nghi.
* Ðiều đáng sợ là ở chỗ bạn sợ sai hỏng mà do dự lưỡng lự không quyết định. Sai hỏng không đến lần bạn, thành công cũng không đến lần bạn.
Con người khi dấn thân vào hoạt động của xã hội, khi tiến hành một sự nghiệp nào đó, tính cách tồi tệ nhất là tính do dự không dám quyết định, hồ nghi không quyết.
Trong thời đại nhịp độ cuộc sống ngày càng nhanh, thế giới đổi mới theo ngày tháng, mọi sự vật mới mẻ nẩy sinh không ngừng, càng cần bạn phải phản ứng nhanh nhạy, làm việc quyết đoán. Không cho phép bạn chần chừ trước ngã ba đường, không cho phép bạn do dự không quyết.
Lục thao của Thái công Vọng có câu: "Cái hại của việc dùng binh, do dự là lớn nhất; tai họa của ba quân không có gì bằng hoài nghi".
Ðây là nói trong quân sự, trên chiến trường người chỉ huy chỉ hơi chút do dự hồ nghi thì có thể làm lỡ thời cơ chiến đấu, gặp phải thất bại thảm hại. Ðem cái lý này dẫn vào mọi mặt của đời người (đời người chưa hẳn không phải là một trận chiến đấu) cũng tương tự có thể dùng được.
Cho dù bạn có chí hướng hùng vĩ, bản lĩnh xuất sắc, đức hạnh tốt, nhưng do bạn luôn luôn gặp cơ hội không dám xông lên, lưỡng lự, do dự, thì bạn sẽ phí công có hoài bão đầy ngực, phí công có bản lĩnh đầy người, thậm chí đến đức hạnh tốt đẹp của bạn cũng sẽ biến thành số không.
- Người đứng không nhúc nhích ở bờ bên này sông, mãi mãi không thể đến được bờ bên kia.
Bạn biết rằng thời cơ đối với một đời của con người vô cùng quan trọng, một đời người khó gặp được mấy lần thời cơ lớn tốt. Người ta đều nói: cơ (dịp) không thể mất, thời không đến nữa. Phàm là người do dự không quyết đoán chính luôn luôn là người để mất không cơ hội.
Phàm là khi cơ hội bắt đầu luôn luôn xuất hiện dưới trạng thái tiềm ẩn, trong đó thậm chí còn chứa đựng một ít nguy hiểm. Bạn nếu như có tính cách do dự không cả quyết lại thường thường phán đoán không ra tốt xấu của kết cục, không phát hiện ra trước mắt là một cơ hội khó gặp, mà không có ý thức mạo hiểm, không dám quả quyết xông vào. Ðợi khi bạn còn do dự chần chừ, người ta đã thành công rồi, cơ hội đối với bạn đã tiêu tan. Bạn chỉ có thể trố mắt để nhìn người điều kiện giống với bạn, chỉ vì không do dự không quyết đoán bạn mà đã giành được thành công. Bạn chỉ còn hối hận mà thôi.
Nếu không thể rút ra bài học, không thể khắc phục tính cách do dự không cả quyết, bạn sẽ lần lượt mất hết cơ hội, lần lượt tạo cho mình nỗi luyến tiếc, uổng phí tự hối hận.
Rất nhiều, rất nhiều cái gọi là suốt đời luyến tiếc đều do vậy.
Bi kịch của Hamlet chính là vì anh ta lần lữa lưỡng lự và sầu muộn, mãi không đưa ra được chủ ý, lần lượt vứt bỏ cơ hội báo thù cực tốt tạo thành.
Tính cách hồ nghi cũng tất nhiên dẫn đến sự phá hoại đối với lòng tự tin, sự phá hoại đối với năng lực phê phán. Như vậy, cũng theo đó phá hoại lòng tín nhiệm của người khác đối với bạn. Nếu như bạn có tính cách không tốt này, khi xử lý vấn đề nhân sinh quan trọng bạn có thể thiếu lòng tự tin, không dám tin tưởng mình có thể độc lập xử lý tốt những sự việc trọng đại của mình. Bạn thậm chí đối với những việc nhỏ vặt vãnh trong đời sống hàng ngày cũng không dám tin tưởng vào năng lực phê phán hàng ngày của mình.
Có một bà do hồ nghi sự phát triển tính cách, biến thành hoàn toàn không phải là mình nữa. Bà ta không thể xác định được kiểu tóc của mình. Một chốc nhìn thấy kiểu tóc của người khác như thế này là đẹp, bà ta liền làm kiểu tóc của mình trở thành như thế, chốc nữa nhìn thấy kiểu tóc như thế kia đẹp, bà lại đem làm kiểu tóc của mình trở thành như thế kia. Rốt cuộc lại cảm thấy như thế này cũng không đẹp, như thế kia cũng không đẹp, không biết như thế nào mới đẹp nữa, vì thế thường xuyên tự phiền não và sầu muộn. Bà ta mua sắm quần áo cũng như vậy, một lát nhìn thấy kiểu này đẹp, lát nữa lại thấy kiểu kia còn đẹp hơn, nhưng sau khi mặc vào, một chốc lát lại cảm thấy kiểu này không hợp với mình, màu sắc này không khéo, chất liệu này hơi kém, giá tiền hơi cao, thử đi thử lại, bà ta không biết nên mua chiếc nào. Kết quả đã chọn mất quá nửa ngày, phố lớn ngõ nhỏ, thương trường quốc doanh, quầy sạp cá thể, đã xem không biết bao nhiêu là kiểu mốt, không biết bao nhiêu màu sắc, không biết bao nhiêu kiểu hoa không biết bao nhiêu loại vải, đã hỏi không biết bao nhiêu giá cả, cuối cùng không mua nổi một chiếc, tay không về nhà.
Do gặp cơ hội thiếu quả đoán, lừng chừng do dự không quyết tất nhiên cũng thiếu nghị lực và ý chí kiên nhẫn, thường xuyên lay động cách chọn lựa của mình, làm việc thường thường giữa chừng bỏ dở, đầu voi đuôi chuột, cuối cùng đổ vỡ sự nghiệp, rơi vào dung tục, không có việc gì làm nên. Ðây là một cuộc đời rất đáng buồn.
Việc đáng buồn đó thật ra không phải do bạn không có năng lực, thật ra không phải vì bạn nhân cách không cao thượng, mà chỉ là do bạn không cứng rắn quyết đoán, do dự lưỡng lự.
Chúng ta soi chiếu đặc trưng tính cách của người lưỡng lự giữa ngã ba đường không biết đi theo hướng nào, sẽ phát hiện cơ sở tâm lý chủ yếu của nó là một loại tâm lý hùa theo của thói quen, tâm lý hùa theo mọi người.
Tưởng là mốt đều là tốt, thế là hùa theo mốt; tưởng là kinh qua thời gian và kinh nghiệm kiểm nghiệm đều là tốt; thế là hùa theo kinh nghiệm; tưởng là lời nói của người có thế đều là đúng, thế là hùa theo người có thế; tưởng là mọi người đều nói như thế này làm như thế này luôn luôn là đúng, thế là hùa theo mọi người. Khi mọi tình hình đều tồn tại, mọi quan hệ lợi hại tồn tại song song, cục diện phức tạp của mâu thuẫn lộn xộn xuất hiện, bà ta sẽ không biết theo cái nào, không biết nên làm như thế nào. Do dự và khổ não sẽ sản sinh ra như thế. Bi kịch cuộc đời của người do dự không cả quyết mở màn đầu tiên từ đây.
Ðể chiến thắng khổ não, để hái lượm được cuộc đời thành công, khắc phục khiếm khuyết của tính cách này, hãy rèn luyện đức tính nhanh nhạy quả cảm!
Gặp cơ hội hãy đặt bộ óc lên chính đầu mình, bình tĩnh phân tích, điều tra và tìm hiểu tình hình chu đáo cặn kẽ, tin tưởng có thể đưa ra được phán đoán chuẩn xác, sau đó trịnh trọng nêu lên những mưu lược và kế sách của mình. Quyết định đòi hỏi bạn phải đưa ra vào buổi sáng thì không nên kéo sang buổi chiều, quyết định đòi hỏi bạn hôm nay phải đưa ra, bạn không nên kéo dài sang ngày mai
Ðừng nên hùa theo, đừng nên theo đòi kiểu cách của mốt, nếu như bạn đã quen với việc hùa theo, thì ngược lại có thể tự giác bồi dưỡng một chút tâm lý nghịch phản. Bạn thường xuyên đem sự việc tách thành nhiều mặt, nhiều bên, từ đó đứng về một phía khác với nhiều người, khác với mốt để xem xét nó, để quyết định nó, có thể đẹp không sao kể hết.
Quyết định một khi đã đưa ra, quyết không nên thu lại một cách nhẹ nhàng, càng không nên hối lại. Nếu như có nguy hiểm thì phải nên dũng cảm đảm nhận không nên sợ nguy hiểm. Không nên sợ sai hỏng.
Sai hỏng thật ra không đáng sợ, sai hỏng có thể làm cho bạn ít sai hỏng hơn, sai hỏng có thể làm cho bạn tích lũy được kinh nghiệm, trở nên phong phú hơn. Thành công đều xuất phát từ trong sai hỏng, không có sai hỏng sẽ không có thành công. Chỉ cần bạn quyết định quả quyết, sai hỏng là do bạn, từ sai hỏng tổng kết ra bài học, nhận được kinh nghiệm, thành công của tương lai cũng tất nhiên thuộc về bạn.
Ðiều đáng sợ là ở chỗ bạn sợ sai hỏng mà do dự lưỡng lự không quyết định. Sai hỏng không đến lần bạn mà thành công cũng không đến lần bạn. Bạn luôn không tin tưởng mình luôn sợ sai hỏng, luôn do dự lưỡng lự, như thế thì bạn cũng sẽ vĩnh viễn đều không thể thành công, vĩnh viễn chỉ có thể nằm ở một vị trí bình thường.
Thà lăn đổ anh ta lộn nhào vài vòng, thử xem mình rút cục có được bao nhiêu tài năng, còn hơn sống một cách phẳng lặng. Nếu như vận mệnh không cứu giúp cuối cùng thất bại, thì cũng coi như không có gì ghê gớm; nếu như bạn là một người tài giỏi, dựa vào quyết sách quả đoán của mình giành được thành công, thì sẽ không có thiệt thòi nào đợi chờ bạn cả.
* Ðiều đáng sợ là ở chỗ bạn sợ sai hỏng mà do dự lưỡng lự không quyết định. Sai hỏng không đến lần bạn, thành công cũng không đến lần bạn.
Con người khi dấn thân vào hoạt động của xã hội, khi tiến hành một sự nghiệp nào đó, tính cách tồi tệ nhất là tính do dự không dám quyết định, hồ nghi không quyết.
Trong thời đại nhịp độ cuộc sống ngày càng nhanh, thế giới đổi mới theo ngày tháng, mọi sự vật mới mẻ nẩy sinh không ngừng, càng cần bạn phải phản ứng nhanh nhạy, làm việc quyết đoán. Không cho phép bạn chần chừ trước ngã ba đường, không cho phép bạn do dự không quyết.
Lục thao của Thái công Vọng có câu: "Cái hại của việc dùng binh, do dự là lớn nhất; tai họa của ba quân không có gì bằng hoài nghi".
Ðây là nói trong quân sự, trên chiến trường người chỉ huy chỉ hơi chút do dự hồ nghi thì có thể làm lỡ thời cơ chiến đấu, gặp phải thất bại thảm hại. Ðem cái lý này dẫn vào mọi mặt của đời người (đời người chưa hẳn không phải là một trận chiến đấu) cũng tương tự có thể dùng được.
Cho dù bạn có chí hướng hùng vĩ, bản lĩnh xuất sắc, đức hạnh tốt, nhưng do bạn luôn luôn gặp cơ hội không dám xông lên, lưỡng lự, do dự, thì bạn sẽ phí công có hoài bão đầy ngực, phí công có bản lĩnh đầy người, thậm chí đến đức hạnh tốt đẹp của bạn cũng sẽ biến thành số không.
- Người đứng không nhúc nhích ở bờ bên này sông, mãi mãi không thể đến được bờ bên kia.
Bạn biết rằng thời cơ đối với một đời của con người vô cùng quan trọng, một đời người khó gặp được mấy lần thời cơ lớn tốt. Người ta đều nói: cơ (dịp) không thể mất, thời không đến nữa. Phàm là người do dự không quyết đoán chính luôn luôn là người để mất không cơ hội.
Phàm là khi cơ hội bắt đầu luôn luôn xuất hiện dưới trạng thái tiềm ẩn, trong đó thậm chí còn chứa đựng một ít nguy hiểm. Bạn nếu như có tính cách do dự không cả quyết lại thường thường phán đoán không ra tốt xấu của kết cục, không phát hiện ra trước mắt là một cơ hội khó gặp, mà không có ý thức mạo hiểm, không dám quả quyết xông vào. Ðợi khi bạn còn do dự chần chừ, người ta đã thành công rồi, cơ hội đối với bạn đã tiêu tan. Bạn chỉ có thể trố mắt để nhìn người điều kiện giống với bạn, chỉ vì không do dự không quyết đoán bạn mà đã giành được thành công. Bạn chỉ còn hối hận mà thôi.
Nếu không thể rút ra bài học, không thể khắc phục tính cách do dự không cả quyết, bạn sẽ lần lượt mất hết cơ hội, lần lượt tạo cho mình nỗi luyến tiếc, uổng phí tự hối hận.
Rất nhiều, rất nhiều cái gọi là suốt đời luyến tiếc đều do vậy.
Bi kịch của Hamlet chính là vì anh ta lần lữa lưỡng lự và sầu muộn, mãi không đưa ra được chủ ý, lần lượt vứt bỏ cơ hội báo thù cực tốt tạo thành.
Tính cách hồ nghi cũng tất nhiên dẫn đến sự phá hoại đối với lòng tự tin, sự phá hoại đối với năng lực phê phán. Như vậy, cũng theo đó phá hoại lòng tín nhiệm của người khác đối với bạn. Nếu như bạn có tính cách không tốt này, khi xử lý vấn đề nhân sinh quan trọng bạn có thể thiếu lòng tự tin, không dám tin tưởng mình có thể độc lập xử lý tốt những sự việc trọng đại của mình. Bạn thậm chí đối với những việc nhỏ vặt vãnh trong đời sống hàng ngày cũng không dám tin tưởng vào năng lực phê phán hàng ngày của mình.
Có một bà do hồ nghi sự phát triển tính cách, biến thành hoàn toàn không phải là mình nữa. Bà ta không thể xác định được kiểu tóc của mình. Một chốc nhìn thấy kiểu tóc của người khác như thế này là đẹp, bà ta liền làm kiểu tóc của mình trở thành như thế, chốc nữa nhìn thấy kiểu tóc như thế kia đẹp, bà lại đem làm kiểu tóc của mình trở thành như thế kia. Rốt cuộc lại cảm thấy như thế này cũng không đẹp, như thế kia cũng không đẹp, không biết như thế nào mới đẹp nữa, vì thế thường xuyên tự phiền não và sầu muộn. Bà ta mua sắm quần áo cũng như vậy, một lát nhìn thấy kiểu này đẹp, lát nữa lại thấy kiểu kia còn đẹp hơn, nhưng sau khi mặc vào, một chốc lát lại cảm thấy kiểu này không hợp với mình, màu sắc này không khéo, chất liệu này hơi kém, giá tiền hơi cao, thử đi thử lại, bà ta không biết nên mua chiếc nào. Kết quả đã chọn mất quá nửa ngày, phố lớn ngõ nhỏ, thương trường quốc doanh, quầy sạp cá thể, đã xem không biết bao nhiêu là kiểu mốt, không biết bao nhiêu màu sắc, không biết bao nhiêu kiểu hoa không biết bao nhiêu loại vải, đã hỏi không biết bao nhiêu giá cả, cuối cùng không mua nổi một chiếc, tay không về nhà.
Do gặp cơ hội thiếu quả đoán, lừng chừng do dự không quyết tất nhiên cũng thiếu nghị lực và ý chí kiên nhẫn, thường xuyên lay động cách chọn lựa của mình, làm việc thường thường giữa chừng bỏ dở, đầu voi đuôi chuột, cuối cùng đổ vỡ sự nghiệp, rơi vào dung tục, không có việc gì làm nên. Ðây là một cuộc đời rất đáng buồn.
Việc đáng buồn đó thật ra không phải do bạn không có năng lực, thật ra không phải vì bạn nhân cách không cao thượng, mà chỉ là do bạn không cứng rắn quyết đoán, do dự lưỡng lự.
Chúng ta soi chiếu đặc trưng tính cách của người lưỡng lự giữa ngã ba đường không biết đi theo hướng nào, sẽ phát hiện cơ sở tâm lý chủ yếu của nó là một loại tâm lý hùa theo của thói quen, tâm lý hùa theo mọi người.
Tưởng là mốt đều là tốt, thế là hùa theo mốt; tưởng là kinh qua thời gian và kinh nghiệm kiểm nghiệm đều là tốt; thế là hùa theo kinh nghiệm; tưởng là lời nói của người có thế đều là đúng, thế là hùa theo người có thế; tưởng là mọi người đều nói như thế này làm như thế này luôn luôn là đúng, thế là hùa theo mọi người. Khi mọi tình hình đều tồn tại, mọi quan hệ lợi hại tồn tại song song, cục diện phức tạp của mâu thuẫn lộn xộn xuất hiện, bà ta sẽ không biết theo cái nào, không biết nên làm như thế nào. Do dự và khổ não sẽ sản sinh ra như thế. Bi kịch cuộc đời của người do dự không cả quyết mở màn đầu tiên từ đây.
Ðể chiến thắng khổ não, để hái lượm được cuộc đời thành công, khắc phục khiếm khuyết của tính cách này, hãy rèn luyện đức tính nhanh nhạy quả cảm!
Gặp cơ hội hãy đặt bộ óc lên chính đầu mình, bình tĩnh phân tích, điều tra và tìm hiểu tình hình chu đáo cặn kẽ, tin tưởng có thể đưa ra được phán đoán chuẩn xác, sau đó trịnh trọng nêu lên những mưu lược và kế sách của mình. Quyết định đòi hỏi bạn phải đưa ra vào buổi sáng thì không nên kéo sang buổi chiều, quyết định đòi hỏi bạn hôm nay phải đưa ra, bạn không nên kéo dài sang ngày mai
Ðừng nên hùa theo, đừng nên theo đòi kiểu cách của mốt, nếu như bạn đã quen với việc hùa theo, thì ngược lại có thể tự giác bồi dưỡng một chút tâm lý nghịch phản. Bạn thường xuyên đem sự việc tách thành nhiều mặt, nhiều bên, từ đó đứng về một phía khác với nhiều người, khác với mốt để xem xét nó, để quyết định nó, có thể đẹp không sao kể hết.
Quyết định một khi đã đưa ra, quyết không nên thu lại một cách nhẹ nhàng, càng không nên hối lại. Nếu như có nguy hiểm thì phải nên dũng cảm đảm nhận không nên sợ nguy hiểm. Không nên sợ sai hỏng.
Sai hỏng thật ra không đáng sợ, sai hỏng có thể làm cho bạn ít sai hỏng hơn, sai hỏng có thể làm cho bạn tích lũy được kinh nghiệm, trở nên phong phú hơn. Thành công đều xuất phát từ trong sai hỏng, không có sai hỏng sẽ không có thành công. Chỉ cần bạn quyết định quả quyết, sai hỏng là do bạn, từ sai hỏng tổng kết ra bài học, nhận được kinh nghiệm, thành công của tương lai cũng tất nhiên thuộc về bạn.
Ðiều đáng sợ là ở chỗ bạn sợ sai hỏng mà do dự lưỡng lự không quyết định. Sai hỏng không đến lần bạn mà thành công cũng không đến lần bạn. Bạn luôn không tin tưởng mình luôn sợ sai hỏng, luôn do dự lưỡng lự, như thế thì bạn cũng sẽ vĩnh viễn đều không thể thành công, vĩnh viễn chỉ có thể nằm ở một vị trí bình thường.
Thà lăn đổ anh ta lộn nhào vài vòng, thử xem mình rút cục có được bao nhiêu tài năng, còn hơn sống một cách phẳng lặng. Nếu như vận mệnh không cứu giúp cuối cùng thất bại, thì cũng coi như không có gì ghê gớm; nếu như bạn là một người tài giỏi, dựa vào quyết sách quả đoán của mình giành được thành công, thì sẽ không có thiệt thòi nào đợi chờ bạn cả.
/98
|