“Tiểu thư, tiểu thư luyện chữ từ sáng đến giờ rồi, nghỉ một chút đi kẻo hỏng mắt mất.” Xuân Tuyết đau lòng khuyên.
Tạ Ý Hinh buông bút, xoay xoay cổ tay mỏi nhừ, mắt lại không rời tờ giấy đầy chữ còn chưa khô mực trên bàn.
Sở thích của nàng không nhiều, mà thư pháp là một trong số đó. Luyện viết chữ có thể làm cho người ta trở nên trầm tĩnh, giống như tất cả mọi phồn hoa cám dỗ đều đã rời xa rất xa, chỉ còn lại thanh thản và tĩnh lặng.
Do ảnh hưởng từ tổ phụ, nàng chỉ thích thể chữ Nhan trong rất nhiều các thể loại thư pháp. So với thể chữ trâm hoa thịnh hành có nét chữ nhỏ xinh, mỏng nhẹ, thon thả, uyển chuyển được các cô gái rất ưa thích, thể chữ Nhan có cấu tạo nét nghiêm chỉnh, nét ngang nhẹ nét dọc đậm, lực bút tròn dày mạnh mẽ, khí thế vừa trang nghiêm hùng hồn lại vừa thanh lịch tuấn tú, mang đầy hơi thở cá tính.
Chu Thông Dục không thích kiểu chữ này của nàng, thường bảo là trông quá khoe khoang chứ không dịu dàng nữ tính. Vì thế sau khi thành thân không lâu nàng đã từ bỏ hầu hết nét tinh túy của thể chữ Nhan. Khi Tạ lão gia biết được việc này thì tiếc lắm.
Nghĩ đến gã họ Chu, Tạ Ý Hinh liền bĩu môi, quyết định không việc gì phải nhớ đến y để tự ngược đãi mình. Kêu người hầu dọn dẹp án thư xong, Tạ Ý Hinh rửa sạch tay, nhận từ tay Xuân Tuyết một ly trà nhấp một ngụm.
“Tiểu thư, nô tỳ thấy hoa hải đường ở Tây viên nở đẹp lắm, tiểu thư đi xem không?” Giọng nói sang sảng thế này không phải là của Xuân Tuyết.
Tạ Ý Hinh quay đầu lại nhìn, thì ra là một nha hoàn bậc hai trong viện của nàng, tên là Hạ Đào.
Xuân Tuyết nhìn nha đầu kia vẻ tán thưởng, nha đầu kia lại như là được khen thì mắc cỡ nên đỏ mặt cúi đầu.
Phong cảnh bài trí ở Tây viên xưa nay rất đẹp, Tạ Ý Hinh nghĩ nghĩ liền gật đầu.
Đoàn người vừa đi đến đình hóng mát ở Tây viên chưa được bao lâu thì có một gã sai vặt vội vàng tiến đến.
“Tiểu thư, đó là thằng bé gác cổng.” Xuân Tuyết nhắc.
Đợi cậu bé vái chào xong, Tạ Ý Hinh mới hỏi, “Ngươi tìm đến đây có việc gì quan trọng không?”
“Dạ, thiếp mời vài ngày trước đại tiểu thư gửi đến Thế tử An Quốc Hầu bị trả về ạ, Thế tử còn gửi lời nhắn ngày đó bận việc quan trọng nên sợ là không thể đi chùa ngắm hoa đào cùng tiểu thư được.”
“Đưa cho ta xem.” Hóa ra là lá thiếp do nàng gửi đi vài ngày trước khi được trọng sinh.
Tạ Ý Hinh cầm lá thiếp, cười nhạt, chiêu lạt mềm buộc chặt này Chu Thông Dục làm rất tốt. Ở kiếp trước, trái tim nàng lúc này vốn đã sẵn rung động với y, nên khi y giở chiêu này ra thì liền chọc nàng bực mình, và cũng vì thế mà lòng càng thêm quyết tâm, vốn ban đầu là người có cũng được mà không có cũng không sao, sau chiêu này nàng lại cảm thấy bắt buộc phải có y cho bằng được. Hơn nữa, tiếp sau y lại mấy lần sắm vai quan tâm dịu dàng chăm sóc nên làm cho nàng vô cùng cảm động và càng ngày càng lún sâu vào lưới tình.
Hạ Đào nhìn nàng dò xét, ra vẻ ngập ngừng, “Tiểu thư, có chuyện này nô tỳ không biết có nên nói hay không.”
Tạ Ý Hinh nhìn nàng ta, “Có chuyện gì cứ nói thẳng đi.” Thói thường hễ ai nói kiểu này thì y như rằng chuyện muốn nói sẽ không phải là chuyện tốt, thế nhưng nàng lại muốn biết.
“Hôm qua ca ca của nô tỳ đi làm việc cách thành mười dặm, ở đó thấy... thấy...”
“Thấy cái gì?”
“Dạ thấy Thế tử An Quốc Hầu đang dạo chơi trên hồ cùng với một cô gái xinh đẹp, trông thân mật lắm.” Hạ Đào vừa nói vừa quan sát thần sắc của Tạ Ý Hinh, “Nghe nói đó là biểu muội của thế tử...”
“A.” Thấy Tạ Ý Hinh chỉ thản nhiên “a” một tiếng mà không tỏ vẻ gì là tức giận như dự liệu, Hạ Đào sửng sốt.
Đúng lúc này, Tạ Ý Hinh vô tình nhìn thấy gì đó, ánh mắt trở nên sắc bén, nét mặt chuyên chú mà nghiêm túc chưa từng thấy. Xuân Tuyết nhìn theo hướng mắt của tiểu thư thì thấy đại quản gia nét mặt không vui đang dẫn một người đàn ông khoảng bốn mươi tuổi đi về hướng nam, theo hướng này thì chỉ có đường dẫn tới Sùng Đức Viên.
“Tiểu thư, người đó là ai?”
“Xem đại tổng quản mặt cau mày có thế kia thì chắc là có chuyện rắc rối gì rồi. Nhưng hai hôm nay lão phu nhân không khỏe, sao ông ta lại còn đến quấy rầy lão phu nhân dưỡng bệnh chứ.” Hạ Đào bĩu môi, hạ giọng càu nhàu.
Tạ Ý Hinh vô thức lắc lắc đầu, trí óc lại đắm chìm vào trong hồi ức. Nếu nàng không nhìn lầm, người vừa rồi là An Văn Bạch.
Kiếp trước, hình như cũng vào lúc này, trong lúc tổ phụ nàng ra ngoài thăm bạn bè thì An Văn Bạch từng đến gặp tổ mẫu xin từ chức. Lúc ấy tổ mẫu nàng nhẹ nhàng khuyên can chứ không đồng ý cho đi. Một người muốn đi, một người muốn giữ lại, cứ thế mà giằng co.
Lúc ấy tâm trạng của nàng không vui, lại thấy tổ mẫu đã xuống giọng giữ lại đến thế mà kẻ kia lại còn ra vẻ khó xử nên lửa giận bốc lên bừng bừng đến không thể cứu vãn, lập tức hừ lạnh một tiếng rồi nói vài câu khó nghe, “Chẳng qua chỉ là một quản sự nho nhỏ thôi, được làm việc ở Tạ gia này là phúc đức nhà ông tu luyện ba đời chứ ở đó mà kênh kiệu. Đừng có vẽ mặt mà không biết xấu hổ.” Nàng cũng không nhớ rõ lắm mình đã nói những gì, nhưng đại khái ý tứ cũng là như thế.
Nhưng mấy câu đó thôi đã khiến An Văn Bạch giận đến mặt trướng đỏ, chỉ để lại một câu “Chùa nhà họ Tạ cao quá, ta trèo lên không nổi” rồi phẩy tay áo bỏ đi.
Nói về nguồn gốc của An Văn Bạch này, phụ thân ông ta có thể xem như là thuộc hạ kỳ cựu của Tạ lão gia. Thời kỳ Thái tổ còn dọc ngang chinh phạt, Tạ lão gia đã từng cứu An phụ một mạng, từ đó An phụ liền một lòng một dạ đi theo Tạ lão gia. Trải qua bao gian nguy hiểm nghèo, Tạ lão gia thấy lão là người có tính cách tốt nên cất nhắc làm quản sự quản lý cửa hàng hương liệu thuộc nhà họ Tạ.
An phụ có tư chất bình thường, chỉ hơn người ở chỗ trung thành. Nhưng con trai An Văn Bạch của lão lại trời sinh đầu óc thông minh, một tay toán học xuất thần nhập hóa có thể nói là đứng đầu tại vương triều Đại Xương, là nhân tài được Tạ gia trọng dụng và dự định sẽ đề bạt làm đại tổng quản sau này. Song Tạ Ý Hinh không biết sâu xa như vậy, chỉ sau khi tổ phụ quay về biết được sự việc trách mắng nàng thì nàng mới biết. Và đó cũng là một lần hiếm hoi nàng bị tổ phụ trách cứ nghiêm khắc như thế.
Sở dĩ Tạ Ý Hinh nhớ rõ như vậy chủ yếu là vì An Văn Bạch không chỉ ra đi một mình mà còn kéo theo rất nhiều quản sự vừa và nhỏ trong chuỗi sản nghiệp của Tạ gia. Đương nhiên An Văn Bạch không có năng lực lớn đến thế, mà là vì những lời mà nàng trách cứ An Văn Bạch ngày đó không biết bị ai truyền ra ngoài, còn cố ý thêm mắm dặm muối cho người người đều biết, từ đó khiến cho rất nhiều người làm việc cho Tạ gia nảy sinh tâm lý bất mãn.
Dẫu sau đó Tạ gia cũng thực hiện một số biện pháp xoa dịu và cứu vãn, thậm chí cha nàng còn đích thân đến nhà An Văn Bạch để mời hắn quay lại, nhưng tiếc là đều vô dụng. Hơn nữa, đoạn thời gian ngay sau đó con cháu nhà họ Tạ lại liên tiếp gặp chuyện không may, nội bộ Tạ gia rối nùi, nên hoàn toàn không rảnh tay để thu xếp những quản sự kia.
Sau đó nữa, Tạ Ý Hinh trơ mắt nhìn An Văn Bạch nở rộ hào quang trên phương diện toán học và quản lý sổ sách, nhất là vài năm sau đó khi hắn trở thành phó chủ tịch của hệ thống cửa hàng Vĩnh Ninh do chính tân Hoàng thành lập. Tuy An Văn Bạch không có oán hận Tạ gia, cũng không hề quay lại tấn công Tạ gia sau khi phát đạt, nhưng sự tồn tại của hắn cũng là một dạng đả kích đối với Tạ gia, bởi nó thời thời khắc khắc nhắc nhở người đời rằng Tạ gia đã từng khinh khi và đối xử tệ bạc thế nào đối với sỹ phu trí thức.
Sau khi Tạ lão gia qua đời, bởi vì Tạ gia bị đứt mạch cung cấp lớp quản sự trung và hạ tầng giống An Văn Bạch nên rất nhiều cửa hàng đều buôn bán khó khăn. Thêm vào đó các đối thủ luôn kèn cựa cạnh tranh như hổ rình mồi xung quanh nên phần lớn sự nghiệp kinh doanh của Tạ gia đều suy sụp. Chính-Thương là tương hỗ, kinh doanh thì cần chính trị bảo vệ, mà có chính trị nào lại không cần tiền bạc để duy trì? Vì cả hai phương diện trên của Tạ gia đều bị đả kích nên tình thế không hề lạc quan chút nào.
Nói thật, Tạ Ý Hinh từng hối tiếc vô cùng dù vẫn mạnh miệng không chịu thừa nhận. Khi đó, nàng chỉ tự trách sao bản thân lại kiêu căng quá đáng, nhưng hôm nay ngẫm lại thì xem ra nội tình cũng cực kỳ quái lạ. Cũng phải thôi, tuy kiếp trước nàng đúng là kiêu căng ngang ngạnh nhưng thật ra lại rất ít khi nhúng tay vào chuyện trong gia tộc, chỉ một lần duy nhất lắm miệng thì liền khiến cho Tạ gia gặp khó khăn rồi ngã nặng ngã đau đến không gượng dậy được như vậy, chỉ có thể loay hoay vùng vẫy càng lún càng sâu trong vũng bùn này.
Lắm lời sẽ hớ. Hôm nay Hạ Đào đột nhiên lại nói nhiều như vậy. Hơn nữa, nàng chỉ bất chợt thích ý muốn đến Tây viên chơi, thế mà liền gặp phải An Văn Bạch đi ngang qua. Sao lại trùng hợp đến thế?
Tạ Ý Hinh híp mắt lại, như cười như không liếc mắt nhìn hầu gái trước mặt, sau đó hạ mắt xuống. Nàng đâu có quên, kẻ “vô tình” dẫn dắt mình đến Tây viên chơi chính là ả mà. Hơn nữa ả còn nhiều lần lên tiếng đâm thọc, chẳng phải là muốn cho nàng nổi giận đó sao?
Tạ Ý Hinh thở dài, kẻ thiết kế cạm bẫy này đúng là rất hiểu nàng, phải nói là vô cùng am hiểu tâm lý của nàng. Nếu hiện giờ nàng còn ái mộ Chu Thông Dục thì giờ khắc này nhất định đã đang trong cơn ghen tức vì nghe nói y đi dạo hồ cùng một người con gái khác, hơn nữa lại lo lắng cho sức khỏe của tổ mẫu nên nhất định sẽ đi theo sau An Văn Bạch mà đến Sùng Đức Viên. Đến lúc đó thì tình huống ở kiếp trước sẽ lại tái diễn.
“Đi, chúng ta đi sang nhìn xem.” Vừa nói xong thì quả nhiên nhìn thấy trong mắt Hạ Đào xẹt qua tia mừng rỡ.
Tạ Ý Hinh đứng lên, thong thả đi đến Sùng Đức Viên, trong lòng lại đang thầm cân nhắc. Kẻ địch này vươn tay dài thật, ngay cả nha hoàn bậc hai của nàng cũng bị mua chuộc. Nhưng không sao, nha hoàn này và người nhà của ả cứ tạm thời để yên đó, rồi cũng sẽ có lúc dùng đến. Mà dù không dùng được thì cũng chả việc gì, biết rõ kẻ gian là ai còn tốt hơn là không biết.
Nàng đi đằng trước, rồi nhân lúc Hạ Đào còn ở lại phía sau để thu dọn không theo kịp thì gọi tiểu đinh lúc nãy tới, hạ giọng căn dặn vài câu. Tiểu đinh kia nhìn nàng kinh ngạc, vâng một tiếng rồi lập tức xoay người chạy đi.
Nhìn bóng lưng tiểu đinh càng chạy càng xa, Tạ Ý Hinh cười cười. Nàng cũng không hy vọng gì lắm, chẳng qua chỉ cảm thấy cần phải thử một chút thôi, dù sao cũng có mất gì đâu? Biết đâu kẻ giấu mặt thật sự to gan lớn mật nên đang ngồi ngay trong quán trà đối diện Tạ gia mà chờ tin tức không chừng. Phải biết rằng ngoài quán trà này ra thì xung quanh đều là nhà ở hết nha.
Tạ Ý Hinh buông bút, xoay xoay cổ tay mỏi nhừ, mắt lại không rời tờ giấy đầy chữ còn chưa khô mực trên bàn.
Sở thích của nàng không nhiều, mà thư pháp là một trong số đó. Luyện viết chữ có thể làm cho người ta trở nên trầm tĩnh, giống như tất cả mọi phồn hoa cám dỗ đều đã rời xa rất xa, chỉ còn lại thanh thản và tĩnh lặng.
Do ảnh hưởng từ tổ phụ, nàng chỉ thích thể chữ Nhan trong rất nhiều các thể loại thư pháp. So với thể chữ trâm hoa thịnh hành có nét chữ nhỏ xinh, mỏng nhẹ, thon thả, uyển chuyển được các cô gái rất ưa thích, thể chữ Nhan có cấu tạo nét nghiêm chỉnh, nét ngang nhẹ nét dọc đậm, lực bút tròn dày mạnh mẽ, khí thế vừa trang nghiêm hùng hồn lại vừa thanh lịch tuấn tú, mang đầy hơi thở cá tính.
Chu Thông Dục không thích kiểu chữ này của nàng, thường bảo là trông quá khoe khoang chứ không dịu dàng nữ tính. Vì thế sau khi thành thân không lâu nàng đã từ bỏ hầu hết nét tinh túy của thể chữ Nhan. Khi Tạ lão gia biết được việc này thì tiếc lắm.
Nghĩ đến gã họ Chu, Tạ Ý Hinh liền bĩu môi, quyết định không việc gì phải nhớ đến y để tự ngược đãi mình. Kêu người hầu dọn dẹp án thư xong, Tạ Ý Hinh rửa sạch tay, nhận từ tay Xuân Tuyết một ly trà nhấp một ngụm.
“Tiểu thư, nô tỳ thấy hoa hải đường ở Tây viên nở đẹp lắm, tiểu thư đi xem không?” Giọng nói sang sảng thế này không phải là của Xuân Tuyết.
Tạ Ý Hinh quay đầu lại nhìn, thì ra là một nha hoàn bậc hai trong viện của nàng, tên là Hạ Đào.
Xuân Tuyết nhìn nha đầu kia vẻ tán thưởng, nha đầu kia lại như là được khen thì mắc cỡ nên đỏ mặt cúi đầu.
Phong cảnh bài trí ở Tây viên xưa nay rất đẹp, Tạ Ý Hinh nghĩ nghĩ liền gật đầu.
Đoàn người vừa đi đến đình hóng mát ở Tây viên chưa được bao lâu thì có một gã sai vặt vội vàng tiến đến.
“Tiểu thư, đó là thằng bé gác cổng.” Xuân Tuyết nhắc.
Đợi cậu bé vái chào xong, Tạ Ý Hinh mới hỏi, “Ngươi tìm đến đây có việc gì quan trọng không?”
“Dạ, thiếp mời vài ngày trước đại tiểu thư gửi đến Thế tử An Quốc Hầu bị trả về ạ, Thế tử còn gửi lời nhắn ngày đó bận việc quan trọng nên sợ là không thể đi chùa ngắm hoa đào cùng tiểu thư được.”
“Đưa cho ta xem.” Hóa ra là lá thiếp do nàng gửi đi vài ngày trước khi được trọng sinh.
Tạ Ý Hinh cầm lá thiếp, cười nhạt, chiêu lạt mềm buộc chặt này Chu Thông Dục làm rất tốt. Ở kiếp trước, trái tim nàng lúc này vốn đã sẵn rung động với y, nên khi y giở chiêu này ra thì liền chọc nàng bực mình, và cũng vì thế mà lòng càng thêm quyết tâm, vốn ban đầu là người có cũng được mà không có cũng không sao, sau chiêu này nàng lại cảm thấy bắt buộc phải có y cho bằng được. Hơn nữa, tiếp sau y lại mấy lần sắm vai quan tâm dịu dàng chăm sóc nên làm cho nàng vô cùng cảm động và càng ngày càng lún sâu vào lưới tình.
Hạ Đào nhìn nàng dò xét, ra vẻ ngập ngừng, “Tiểu thư, có chuyện này nô tỳ không biết có nên nói hay không.”
Tạ Ý Hinh nhìn nàng ta, “Có chuyện gì cứ nói thẳng đi.” Thói thường hễ ai nói kiểu này thì y như rằng chuyện muốn nói sẽ không phải là chuyện tốt, thế nhưng nàng lại muốn biết.
“Hôm qua ca ca của nô tỳ đi làm việc cách thành mười dặm, ở đó thấy... thấy...”
“Thấy cái gì?”
“Dạ thấy Thế tử An Quốc Hầu đang dạo chơi trên hồ cùng với một cô gái xinh đẹp, trông thân mật lắm.” Hạ Đào vừa nói vừa quan sát thần sắc của Tạ Ý Hinh, “Nghe nói đó là biểu muội của thế tử...”
“A.” Thấy Tạ Ý Hinh chỉ thản nhiên “a” một tiếng mà không tỏ vẻ gì là tức giận như dự liệu, Hạ Đào sửng sốt.
Đúng lúc này, Tạ Ý Hinh vô tình nhìn thấy gì đó, ánh mắt trở nên sắc bén, nét mặt chuyên chú mà nghiêm túc chưa từng thấy. Xuân Tuyết nhìn theo hướng mắt của tiểu thư thì thấy đại quản gia nét mặt không vui đang dẫn một người đàn ông khoảng bốn mươi tuổi đi về hướng nam, theo hướng này thì chỉ có đường dẫn tới Sùng Đức Viên.
“Tiểu thư, người đó là ai?”
“Xem đại tổng quản mặt cau mày có thế kia thì chắc là có chuyện rắc rối gì rồi. Nhưng hai hôm nay lão phu nhân không khỏe, sao ông ta lại còn đến quấy rầy lão phu nhân dưỡng bệnh chứ.” Hạ Đào bĩu môi, hạ giọng càu nhàu.
Tạ Ý Hinh vô thức lắc lắc đầu, trí óc lại đắm chìm vào trong hồi ức. Nếu nàng không nhìn lầm, người vừa rồi là An Văn Bạch.
Kiếp trước, hình như cũng vào lúc này, trong lúc tổ phụ nàng ra ngoài thăm bạn bè thì An Văn Bạch từng đến gặp tổ mẫu xin từ chức. Lúc ấy tổ mẫu nàng nhẹ nhàng khuyên can chứ không đồng ý cho đi. Một người muốn đi, một người muốn giữ lại, cứ thế mà giằng co.
Lúc ấy tâm trạng của nàng không vui, lại thấy tổ mẫu đã xuống giọng giữ lại đến thế mà kẻ kia lại còn ra vẻ khó xử nên lửa giận bốc lên bừng bừng đến không thể cứu vãn, lập tức hừ lạnh một tiếng rồi nói vài câu khó nghe, “Chẳng qua chỉ là một quản sự nho nhỏ thôi, được làm việc ở Tạ gia này là phúc đức nhà ông tu luyện ba đời chứ ở đó mà kênh kiệu. Đừng có vẽ mặt mà không biết xấu hổ.” Nàng cũng không nhớ rõ lắm mình đã nói những gì, nhưng đại khái ý tứ cũng là như thế.
Nhưng mấy câu đó thôi đã khiến An Văn Bạch giận đến mặt trướng đỏ, chỉ để lại một câu “Chùa nhà họ Tạ cao quá, ta trèo lên không nổi” rồi phẩy tay áo bỏ đi.
Nói về nguồn gốc của An Văn Bạch này, phụ thân ông ta có thể xem như là thuộc hạ kỳ cựu của Tạ lão gia. Thời kỳ Thái tổ còn dọc ngang chinh phạt, Tạ lão gia đã từng cứu An phụ một mạng, từ đó An phụ liền một lòng một dạ đi theo Tạ lão gia. Trải qua bao gian nguy hiểm nghèo, Tạ lão gia thấy lão là người có tính cách tốt nên cất nhắc làm quản sự quản lý cửa hàng hương liệu thuộc nhà họ Tạ.
An phụ có tư chất bình thường, chỉ hơn người ở chỗ trung thành. Nhưng con trai An Văn Bạch của lão lại trời sinh đầu óc thông minh, một tay toán học xuất thần nhập hóa có thể nói là đứng đầu tại vương triều Đại Xương, là nhân tài được Tạ gia trọng dụng và dự định sẽ đề bạt làm đại tổng quản sau này. Song Tạ Ý Hinh không biết sâu xa như vậy, chỉ sau khi tổ phụ quay về biết được sự việc trách mắng nàng thì nàng mới biết. Và đó cũng là một lần hiếm hoi nàng bị tổ phụ trách cứ nghiêm khắc như thế.
Sở dĩ Tạ Ý Hinh nhớ rõ như vậy chủ yếu là vì An Văn Bạch không chỉ ra đi một mình mà còn kéo theo rất nhiều quản sự vừa và nhỏ trong chuỗi sản nghiệp của Tạ gia. Đương nhiên An Văn Bạch không có năng lực lớn đến thế, mà là vì những lời mà nàng trách cứ An Văn Bạch ngày đó không biết bị ai truyền ra ngoài, còn cố ý thêm mắm dặm muối cho người người đều biết, từ đó khiến cho rất nhiều người làm việc cho Tạ gia nảy sinh tâm lý bất mãn.
Dẫu sau đó Tạ gia cũng thực hiện một số biện pháp xoa dịu và cứu vãn, thậm chí cha nàng còn đích thân đến nhà An Văn Bạch để mời hắn quay lại, nhưng tiếc là đều vô dụng. Hơn nữa, đoạn thời gian ngay sau đó con cháu nhà họ Tạ lại liên tiếp gặp chuyện không may, nội bộ Tạ gia rối nùi, nên hoàn toàn không rảnh tay để thu xếp những quản sự kia.
Sau đó nữa, Tạ Ý Hinh trơ mắt nhìn An Văn Bạch nở rộ hào quang trên phương diện toán học và quản lý sổ sách, nhất là vài năm sau đó khi hắn trở thành phó chủ tịch của hệ thống cửa hàng Vĩnh Ninh do chính tân Hoàng thành lập. Tuy An Văn Bạch không có oán hận Tạ gia, cũng không hề quay lại tấn công Tạ gia sau khi phát đạt, nhưng sự tồn tại của hắn cũng là một dạng đả kích đối với Tạ gia, bởi nó thời thời khắc khắc nhắc nhở người đời rằng Tạ gia đã từng khinh khi và đối xử tệ bạc thế nào đối với sỹ phu trí thức.
Sau khi Tạ lão gia qua đời, bởi vì Tạ gia bị đứt mạch cung cấp lớp quản sự trung và hạ tầng giống An Văn Bạch nên rất nhiều cửa hàng đều buôn bán khó khăn. Thêm vào đó các đối thủ luôn kèn cựa cạnh tranh như hổ rình mồi xung quanh nên phần lớn sự nghiệp kinh doanh của Tạ gia đều suy sụp. Chính-Thương là tương hỗ, kinh doanh thì cần chính trị bảo vệ, mà có chính trị nào lại không cần tiền bạc để duy trì? Vì cả hai phương diện trên của Tạ gia đều bị đả kích nên tình thế không hề lạc quan chút nào.
Nói thật, Tạ Ý Hinh từng hối tiếc vô cùng dù vẫn mạnh miệng không chịu thừa nhận. Khi đó, nàng chỉ tự trách sao bản thân lại kiêu căng quá đáng, nhưng hôm nay ngẫm lại thì xem ra nội tình cũng cực kỳ quái lạ. Cũng phải thôi, tuy kiếp trước nàng đúng là kiêu căng ngang ngạnh nhưng thật ra lại rất ít khi nhúng tay vào chuyện trong gia tộc, chỉ một lần duy nhất lắm miệng thì liền khiến cho Tạ gia gặp khó khăn rồi ngã nặng ngã đau đến không gượng dậy được như vậy, chỉ có thể loay hoay vùng vẫy càng lún càng sâu trong vũng bùn này.
Lắm lời sẽ hớ. Hôm nay Hạ Đào đột nhiên lại nói nhiều như vậy. Hơn nữa, nàng chỉ bất chợt thích ý muốn đến Tây viên chơi, thế mà liền gặp phải An Văn Bạch đi ngang qua. Sao lại trùng hợp đến thế?
Tạ Ý Hinh híp mắt lại, như cười như không liếc mắt nhìn hầu gái trước mặt, sau đó hạ mắt xuống. Nàng đâu có quên, kẻ “vô tình” dẫn dắt mình đến Tây viên chơi chính là ả mà. Hơn nữa ả còn nhiều lần lên tiếng đâm thọc, chẳng phải là muốn cho nàng nổi giận đó sao?
Tạ Ý Hinh thở dài, kẻ thiết kế cạm bẫy này đúng là rất hiểu nàng, phải nói là vô cùng am hiểu tâm lý của nàng. Nếu hiện giờ nàng còn ái mộ Chu Thông Dục thì giờ khắc này nhất định đã đang trong cơn ghen tức vì nghe nói y đi dạo hồ cùng một người con gái khác, hơn nữa lại lo lắng cho sức khỏe của tổ mẫu nên nhất định sẽ đi theo sau An Văn Bạch mà đến Sùng Đức Viên. Đến lúc đó thì tình huống ở kiếp trước sẽ lại tái diễn.
“Đi, chúng ta đi sang nhìn xem.” Vừa nói xong thì quả nhiên nhìn thấy trong mắt Hạ Đào xẹt qua tia mừng rỡ.
Tạ Ý Hinh đứng lên, thong thả đi đến Sùng Đức Viên, trong lòng lại đang thầm cân nhắc. Kẻ địch này vươn tay dài thật, ngay cả nha hoàn bậc hai của nàng cũng bị mua chuộc. Nhưng không sao, nha hoàn này và người nhà của ả cứ tạm thời để yên đó, rồi cũng sẽ có lúc dùng đến. Mà dù không dùng được thì cũng chả việc gì, biết rõ kẻ gian là ai còn tốt hơn là không biết.
Nàng đi đằng trước, rồi nhân lúc Hạ Đào còn ở lại phía sau để thu dọn không theo kịp thì gọi tiểu đinh lúc nãy tới, hạ giọng căn dặn vài câu. Tiểu đinh kia nhìn nàng kinh ngạc, vâng một tiếng rồi lập tức xoay người chạy đi.
Nhìn bóng lưng tiểu đinh càng chạy càng xa, Tạ Ý Hinh cười cười. Nàng cũng không hy vọng gì lắm, chẳng qua chỉ cảm thấy cần phải thử một chút thôi, dù sao cũng có mất gì đâu? Biết đâu kẻ giấu mặt thật sự to gan lớn mật nên đang ngồi ngay trong quán trà đối diện Tạ gia mà chờ tin tức không chừng. Phải biết rằng ngoài quán trà này ra thì xung quanh đều là nhà ở hết nha.
/27
|