Giang Sơn Như Thử Đa Kiêu

Chương 527: Cải cách kinh tế của đế quốc Lam Vũ

/769


Trong hội nghị vào tháng mười, vấn đề chính trị hữu quan của đế quốc Lam Vũ, trên cơ bản đều do Dương Túc Phong đưa ra quyết định, nhưng ở trên mặt kinh tế thì hoàn toàn không giống như vậy, người tham dự thảo luận đông đảo hết sức, thảo luận cũng vô cùng tích cực, gần như mỗi một người tham dự hội nghị đều có ý kiến riêng của bản thân.

Vốn ban đầu việc khởi thảo nội dung trên phương diện cải cách kinh tế hữu quan, đều có tiểu tổ khởi thảo suy tính nghiêm túc, tự cho rằng đã không còn sơ hở quá lớn nữa, nhưng khi mang lên hội nghị để thảo luận lập tức bị chỉ ra rất nhiều vấn đề, nhất là khi phân tổ để thảo luận vấn đề, một số nội dung bị phê phán tơi bời tan tác, hết sức thảm hại, các đại biểu tranh luận ở một số nội dung cũng vô cùng kịch liệt, có một số nội dung và điều khoản bị sửa đổi không còn giống chút gì với ban đầu nữa.

Nguyên nhân không có gì khác, vấn là do lợi ích căn bản nhất gây ra, đại biểu tham dự hội nghị đều tới từ các địa khu khác nhau và các nghề nghiệp khác nhau, ai cũng có lợi ích riêng của mình, muốn bọ họ thống nhất ý kiên đúng là rất khó khăn.

Các khu vực dưới quyền khống chế hiện nay của quân Lam Vũ có sự phát triển kinh tế mất cân bằng nghiêm trọng, cho nên chính sách kinh tế được đặt ra, đối với mỗi một khu vực khác nhau mà nói, có thể mang tới những tác dụng không hề giống như, thậm chí có một số khu vực còn làm phản tác dụng, những đại biểu tới tự khu vực đó đương nhiên là không làm.

Một số quy định pháp luật nhằm vào các ngành nghề khác nhau, sức ràng buộc và hiệu quả cũng khác nhau, đại bộ phận đại biểu cho rằng ngành nghề của mình bị thiệt thòi, bọn họ cũng chẳng làm.

Ở trên vấn đề chính trị bọn họ không có tư cách phát ngôn, nhưng ở trên vấn đề kinh tế bọn họ đều có gan phát biểu ý kiến của riêng mình, những người này, đại bộ phận đều là giai cấp tư sản mới nổi lên, dưới sự bảo hộ của lưỡi lê của quân Lam Vũ, bọn họ đã trưởng thành lớn mạnh, tích lũy được vô số tài phú.

Sự thành lập của đế quốc Lam Vũ, báo hiệu cho bọn họ chính thức bước lên vũ đài thế giới, dưới sự hỗ trợ của thực lực tài chính hùng hậu, bọn họ bắt đầu vỗ phành phạch đôi cánh của minh, muốn vỗ cánh bay cao, kêu một tiếng kinh động thế giới.

Các đại biểu tranh luận kịch liệt khiến cho hội nghị vốn chỉ chuẩn bị mở có năm ngày đã phải kéo dài tới tận mười ngày, chỉ riêng có phân tổ hội nghị đã kéo dài thêm ba ngày mà còn có một số vấn đề đại hội còn không biểu quyết xong.

Cho tới tận ngày thứ mười cuối cùng, có nhiều vẫn đề vẫn chưa được giải quyết một cách trọn vẹn, vẫn có một số đại biểu bày tỏ rõ ràng bảo lưu ý kiến của mình, thậm chí là còn tranh cãi la hét, gây chuyện ồn ào muốn đích thân gặp mặt Dương Túc Phong, còn có người giương lên biểu ngữ cỡ lớn ở ngay tại chỗ, phản đối hạng mục quyết định nào đó, làm cho ầm ĩ cả lên, gây xôn xao dư luận.

Dương Túc Phong nhận được báo cáo vừa bực mình lại vừa buồn cười, những tên gia hỏa này vì lợi ích của mình thật đúng là thủ đoạn nào cũng dám đưa ra, cái tên mà giăng biểu ngữ cỡ lớn là người của gia tộc Tiết Tư Ỷ, bởi vì sự nghiệp vận chuyển hàng hải của bọn họ gặp phải uy hiếp.

Còn có rất nhiều đại thương gia tới từ Cách Lai Mỹ vĩ như công tước Ốc Lặc Nhĩ, pháp quy phân tách xi nghiệp đề phòng lũng đoạn cũng ảnh hưởng đến ông ta, vì thế ông già đã sáu mươi ba tuổi này nằm lăn ngay ra trên hội nghị giả vờ chết, thà chết cũng chẳng chịu để pháp quy liên quan tới việc chống lũng đoạn được thông qua thuận lợi.

Ngày 15 tháng 10, bầu trời u ám, kinh đô Ni Lạc Thần đổ mưa to, Dương Túc Phong đích thân tới hội trưởng, cả mộ ngày đều giám đốc việc biểu quyết thông qua các loại quy định pháp luật tương quan.

Sự xuất hiện của Dương Túc Phong làm cho những người kia kiếm chế rất nhiều, nhưng vẫn tỏ ra rất không tình nguyện, mặc dù không dám khổ não giương biểu ngữ lên nữa, nhưng ngôn tử vẫn còn vô cùng kịch liệt.

Cuối cùng Dương Túc Phong lại phải xuất hiện một lần nữa để làm kẻ ác, lập tức vỗ bàn quyết định những nội dung chủ yếu của hội nghị kinh tế lần này, đồng thời ban bố chấp hành, còn về những vấn đề bất đồng, thì phải tiếp tục để sau này nghiên cứu và cải thiện.

Hội nghị kinh tế lần này đã xác định năm hạng nội dung chủ yếu, đều sản sinh ảnh hưởng trọng đại tới đế quốc Lam Vũ sau này, cung cấp sự hỗ trợ hiệu quả cho kinh tế đế quốc Lam Vũ phát triển thuận lợi, cung cấp hậu thuẫn vững trãi giúp quân Lam Vũ thuận lợi đoàn lấy toàn bộ đại lục Y Lan.

Từ đó trở đi, kinh tế của đế quốc Lam Vũ phát triển càng lúc càng nhanh, thực lực kinh tế càng ngày càng hùng mạnh, trái lại những quốc gia khác của đại lục Y Lan, thực lực kinh tế càng ngày càng suy thoái, về căn bản mất đi năng lực đối kháng với quân Lam Vũ.

Nội dung đầu tiên là phân chia thuế đất và thuế quốc gia, đảm bảo thuế thu trung ương hợp lý, đồng thời chiếu cố sự phát triển của địa phương.

Vốn thuế má của đế quốc Lam Vũ rất thấp, từ năm 1727 tới năm 1730, cơ bản thuế thu đều là không, bởi vì khi đó miễn trừ thu thế nông nghiệp, đồng thời cung cấp chính sách ưu đãi miễn trừ thuế má đối với thành lập các công xưởng xĩ nghiệp.

Cho nên hạng mục mà quân Lam Vũ có thể thu được thế căn bản chẳng có bao nhiêu, chỉ thu được một số từ việc xuất nhập khẩu những đồ xa xỉ phẩm, ở trong thời gian đó, thu thuế gần như là một danh từ bị lãng quên rồi.

Trong thời gian hai tới ba ngăm đầu tiên, nguồn thu kinh tế chủ yếu của quân Lam Vũ đều dựa vào khoản phụ, như khi dựa vào lúc công thành chiếm đất cướp bóc quốc khố của nước khác, dựa vào tài phú mà A Phương Tác cướp bóc được ở quần đảo Solomon, dựa vào sự bóc lột và chèn ép vô sỉ hèn hạ của Dương Túc Phong, mới miễn cưởng trải qua được thời gian mấy năm trước đó.

Thế nhưng tới ngày nay, chỗ cướp được đã cướp gần hết rồi, chỗ bắt chẹt được cũng đã nặn bóp gần cạn rồi, quân Lam Vũ không thể dựa vào những con đường không bình thường này để duy trì thu nhập tài chính nữa.

May mà đối với đại bộ phận công xưởng xĩ nghiệp mà nói, ba năm miễn thuế đã qua đi, bọn họ cần phải cung cấp đầy đủ tài chính cho sự quật khởi của quân Lam Vũ.

Hiện giờ vùng trung tâm của địa khu Mỹ Ni Tư kinh tế đã cơ bản khởi sắc rồi, ở địa khu như Cách Lai Mỹ, Tử Xuyên đạo thì kinh tế phát triển đã khá là sôi động, các công ti lớn xuất hiện liên tục không ngơi nghỉ, các loại cơ cấu nghiên cứu khoa học và cơ cấu đầu tư cũng muôn màu muôn vẻ, biểu hiện đẩy đủ sức sống kinh tế ở nơi đây.

Ở những địa khu đó, cũng đã sinh ra những phú hào thế hệ mới của đế quốc Lam Vũ, ví như ở địa khu Cách Lai Mỹ, đã xuất hiện đại thương nhân đại phù hào trên người có hơn một trăm triệu kim tệ, hơn nữa số lượng còn vượt qua hai con số.

Ở đại lục Y Lan, kinh tế của các vùng như Kim Xuyên đạo cũng đã dần dần được khôi phục.

Sau khi tập trung tài nguyên của các vùng đất khác, công nghiệp và thương nghiệp của Kim Xuyên đạo cũng phát triển vô cùng mau chóng, ở hai bên tuyến đường sắt Thiên Hữu, tập trung hơn ba trăm xĩ nghiệp công xưởng cỡ lớn, tài chính mà bọn họ quyên tặng đã làm cho tuyến đường sắt Thiên Hữu trong thời gian sáu tháng ngắn ngủi đã khai thông trở lại, hơn nữa còn thay đổi toàn bộ đường ray sắt và tà vẹt gỗ ban đầu, bởi vì tuyến đường sắt này hiện giờ đã trở thành tuyến đường sinh mạng của bọn họ.

Căn cứ vào báo cáo của Tài Tiêm Tiêm, cho tới ngày 1 tháng 9 năm 1731 thiên nguyên, xí nhiệp cần phải nộp thuế của đế quốc Lam Vũ đã vượt quá ba mươi vạn nhà, ở dưới bối cảnh như vậy, định ra chính sách thu thuế liên quan đã trở nên vô cùng trọng yếu, đồng thời cũng phải suy tính tới vấn để tỉ lệ thuế thu giữa trung ương và địa phương.

Theo suy tính của Dương Túc Phong, thuế thương nghiệp của đế quốc Lam Vũ vẫn duy trì ở một mức độ tương đối thấp, chủ yếu là để giúp đõ một số nhà tư bản hoàn thành việc tích lũy tài chính, chuẩn bị cho việc phát triển mau chóng sau này.

Ở trên vấn đề thu thuế và thuế quốc gia, Dương Túc Phong không muốn áp đặt một cách cứng nhắc, mỗi một tỉnh đầu có tỉ lệ khác nhau, nhưng tỉ lệ này một khi đặt ra rồi, thì không được tùy tiện sửa đổi.

Nguyên đế quốc Dường Xuyên thu thuế cơ bản tỉ lệ trung ương và địa phương là bảy phần ba, triều đình chiếm phần lớn, nhưng loại tỉ lệ này hết sức mất ổn định, triều đình thường xuyên đưa ra thay đổi hơn nữa càng ngày càng ngả về phía trung ương, tới sau này cùng với chiến tranh nổ ra, về cơ bản triều đình vơ hết tất cả thu nhập vào trong túi, địa phương ngoài một chút tài chính miễn cưỡng duy trì ra, thì căn bản không có chút dưa dả nào, càng chẳng cần nói tới phát triển nữa.

Nhưng địa phương không phát triển, tài chính trung ương chỉ có thể không ngừng sụt giảm cuối cùng rơi vào mức không thể duy trì nổi nữa.

Trải qua thảo luận cẩn thận, đế quốc Lam Vũ quyết định thực hành chế độ thuế thu tài chính phân chia, thể chế này sẽ đem các loại thuế chia làm ba loại chính thuế trung ương, thuế dùng chung của trung ương và địa phương (gọi tắt là thuế dùng chung), thuế địa phương lại đem cơ quan thuế vụ của toàn quốc chia làm hai hệ thống lớn là cục thuế vụ trung ương và cục thuế vụ địa phương, dựa theo phân công, cục thuế vụ quốc gia phụ trách thu thuế trung ương, thuế dùng cung, cùng với các loại tiền nộp phạt; cục thuế vụ dịa phương phụ trách trưng thư thu thê địa phương, cùng với các khoản tiền phạt tương ứng.

Đương nhiên, để tiện cho người đống thuế, tăng cường quản lý, giữa thuế đất và thuế quốc gia có thể dùng ủy thác nộp thuế, nhưng bất kể như thế nào, thuế trung ương thuộc về thu nhập tài chính thu nhập, thuế dùng chung dựa theo tỉ lệ quy định phân ra thuộc về tài chính thu nhập của trung ương và tài chính thu nhập của địa phương, còn thuế địa phương thuộc về tài chính thu nhập của địa phương.

Khoản thuế trưng thu được, dựa theo thuộc về tài chính thu thu nhập ở đâu mà phân chia về quốc khố ở địa phương hoặc là trung ương.

Thực hành chế độ phân thuế, có lợi cho việc thực hành pháp luật thuế thống nhất của quốc gia, tăng cường quản lý vĩ mô, một phương diện có thể đảm bảo thu nhập tài chính của trung ương, một phương diện khác cũng có lợi cho việc thay đổi tính tích cực của địa phương đồng thời đảm bảo thu nhập tài chính của địa phương.

Chế độ phân thuế linh hoạt nằm ở chỗ, vào thời điểm thích hợp nào đó, có thể đề cao hoặc là giảm thấp thuế trung ương của địa khu nào đó để đạt được mục đích kiềm chế hoặc là kích thích.

Ví dụ như các vùng như Vân Xuyên đạo, có thể giảm bớt lượng lớn tỉ lệ thuế quốc gia, đem tuyệt đại bộ phận thu nhập tài chính phân cho địa phương; còn ở một số các địa phương tương đối giàu có ví dụ như Cách Lai Mỹ và Tử Xuyên đạo, thì có thể thoải mái đem tỉ lệ thuế quốc gia nâng cao lên một chút, cống hiến nhiều hơn cho thu nhập tài chính của địa phương, đồng thời không chế đà phát triển kinh tế quá nóng của địa phương.

Bất quá, thực hành chế độ phân thuế cũng nổ ra tranh luận vô cùng gay gắt ở trên hội nghị lần này, nhất là về mặt tỉ lệ thuế quốc gia và thuế đất ở một số tình cụ thể, rất nhiều tổng đốc địa phương đều vì vấn đề này mà tranh luận tới đỏ mặt tía tai.

Nhìn chung mà nói, phát ngôn của bọn họ đều là cường điệu thêm nhiều khó khăn của địa phương, ngay cả tổng đốc các vùng như Trinh Xuyên đạo cũng chạy ra kể khổ.

Ở trên vấn đề này trung ương hi vọng có thể thu được nhiều thuế quốc gia nhất trong giới hạn, địa phương thì hi vọng có thể giữ lại được nhiều thuế đất nhất, đây là một sự mâu thuẫn vĩnh viễn.

May mắn là sự mâu thuẫn này bị dương Túc Phong mạnh mẽ trấn áp, ngay trước mặt tất cả các vị địa biểu, Dương Túc Phong tuyên bố, một số vị tổng đốc địa phương bị điều chuyển khỏi cương vị, tất cả tổng đốc địa phương đều thực hành chế độ thay đổi xen kẽ nhau, mỗi một người nhiệm kỳ một khóa là năm năm, đảm nhận nguyên một vị trí không quá hai khóa.

Các vị tổng đốc địa phương nhất thời đầu óc quá nóng, lập tức ý thức được sai lầm của mình ở đâu, đồng thời cũng ý thức được uy nghiêm của trung ương, lập tức trở nên hết sức biết điều, chế độ luân phiên thay đổi quan viên của đế quốc Lam Vũ cũng bắt đầu được thức thi từ lúc đó.

Nội dung thứ hai của cuộc cải cách kinh tế lần này chính là thành lập xĩ nghiệp trung ương, đem mạch máu kinh tế khống chế ở trong tay quốc gia.

Cùng với sự phát triển kinh tế của quân Lam Vũ, các xí nghiệp quy mô lớn xuất hiện không ngừng, ở các vùng như Cách Lai Mỹ, Tử Xuyên đạo, đều xuất hiện một số xí nghiệp vô cùng quy mô, nhưng xí nghiệp này có thực lực kinh tế hùng hậu, có đội ngũ nghiên cứu khoa học khổng lồ, còn có số lượng nhân viên công tác đông đảo, có năng lực sản xuất sản phẩm vô cùng mạnh mẽ.

Sản phẩm của những xĩ nghiệp đó sản xuất ra bình thường đều chiếm cứ hơn một phần mười hạn ngạch của thị trường, đối với một số sản phậm có năng lực khống chế thị trường cực cao, cũng đã trở thành nguồn thuế thu chủ yếu của đế quốc Lam Vũ.

Ví dụ như đồ gốm của Tằng gia Bích Giang phủ, đã không thế trên sáu mươi phần trăm toàn bộ phân ngạch thị trường ngành nghề sản xuất gốm xứ, thu nhập doanh nghiệp mỗi một năm vượt quá bảy ngàn vạn kim tệ, lợi nhuận gần tới một ngàn vạn kim tuệ, thuế nộp lên cũng vượt quá một ngàn vạn kim tệ.

Còn tập đoàn luyện thép của Ốc Nhĩ Đa Phu ở Cách Lai Mỹ, cũng sở hữu hơn bốn mươi xí nghiệp sắt thép khác nhau, giá trị sản lượng hàng năm vượt quá một trăm triệu kim tệ, lợi thuận và thuế thu mỗi một năm cũng phải tới cả ngàn vạn kim tệ.

Cao tầng của đế quốc Lam Vũ cho rằng, bản thân cần thiết phải nắm giữ một số sĩ nghiệp liên quan tới quốc kế dân sinh, ví dụ như các loại xí nghiệp sắt thép, điệp lực, xi măng, giao thông, vận chuyện, thông tấn, để ứng phó với các thời kỳ khác thường.

Cái lợi của việc đem đại bộ phận xĩ nghiệp nạp vào trong sự quản lý của trung ương là có thể trực tiếp thu được lượng lớn thu nhập thuế quốc gia ổn định, đồng thời xí nghiệp quy mô lớn nạp vào sự quản lý cuôc gia, có thể thuận tiện định ra chính sách quản lý, đề phong những xí nghiệp này khi định ra chính sách nào đó xuất hiện khác biệt quá lớn.

Những xĩ nghiệp này đều liên quan tới quốc kế dân sinh, một khi xuất hiện tình huống phá sản, sẽ mang lại hậu quả tính tai nạn, làm cho cả xã hội chấn động cực lớn.

Trải qua đàm phán phối hợp của hai bên, ước chừng có hơn bốn mươi xĩ nghiệp cỡ lớn tiếp nhận sự quản lý trực tiếp của đế quốc Lam Vũ, hình thành xí nghiệp thuộc quyền quản lý trực tiếp của trung ương. Bất quá ở vấn đề quyền kinh doanh và quyền sở hữu còn có rất nhiều chuyện phải dần dần làm rõ trong thời gian sau này.

Những xí nghiệp trung ương cỡ lớn này có được sự hỗ trợ về mặt chính sách ở phía cao tầng của quân Lam Vũ, mà đế quốc Lam Vũ thì có được cơ sở kinh tế vững vàng từ chỗ bọn họ.

Do bản thân Dương Túc Phong có ấn tượng rất sâu đối với hành vi xấu xa đối với các xí nghiệp lũng đoạn ở tiền thế, cho nên ở hội nghị kinh tế này này có một nội dung tương đối quan trọng, đó chính là chống lũng đoạn.

Sự quật khởi của quân Lam Vũ, mang theo sự quật khởi của giai cấp tư sản kiểu mới, một số nhà đại tư bản có lá gan có tầm nhìn, đã lợi dụng trọn vẹn cơ hội và chính sách quân Lam Vũ cấp cho bọn họ, phát triển một đống xĩ nghiệp cỡ lớn, từ trong đó thu được vô số lợi nhuận.

Do không có quá nhiều đối thủ, cho nên bọn họ phát triển rất nhanh, sản phảm mà nó sản xuất ra rất mau chóng chiếm cứ được phần lớn phân ngạch của thị trường, địa vị lũng đoạn của nói cũng bất tri bất giác được hình thành.

Cứ lấy sản nghiệp gốm sứ của Tằng gia Bích Giang phủ ra mà nói, đồ gốm mà bọn họ sản xuất ra đã chiếm cứ trên sáu mươi phần trăm phân ngạch của thị trường, bọn họ có thể dễ dàng lợi dụng lực lường tài chính và thủ đoạn kinh tế mạnh mẽ để đàn áp đối thủ từ đó đạt được mục đích khống chế thị trường.

Còn cả Tài gia Cao Dương phủ, bọn họ cũng cơ bản lũng đoàn ngành nghề dệt may, thậm chí mức độ lũng đoạn còn cao hơn cả sản nghiệp đồ gốm, tất cả sản phẩm dệt may ở trong khu vực quân Lam Vũ khống chế, gần như đều là do Tài gia sản xuất ra, có Tô Lăng Tuyết và đám Tài Tiêm Tiêm thỉnh thoảng chỉ điểm và chiếu cố, năng lực của Tài gia ở trên thị trường thực sự trở nên quá mức khủng bố rồi.

Rất rõ ràng, khi vừa mới bắt đầu, những xĩ nghiệp cỡ lớn này có tác dụng dẫn lối thị trường rất là mạnh, nhưng khi bọn họ bắt đầu dùng phương thức cạnh tranh công băng không cho phép lấy thủ đoạn gây cản trở sự phát triển của đối thủ thì những xĩ nghiệp này lại gây ra tác dụng trái chiều cho sự phát triển kinh tế, tệ nạn lũng đoạn cũng bắt đầu biểu hiện ra.

Những điều này đều có con số chứng tỏ, ở xí nghiệp thông tấn và sắt thép có đầy đủ sự canh tranh, kỹ thuật mới không ngừng xuất hiện, mà sản nghiệp đồ gốm và sản nghiệp dệ may, sự phát triển của kỹ thuật mới rõ ràng là rất ít, trong cả năm 1731 thiên nguyên, kỹ thuật chuyên nghiệp mà xí nghiệp sắt thép sinh ra có hơn ba trăm hạng mục, mà kỹ thuật chuyên nghiệp do sản nghiệp dệt may và sản nghiệp gốm sứ công lại với nhau còn chưa tới hai mươi hạng mục.

Bất quá, muốn chia tách các ngành nghề lũng đoạn này chẳng phải là chuyện dễ dàng, có thể đem đem xĩ nghiệp là tới mức lũng đoạn ngành nghề, có kẻ nào là đèn cạn dầu đâu chứ, lại có người nào mà lại không có quan hệ mật thiết với quan viên cao cấp của chính bản thân quân Lam Vũ?

Tài gia thì không cần nói nữa, Tài Băng Tiêu là đại thần tài chính của quân Lam Vũ, công tước Ốc Lặc Nhĩ cũng không cần phải nói bời ông ta chính là một trong số những người quyền lực nhất của Cách Lai Mỹ, còn về người khác, ít nhất cũng là bếp trưởng của Vị Ương cung (Tằng Vĩ – Tằng Bàn Tử)

Dưới sự kiên trì một cách ngoan cố của Dương Túc Phong, pháp luật chống lũng đoạn được cưỡng ép thông quá, tất cả xĩ nghiệp cùng loại hình, đều phải thành lập trên xĩ nghiệp trở lên, nếu không sẽ bị cưỡng ép phân chia, tuyệt đối không cho phép lũng đoạn thị trường, thao tùng thị trường.

Được tỷ muội Tài gia ám thị ngầm, mấy ngày trước khi luật pháp chống lũng đoạn được đưa ra, Tài gia Cao Dương phủ chủ động tách xĩ nghiệp dệt may của mình ra, chia thành ba công ty quy mô tương đối, ngày thứ hai sau khi pháp luật chống lũng đoạn được thông gia, Tằng gia Bích Giang phủ cũng cũng chỉ đành phân nhỏ xí nghiệp gốm sứ của rmiình, mấy người con trai của Tằng Cùng chia ra trở thành người lãnh đạo của các công ty khác nhau không có quan hệ phụ thuộc.

Cũng giống như vậy, bị chia nhỏ còn có hơn ba mươi xĩ nghiệp lũng đoạn khác, trật tự kinh tế của đế quốc Lam Vũ quay trở lại khởi điểm cạnh tranh công bằng, thu hút được rất nhiều xĩ nghiệp tham gia làm ăn, bất quá đối với việc chia tách này, rốt cuộc có nhiều cái lợi hơn hay có nhiều cái hại hơn, cho tới tận ngày nay cũng là đề tài tranh luận không ngừng.

"Lũng đoạn gây trở ngại cho cạnh tranh." Đây là một trong số mấy câu nói dài nhất mà Dương Túc Phong phát biểu trên hội nghị lần đó.

Bất quá có thể thực sự lý giải được chỉ chưa tới một phần mười số đại biểu, còn đại bộ phần cho rằng Dương Túc Phong thèm muốn tài phú của bọn họ, bọn họ bí mật lặng lẽ muốn thương lượng riêng với Dương Túc Phong, đem một số cổ phần chuyển nhượng cho riêng Dương Túc Phong, đây đúng là một đề nghị rất cuốn hút.

Kết quả là cổ phần bị Dương Túc Phong thu lấy rồi, nhưng nhịp bước chia tách chống lững đoạn vẫn không dừng lại mảy may, làm những đại biểu kia phải ngậm bồ hòn làm ngọt, có khổ mà không nói ra được, chỉ đành coi như dùng học phí giá cao nhận rõ bộ mặt của Dương Túc Phong.

- Các ngươi đem tiền dâng đến cho y, khẳng định là lấy bánh bao nhân thịt mà ném chó, chỉ có đi không có về.

Sau khi biết được tin tức ngầm này, mấy đại thương gia đều nở nụ cười vui mừng trên tai họa của người khác, bọn họ đều là người đi theo bước tiến của Dương Túc Phong lớn mạnh, sao lại không hiểu cách làm việc của Dương Túc Phong, việc mà y đã nhận định, thì dù là ngươi đem cho y bao nhiêu lợi ích cũng vô dụng, ngược lại đã mất phu nhân lại thiệt quân.

Lần này Dương Túc Phong đúng là có hơi ác một chút, cổ phần của mấy xí nghiệp lớn, mỗi năm tiền lãi có thể hơn một ngàn vạn kim tệ, đủ để giúp những nữ nhân của y sống sung sướng rồi. Nguồn truyện: TruyệnYY.com

Bất quá nữ nhân ở bên cạnh Dương Túc Phong còn phải dựa vào tiền của y để mà sống hay sao? Nói đùa! Trừ sư đồ U Nhược Tử La của Hương Tuyết Hải ra, thì có cô nàng mà chẳng nhiều tiền hơn cả Dương Túc Phong, có cô nào chẳng phải nữ vương thì cũng là hậu bối danh nhân, sau lưng đều có đại gia tộc chống đỡ.

Tới ngay cả Tử Duyệt tiểu cô nương xuất thân bần hàn, cũng có được không ít cổ phần từ xí nghiệp vận chuyện hàng hải của Tô Phỉ Thái Vi, người ta là ngự y mà, có ai lại không muốn lấy lòng? Sinh nam sinh nữ là học vấn không nhỏ đâu, nếu không, hôn lễ sau này của Dương Túc Phong sẽ không gây xôn xao ầm ĩ oanh động cả thiên hạ.


/769

THICH DOC TRUYEN

Đa số thông tin và hình ảnh trên website đều được sưu tầm từ các nguồn trên Internet. Website hay upload-er không sở hữu hay chịu trách nhiệm bất kỳ thông tin nào trên đây. Nếu làm ảnh hưởng đến cá nhân hay tổ chức nào, khi được yêu cầu, chúng tôi sẽ xem xét và gỡ bỏ ngay lập tức.

LIÊN HỆ ADMIN

[email protected]

DMCA.com Protection Status