Đường Chuyên

Chương 60: Ngưu Kiến Hổ

/1414


Theo Vân Diệp thấy, đến nhà Lão Ngưu thì tốt nhất là ăn mặc bình thường, mang một vò rượu mạnh, mấy món ăn rồi hưng phấn mà tới là tốt nhất, còn lạ gì nữa đâu, không bày ra lễ vãn bối bái kiến thì Lão Ngưu cũng thích, nếu bày ra nghi trượng rầm rộ đi tới, không bị ăn đòn là may, ăn đòn là tất nhiên.

Lão nãi nãi muốn thoa phấn cho Vân Diệp, nói mỹ thiếu niên môi đỏ răng trắng không trang điểm thật đáng tiếc. Vân Diệp thà chết không chịu, nếu bị thoa phấn thì y muốn đốt nhà, khỏi phải nói tới trong tay Đại cô cô còn cầm một đóa hoa quyên.

Vượng Tài sống chết đòi đi, ngăn không được, thôi thì tùy, ngựa nhà nào chẳng thích đi thăm hàng xóm, hiện giờ trong nhà nhàn rỗi nhất là nó rồi.

Buổi sáng mã phu đi cùng chạy quanh đường Chu Tước một vòng, trên đường gặp phải người bán thức ăn thì tới hít hít, ngon thì làm vài miếng, không ngon thì mũi phun phì phì quay đầu bỏ đi, làm mã phu không xin lỗi thì phải trả tiền. Tiền hàng tháng của Vượng Tài còn nhiều hơn mã phu, nhìn thấy người gánh rượu là mừng nhất, không uống vài ba chén là không thèm nhúc nhích. Hiện giờ mỗi ngày đều có người bán rượu đợi Vượng Tài vào thời gian đó, chào hỏi cứ như gặp được người thân vậy. Vượng Tài không keo kiệt, lần nào uống rượu cũng mời mã phu, chẳng biết là thật hay giả, dù sao thì mã phu nói thế, ngày nào cả hai cũng lảo đảo về nhà.

Vân Diệp không quản, tiền hàng tháng của Vượng Tài đủ cho nó ăn vặt, uống chút rượu, huynh đệ sinh tử chỉ cần sóng khoan khoái, nó mời ai uống rượu chả được. Cảnh cáo mã phu, chỉ cần không bạc đãi Vượng Tài thì tùy hắn, nếu Vượng Tài bị ủy khuất thì không phải đánh vài cái là qua đâu.

Lão Trang tới thôn trang, phải an bài lão huynh đệ xuất ngũ trong quân, tính hết cả nhà cũng phải hơn trăm người, trong t hành không an bài được, bọn họ cũng thích ở thôn trang, mùa xuân còn có thể trồng trọt, đều là người nông thôn, rời đất đai là chết.

Nghe lão nãi nãi nói hầu phủ mới xây khí phái lắm, diện tích mấy chục mẫu, toàn bộ gạch xanh lát nói, viện tử nhiều tới mức làm người ta lạc đường. Lão nãi nãi coi trọng nhất là tấm biển siêu hào hoa, cách ba bốn dặm cũng có thể nhìn thấy chữ "Vân" to tướng. Nếu chẳng phải tôn tử ở kinh thành, bà căn bản chẳng tới nhà cũ nhìn cảnh thương tâm.

Vốn định để các huynh đệ đều ở trong nhà, bị lão nãi nãi, các cô cô cùng với Trang Tam Đình phản đối tập thể. Nói là dù có để nhà trống chứ không cho phép hộ vệ vào hậu trạch, nhiều lắm chỉ được ở tiền viện, hậu viện là cấm địa, không phải là chủ nhân không được vào. Đây là cái tục lệ kỳ quái gì thết, không có tinh thần tận dụng gì cả. Nói mãi cuối cùng lão nãi nãi bực mình, nói chuyện trong nhà không cần nam nhân nhọc lòng, chỉ cần chiếu cố tốt bản thân là được.

Lại tới phường Thái Bình, ghen tỵ làm Vân Diệp gọi đây là phòng Thái Bình, một đám lão già không chịu chết, chưa nói võ nghệ siêu quần, không vị nào mà tên tiểu hầu gia mình chọc vào được. Nhà Lão Ngưu rất bình thường, có lẽ do người nhà không nhiều, nơi ở rất đơn giản, chắc chắn, trên tường khoét lỗ có thể bắn ra, vọng gác tầm nhìn rộng rãi, tiện chỉ huy, chỉ thiếu điều lắm mấy cái máy bắn đá lên tường, thêm vào mấy cái nỏ là thành một bảo lũy hoàn chỉnh rồi.

Lão phó lưng gù run run đi trước dẫn đường, miệng cứ lẩm bẩm không rõ nói trong nhà lâu lắm rồi không có khách tới chơi, không khí tẻ nhạt, còn nói nữ tử lần trước mang thức ăn tới rất đẹp, hi vọng có thể gặp lại. Vân Diệp muốn đấm lão ta, cho ngươi ăn, ngươi nhớ tới cả người, khinh người ta quá, cái điện Diêm Vương này mà ngươi cũng mong có khách tới chơi à?

Lão Ngưu ngồi bệ vệ trên giường thấp đợi Vân Diệp thi lễ, bên cạnh có một phụ nhân béo đứng pha trà, bên phải bàn có một người trẻ tuổi mặc áo lông mặt mày thanh tú.

Khỏi phải nói đây là cả nhà Lão Ngưu, không có thiếp thị lung tung gì hết, trong nhà cũng không có nha hoàn yểu điệu, đưa Vân Diệp tới hậu viện còn là một phó phụ trung niên trên 40. Lão Ngưu từ chối phong công tước, chỉ muốn làm một vị hầu gia.

Lưng còn chưa kịp đứng thẳng lên đã nghe Lão Ngưu nói:

- Lão phu tưởng mắt ngươi mọc trên đỉnh đầu rồi, sắp một tháng mà chưa tới thỉnh an, ngưỡng cửa hầu phủ thấp quá hả?

Lão già này mồm ác thế, mới tới đã chụp cho cái tội mắt chó khinh người, đừng nói là Vân Diệp không nhận nổi, dù thái tử bị đánh giá thế này cũng ăn ngủ khó yên.

- Ngưu bá bá nói cái gì thế, chậm chạp tới thăm là tiểu chất không phải, trong nhà rối loạn vừa mới ổn định, nên đã vội vội vàng vàng tới chỗ người xin chén rượu uống, trừ đi thăm bệnh cho Dực quốc công, Ngưu bá bá là vị đầu tiên mà.

- Kha kha kha, thằng tiểu tử mồm mép vẫn trơn lắm, làm người ta thích, biết phải thế nào khiến người ta cao hứng. Ra mắt thẩm thẩm của ngươi đi.

Lão Ngưu hài lòng giới thiệu người nhà với Vân Diệp:

- Tiểu chất Vân Diệp thỉnh an thẩm thẩm, thẩm thẩm có khỏe không?

- Thường nghe Ngưu bá bá ngươi nói tới cháu là anh tài một đời, thẩm thẩm luôn ngóng đợi gặp cháu, hôm nay được gặp quả nhiên một bậc tuấn tài, mong cháu tới nhà chơi nhiều hơn, cháu thấy đấy Hồ ca ca đi lại không tiện, thiếu niên nên thân thiết với nhau nhiều hơn.

Phụ nhân rất hiền hòa, Vân Diệp thích cách nói chuyện kiểu gia đình này.

- Tiểu Diệp chớ trách vi huynh, lần đầu đệ về Trường An mà vi huynh không tới phủ bái kiến lão phu nhân được, thất lễ quá.

Ngưu Kiến Hổ ngồi trên thảm nỗ lực ưỡn thẳng người thi lễ với Vân Diệp, hắn không phải người giỏi ăn nói, nói xong một câu là mặt đã đỏ lên, tay bối rối không biết để đâu.

- Kiến Hổ ca ca cả nghĩ rồi, lát nữa tiểu đệ sẽ xem vết thương cho huynh.

Vân Diệp có ý định này từ trước, nghe nói Ngưu Kiến Hổ năm 18 tuổi đua ngựa với người ta, không may ngã từ trên ngựa xuống, bị ngựa đạp vào chân, do thương thế nghiêm trọng chỉ đành cắt một phần chân, nếu như cẳng chân còn một phần, Vân Diệp vẫn có cách làm một cái chân giả cho hắn, chỉ cần qua rèn luyện một thời gian sẽ không khác gì người thường. Nếu như cắt qua đầu gối rồi thì hết cách, với điều kiện hiện giờ không thể nào làm được hai khớp ngược nhau lại đảm bảo chúng hoạt động trơn tru được. Phạm vi hoạt động của cổ chân tương đối nhỏ, chỉ cần đảm bảo chất lượng của lò xò thì vẫn có khả năng làm được chân giả.

Ngưu Kiến Hồ không còn hi vọng gì vào chân mình từ lâu rồi, chỉ cảm kích Vân Diệp nhớ tới mình tàn tật.

Lão Ngưu thì khác, ông ta thấy bản lĩnh của Vân Diệp, cái gì chưa nói, chuyện đoạt huyết tục mệnh thi triển cho Lão Tần đã truyền khắp thành Trương An, xôn xao cả lên, vì kiểm chứng thật giả, hôm qua ông ta còn đích thân tới Tần phủ thăm Tần Quỳnh. Vài ngày không gặp mà Lão Tần mặt mà hông hào, giọng nói khỏe khoắn, tuy nói lên trận giết địch là không thể nữa, nhưng cưỡi ngựa đi lại như người thường, hôm qua còn khoác lác, chỉ cần tĩnh dương thêm một thời gian sẽ đi tìm Úy Trì lão ngốc tỷ thí thương pháp, tuyệt đối không cho lão già đó vênh váo trước mặt.

Nếu như đã có thể khiến Lão Tần bệnh hoạn liên miên cưỡi được ngựa thì chẳng có lý do gì không thể làm con mình đứng lên, năm năm qua nhìn nhi tử vốn khỏe khoắn mạnh mẽ dần dần sa sút, đã thành tâm bệnh lớn nhất của ông ta, tên tiểu tử Vân Diệp này nổi tiếng không chắc ăn không làm, y nói xem chân cho nhi tử vậy chắc tới tám phần làm nhi tử đứng lên được rồi.

Dừng ở đây

/1414

THICH DOC TRUYEN

Đa số thông tin và hình ảnh trên website đều được sưu tầm từ các nguồn trên Internet. Website hay upload-er không sở hữu hay chịu trách nhiệm bất kỳ thông tin nào trên đây. Nếu làm ảnh hưởng đến cá nhân hay tổ chức nào, khi được yêu cầu, chúng tôi sẽ xem xét và gỡ bỏ ngay lập tức.

LIÊN HỆ ADMIN

[email protected]

DMCA.com Protection Status