Mùa thu là mùa thu hoạch, người nông dân vui mừng khi thấy lúa trĩu bông. Sau khi thu hoạch lúa, nhà nhà bồ đầy ăm ắp. Dân quê có thói quen tích trữ lúa gạo trong bồ. Trừ khi thực sự thiếu tiền mới bán lương thực, bởi lẽ đó là lương thực cả năm của một gia đình.
Đến khi thu hoạch đậu tương cả nhà lại ra trận, cây đậu tương cắt sát gốc rải đầy sân, phải giẫm lên trên để hạt rơi ra khỏi thân. Lúc này, hai vợ chồng Chu Quốc Cường đang ngồi trên ghế con, dùng một cây gậy gỗ dài đập vào thân đậu tương. Bốn anh em Chu Tiểu Vân học theo, tìm đoạn gỗ ngắn cầm vừa tay để đập. Làm như chơi, ai cũng thích.
Sau khi đập xong, thân đậu tương vung vãi trong sân, dùng bồ cào vun thành một đống. Phơi khô thân đậu tương dùng thay rơm nhóm lửa nấu cơm, lúc lửa cháy mạnh còn nổ lép bép.
Hạt đậu tương rơi vãi trên nền sân dùng chổi lúa gom lại, sau đó nhặt sạch rác rưởi rồi mới cho vào túi. Mùa đông dùng đậu tương làm đậu phụ hoặc làm tương đậu, đem bán giá cũng cao hơn lương thực một chút. Vì thế, nhà nào nhà nấy trồng rất nhiều cây đậu tương.
Phân nửa trong mấy mẫu đất nhà họ Chu trồng đậu tương, năm nay bội thu, trong nhà không đủ chỗ chứa nên bán hơn nửa chỗ đậu đó, chỉ chừa lại hai túi.
Triệu Ngọc Trân sàng lọc những hạt to chuẩn bị mùa đông năm nay làm tương đậu nành.
Chu Tiểu Vân tán thành cả hai tay, cô rất thích ăn món này. Tay nghề của mẹ rất tốt, làm tương đậu thơm ngon vô cùng. Chỉ cần tương đậu không có đồ ăn khác, Chu Tiểu Vân cũng có thể ăn hai bát cơm.
Thu hoạch ngô lại là việc không phải ai cũng thích. Bẻ bắp ngô là một việc rất tốn sức, cô miễn cưỡng có thể làm được, nhưng sợ nhất là nhìn thấy con sâu bò lổm ngổm bên trong. Vì thế, thỉnh thoảng lại nghe thấy tiếng cô thét chói tai, quăng bắp ngô ra một góc. Đại Bảo hiếm khi thấy dáng vẻ này của em gái cười ha ha, cười xong coi như còn có lương tâm bắt con sâu vứt ra chỗ khác.
Bắp ngô bẻ xuống được cho vào bao lớn. Đây là việc nặng chỉ có cha mẹ mới xách được. Bao đầy sẽ được cho lên xe, chở về nhà, đổ ra sân, trong sân tràn ngập thân cây.
Xé vỏ ngoài thân cây xong, công việc đau khổ kế tiếp là tách hạt ngô.
Chu Quốc Cường dùng dùi chọc ra vài lỗ, Triệu Ngọc Trân phụ trách dạy các con tách hạt. Hạt ngô tách ra chất đống trên nền xi măng không được vứt ra nền đất, hạt ngô bị dính đất rất mất vệ sinh.
Đừng nói đến Đại Bảo, Chu Tiểu Vân cũng muốn bỏ cuộc.
Nhưng nghĩ lại, không thể, hồi đó trẻ con giúp việc đồng áng trong nhà là chuyện thiên kinh địa nghĩa? Không thấy Đại Bảo không cam lòng cũng phải ngồi yên ở đó bóc hạt ngô à?
Tiểu Bảo tách một lúc rất nghiêm túc, bàn tay nhỏ bé đỏ bừng lên, cậu bĩu môi lẩm bẩm: “Mẹ, lúc nào mới xong, tay con đau quá.”
Triệu Ngọc Trân đau lòng con trai út, để cậu và Nhị Nha qua bên kia ngồi chơi.
Đại Bảo thấy thế vội vàng nói: “Mẹ, tay con cũng đau, có thể…”
“Đến giờ con mới tách được mấy bắp?” Triệu Ngọc Trân trách cứ: “Chỉ nghĩ lười biếng, ngồi yên ở đó cho mẹ. Con xem, em gái con chưa lên tiếng đâu!”
Chu Tiểu Vân được khen nhưng không hề kiêu ngạo, trong lòng âm thầm kêu khổ: tay con cũng đau mà!
Con ngươi Đại Bảo xoay tròn, nghĩ ra biện pháp tốt. Hai tay ôm lấy một bắp ngô, dùng sức chà xát, hạt ngô sẽ rớt xuống. Nháy mắt đã tách sạch sẽ hai bắp ngô, tay cũng không bị đau. Triệu Ngọc Trân để ý con, đôi mắt sáng ngời, bảo con gái học theo.
Quả nhiên, có sáng tạo, hiệu quả khác hẳn. Không chỉ tốc độ nhanh hơn, mà tay cũng không bị đau. Chu Tiểu Vân nghĩ, phương pháp này đúng là những người lười mới nghĩ ra được. Như cô luôn nghiêm chỉnh, nề nếp, sao nghĩ ra được trò này.
Đại Bảo thấy mình có cống hiến đắc ý lắm, bắt đầu hăm hở tách ngô nhiệt tình. Một lúc sau, xung quanh chỗ cậu ngồi có một đống lõi ngô.
Có lợi cũng có hại, khuyết điểm là mất quá nhiều sức, Chu Tiểu Vân lập tức thấy tay mỏi nhừ.
Đúng lúc Tiểu Bảo chơi một hồi chán lại ra làm, Chu Tiểu Vân lấy cớ đi vệ sinh lười biếng một lúc. Từ trước đến nay, cô rất chịu khó, chăm chỉ làm việc nhà, duy có việc tách hạt ngô là việc cô ghét nhất. Sau đó, cô tỏ ý muốn đi nấu cơm, được mẹ đồng ý, cô vui vẻ vào bếp.
Đại Bảo vội vã giơ tay có ý kiến: “Con đi giúp em nhóm bếp.” Không đợi mẹ phê chuẩn, cậu đã bỏ trốn mất dạng.
Triệu Ngọc Trân nghĩ Đại Bảo đã lột được khá nhiều nên tuỳ con.
Cả nhà tách hạt ngô hết bốn, năm ngày. May mà phần lớn thời gian phải đi học, sau khi tan học còn làm bài tập, vì thế thêm thêm bớt bớt, mỗi ngày buổi trưa và buổi tối tách hạt hơn một tiếng. Cuối cùng tách hết chỗ bắp ngô thu hoạch, Chu Tiểu Vân liên thanh tạ ơn trời đất.
Triệu Ngọc Trân ngâm hạt ngô mới thu hoạch, hạt lạc và đậu nành trong nước, đến tối sang nhà bác Cả mượn cối xay, xay nhuyễn các thứ lẫn với nhau. Buổi tối nấu một nồi cháo, mùi cháo thơm nức mũi, mỗi người ăn hai bát.
Chu Tiểu Vân tìm mấy bắp ngô non, tranh thủ lúc nhóm bếp, quay quay trên bếp lửa. Chốc lát sau, ngô được nướng chín, hơi đen đen. Thơm quá, đến mức suýt nuốt cả đầu lướt.
Đại Bảo ăn tận ba bắp, buổi tối còn ăn mấy bát cháo, bị Tiểu Bảo trêu là một thùng cơm, thấy anh trai trừng mắt nhìn Tiểu Bảo bắt đầu sợ. Cậu cầm bắp ngỗ đã nướng chín chạy đến chỗ bố tìm kiếm sự che chở.
Nướng ngô ăn ngon thì ngon thật, tiếc rằng quá phiền phức. Chỗ còn lại bị mẹ cho vào trong nồi to dùng để đun nước, luộc hết.
Dù ăn ngon đến mấy, ngày nào cũng ăn sẽ thành phát ngán, sau cùng còn một ít không ai chịu ăn, bà đành mang ra nuôi lợn.
Bản thân Chu Tiểu Vân không ghét ăn ngô cũng không thích, ăn một bữa cháo ngô thì không sao. Nhưng ngày nào Triệu Ngọc Trân dùng bột ngô rán bánh cô không chịu nổi, miễn cưỡng nuốt xuống mà không có vị gì, ăn như cực hình.
Đương nhiên, nếu trong đó có thêm cá lại khác.
Dùng bột ngô phủ cá rán giòn là một món ngon tuyệt. Có hôm, buổi trưa Triệu Ngọc Trân bọc hai đầu cá chép bằng bột ngô đem chiên giòn, định để ăn hai bữa. Không ngờ, cả nhà ăn hết sạch, trong đó Đại Bảo ăn tham nhất, ăn cơm xong bụng tròn xoe một cục.
Tiểu Bảo và Nhị Nha cũng ăn miệng đầy mỡ, Chu Tiểu Vân thích ăn nhưng không dám ăn nhiều, trong lòng thầm mong mẹ đừng làm đi làm lại món này, sơn hào hải vị đến mấy cũng phát ngán.
Đến khi thu hoạch đậu tương cả nhà lại ra trận, cây đậu tương cắt sát gốc rải đầy sân, phải giẫm lên trên để hạt rơi ra khỏi thân. Lúc này, hai vợ chồng Chu Quốc Cường đang ngồi trên ghế con, dùng một cây gậy gỗ dài đập vào thân đậu tương. Bốn anh em Chu Tiểu Vân học theo, tìm đoạn gỗ ngắn cầm vừa tay để đập. Làm như chơi, ai cũng thích.
Sau khi đập xong, thân đậu tương vung vãi trong sân, dùng bồ cào vun thành một đống. Phơi khô thân đậu tương dùng thay rơm nhóm lửa nấu cơm, lúc lửa cháy mạnh còn nổ lép bép.
Hạt đậu tương rơi vãi trên nền sân dùng chổi lúa gom lại, sau đó nhặt sạch rác rưởi rồi mới cho vào túi. Mùa đông dùng đậu tương làm đậu phụ hoặc làm tương đậu, đem bán giá cũng cao hơn lương thực một chút. Vì thế, nhà nào nhà nấy trồng rất nhiều cây đậu tương.
Phân nửa trong mấy mẫu đất nhà họ Chu trồng đậu tương, năm nay bội thu, trong nhà không đủ chỗ chứa nên bán hơn nửa chỗ đậu đó, chỉ chừa lại hai túi.
Triệu Ngọc Trân sàng lọc những hạt to chuẩn bị mùa đông năm nay làm tương đậu nành.
Chu Tiểu Vân tán thành cả hai tay, cô rất thích ăn món này. Tay nghề của mẹ rất tốt, làm tương đậu thơm ngon vô cùng. Chỉ cần tương đậu không có đồ ăn khác, Chu Tiểu Vân cũng có thể ăn hai bát cơm.
Thu hoạch ngô lại là việc không phải ai cũng thích. Bẻ bắp ngô là một việc rất tốn sức, cô miễn cưỡng có thể làm được, nhưng sợ nhất là nhìn thấy con sâu bò lổm ngổm bên trong. Vì thế, thỉnh thoảng lại nghe thấy tiếng cô thét chói tai, quăng bắp ngô ra một góc. Đại Bảo hiếm khi thấy dáng vẻ này của em gái cười ha ha, cười xong coi như còn có lương tâm bắt con sâu vứt ra chỗ khác.
Bắp ngô bẻ xuống được cho vào bao lớn. Đây là việc nặng chỉ có cha mẹ mới xách được. Bao đầy sẽ được cho lên xe, chở về nhà, đổ ra sân, trong sân tràn ngập thân cây.
Xé vỏ ngoài thân cây xong, công việc đau khổ kế tiếp là tách hạt ngô.
Chu Quốc Cường dùng dùi chọc ra vài lỗ, Triệu Ngọc Trân phụ trách dạy các con tách hạt. Hạt ngô tách ra chất đống trên nền xi măng không được vứt ra nền đất, hạt ngô bị dính đất rất mất vệ sinh.
Đừng nói đến Đại Bảo, Chu Tiểu Vân cũng muốn bỏ cuộc.
Nhưng nghĩ lại, không thể, hồi đó trẻ con giúp việc đồng áng trong nhà là chuyện thiên kinh địa nghĩa? Không thấy Đại Bảo không cam lòng cũng phải ngồi yên ở đó bóc hạt ngô à?
Tiểu Bảo tách một lúc rất nghiêm túc, bàn tay nhỏ bé đỏ bừng lên, cậu bĩu môi lẩm bẩm: “Mẹ, lúc nào mới xong, tay con đau quá.”
Triệu Ngọc Trân đau lòng con trai út, để cậu và Nhị Nha qua bên kia ngồi chơi.
Đại Bảo thấy thế vội vàng nói: “Mẹ, tay con cũng đau, có thể…”
“Đến giờ con mới tách được mấy bắp?” Triệu Ngọc Trân trách cứ: “Chỉ nghĩ lười biếng, ngồi yên ở đó cho mẹ. Con xem, em gái con chưa lên tiếng đâu!”
Chu Tiểu Vân được khen nhưng không hề kiêu ngạo, trong lòng âm thầm kêu khổ: tay con cũng đau mà!
Con ngươi Đại Bảo xoay tròn, nghĩ ra biện pháp tốt. Hai tay ôm lấy một bắp ngô, dùng sức chà xát, hạt ngô sẽ rớt xuống. Nháy mắt đã tách sạch sẽ hai bắp ngô, tay cũng không bị đau. Triệu Ngọc Trân để ý con, đôi mắt sáng ngời, bảo con gái học theo.
Quả nhiên, có sáng tạo, hiệu quả khác hẳn. Không chỉ tốc độ nhanh hơn, mà tay cũng không bị đau. Chu Tiểu Vân nghĩ, phương pháp này đúng là những người lười mới nghĩ ra được. Như cô luôn nghiêm chỉnh, nề nếp, sao nghĩ ra được trò này.
Đại Bảo thấy mình có cống hiến đắc ý lắm, bắt đầu hăm hở tách ngô nhiệt tình. Một lúc sau, xung quanh chỗ cậu ngồi có một đống lõi ngô.
Có lợi cũng có hại, khuyết điểm là mất quá nhiều sức, Chu Tiểu Vân lập tức thấy tay mỏi nhừ.
Đúng lúc Tiểu Bảo chơi một hồi chán lại ra làm, Chu Tiểu Vân lấy cớ đi vệ sinh lười biếng một lúc. Từ trước đến nay, cô rất chịu khó, chăm chỉ làm việc nhà, duy có việc tách hạt ngô là việc cô ghét nhất. Sau đó, cô tỏ ý muốn đi nấu cơm, được mẹ đồng ý, cô vui vẻ vào bếp.
Đại Bảo vội vã giơ tay có ý kiến: “Con đi giúp em nhóm bếp.” Không đợi mẹ phê chuẩn, cậu đã bỏ trốn mất dạng.
Triệu Ngọc Trân nghĩ Đại Bảo đã lột được khá nhiều nên tuỳ con.
Cả nhà tách hạt ngô hết bốn, năm ngày. May mà phần lớn thời gian phải đi học, sau khi tan học còn làm bài tập, vì thế thêm thêm bớt bớt, mỗi ngày buổi trưa và buổi tối tách hạt hơn một tiếng. Cuối cùng tách hết chỗ bắp ngô thu hoạch, Chu Tiểu Vân liên thanh tạ ơn trời đất.
Triệu Ngọc Trân ngâm hạt ngô mới thu hoạch, hạt lạc và đậu nành trong nước, đến tối sang nhà bác Cả mượn cối xay, xay nhuyễn các thứ lẫn với nhau. Buổi tối nấu một nồi cháo, mùi cháo thơm nức mũi, mỗi người ăn hai bát.
Chu Tiểu Vân tìm mấy bắp ngô non, tranh thủ lúc nhóm bếp, quay quay trên bếp lửa. Chốc lát sau, ngô được nướng chín, hơi đen đen. Thơm quá, đến mức suýt nuốt cả đầu lướt.
Đại Bảo ăn tận ba bắp, buổi tối còn ăn mấy bát cháo, bị Tiểu Bảo trêu là một thùng cơm, thấy anh trai trừng mắt nhìn Tiểu Bảo bắt đầu sợ. Cậu cầm bắp ngỗ đã nướng chín chạy đến chỗ bố tìm kiếm sự che chở.
Nướng ngô ăn ngon thì ngon thật, tiếc rằng quá phiền phức. Chỗ còn lại bị mẹ cho vào trong nồi to dùng để đun nước, luộc hết.
Dù ăn ngon đến mấy, ngày nào cũng ăn sẽ thành phát ngán, sau cùng còn một ít không ai chịu ăn, bà đành mang ra nuôi lợn.
Bản thân Chu Tiểu Vân không ghét ăn ngô cũng không thích, ăn một bữa cháo ngô thì không sao. Nhưng ngày nào Triệu Ngọc Trân dùng bột ngô rán bánh cô không chịu nổi, miễn cưỡng nuốt xuống mà không có vị gì, ăn như cực hình.
Đương nhiên, nếu trong đó có thêm cá lại khác.
Dùng bột ngô phủ cá rán giòn là một món ngon tuyệt. Có hôm, buổi trưa Triệu Ngọc Trân bọc hai đầu cá chép bằng bột ngô đem chiên giòn, định để ăn hai bữa. Không ngờ, cả nhà ăn hết sạch, trong đó Đại Bảo ăn tham nhất, ăn cơm xong bụng tròn xoe một cục.
Tiểu Bảo và Nhị Nha cũng ăn miệng đầy mỡ, Chu Tiểu Vân thích ăn nhưng không dám ăn nhiều, trong lòng thầm mong mẹ đừng làm đi làm lại món này, sơn hào hải vị đến mấy cũng phát ngán.
/181
|