Cùng Anh Ngắm Hoa Sơn Tra

Chương 41

/47


THU VỀ ĐẾN NHÀ bận thu xếp vài thứ cần thiết phải đem đi, lúc này mới nhớ ra đã muộn, không còn ô tô đến phố huyện K, đành chờ đến mai.

Nằm trên giường, Thu bắt đầu sử dụng tuyệt chiêu: chuẩn bị tư tưởng cho trường hợp xáu nhất. Không biết có phải bệnh viện chuẩn đoán sai, nhưng ý nghĩ vẩn vơ của Thu lúc bay lên đỉnh cao hi vọng, lúc lại rơi xuống vực sâu tuyệt vọng, nỗi đau cứ bay lên rồi rơi xuống.

Lúc này Thu không nghĩ như vậy nữa, mà cho rằng bệnh viện huyện không chuẩn đoán sai, vậy thì phải thế nào? Tức là Ba bị bệnh máu trắng. Tức là bị bệnh máu trắng, không sống được bao lâu. Vậy thì sống được bao lâu? Một lần nữa, Thu lại chuẩn bị tư tưởng cho những trường hợp xấu nhất, tức là anh chỉ sống nổi nửa năm. Lúc này có thể đã hết một phần của nửa năm, coi như chỉ sống trên dưới ba tháng nữa.

Thu nhớ lại, hồi mẹ phải mổ u tử cung, Thu vào viện chăm sóc mẹ, lúc ấy mới mười bốn tuổi, nằm cùng phòng có một bệnh nhân ung thư buồng trứng ở giai đoạn cuối, mọi người vẫn gọi là bà Tào, người gầy như quỷ đói, đêm nào cũng rên la làm cả phòng không ai ngủ nổi.

Một hôm, người nhà bà Tào đón và ra viện, bà tươi cười vui vẻ cùng người nhà xuất viện. Thu rất phục bà ta, cho rằng bà đã khỏi bệnh, trở thành người đầu tiên trong phòng được xuất viện. Về sau mới nghe người năm cùng phòng nói, bà ấy về nhà để chờ chết.

Bác sĩ nói với con gái bà Tào:

-Mẹ của cô không khỏi được, gia đình không có bảo hiểm y tế, đừng làm cho gia đình khuynh gia bại sản. Cô đưa mẹ về, để mẹ muốn ăn gì thì ăn, muốn mặc gì thì mặc, muốn đi đâu chơi thì cho mẹ đi chơi.

Về sau có ai tỏ ra buồn bã về bệnh tật, mọi người lại lấy tấm gương bà Tào ra động viên:

-Bệnh của bà đâu có nặng như của bà Tào? Bà vần còn ở bệnh viện đấy, nếu bệnh nặng thì bệnh viện đã khuyên về nhà chờ chết rồi.

Cho nên nằm viện coi như còn hạnh phúc, nằm “chờ sống”, chỉ đến khi bệnh viện khuyên về mới coi như hết đường cứu chữa, đi

Lúc này Ba đang nằm viện, chứng tỏ vẫn đang “chờ sống”. Nếu một ngày nào đó bệnh viện bảo anh về, Thu sẽ nói với mẹ đón anh về nhà mình. Mẹ vẫn quý ba, chỉ sợ người khác nói, sợ gia đình anh không đồng ý, sợ hai người làm chuyện gì đó. Nhưng nếu biết Ba còn sống nổi ba tháng, sẽ không có ai nói gì, gia đình anh có đồng ý hay không cũng mặc, mà cũng không xảy ra chuyện gì, chắc chắn mẹ không sợ.

Thu sẽ chăm sóc anh, anh muốn ăn gì thì ăn, muốn mặc gì thì mặc, anh muốn đi đâu chơi Thu sẽ đưa anh đi. Lần trước Ba để lại tiền cho Thu, gần bốn trăm đồng, như vậy cũng bằng tiền lương một năm của Thu rồi, Thu chưa dùng đồng nào, số tiền đó có thể thỏa mãn mọi nhu cầu cảu Ba.

Chờ đến lúc Ba đi, Thu sẽ đi theo Ba. Thu biết nếu mình chết, chắc chắn mẹ rất buồn, nhưng nếu Thu không chết, chắc chắn Thu sống còn buồn hơn chết và mẹ càng buồn hơn. Thu nghĩ, đến lúc ấy sẽ nói rõ với mẹ, để mẹ biết chết đôi với Thu là con đường tốt nhất, như vậy mẹ sẽ không quá buồn. Dù sao thì anh trai của Thu đã được về thành phố, có thể chăm sóc mẹ và em gái. Bố tuy vẫn còn phải đội cái mũ thành phần địa chủ, nhưng đã được điều về dạy ở trường tiểu học của đại đội sản xuất. Trong thời gian này tâm trạng mẹ rất thanh thản, cuộc sống so ới trước khá hơn, bệnh đi tiểu ra máu không điều trị nhưng đã thuyên giảm. Không có Thu cuộc sống gia đình cũng có thể ổn.

Như vậy Thu có thể sống với Ba ba tháng, sau đấy cùng anh sang một thế giới khác, vĩnh viễn bên nhau. Chỉ cần được sống với anh, ở thế giới nào cũng mặc lòng, đều như nhau, sống bên nhau là đủ.

Thu nghĩ, cho dù sự việc phát triển thế nào thì cũng xấu đến mức ấy, cho dù Ba chỉ sống được ba tháng nữa, biết đâu chuẩn đoán của bệnh viện huyện là sai, vậy có thể sống được một đời.

Thu nghĩ đến tất cả những trường hợp ấy, cảm thấy yên tâm, giống như một vị tướng bày mưu tính kế, bài binh bố trận, mọi đường tiến thoái đều đã được xếp đặt cẩn thận, không còn gì phải lo lắng.

Hôm sau, Thu dậy sớm, bảo với mẹ phải về nông trường. Mẹ hơi ngạc nhiên, nhưng Thu nói nông trường đã bố trí như vậy, chỉ bảo Thu về thu tiền, hôm sau nhất định phải về. Thu nói:

-Mẹ không tin có thể đến hỏi thầy Trịnh.

Thấy Thu nói vậy, tất nhiên mẹ tin, nói:

-Tại sao mẹ không tin con? Mẹ… chỉ muốn con ở nhà nghỉ ít hôm.

Thu ra bến xe, mua vé, rồi vào nhà vệ sinh mặc cái áo mới máy. Thu đoán, Ba sẽ chờ ở bến xe, cho nên Thu phải mặc trước, để anh lần đầu trông thấy vải áo do anh mua. Thu phải thỏa mãn yêu cầu của anh, đừng nói gì anh bảo mặc, anh bảo cởi ra Thu cũng cởi ra cho anh ngắm.

Quả nhiên Ba chờ Thu ngoài bến xe, anh mặc cái áo dạ đen, nhưng bên ngoài k cái áo bông quân phục. Nếu không biết anh ốm, Thu cũng sẽ không thể biết anh là người “chờ chết”. Thu quyết định không nói gì đến bệnh trạng của anh, vờ như không biết gì, tránh để anh buồn.

Anh thấy Thu, vội đi tới cầm cái bọc trong tay Thu, nói ngay:

-Mặc rồi à? Đẹp lắm, em may nhanh đấy nhỉ. Em nên đi làm thợ may.

Thu không muốn để anh xách đồ, sợ anh mệt, nhưng Thu ý thức được nếu không để anh mang đồ, chứng tỏ Thu đã biết anh là một bệnh nhân, cho nên Thu để anh giúp. Anh không dám dắt tay Thu, nhưng đi gần bên nhau, lúc đến một cửa hàng, anh bảo Thu đứng chờ ở cửa, anh chỉ vào cửa kính, nói:

-Em có thấy đẹp không?

Thu trông thấy hai người, anh đứng hơi nghiêng, mỉm cười, cảm giác rất khỏe mạnh, rất trẻ trung. Thu nghe nói, nếu soi vào gương thấy ai đó có cái đầu lâu chứng tỏ người ấy sắp chết. Thu chú ý nhìn, không thấy trên đầu anh có đầu lầu. Thu lại quay sang nhìn người anh, đúng là có cảm giác khỏe mạnh, trẻ trung. Thu nghĩ, có thể bệnh viện chuẩn đoán sai, một bệnh viện nhỏ của huyện biết gì về bệnh máu trắng?

Anh hỏi:

-Ngày mai em về nông trường à?

Thấy Thu gật đầu, anh vui mừng nói:

-Vậy em… có thể ở lại đây một ngày một đêm?

Thu lại gật đầu. Anh cười nói:

-Anh lại một lần nữa tiên tri tiên giác, mượn phòng của chị Cao, y tá bệnh viện, tối nay em có thể ngủ ở đấy.

Anh đưa Thu đến cửa hiệu bách hóa lớn nhất huyện, mua khan mặt, bàn chải răng, chậu rửa mặt, tưởng như sẽ ở đấy lâu dài. Sau đấy đến sạp bán trái cây mua trái cây, đến quầy thực phẩm mua thức ăn. Anh mua gì Thu cũng không ngăn, để anh muốn mua gì thì mua.

Sau khi mua rất nhiều thứ, anh nói:

-Chúng ta mang những thứ này về trước, sau đấy đi đâu đó chơi, anh sẽ đưa em đi. Em có muốn đi xem phim không?

Thu lắc đầu, không muốn đi đâu. Thu thấy anh mặc mọi người, nghĩ bụng cuối cùng thì anh ốm thật rồi, sợ lạnh, vậy là Thu nói:

-Anh bảo, anh mượn phòng của ai đó rồi cơ mà? Chúng ta về đấy chơi, ngoài trời lạnh lắm.

-Em… có muốn đi xem cây sơn tra không?

Thu lại lắc đầu:

-Thôi anh ạ, bây giờ hoa chưa nở, chúng ta về chỗ ấy chơi, để lúc khác đi xem.

Thấy anh không trả lời, Thu nghĩ, phải chăng anh biết sẽ không sống được bao lâu, muốn thực hiện những lời đã hứa lúc còn sống? Thu chợt cảm thấy không rét mà run, rất thận trọng nhìn anh, phát hiện anh cũng đang nhìn mình.

Anh quay mặt đi, nói:

-Em nói đúng, để sau này, lúc nào hoa nở hãy đi xem.

Anh lại đưa ra mấy nơi, nhưng Thu đều không hứng thú, vẫn kiên

-Chúng ta về căn phòng của chị y ta ngồi chơi cho ấm áp.

Hai người về bệnh viện, anh đưa Thu đến căn phòng của cô y tá Cao. Đó là một căn phòng nhỏ trên tầng hai, có một chiếc giường cá nhân, trên trải khăn trải giường trắng của bệnh viện, chăn cũng giống như chăn của phòng bệnh, vỏ chăn bọc ruột bông.

Anh giải thích:

-Chị Cao ở ngay phố huyện, đây chỉ là chỗ ngủ mỗi lần trực đêm, chị ấy ít khi ngủ lại đây. Chăn đệm trên giường mới thay hôm qua, rất sạch sẽ.

Trong phòng chỉ có một cái ghế, Thu ngồi lên giường. Anh đi rửa trái cây, lấy nước nóng, bận rộn một lúc rồi mới ngồi vào ghế, gọt trái cây cho Thu ăn. Thu thấy vết thương trên mu bàn tay trái của anh dài chừng ba phân, Thu hỏi:

-Đây là vết thương lần trước phải không?

Anh cùng Thu nhìn vào mu bàn tay trái của mình, nói:

-Ừ, có

-Không xấu. Lần ấy anh thật nhanh tay, chỉ loáng một cái…

-Chỉ vì cắt một nhát nên bệnh viện ấy mới báo cho anh đi kiểm tra. –Hình như anh nhận ra mình đã lỡ lời, lập tức dùng lại, nói sang chuyện khác: -Thông báo cho anh đến thay thuốc. Có vết sẹo này rồi coi như có dấu vết, không thể mất được. Em có dấu vết riêng gì không, bảo anh để anh tìm em cho dễ?

Thu định hỏi, đi đâu tìm em? Nhưng Thu không dám hỏi, trong đầu óc hiện lên một cảnh tượng mà Thu thường xuyên mơ thấy: bốn bề sờng mù giăng giăng, anh và Thu lần mò tìm nhau. Thu không biết tại sao lại rất muốn gọi tên anh nhưng không thể cất tiếng nổi, nhìn xung quanh cũng không thấy rõ, tất cả đều mờ mịt. Còn anh thì gọi “Thu ơi, Thu ơi” ở tận đâu đâu, Thu đi tìm theo tiếng gọi chỉ thấy bóng anh bị bao phủ trong sương mù.

Bỗng Thu nhớ ra, đấy là tình cảnh hai người sau khi chết, cảm thấy sống mũi cay nồng, vội hít thở thật sâu, nói:

-Em có cái bớt đỏ ở sau gáy, tóc che kín không trông thấy.

Anh nói:

-Có thể

Thu vén tóc, chỉ cho anh xem cái bớt. Anh vạch tóc Thu, xem rất lâu. Thu quay lại, thất mắt anh đỏ hoe, vội hỏi:

-Anh sao thế?

Anh nói:

-Không sao. Anh nằm mơ chỉ thấy sương mù bao phủ, không trông thấy rõ. Trông thấy một bóng người giống em, anh gọi “Tĩnh Thu, Tĩnh Thu” nhưng người kia quay lại hóa ra không phải em. –Anh cười. –Sau này biết cách tìm em rồi, chỉ cần vạch tóc ra là thấy dấu vết.

Thu hỏi:

-Tại sao anh cứ gọi Tĩnh Thu? Chúng em ở đây chỉ thịch gọi tên không, không gọi tên đệm.

-Anh thích hai tiếng Tĩnh Thu. Nghe thấy cái tên ấy cho dù một chân anh đã bước xuống huyệt, anh cũng cố rút chân lên để nhìn em.

Thu lại thấy sống mũi cay nồng, quay đi nhìn chỗ khác

An him lặng một lúc rồi nói:

-Em kể chuyện hồi nhỏ, kể chuyện nông trường của em cho anh nghe đi nào, chuyện gì anh cũng nghe.

Thu kể chuyện hồi nhỏ, kể chuyeenjn nông trường hiện tại. Thu cũng đòi anh kể chuyện hồi nhỏ, chuyện gia đình anh. Ngày hôm ấy như để hai người kể chuyện cho nhau nghe, buổi trưa lấy cơm ở nhà ăn bệnh viện về, buổi tối hai người đi nhà hàng. Ăn xong trời đã muộn, ngoài đường vắng vẻ, hai người dắt tay nhau đi dạo phố huyện. Lúc về trời đã tối hẳn, anh đi lấy mấy bình nước nóng để Thu rửa mặt, rửa chân.

Anh ra ngoài, Thu rửa vội, nhưng không biết đổ nước đi đâu, đành phải chờ anh về hỏi. Một lúc sau anh đem về cái bô của bệnh viện, bảo trên lầu này không có nhà vệ sinh, buổi tối Thu dùng tạm. Mặt Thu đỏ tưng bừng, nghĩ bụng, chắc chắn anh nghe chuyện ở nông trường đi nhà vệ sinh phải cầm búa theo, biết nửa đêm Thu cần đi vệ sinh.

Anh bưng chậu nước Thu vừa rửa mặt, rửa chân ra ngoài, Thu vội gọi anh lại:

-Đấy là nước em rửa chân.

Anh đứng lại, hỏi:

-Thì sao? Em còn dùng nữa à? Anh đổ đi rồi lấy nước sạch vào cho em.

-Không, em… ở quê em nam giới không bưng nước rửa chân của con gái đi đổ, như vậy sẽ không có tiền đồ… -Thu nói.

Anh cười:

-Em tin điều ấy à? Anh không cần tiền đồ, chỉ cần cả đời đổ nước rửa chân cho em thôi. –Nói xong anh đi ra ngoài, một lúc sau anh mang cái chậu không vào.

Anh đóng cửa, hỏi:

-Sao em không ngồi vào trong chăn kia đi? Chân trần đứng một lúc sẽ bị lạnh đấy.

Nói xong, anh rũ chăn, trải ra, vén một góc, bảo Thu ngồi vào. Thuy suy nghĩ, rồi mặc cả áo ngồi lên đầu giường, kéo chăn đắp kín chân.

Anh nhích cái ghế đến gần giường, ngồi xuống. Thu hỏi:

-Đêm nay anh ngủ đâu?

-Anh về phòng bệnh.

Thu do dự giât lát, hỏi:

-Tối nay anh… không về phòng bệnh có được không?

-Em bảo anh không về, anh sẽ không về.

Hai người nói chuyện một lúc, anh nói:

-Muộn rồi, em ngủ đi, hôm nay ngồi xe mệt, ngày mai lại phải ngồi xe tiếp, ngủ sớm một chút.

-Còn anh?

-Anh có ngủ hay không cũng không sao. Dù sao thì ngày mai anh vẫn có thể ng

Thu cởi áo ngoài, chỉ mặc áo len và quần len, chui vào nằm trong chăn.

Anh đắp chăn cho Thu, vỗ vỗ ngoài chăn, nói:

-Ngủ đi, anh canh cho em ngủ.

Anh ngồi ở ghế, khoác cái áo bông quân đội.

Đây là lần đàu tiên Thu qua đêm trong cùng một căn phòng với nam giới, nhưng hình như Thu không sợ. Xem ra Mao Chủ tịch nói cói lí: “Người Trung Quốc không sợ chết, lẽ nào sợ khó khăn?” Lúc này Thu đã chuẩn bị chết, vậy còn sợ gì nữa? Ai nói gì mặc ai. Cho dù người khác nói đến méo cả miệng thì Thu cũng mặc kệ họ.

Nhưng Thu sợ phải hỏi anh chuyện ấy, Thu muốn hỏi có phải anh bị bệnh máu trắng không, nếu đúng, ngày mai Thu về nông trường nói với thầy Trịnh rồi sẽ trở lại đây chăm sóc anh. Nếu anh chỉ bị cảm, vậy Thu lại về nông trường làm việc, chờ đến ngày nghỉ sẽ đến thăm anh.

Suốt cả ngày hôm nay Thu không dám hỏi câu ấy.


/47

THICH DOC TRUYEN

Đa số thông tin và hình ảnh trên website đều được sưu tầm từ các nguồn trên Internet. Website hay upload-er không sở hữu hay chịu trách nhiệm bất kỳ thông tin nào trên đây. Nếu làm ảnh hưởng đến cá nhân hay tổ chức nào, khi được yêu cầu, chúng tôi sẽ xem xét và gỡ bỏ ngay lập tức.

LIÊN HỆ ADMIN

[email protected]

DMCA.com Protection Status